Sáng TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ
I- MỤC TIÊU:Giúp HS:
- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng , trang trọng .
- Hiểu các từ ngữ , câu, đoạn trong bài , diễn biến của câu chuyện .
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
A/ Kiểm tra bài cũ
2HS đọc bài Cửa sông, trả lời câu hỏi về nd bài đọc.
B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- 1 HS đọc bài văn.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt)
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài .
- HS luyện đọc theo cặp
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
Tuần 26 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010. Sáng Tập đọc nghĩa thầy trò I- Mục tiêu:Giúp HS: - Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng , trang trọng . - Hiểu các từ ngữ , câu, đoạn trong bài , diễn biến của câu chuyện . - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó . ii- Các hoạt động dạy - học chủ yếu : A/ Kiểm tra bài cũ 2HS đọc bài Cửa sông, trả lời câu hỏi về nd bài đọc. B/ Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - 1 HS đọc bài văn. - Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt) - GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài . - HS luyện đọc theo cặp - Hai HS tiếp nối nhau đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài . b) Tìm hiểu bài : + HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : - Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? - Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ? - Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vở lòng như thế nào ? - Những thành ngữ , tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? - Em biết thêm thành ngữ , tục ngữ nào có nội dung tương tự ? - GV hỏi thêm : Bài văn ca ngợi điều gì ? c) Đọc diễn cảm : - 3HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV . - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 . - HS luyện đọc diễn cảm nhóm 4 . - HS thi đọc diễn cảm . 3/ Củng cố dặn dò : HS nhắc lại ý nghĩa của bài . GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân .” ...................................................................... Toán nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu: Giúp HS. - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1/ Kiểm tra bài cũ . - GV cho 1HS làm bài : 3,5 giờ = .....phút 4,5 ngày = .....giờ 2/ Bài mới Hoạt động 1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. * Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán. HS nêu phép tính tương ứng: 1 giờ 10 phút 3 =? GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính: 1 giờ 10 phút 3 3 giờ 30 phút *Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán. -HS nêu phép tính tương ứng. - GV HDHS cần đổi 75 phút ra giờ và phút: 75 phút = 1 giờ 15 phút. Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút. GV cho HS nêu nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân số đó với từng số đo theo từng đơn vị đo. Nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành . Bài 1: Rèn kĩ năng cơ bản. - GV cho HS tự làm nháp. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. Bài 2: Vận dụng giải toán. - GV cho HS đọc bài 2 trong VBT. - HS: Nêu cách giải và sau đó tự giải. 1 HS lên bảng làm bài, GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò - GV: Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập trong SGK. ....................................................................... Khoa học cơ quan sinh sản của thực vật có hoa I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói lên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ. - Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ II/ Đồ dùng dạy – học - Hình trang 104, 105 SGK - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa. III/ Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Quan sát * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK: - Hãy chỉ vào nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 . - Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b . Bước 2: Làm việc cả lớp GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. Hoạt động 2: Thực hành với vật thật * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau: + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu lả nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái) + Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng sau vào vở: Hoa có cả nhị và nhuỵ Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhuỵ (hoa cái) Bước 2: Làm việc cả lớp GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ. Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ. Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị v à nhuỵ trang 105SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ. Bước 2: Làm việc cả lớp Gọi một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ Kết thúc tiết học, GV nói cho HS biết tiết sau các em sẽ học về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản. III. Củng cố, dặn dò : - GV Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập trong SGK. Chiều Chính tả ( Nghe – viết) lịch sử ngày Quốc tế Lao động I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe – viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao động . - Ôn lại qui tắc viết hoa tên người, địa lí nước ngoài , làm đúng các bài tập. ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu : A/Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc cho 2 bạn viết lại trên bảng lớp những tên là các nhân vật nước ngoài. B/ Dạy học bài mới : 1/ Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học 2/ Hướng dẫn HS nghe -viết : - GV đọc bài chính tả- HS theo dõi trong SGK. - Một HS đọc lại thành tiếng bài chính tả và trả lời câu hỏi : Bài chính tả nói lên điều gì . - Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả . GV nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa , những chữ các em dễ viết sai chính tả . - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. - GV đọc cho HS soát lại bài , HS đổi vở soát lỗi cho nhau . - GV chấm chữa bài. nhận xét. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1HS đọc phần chú giải SGK - Cả lớp đọc thầm bài văn Tác giả bài Quốc tế ca . - HS tự làm bài trong vở bài tập . - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . - Cả lớp và GV nhận xét . 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài . ............................................................................ Tiếng Việt Luyện viết - Luyện đọc. I. Mục tiêu : Giúp HS: Luyện đọc các bài Tập đọc tuần 25 và bài Nghĩa thầy trò . Luyện viết 1 đoạn trong bài Nghĩa thầy trò . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1:HDHS luyện đọc HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học ở tuần 25 và 26 . Cho HS lần lượt ôn từng bài kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc . HS ôn theo nhóm . Tổ chức cho các nhóm thi đọc Cả lớp , GV bình chọn người đọc hay nhất . Hoạt động 2: HDHS luyện viết . GV nêu y/c luyện viết : viết đoạn 1 bài Nghĩa thầy trò . -GV đọc từng câu cho HS viết . -Đọc lại một lượt cho Hs soát lỗi . -Gv kiểm tra - chấm một số bài và nx chung . Củng cố – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau ................................................................... Toán ÔN tập về cộng ,trừ và nhân số đo thời gian . I . Mục tiêu Giúp Hs : Củng cố về cộng , trừ và nhân số đo thời gian . II . Các hoạt động dạy học chủ yếu Bài 1: Tính 5giờ 56 phút + 9 giờ 35 phút 15 phút 53 giây + 5 phút 77 giây 12 năm 3 tháng + 6 năm 12 tháng 6 ngày 20 giờ + 9giờ Bài 2 :Tính 23 ngày 2 giờ -8ngày 13giờ 14 ngày 19giờ – 3 ngày 27giờ 15năm 2 tháng – 8 năm 6 tháng 22 giờ 45phút – 12 giờ 67 phút Bài 3 : Một người làm từ lúc 6 giờ đến 8 giờ 30 phút được 1 sản phẩm . Hỏi người đó làm 5 sản phẩm cùng loại hết bao nhiêu thời gian ? III./ Củng cố –dặn dò GVnx giờ học Dặn HS chuẩn bị giờ học sau . ...................................................................... Đạo đức Em yêu hoà bình ( Tiết 1 ) I - Mục tiêu: Giúp HS: - Giá trị của hoà bình ; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Tích cực tham gia các hoạt động hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. II đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. - Tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới. - Giấy khổ to, bút màu. - Điều 38, công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. - Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 1. III. Các hoạt động dạy – học Khởi động : HS hát bài Trái Đất này của chúng em Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 37, SGK) * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các em vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi: Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó? 2. HS đọc các thông tin trang 37-38, SGK và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK. 3. Các nhóm thảo luận. 4. GV mời đại diện mỗi nhóm trình bầy 1 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 5. GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ máu, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, vì vậy, chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ(bài tập 1, SGK). * Cách tiến hành 1. GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1. 2. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. 3. GV mời 1 số HS giải thích lí do. 4. GV kết luận: Các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sông trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình Hoạt động 3:Làm bài tập 2 SGK * Cách tiến hành 1. HS làm bài tập 2 (làm việc cá nhân) 2. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. 3. Một số HS trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 4. GV kết luận: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc g ... nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng. + GV hỏi: Đọc bài văn này em có suy nghĩ gì? HS trả lời, GV kết luận, chốt nội dung chính của bài. c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - 1 tốp HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV . - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối của bài . 3/ Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại nội dung của bài . - GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài Công việc đầu tiên. ...................................................................... Toán Ôn tập về số đo thời gian I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ... II. Chuẩn bị: Đồng hồ treo tường. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1: Cho học sinh làm rồi chữa bài. Y/c yêu cầu học sinh nhớ các kết quả của bài 1. Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 30 tháng = 2 năm 6 tháng 3 giờ 15 phút = 3,25 giờ 30 phút = giờ = 0,5 giờ 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 12 phút = giờ = 0,1 giờ 90 giây = 1,5 phút 90 giây = 1,5 phút 1 phút 30 giây = 1,5 phút ... Bài 3: - GV lấy mặt đồng hồ (hoặc đồng hồ thực) cho học sinh thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển (chủ yếu với các trường hợp phù hợp với câu hỏi: “Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút”? Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa bài. IV. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK ......................................................................... Tập làm văn ôn Tập về tả con vật I- Mục tiêu : Giúp HS: - Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật (cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan và các giác quan đợc sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thật- so sánh hoặc nhân hoá). - HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1/ Kiểm tra bài cũ 2 HS đọc lại đoạn văn mà cô giáo đã dặn ở tiết học trước. 2/ Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học. b. Hướng dẫn HS ôn tập Bài tập 1 : - 2 HS đọc nội dung bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, suy nghĩ, làm bài . - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2 . - GV lu ý HS : viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .Một vài HS nói con vật các em chọn tả. - HS viết bài. - HS tiếp nối nhau đọc bài viết.GV và cả lớp theo dõi nhận xét , bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất , hay nhất . 3/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn văn tả con vật chưa đạt ; chuẩn bị bài sau . Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010 Sáng Toán Phép Cộng I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố các kỹ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân bố và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn về phép cộng. - GV nêu câu hỏi để học sinh trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết với phép cộng nói chung: Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng ... (như trong SGK) Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho học sinh tự tính rồi chữa bài. Học sinh cùng bàn đổi vở kiểm tra. Bài 2: Cho học sinh nhắc lại một số chất của phép cộng (tính chất giao hoán, tính chất kết hợp ...) rồi thực hành tính nhanh. (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125) = 689 + 1000 = 1689. 5,87 + 28,69 + 4,13 = 28,69 + (5,87 + 4,13) = 28,69 + 10 = 38,69 Bài 3: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài- cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. x + 9,68 = 9,68; x = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68. (Dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó). Học sinh khác có thể giải thích x = 0 vì x + 9,68 = 9,68 thì x = 9,68 - 9,68 và x = 0. Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn. Bài 4: Cho HS tự đọc rồi giải bài toán. III. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK. ........................................................................... Khoa học sự nuôi và dạy con Của một số loài thú I- Mục tiêu: Giúp HS biết: Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu. II- Đồ dùng dạy – học -Thông tin và hình trang 122, 123 SGK III- Hoạt động dạy – học A/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nêu mục bạn cần biết của bài trước . B/ Dạy bài mới : * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: từng thành viên trong nhóm đọc thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK: + Hổ thường sinh sản vào mùa nào? + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh? + Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. (các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi). + Khi nào hổ con có thể sống độc lập? - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK. + Hươu ăn gì để sống? + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh đã biết làm gì? + Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? (Các nhóm có thể tập đóngvai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy). Bước 3:Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. * Hoạt động 2: Trò chơi “ thú săn mồi và con mồi” Bước 1: - Tổ chức chơi: + Một nhóm tìm hiểu về hổ (nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu (nhóm 2): Nhóm 1 cử 1 bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóngvai hươu con. Trong khi hai nhóm này chơi, hai nhóm còn lại là quan sát viên. + Đối với 2 nhóm còn lại cũng tổ chức tương tự như vậy. - Cách chơi: Trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách “săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu. - Địa điểm chơi: Cho HS kê lại bàn ghế chơi trong lớp . Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “thú săn mồi” đuổi bắt “con mồi” như thật. Bước 2: - GV cho HS tiến hành chơi - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. C/ Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau ..................................................................... Tập làm văn Tả con vật (Kiểm tra viết) I- Mục tiêu: Giúp HS: Dựa trên kiến thức có được về tả con vật và kêt quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, thể hiện được những quan sát riêng,; dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/ Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2/ Hướng dẫn HS làm bài . Một HS đọc đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. 3/ HS làm bài 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau. ........................................................................... Luyện từ và câu ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy ) I- Mục tiêu: Giúp HS: 1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm đợc tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy. 2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho. ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu : A/ Kiểm tra bài cũ : 1HS làm lại bài tập 2 của tiết trước . B/ Dạy học bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài tập 1: - HS đọc nội dung của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc nội dung của BT2. - GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài . HS làm bài vào vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV mời 1,2 HS đọc lại nội dung của mẩu chuyện vui và nói về nội dung mẩu chuyện: (Thầy giáo biết cách giải thích rất khéo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.) 3/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Chuẩn bị cho tiết sau Chiều Toán Ôn tập về đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tiếp tục củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, .. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1: Viết số trhích hợp vào chỗ chấm - Cho học sinh làm rồi chữa bài. - Y/c yêu cầu học sinh nhớ các kết quả của bài tập . 1thế kỉ =..năm 1 tuần lễ = ..ngày 1 năm = tháng 1 ngày =.giờ 1 tháng =ngày 1 giờ =phút . Bài 2: Viết số trhích hợp vào chỗ chấm Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 30 tháng = .. năm tháng 3 giờ 15 phút = giờ 30 phút =.. giờ 1 giờ 30 phút =. giờ 12 phút =.giờ 90 giây = phút 90 giây = . phút 1 phút 30 giây = .. phút IV. Dặn dò: Về nhà ôn tập tiếp . ................................................................. Kĩ THUậT Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết1) I - Mục tiêu: Giúp HS: - Lắp được mô hình đã chọn - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II - Đồ dùng dạy học - Lắp sẵn 1 hoặc 2mô hình đã gợi ý trong SGK . - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III- Các hoạt động dạy – học A / Kiểm tra bài cũ : 2 HS nhắc lại thao tác lắp máy bay trực thăng. B / Dạy bài mới : - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học * Hoạt động 1. HS chọn mô hình lắp ghép - GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm. * Hoạt động 2. Thực hành lắp ráp mô hình đã chọn a) Chọn chi tiết b) Lắp từng bộ phận C/. Củng cố dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS . ....................................................................
Tài liệu đính kèm: