Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Phú Lâm

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I- Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, tha thiết.

2. Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đấtTổ ,đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

 II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

A/ Kiểm tra bài cũ

2HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về nd bài đọc.

 B/ Dạy bài mới :

1/ Giới thiệu bài :

- Gv giới thiệu chủ điểm mới: Nhớ nguồn . ( GV dùng tranh thuộc chủ đề để giới thiệu)

- Giới thiệu bài :Phong cảnh điền Hùng .

2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

a) Luyện đọc :

- 1 HS đọc bài văn. – GV HD chia đoạn

- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt)

Lượt 1 : HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài

Lượt 2 : HS đọc nối tiếp, GV kết hợp sửa tiếng, từ ,câu mà HS đọc sai

Lượt 3 : HS đọc, GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài .

- HS luyện đọc theo nhóm 3

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 89 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
Ghi chú
2
Tập đọc
Phong cảnh đền hùng
Toán
Kiểm tra 
Khoa học
Ôn tập vật chất và năng lượng
kĩ thuật
Lắp xe ben
3
Chính tả
NV: Ai là thuỷ tổ loài nguời ?
Toán
Bảng đơn vị đo thời gian
Lịch sử
 Sấm sét đêm giao thừa
Đạo đức
Thực hành giữa kì 2
Thể dục
bài 49
4
LT và C
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp lại từ ngữ
Toán
Cộng số đo thời gian
Kể chuyện
Vì muôn dân
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh bác Hồ đi công tác
Thể dục
bài 50
5
Tập đọc
Cửa sông
Toán
Trừ số đo thời gian
TLVăn
tả đồ vật ( kiểm tra viết )
Địa lí
Châu Phi
6
Toán
Luyện tập
LTCâu
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
TLVăn
Tập viết đoạn đối thoại
Khoa học
Ôn tập vật chất và năng lượng ( tiếp )
 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010 
Tập đọc
 Phong cảnh đền hùng
I- Mục tiêu:
Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, tha thiết.
2. Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đấtTổ ,đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ
2HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về nd bài đọc.
 B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
- Gv giới thiệu chủ điểm mới: Nhớ nguồn . ( GV dùng tranh thuộc chủ đề để giới thiệu)
- Giới thiệu bài :Phong cảnh điền Hùng .
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc :
- 1 HS đọc bài văn. – GV HD chia đoạn
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt) 
Lượt 1 : HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài 
Lượt 2 : HS đọc nối tiếp, GV kết hợp sửa tiếng, từ ,câu mà HS đọc sai
Lượt 3 : HS đọc, GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài .
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc to bài văn. 
- GV hỏi : Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở nơi nào ?
+ HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi .
?: Hãy kể những điều em biết về đền Hùng. 
?: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹpcủa thiên nhiên nơi đễn Hùng.
- GV giảng thêm về đền Hùng .
+ HS thi kể về một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc 
+ HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 4 .
?: Em hiểu câu ca dao sau như thế nò ?
 “ Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
- GV hỏi thêm : Bài văn ca ngợi điều gì ? 
- 1HS nêu ND bài( như phần 2- mục tiêu)
c) Đọc diễn cảm :
- 3HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV .
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 .
HS thi đọc diễn cảm .
3/ Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học . 
Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Cửa Sông .”
 .
Toán
 Kiểm tra 
I. Mục tiêu:
Kiểm tra về: 
- Nhận biết các hình đã học và một số đặc điểm của hình. 
- Kỹ năng thực hành tính diện tích, thể tích một số hình thường gặp trong đời sống. 
II. Đề bài 
Bài 1: Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam . Tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ so với số học sinh cả lớp .
Bài 2 : Một hình chữ nhật có kích thước như hình bên :
Tính diện tích của phần tô màu . 12cm
 I 
 4cm
 5cm
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống :
5, 216m3= dm3 1969dm3= ..m3
0,015dm3= cm3 10,125m3= .cm3
III. Hướng dẫn cách đánh giá: 
Bài 1: 3 điểm	 
Bài 2: 4 điểm	 
Bài 3: 3 điểm	 
 .
Khoa học
ôn tập: vật chất Và năng lượng( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS được củng cố về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm .
- Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng .
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật
II/ Hoạt động dạy – học chủ yếu :
A - Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 2 HS nêu các biện pháp phòng tránh bị điện giật .
B - Dạy bài mới :
1/Hoạt động 1 : Giới thiêụ bài : 
2/ Hoạt động 2: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng ? ”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV hướng dẫn luật chơi và cách chơi .
- GV cho tất các các HS cùng chơi với điều kiện dặn các em chuẩn bị một bộ thẻ từ có ghi sẵn các chữ cái : a, b, c, d.
Bước 2 :Tiến hành chơi
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
Dưới đây là đáp án:
chọn câu trả lời đúng (từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 6):
1-d; 2-b; 3-c; 4- b; 5-b; 6-c;
Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học (câu 7):
a) Nhiệt độ bình thường b) Nhiệt độ cao
c) Nhiệt độ bình thường d) Nhiệt độ bình thường
3/ Hoạt động 3 :Củng cố dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học . 
 - Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau 
 ................................................................................................
Kĩ thuật:
 Lắp xe Ben( Tiết 2 )
I - Mục tiêu
 HS cần phải:- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1 : HS thực hành lắp xe ben
a)Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
	+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2-SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11lỗ và thanh chữ U dài.
	+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 1.
	+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- Chú ý lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.
- Nhắc HS khi lắp ráp xong cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe
Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm 
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử 3-4 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS (cách đánh giá như ở các bài trên).
IV – Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben.
- Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp máy bay trực thăng”.
 ..........................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 
Chính tả
Nghe viết : Ai là thuỷ tổ loài người .
I- Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người.
2. Ôn lại qui tắc viết hoa tên người, địa lí nước ngoài , làm đúng các bài tập.
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/Kiểm tra bài cũ:
Một HS đọc cho 2 bạn viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong bài thơ Cao Bằng
B/ Dạy học bài mới :
Giới thiệu bài : 
 Hoạt động 1:Hướng dẫn HS nghe -viết : 
GV đọc bài chính tả Ai là thuỷ tổ loài người. HS theo dõi trong SGK.
Một HS đọc lại: Bài chính tả nói lên điều gì .
Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả . GV nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa , những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lại bài , HS đổi vở soát lỗi cho nhau . 
- GV chấm chữa bài. nhận xét.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2 - HS tự làm bài trong vở bài tập .
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . 
- Cả lớp đọc thầm mẫu chuyện vui Dân chơi đồ cổ. Suy nghĩ nói về tính cách Anh chàng mê đồ cổ .
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài .
 .
Toán
 Bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS: - Ôn lại các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ phổ biến giữa một số đơn vị đo thời gian. 
- Quan hệ giữa thế kỷ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II. Đồ dùng dạy học. 
 - Bảng đơn vị đo thời gian phóng to. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1/ Bài cũ 
 HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học. 
2/Bài mới 
+HĐ1: Đơn vị đo thời gian và ví dụ đổi đơn vị đo 
- GV y/c học sinh nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian
+Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày?
- GV cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo là những năm nào?
- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng. 
- GV có thể nêu cách nhớ số của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay hoặc một nắm tay. 
- GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: 
- HS trả lời, GV ghi tóm tắt trên bảng, cuối cùng được bảng như SGK. 
-GV: Tổ chức thực hiện ví dụ đổi : 1,5 năm = ......tháng
	 giờ= 60 phút x =40 phút
-HS thực hiện các ví dụ còn lại theo HD của GV.
+HĐ 2: Luyện tập - thực hành 
Bài 1: Ôn tập về thế kỉ qua các sự kiện lịch sử.
-GV : Tổ chức cho HS đọc Y/C BT1, Nêu thế kỉ ứng với mốc năm đã cho.
- HS nêu - HS khác nhận xét. 
- GV chốt lại: Cách tính thế kỉ: số biểu diễn bởi 2 số đầu của năm +1
Bài 2: Đổi đơn vị đo thời gian.
 Gọi HS lần lượt lên chữa bài .
Bài 3: GV cho HS tự làm, sau đó cả lớp thống nhất kết quả. 
- GV: Cho cả lớp nhận xét đúng, sai. 
+HĐ3: Củng cố dặn dò
 Về nhà làm bài tập trong SGK. 
Lịch sử
 sấm sét đêm giao thừa
i – Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Vào dịp Tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
II- Đồ dùng dạy học:
ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) 
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A - Kiểm tra bài cũ : 
3 HS nhắc lại ND chính của bài " Đường Trường Sơn "
B - Dạy bài mới 
1/ Giới thiệu bài : : GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965 – 1968.
2/ Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 GV nêu nhiệm vụ học tập:
+ Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
+ Thuật lại  ... ự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ , hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối ?
+ GV hỏi: Bài thơ ca ngợi điều gì ? 
- 1 HS đọc lại để rút ra ND bài ( Như ND 2 – Phần mục tiêu)
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- 3HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ dưới sự hướng dẫn của GV .
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ 4 và 5 .
HS nhẩm HTL cả bài .
HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài .
c/ Củng cố dặn dò :
HS nhắc lại ý nghĩa của bài .
GV nhận xét tiết học . 
Yêu cầu HS về nhà ôn bài chuẩn bị cho thi giữa HK. 
 .
Toán
Thời gian
I. Mục tiêu:
 - Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động.
- Thực hành tính thời gian của một chuyển động. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi bài tập 1. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu lại công thức tính quãng đường.
- GV cho HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Hình thành cách tính thời gian.
a. Bài toán 1: GV cho học sinh đọc ví dụ, trình bày lời giải bài toán trong ví dụ. 
GV: Cho học sinh rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động.
b. Bài toán 2 : HS tự giải bài toán vào giấy nháp 
- GV gọi 1 học sinh lên giải .
 - GV: Giải thích lý do đổi số đo thời gian thành 01 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường. 
c. Củng cố: 
GV: Gọi HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu biểu thức tính thời gian.
Viết sơ đồ:
v = s : t
S = v t 	t = s : v
Khi biết 2 trong 3 đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba. 
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
Bài 1: GV tổ chức cho học sinh làm bài 1 trên bảng phụ
- Gọi 1 học sinh nêu cách thực hiện, 1 học sinh làm mẫu.
- Lần lượt HS lên chữa bài, HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Vận dụng giải toán
GV cho học sinh đọc đầu bài. 
- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện vào vở.
- HS chữa bài.
- GV cho HS nhận xét, GV củng cố.
Bài 3: Các bước như bài 2 .
3. Củng cố, dặn dò 
- GV yêu cầu 2 HS nêu lại các công thức vừa học.
 Giao bài tập về nhà trong SGK. 
Tập làm văn
 ôn tập về tả cây cối
I- Mục tiêu : 
1.Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối : Cấu tạo của bài văn tả cây cối , trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá đựơc sử dụng khi miêu tả cây cối.
2. Nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cây cối .
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại (sau tiết Trả bài văn tả đồ vật ) của một số HS.
 B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn HS luyện tập : 
Bài tập 1:- Hai HS tiếp nối nhau đọc to, rõ nội dung BT1 (đọc cả bài văn Cây chuối mẹ các câu hỏi sau bài)
- GV giúp HSnhấc lại dàn ý chung về bài văn tả cây cối .
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài; trao đổi theo cặp, trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn MB theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp; KB hiểu mở rộng hay không mở rộng
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài chỉ viết một đoạn văn ngắn , chon tả chỉ một bộ phận của cây .
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS viết đoạn văn (BT2) chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp đọc trước 5 đề bài của tiết TLV tới .
 .
Địa lí 
CHâu mĩ
I - MỤC TIấU : 
Học xong bài này, HS :
-Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
-Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ.
-Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đòng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS lên bảng chỉ và nêu trên bản đồ vị trí , giới hạn của châu Phi .
B/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài :
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn.
Bước 1: GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây,bán cầu đông, bán cầu tây. HS quan sát .
 GV hỏi: Những châu lục nào nằm ở bán cầu đông và châu lục nào nằm ở bán cầu tây?
 HS trả lời câu hỏi mục1 SGK.
Bước 2 : - Một số HS nêu kết quả. 
 - HS nhận xét . GV kết luận
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên.
Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1,2 và đọc SGK để thảo luận câu hỏi gợi ý trong SGK
Bước 2 : - Đại diện HS nêu kết quả. 
 - HS khác nhận xét . GV kết luận
 - GV hỏi:+Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
 +Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu ?
 +Nêu tác dụng của rừng A ma dôn?
 - HS trả lời . GV kết luận 
c/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Củng cố kỹ năng tính thời gian của chuyển động.
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. 
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ ghi bài tập 1 VBT. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS nêu lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- GV cho học sinh rút ra biểu thức tính vận tốc, quãng đường từ biểu thức tính thời gian. 
2/. Bài mới:
 Hoạt động 1: Củng cố công thức, đơn vị tương ứng
Bài 1 : GV tổ chức cho học sinh làm bài 1 trên bảng phụ:
- Gọi 1 học sinh nêu cách thực hiện, 1 học sinh làm một cột mẫu.
- HS : thực hiện chữa bài, nhận xét bài làm của bạn.
- GV : Củng cố công thức, đơn vị tương ứng.
Hoạt động 2: Vận dụng giải toán.
Bài 2: - GV : Hướng dẫn quy đổi đơn vị: 1,08m = 108 cm
 - GV cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
 - GV củng cố về sự tương ứng đơn vị trong vận dụng công thức tính.
Đáp số: 9 phút
Bài 3: - GV cho HS nêu cách thực hiện . 
 - HS thực hành làm vào vở.
 - 1 HS chữa bài, GV củng cố.
Bài 4: GV lưu ý cho HS tương tự bài 2.
 -Hoặc : đổi 420 m/phút = 0,42 km/ phút = 25,2km/giờ
 -Hoặc : 10,5km = 10500m
 -GV gọi HS nêu cách làm và lời giải. 
 - GV: Kiểm tra cả lớp về cách giải bài toán .
3/Củng cố dặn dò 
 Yêu cầu 2 HS nêu lại các công thức vừa học.
 Giao bài tập về nhà trong SGK.
..
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài 
bằng từ ngữ nối
I- Mục tiêu 
1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối .
2. Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn, biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu . 
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
 HS làm lại bài tập 2 của tiết trước .
B/ Dạy học bài mới :Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Phần nhận xét : 
Bài tập 1: -HS đọc yêu cầu của BT1 suy nghĩ làm bài. GV nhắc HS đánh số thứ tự 2 câu văn và chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì. HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT2 và phát biểu ý kiến .
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ : 
- Hai HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Hai HS nói lại nội dung cần ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Phần luyện tập : 
Bài tập 1:- 2 HS tiếp nối đọc nội dung bài tập1. 
- HS đọc kỹ từng câu, từng đoạn văn, gạch dưới những quan hệ từ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích quan hệ giữa các câu, đoạn.
- HS làm bài vào vở bài tập .
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- 1 HS đọc nội dung BT2 cả lớp đọc thầm lại mấu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện chổ dùng từ nối sai.
- GV gọi 1 HS lên bảng gạch dưới từ nối dùng sai, sửa lại cho đúng. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại cách chữa đúng.
c/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . 
- Chuẩn bị cho tiết sau .
 .
 Tập làm văn
 Tả cây cối (Kiểm tra viết)
I- Mục tiêu :
 Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng ; dùng từ đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh , cảm xúc .
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yêú
A/ Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B/ Dạy học bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS làm bài. 
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV: Các em có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước .nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn .
 - 2,3 HS đọc dàn ý bài .
Hoạt động 2 : HS làm bài 
 GV quan sát giúp đỡ HS 
Hoạt động nối tiếp: 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau.
Khoa học
 cây con có thể mọc lên Từ một số bộ phận
của cây mẹ
I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: 
 - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau
	- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ
	- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Chuẩn bị theo nhóm:
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng(sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi,
+Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất (nếu nhà trường không có vườn trường hoặc chậu để trồng cây)
III/ Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ :Nêu một số cây mọc lên từ hạt
B/ Dạy học bài mới : Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Quan sát
* Cách tiến hành :
 Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trong trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp:
+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi.
+ Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía.
+ Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc
Bước 2: Làm việc cả lớp : - đại diện mỗi nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
 đáp án: + Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía(hình 1a)
 + Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). một Thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình 1c).
+ Trên củ khoai tây có nhiềuchỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm vào đócó một chồi. 
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá.
- Tiếp theo, GV có thể yêu cầu HS kể tên mọt số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
*Kết luận: ở thực vật, cây non có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2: Thực hành
* Cách tiến hành: GV phân khu vực cho các nhóm. Nhóm trưởng cùng nhóm mình trồng cây bằng thân hoặc cành hoặc lá của cây mẹ (do nhóm tự lựa chọn).
Củng cố – dặn dò: chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 25 lop 5.doc