Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

 - Có biểu tượng về xăng-ti -mét khối, đề- xi -mét khối. Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối và đề –xi- mét khối. Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng ti mét khối, đề xi mét khối.

 - Vận dụng làm bài tập 1 ; 2a rõ ràng, khoa học.

II. Chun bÞ: Hộp lập phương cạnh 1cm, 1dm.

III: Các hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ: Thể tích một hình ( 3 - 5 phút)

 - GV đưa ra một số hình khối yêu cầu học sinh so sánh thể tích của một số vật có dạng hình khối.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 @&? 
THỨ 2:
Ngµy d¹y: .......................................	
Toán: T111 XĂNG -TI- MÉT KHỐI . ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
I. Mơc tiªu: 
	- Có biểu tượng về xăng-ti -mét khối, đề- xi -mét khối. Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối và đề –xi- mét khối. Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng ti mét khối, đề xi mét khối. 
	- Vận dụng làm bài tập 1 ; 2a rõ ràng, khoa học.
II. ChuÈn bÞ: Hộp lập phương cạnh 1cm, 1dm.	 
III: Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Thể tích một hình ( 3 - 5 phút)
	- GV đưa ra một số hình khối yêu cầu học sinh so sánh thể tích của một số vật có dạng hình khối.
	- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
HĐ1 : Giơiù thiệu đơn vị đo thể tích và định nghĩa một số đơn vị thể tích ( 5-7 phút )
- Giáo viên giới thịêu: Để đo thể tích người ta còn dùng các đơn vị thể tích như : xentimét khối ; đềximét khối.
1) Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân :
 *Định nghĩa lại về xen-ti-mét vuông, từ đó định nghĩa xen-ti-mét khối chú ý thấy diện tích bằng thể tích hình vuông bằng hình lập phương.
- Giới thiệu cách viết tắt : 
	1 xentimét khối viết tắt là 1cm3
- Yêu cầu học sinh đọc, viết : 2,5 xăng-ti-mét khối
2) Yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi, nội dung:
a) Định nghĩa về đề-xi- mét khối,
b) Nêu cách viết tắt 1 đe à-xi-mét khối.
Đề-xi- mét khối là thể tích của hộp lập phương có cạnh dài 1dm.
	1 đềximét khối viết tắt là : 1dm3
	- Yêu cầu học sinh đọc, viết : 2,54dm3
3) Học sinh quan sát hộp lập phương có thể tích 1cm3; 1dm3.
HĐ2 : Quan hệ giữa xen ti mét khối và đềximét khối (4-5 phút )
Quan sát và tính xem hình hộp lập phương cạnh 1dm ( Thể tích 1dm3) gồm bao nhiêu hộp lập phương cạnh 1cm (Thể tích 1cm3)
- Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp , tổng hợp, kết luận :	1dm3 = 1000cm3
- Yêu cầu học sinh thực hiện đổi : 12dm3 ; 3,5dm3 sang xentimét khối.
HĐ3 : Thực hành ( 15-20 phút )
Phần 1: Yêu cầu hoạt động cả lớp làm miệng ( đọc số)
Phần 2: Giáo viên đọc, học sinh viết vào nháp, nêu kết quả, sửa bài.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài 2, 
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
a) 1dm3 = 1000 cm3 ; 375dm3 = 375000 cm3
5,8dm3 = 5800 cm3 ; dm3 = 800 cm3
b) 2000cm3 = 2dm3 ; 154000cm3 = 154dm3
490 000cm3 = 490 dm3 ; 5100cm3 = 5,1dm3
	- Yêu cầu sửa, nếu sai.
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Lớp nhận xét
-Lắng nghe, 1-2 em nhắc lại
-Tiếp thu, ghi nhớ.
-Thực hiện cá nhân trên nháp và trình bày.
1-2 em nhắc lại.
-Quan sát, lắng nghe.
- Thực hiện theo nhóm đôi
2 –3 cặp trình bày trước lớp.
-Trình bày cá nhân trước lớp
Thực hiện trên nháp, trên bảng lớp.
1 –2 em đọc, lớp theo dõi.
-Viết trên nháp, nêu kết quả, 2 em viết trên bảng lớp.
 Cá nhân sửa bài, nếu sai.
	3. Củng cố – Dặn dò ( 1-2 phút )
-Yêu cầu học sinh nêu lại định nghĩa về xentimét khối, đềximét khối. Quan hệ giữa hai đơn vị đo.
Tập đọc PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mơc tiªu: 
- Đọc đúng: mếu máo,thừa lệnh, sư vãi.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. 
- Hiểu và giải nghĩa được các từ ngữ : quán vản cảnh, sư vãi, chạy đàn	
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- GDHS tính thật thà, ngay thẳng.
II. ChuÈn bÞ:: GV : Tranh minh hoạ trong SGK. 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III: Các hoạt động dạy học:
 	1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu cá nhân đọc bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi:
HS1 :Chi tiết nào nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? 
HS2: Nêu đại ý của bài? 
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1: Luyện đọc ( 8-10 phút )
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
H: Bài chia mấy đoạn? Ba đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho HS. Kết hợp rèn đọc từ khó:
+Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ: quán án,văn cảnh,sư vãi,chạy đàn
+ Lần 3 : đọc đúng lời nhân vật, tâm trạng nhân vật.
- GV đọc cả bài.
HĐ2 : Tìm hiểu bài. ( 10 -12 phút )
 H: Bài văn có những nhân vật nào?
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
 H: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
 H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? 
H: Hãy kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
H: Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng? 
H: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? 
- Yêu cầu HS thảo luẫn nhanh nhóm bàn : Ý nghĩa của bài
- Yêu cầu vài nhóm trình bày, GV chốt:
*Ý nghĩa : Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
 HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm .( 8-10 phút)
- Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài 
- GV chốt cách đọc ( Theo mục I)
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo đoạn
- Gọi 4 HS đọc phân vai trước lớp theo tốp .
-Yêu cầu bình chọn bạn đọc hay. GV nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS.
-1em đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
-3 HS nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 3 HS nối tiếp đọc bài và giải nghĩa từ , lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 3 em đọc và thực hiện ngắt nghỉ
-Lắng nghe.
-Bốn nhân vật: người dẫn chuyện, hai người đàn bà, quan án 
- Việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan xử
- Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng..
-Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót..-
-Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn, người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước,  kẻ có tật mới hay giật mình
-Phương án b là đúng, vì kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
- Nhờ sự thông minh, quyết đoán, nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội
 - Nhóm bàn thảo luận và trình bày
- Lắng nghe và nhắc lại.
-Vài em nêu, 4 em thực hiện đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc phân vai trước lớp theo tốp
 	3. Củng cố – Dặn dò ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của bài 
 Giáo dục : Từ xưa đã có những vị quan án tài giỏi, xét xử công minh bằng trí tuệ, óc phán đoán đã phá được nhiều vụ án khó. Hiện nay, các chú công an bảo vệ luật pháp vừa có tri thức, năng lực, đạo đức, vừa có phương tiện khoa học kĩ thuật hỗ trợ đã góp phần bảo vệ cuộc sống thanh bình trên đất nước ta.
- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị : Chú đi tuần.
Chính tả: (Nhớ - Viết). CAO BẰNG
I. Mơc tiªu: 
 - Nhớ viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài thơ.
 -Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người , tên địa lí Việt Nam ( BT2; 3)
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. ChuÈn bÞ:- GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 ( có chừa khoảng trống đủ để học sinh điền chữ); bảng phụ ghi 4 khổ thơ đầu.
 - HS: rèn viết bài ở nhà , xem bài tập 2 
III: Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: ( 3-5 phút ) Bài : Hà Nội 
- Yêu cầu HS viết sai tiết trước lên bảng viết lại :Tháp Bút, chùa Một Cột,Hà Nội, nổi gió.
- GV sửa lỗi, nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ 1 :Hướng dẫn nhớ - viết.(15- 18 phút )
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài “ Cao Bằng”
H : Những từ ngữ và hình ảnh nào nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ? 
- Gọi 5-6 em đọc thuộc bài ; lớp nhẩm theo.
b. Viết đúng :
- GV yêu cầu HS nêu và đọc những từ khó.
- GV đọc cho HS viết bảng lớn, vở nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét, phân tích đúng sai.
- GV nhận xét và chốt những từ khó: ( Đèo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc dịu dàng, sâu sắc,.. )
- Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại.
c.Viết bài :
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết ; ghi tên bài vào giữa dòng sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu phải viết hoa, viết lùi vào 2 ô ly.Viết xong hết một khổ thơ phải xuống dòng.
- YC học sinh gấp sách giáo khoa và tự nhớ viết bài. GV theo dõi giúp đỡ HS chậm.
- Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi. ( lượt 1 : nhìn vào bài viết, soát bút mực ; lượt 2 :nhìn vở và kết hợp nhìn bài tên bảng phụ, soát bằng bút chì 
- GV chấm chữa bài tổ 2-3 Nhận xét chung.
HĐ2 :Hướng dẫn HS làm luyện tập. (6 -7 phút )
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đến yêu cầu của đề bài. 
-Giáo viên dán 2 tờ phiếu lên bảng lớp mời 2 học sinh lên bảng thi đua làm bài nhanh. HS còn lại làm VBTTV
-Gọi HS nhận xét , sửa bài.
-Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng, 
Các tên riêng điền trong bài Câu a là: Côn Đảo, Võ Thị Sáu.
Câu b là: Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn.
Câu c là: Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi.
* GV lưu ý :Khi viết hoa các tên riêng và tên địa lí Việt Nam ta viết hoa các chữ cái ở đầu mỗi tiếng.
Bài 3:
-Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập, cho học sinh biết Cửa gió Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện quan hoá, tỉnh Thanh Hoá.
-Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở.
- Sửa bài và chốt : Hai Ngàn; Ngã Ba; Pù Mo; Pù Sai.
Hình ảnh : Mận ngọt đón môi ta dịu dàng.
Sự đôn hậu:Người trẻ rất thương, rất thảo; người gìa lành như hạt gạo, h ... øi 1,2,3
-Làm bài trên bảng và vở 
-Nêu kết quả, đổi vở chấm đúng sai
-1 em thực hiện trên bảng nhóm, sau đó dán lên bảng.
-1 em làm trên bảng lớp 
-Thực hiện sửa bài nếu sai.
3. Củng cố – Dặn dò ( 1-2 phút )
-Yêu cầu học sinh nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
-Dặn về nhà làm bài tập; chuẩn bị bài mới. 
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I. Mơc tiªu: 
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. ChuÈn bÞ: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần sửa ; phiếu ghi lỗi sai của cả lớp 
III: Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 -Yêu cầu HS nêu dàn bài chung của văn kể chuyện. (Đoan Thư)
-Nhận xét, bổ sung ( nếu thiếu).
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ 1: Nhận xét kết quả bài làm của lớp (8phút)
-GV mở bảng phụ ghi 3 đề của tiết trước. 
-Yêu cầu 3 em đọc nối tiếp và cả lớp cùng xác định lại trọng tâm của từng đề.
-Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài viết của học sinh:
+ Bố cục : Đa số bài có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cân đối (Dẫn chứng).
+ Xây dựng cốt truyện tương đối hợp lý nhưng nội kể chưa nhiều ( Dẫn chứng : đọc cho HS nghe). Vẫn còn một số bài vào mở bài còn vụng – Miêu tả nhân vật còn vụn vặt, chưa thuyết phục người nghe, đọc (Dẫn chứng : đọc bài cho lớp nghe). 
+Sử dụng lời văn (kể) không được tự nhiên, chân thật .Xây dựng nhân vật chưa có sự thống nhất về tên gọi, tính cách . 
+ Cách diễn đạt chưa mạch lạc. Bài viết lộn xộn. Đặc biệt lời dẫn với lời nói nhân vật chưa tách biệt (Dẫn chứng ).
+ Một số bài còn tẩy xóa.Viết sai chính tả nhiều.
HĐ 2 : Hướng dẫn chữa bài. ( 18-20 phút )
a) Hướng dẫn sửa lỗi chung 
- Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn sửa trên nháp.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
- Giáo viên sửa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
Lỗi chính tả: 
 Lỗi dùng từ :
Lỗi viết câu:
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài làm 
- Phát bài cho HS .Yêu cầu HS đọc lời phê, phát hiện lỗi sai trong bài và tự sửa 
- Đổi bài cho bạn rà soát lại lỗi đã sửa.
- GV theo dõi và kiểm tra HS sửa bài.
c) Hướng dẫn HS học tập đoạn văn hay 
- Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu cho HS nghe.
- Yêu cầu học sinh phân tích cái hay, cái đáng học từ đó rút kinh nghiệm.
d) Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn hay hơn.
- Yêu cầu mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.( mở bài ; một đoạn thân bài hay kết luận )
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc đoạn văn viết lại 
- Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
-Học sinh đọc lại đề bài 
-Học sinh bắt cặp tìm hiểu đề bài. Học sinh lên dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ trọng tâm.
-Học sinh lắng nghe: học tập; rút kinh nghiệm. 
-Nhóm trưởng nhận phiếu về ; cả lớp theo dõi HS đọc trên bảng phụ. Các nhóm thảo luận trao đổi trong nhóm, tất cả thành viên trong nhóm cùng góp ý kiến. 
- Lớp trưởng tổ chức các nhóm trình bày; nhóm không sửa được mời bạn khác giúp.
-Nhận bài : xem và tự sửa lỗi của mình.
-Đổi bài và kiểm tra cho nhau. 
-Lắng nghe và nêu nhận xét. 
-Chọn một đọan rồi viết lại. 
-Cá nhân đọc bài, lớp nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò ( 1-2 phút )
- GV đọc một bài viết hay nhất, đặc sắc nhất. HS nêu điểm thành công của bài văn . 
- Giáo viên nhận xét tiết học.Về nhà học lại dàn ý chung thể loại kể chuyện
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
THỨ 6:
Ngµy d¹y: .......................................
 Toán: T115 THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mơc tiªu: 
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương. 
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan. Làm BT 1;3.
- Trình bày bài rõ ràng, khoa học.
II. ChuÈn bÞ: Hộp lập phương
III: Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Bài: Thể tích hình hộp chữ nhật ( 3-5 phút)
	HS1. Phát biểu quy tắc, nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
	HS2: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 3cm, rộng 2cm, cao 1,5cm. 
- Nhận xét, ghi điểm, yêu cầu sửa bài.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1 : Rút ra quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương ( 6-7 phút )
a) Ví dụ :
-Yêu cầu họat động theo nhóm bàn, nội dung :
Tìm kích thước hộp lập phương được phát, tính thể tích của hộp lập phương.
-Yêu cầu các nhóm nêu kết quả, nêu cách tính.
 ( Cạnh 3cm thì thể tích là : 3 x3 x3 = 27 ( cm3 )
b) Giáo viên tổng hợp, dẫn dắt để học sinh tự tìm ra quy tắc, công thức :
Quy tắc : Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
H : Nếu gọi V là thể tích hình lập phương có cạnh a thì công thức được viết như thế nào ? ( Chỉ vào hình SGK )
V = a x a x a 
- Yêu cầu học sinh thực hiện phát biểu và nêu công thức tính thể tích hình lập phương lại cho thuộc. Vận dụng tính thể tích hình lập phương có cạnh 3,5cm
HĐ2 : Thực hành ( 20 -22 phút )
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1, 2, 3, Nêu yêu cầu, thực hiện nêu cách làm. Sau đó thực hiện làm bài vào vở.Gọi đối tượng chậm lên bảng sửa bài , GV trực tiếp hứơng dẫn 
- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, đổi vở chấm đúng/sai
Bài 1 : Viết số đo thích hợp 
- GV phát phiếu, yêu cầu HS làm bài, 1 em làm trên bảng phụ.
Cột 1: Diện tích một mặt : 1,5 x1,5 = 2,25 ( m2)
 Diện tích toàn phần :2,25 x 6 = 13,5 ( m2)
 Thể tích : 1,5 x1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3)
Cột 2 ( Tương tự )
 Cột 3: biết diện tích 1 mặt ® a = 4 cm
Cột 4: biết diện tích toàn phần ® diện tích một mặt.
Bài 3: Giải
 a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
 b) Cạnh của hình lập phương dài:
(8 +7+9 ) : 3 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
 Đáp số: 504 cm3; 512 cm3
- Yêu cầu học sinh sửa bài nếu sai.
-Thực hiện theo nhóm bàn.
- Nêu kết quả
- 3 –4 em nêu lại. 
- Cả lớp thực hiện tính trên nháp và nêu kết qủa.
-3 em đọc, cả lớp theo dõi thực hiện nêu theo yêu cầu sau mỗi bài, làm bài vào vở.
-Nêu kết quả, đổi vở chấm đúng sai
- 4 em làm bảng nhóm, sau đó lên dán để sửa bài.
- HS vận dụng công thức để giải toán.
- 1 em giải trên bảng lớp 
	3. Củng cố – Dặn dò (1-2 phút )
-Yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc, nêu công thức tính thể tích hình lập phương.
-Dặn về nhà làm các bài ; chuẩn bị bài sau.
 	Đạo đức: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 1)
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 - Tổ quốc em là Việt nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.	
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam 
 - Giáo dục HS có ý thức học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 II. Chuẩn bị: 
 GV+HS: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt nam và một số nước khác, 
III. Hoạt động dạy học:õ: ( 3-5 phút )
1.Kiểm tra bài cũ:HS1:Khi có việc đến UBND em cần phải thực hiện những gì? 
HS2: Nêu những đề nghị của em với UBND xã về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
 ( 6 -8 phút )
-Tổ chức cho học sinh đọc thông tin trang 34 SGK.
-Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm bàn thảo luận về hai câu hỏi SGK/35 
-Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý đúng.
 Kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
HĐ 2: Hiểu biết và tự hào về đất nướcViệt Nam (7phút) 
H: Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
H: Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
H: Nước ta còn có khó khăn gì?
H: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
 Kết luận : Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quí và tự hào về tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
 Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
H: Qua các ý trên, em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trang 35 SGK. 
HĐ 3: Thực hành ( làm bài tập 2 )
 -Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu 
-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK thảo luận nhóm đôi 
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp những hiểu biết của mình về lá Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu
-Tổ chức cho HS thi hát các bài hát, đọc các bài thơ nói về đất nước Việt Nam
1 em đọc thông tin trong sách
-Thảo luận nhóm bàn. Trình bày ý kiến thảo luận, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe GV nêu câu hỏi, trình bày ý kiến.
-Tiếp thu ý kiến. 
1-2 em đọc ghi nhớ SGK.
-Từng nhóm thảo luận và lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-Cá nhân thi hát, đọc thơ. Các bạn khác theo dõi và cổ vũ.
	3. Củng cố : ( 1-2 phút)
-Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ
-Dặn HS học bài và chuẩn bị : Em yêu Tổ quốc Việt Nam (tiết 2).
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc