Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- HS vận dụng linh hoạt cách chia hình để giải toán. Làm BT1 ; HS khá giỏi làm bài 2

- Giáo dục học sinh tính chính xác, trình bày bài khoa học.

II. Chun bÞ: + GV: Bảng phụ có các hình vẽ như SGK.

III: Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: (3-4 phút)

HS1: Tính số HS tham gia môn cầu lông, cờ vua của lớp 5C trong ví dụ 2.

HS2. Làm bài tập 2 VBT

-Giáo viên sửa bài nhận xét ghi điểm cho HS.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 @&? 
THỨ 2:
Ngµy d¹y: ......................	
Toán: T101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
I. Mơc tiªu: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- HS vận dụng linh hoạt cách chia hình để giải toán. Làm BT1 ; HS khá giỏi làm bài 2
- Giáo dục học sinh tính chính xác, trình bày bài khoa học. 
II. ChuÈn bÞ: + GV: Bảng phụ có các hình vẽ như SGK.
III: Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: (3-4 phút)
HS1: Tính số HS tham gia môn cầu lông, cờ vua của lớp 5C trong ví dụ 2.
HS2. Làm bài tập 2 VBT
-Giáo viên sửa bài nhận xét ghi điểm cho HS.
2. Bài mới: “ Luyện tập về tính diện tích” .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ.( 8 -10 phút)
- GV đọc vd kết hợp gắn hình ở vd lên bảng.
- Gọi 1 HS nêu lại yêu cầu của ví dụ.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tính diện tích mảnh đất như hình vẽ.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và nêu cách tính.
-GV nhận xét và chốt lại cách tính:
 + Chia hình đã cho thành các hình nhỏ quen thuộc.
 + Xác định kích thước các hình tạo thành.
 + Tính diện tích từng hình nhỏ đã chia, từ đó suy ra toàn bộ diện tích mảnh đất. (có thể chia hình theo 2 cách sau rồi tính diện tích từng hình nhỏ.)
HĐ2 . Thực hành. (18-20 phút)
Bài 1. 
-Yêu cầu 1 HS đọc đề và GV gắn hình bài tập 1 lên bảng.
- Gọi 1 HS nhắc lại đề.
-Tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở.
-GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
-GV có thể hướng dẫn chia hình như sau
Bài 2:
-Yêu cầu đọc đề – thảo luận đề toán theo nhóm -GV hướng dẫn tương tự bài 1.
-GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS làm vào phiếu.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Yêu cầu HS dán phiếu bài tập lên bảng, GV sửa bài chấm điểm một số em.
Diện tích hình chữ nhật NIHP và hình ABCD là: 40,5 x 30 x 2 = 2430 (m2)
Độ dài cạnh BQ là:50 + 30 = 80 (m)
Độ dài cạnh QP là:100,5 – 40,5 = 60 (m)
Diệntích hình BMPQ là: 80 x 60 = 4800 (m2)
Diện tích khu đất là:4800 + 2430 = 7230 (m2)
Đáp số: 7230m2
-HS nêu yêu cầu của ví dụ.
-HS làm theo nhóm bàn, 1 nhóm làm vào giấy A 3.
-Nhóm làm bài vào giấy A 3 dán lên bảng, lớp nhận xét.
-Theo dõi GV sửa bài.
-1 HS đọc đề , lớp đọc thầm và quan sát hình.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Dành cho HS khá giỏi
 -HS đọc yêu cầu bài tập, tìm hiểu yêu cầu bài tập.
-HS theo nhóm 2 em làm vào phiếu bài tập.
-HS dán phiếu bài tập lên bảng, HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: (2 -3 phút)
-Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật).
-Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
 I. Mơc tiªu: 
- Đọc đúng: Liễu thăng, linh cửu, yết kiến, Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
- Biết đọc diễn bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: trí dũng song toàn, thám hoa, đồng trụ.
- Ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự quyền lợi của đất nước. Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- Giáo dục HS có ý thức học tập và noi gương ông Giang Văn Minh.
 II. ChuÈn bÞ: GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK; Thông tin về các nhân vật lịch sử đề cập trong bài 
 III: Các hoạt động dạy học:
 	 1. Bài cũ : ( 3-5 phút ) Bài: Nhà tài trợ đặc biệt Cách mạng 
 	- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi :
HS1: Kể những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kỳ? 
HS2: Nêu đại ý của bài? - Nhận xét , ghi điểm cho từng HS 
2. Bài mới 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Luyện đọc (8-10 phút )
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
+Đọc nối tiếp lần 1: GVphát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho học sinh; ghi bảng các từ HS đọc sai.
+Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
+ Đọc nối tiếp lần 3: hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài ( 8-10 phút )
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2 và trả lời câu hỏi:
H: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng”?
H: Nhắc lại nội dung đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ? 
H: Vì sao vua nhà Minh lại sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
H: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
Ý nghĩa: 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. (8 - 10 phút )
-Gọi 5 HS đọc theo vai, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: 
-GV đọc mẫu đoạn yêu cầu đọc diễn cảm.
-Tổ chức HS từ tốp 3 em theo vai đọc diễn cảm.Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp.
-Đọc nối tiếp, kết hợp nêu cách hiểu nghĩa của từ.
-HS đọc nối tiếp, vận dụng ngắt , nghỉ 
- Lắng nghe, vận dụng. 
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Đọc lướt và trả lời câu hỏi.
Nhà Minh sai người hãm hại ông Giang Văn Minh vì: .. Bạch đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh.)
- Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất
-HS thảo luận nhóm bàn nêu ý nghĩa của bài, HS khác bổ sung.
-HS đọc ý nghĩa.
-5 HS mỗi em đọc một vai, HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp; bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS nêu ý nghĩa của bài.
3. Củng cố - dặn dò : ( 2-3 phút )
- Gọi 1 HS đọc ý nghĩa.GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
Chính tả: TRÍ DŨNG SONG TOÀN ( nghe – viết)
I. Mơc tiªu: 
- HS nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT 2 a/b.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. ChuÈn bÞ: HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III: Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cu õ(2 -3 phút): Gọi 2 HS lên bảng viết những từ chứa âm đầu r, d, gi hoặc âm chính o, ô ; HS dưới lớp viết vào giấy nháp (dựa vào bài tập tuần 20) . 
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.( 4 -6 phút)
-Gọi 1 HS đọc bài chính tả: Trí dũng song toàn, ở SGK. Từ Thấy sứ thần Việt  đến hết.
- GV hỏi để tìm hiểu nội dung :
H: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con các từ: Sứ thần, triều đại, linh cữu ông, anh hùng thiên cổ.
- GV nhận xét bài HS viết.
HĐ2:Viết chính tả chấm, chữa bài chính tả. (13 -15 phút)
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai.
-GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câu thành các cụm từ cho HS viết
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 2, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ3: Làm bài tập chính tả. (8 -10 phút)
Bài 2: 
-Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-GV tổ chức cho các em hoạt động làm vào vở bài tập, 2 nhóm làm vào giấy A 3.
-HS làm bài vào giấy A 3 lên bảng, hướng dẫn bài.
-Gọi HS đọc bài làm, GV nhận xét và chốt lại:
 Ví dụ:
 *Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi:
+Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành.
+Biết rõ thành thạo: rành, rành rẽ.
+Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng: cái giành
 *Các từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
+Dám đương đầu với khó khăn: dũng cảm.
+Lớp vỏ mỏng bên ngoài: vỏ.
+Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập.
-Gọi HS đọc bài, GV nhận xét chốt lại:
*Thứ tự các từ cân điền là:
 a) rì rầm, dạo nhạc, quạt dịu, mưa rào, giờ, hình dáng.
b) hoang tưởng, mãi, sợ hãi, giải thích, cổng, phải, nhỡ.
-1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
-HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
- Dành cho HS khá giỏi
 -HS đọc yêu cầu bài tập
-HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
3. Củng cố – Dặn dò: (2 -3 phút)
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
-Về nhà viết lại các chữ sai, chuẩn bị bài tiếp theo.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
 THỨ 3:
Ngµy d¹y: ......................	
 Toán: T102 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (TT) 
I. Mơc tiªu: 
- Tính được diện tích một số được cấu tạo từ các hình đã học. Làm được BT1; HS khá giỏi làm thêm BT2.
- HS vận dụng công thức tính diện tích vào làm các bài tập có liên quan đến tính diện tích.
- Giáo dục HS vẽ hình chính xác, trình bày bài khoa học.
II. ChuÈn bÞ: + GV: Các hình ở ví dụ và hình ở bài tập 1; 2 SGK.
III: Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ (5 phút) : Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
HS1: Tính diện tích hình tam giác vuông biết cạnh góc vuông là 2 ... ết học.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
 	Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mơc tiªu: 
 - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. ChuÈn bÞ: 
 GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý cần chữa chung cho cả lớp; ghi 3 đề ở tiết trước vào bảng phụ
III: Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ (3-4 phút): Lập chương trình hoạt động (tt)
-Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2; 3 học sinh đọc lại chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết tập làm văn trước.
2. Dạy – học bài mới. 
	Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1: Nhận xét kết quả bài viết của HS.( 6-8 phút): 
-GV treo bảng phụ ghi 3 đề tập làm văn ở tiết trước.
-Yêu cầu HS đọc lại đề bài tập làm văn.
H. Đề bài yêu cầu gì? 
-GV nhận xét chung bài viết của HS:
*Ưu điểm chính: 
+Xác định đúng yêu cầu đề bài (tả một ca sĩ đang biểu diễn; một nghệ sĩ hài mà em yêu thích; Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã học theo tưởng tượng.)
+Bố cục có có 3 phần hợp lí.
+Trình tự miêu tả: tả hình dáng, tính cách qua hành động cử chỉ, nhiều bài đã diễn đạt khá hay đúng trọng tâm tả lúc ca sĩ đang biểu diễn hay qua cách tả ngoại hình (Ví dụ: như người anh trong truyện Cây khế : béo phệ, cái bụng bự, khuôn mặt phúng phính, => đã bọc lộ được tính cách là con người lười biếng, tham ăn, .)
*Những thiếu sót hạn chế: 
+GV nêu một số lỗi về chính tả, về ý, về dùng từ đặt câu, cách trình bày bài văn. GV kết hợp gắn bảng phụ có lỗi sai phổ biến lên bảng.
HĐ2. Hướng dẫn HS sửa bài.( 20-22 phút): 
a) Sửa lỗi chung.
-Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa chữa. 
-Yêu cầu HS nhận xét bài đã sửa của bạn trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
-Yêu cầu HS đọc nhận xét của cô giáo rồi sửa lỗi.
-Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
-GV theo dõi kiểm tra HS sửa lỗi.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn bài văn hay.
-GV đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay.
-Yêu cầu HS tìm ra những cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn để rút kinh nghiệm cho bài văn mình.
d) HS chọn viết lại đoạn văn, bài văn cho hay hơn.
-Yêu cầu HS chọn đoạn văn viết chưa đạt viết lại.
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã viết lại trước lớp, GV nhận xét thêm.
-HS đọc và trả lời: Tả ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích; Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã học.
-HS sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
-HS nhận xét bài sửa của bạn trên bảng.
-HS đọc lời nhận xét và sửa bài.
-HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
-Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
-HS tự chọn để viết lại đoạn văn.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới 
3. Củng cố - dặn dò: (3 phút): 
-Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt. 
-GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài: “Ôn tập văn kể chuyện”
THỨ 6:
Ngµy d¹y: ......................	
 	Toán: T105 DIỆN TÍCH XUNG QUANH 
 VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PhÇn HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
 I. Mơc tiªu: 
	- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
	- Biết tính dịên tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN. Làm BT1
	- Trình bày khoa học, rõ ràng.
II. ChuÈn bÞ: GV : Bộ đồ dùng dạy toán
III: Các hoạt động dạy học: 
	1. Bài cũ: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (3-5phút)
	HS1. Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật (cạnh, góc, đỉnh và các kích thước)? 
	HS2. Chỉ ra trên mô hình của hình hộp chữ nhật đâu là mặt xung quanh, đâu là mặt đáy? 	GV nhận xét và ghi điểm cho HS
	2. Dạy - học bài mới.
 Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
HĐ1: Xây dựng cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 
( 8-10 phút )
 - Yêâu cầu học sinh quan sát hình hộp, nhận xét :
1.Diện tích xung quanh hình hộp là phần diện tích nào ?
2, Diện tích toàn phần hình hộp là phần diện tích nào ?
- Cho học sinh trình bày cá nhân. Giáo viên chốt : “Diện tích tổng cộng 4 mặt bên của hình hộp gọi là diện tích xung quanh.
Diện tích toàn phần là diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy”
a) Diện tích xung quanh :
 -GV giới thiệu các kích thước của HHCN (vừa quan sát ở trên ). Sau đó triển khai và cho HS nhận biết: Chiều dài (Chu vi mặt đáy HHCN ); chiều rộng (chiều cao HHCN )
-Đặt vấn đề cho học sinh thảo luận nhóm bàn:“ Muốn tính diện tích xung quanh ta làm thế nào? Thực hiện tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật có: chiều dài 26 cm, chiều rộng 4cm.”
-Yêu cầu học sinh trình bày cách tính, tổng hợp các ý kiến, minh hoạ bằng triển khai hình hộp, chốt :
	Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhât ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.
b) Diện tích toàn phần :
-Yêu cầu học sinh nêu cá nhân về cách tính diện tích toàn phần, tổng hợp, chốt :
Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
-Yêu cầu học sinh tính tiếp diện tích toàn phần hình hộp (ví dụ trên phần a).
HĐ2 : Thực hành ( 18-20 phút )
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 1; 2. Tìm hiểu đề sau đó nêu cách làm, thực hiện làm bài 1;2 vào vở. GV gọi 2 em đối tượng chậm lên bảng trực tiếp hướng dẫn làm bài.
-Yêu cầu học sinh đọc kết quả, thực hiện đổi vở chấm đúng/sai.
Quan sát hình hộp, nhận xét
-Trình bày cá nhân trước lớp
-Quan sát và lắng nghe nêu nhận xét.
-Thực hiện thảo luận nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày
-Thực hiện cá nhân
-Tính tiếp diện tích toàn phần ngoài nháp và nêui kết qủa.
-2 em đọc đề, lớp theo dõi và thực hiện tìm hiểu đề , nêu cách làm.
-Cả lớp làm bài vào vở.Hai em lần lượt lên bảng.
-Đọc kết quả cá nhân, đổi vở chấm đúng/sai
	3. Củng cố - dặn dò : (1-2 phút )
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
+ Dặn về nhà làm bài tập; chuẩn bị bài tiếp theo.
Đạọ đức: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ , PHƯỜNG EM (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 	-HS bước đầu biết về vai trò của Uỷ ban nhân dân xã , phường đối với cộng đồng. 
-Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã, phường đối với trẻ emtrên địa phương
- Biết được trách nhiệm của mọi người là phải tông trọng Uỷ ban nhân dân xã, phường.
II. Chuẩn bị : - GV : Phiếu bài tập cho hoạt động 2.
 - HS : Bảng phụ ghi tình huống.
III. Hoạt động dạy và học:
1.. Kiểm tra bài cũ 
HS1: Chúng ta phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước?
	HS : Vì sao chúng ta phải yêu quê hương?	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu truyện Đến ủy ban nhân dân phường.( 8 -10 phút) 
-GV gọi HS đọc truyện trong SGK.
-Yêu cầu HS theo nhóm 2 em tìm hiểu nội dung SGK trả lời theo các câu hỏi sau:
 1. Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
 2. UBND phường làm những công tác gì?
 3. UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người nhân cần phải có thái độ như thế nào với UBND?
-Tổ chức cho các nhóm trình bày, Gv nhận xét và chốt lại:
1. Bố Nga đến UBND để làm giấy khai sinh.
2. Làm nhiều việc như: xác định chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, quản lí điểm vui chơi trẻ em.
3. Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
HĐ2. Làm bài tập 1 SGK. ( 8-10 phút)
-Gọi 1 HS đọc bài tập 1.
-GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện nhiệm vụ sau:
 1. Đọc bài tập 1 đánh dấu Đ vào trước ý nêu các việc cần đến UBND để giải quyết.
-GV phát phiếu học tập cho HS.
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2 em.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét và chốt lại:
 UBND xã (phường) làm các việc ở các ý trong bài tập là: b, c, d, đ, e, h, i.
HĐ3: Làm bài tập 3 SGK: ( 8-10 phút)
 -GV giao nhiệm vụ cho HS:
 *Đọc bài tập 3 và cho biết trong các hành vi a) ; b) ; c). bài 2 /33 và cho biết việc làm nào là phù hợp khi đến UBND xã (phường)?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ b, c là hành vi, việc làm đúng.
+ a là hành vi việc không nên làm.
-HS đọc truyện, lớp đọc thầm.
-HS theo nhóm 2 em tìm hiểu nội dung SGK.
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ.
1 HS đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
-HS nhận phiếu bài tập và làm theo nhóm 2 em.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc thầm bài tập 3 và trả lời.
-HS đọc bài làm của mình, HS khác bổ sung.
3. Củng cố – Dặn dò: ( 2-3 phút)
-Yêu càu HS đọc lại ghi nhớ.
-Dặn HS tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc