Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Oanh

TAÄP ẹOẽC

NGHĨA THẦY TRÒ

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ giáo Chu .

 - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi luyện đọc đoạn 1.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013 
TAÄP ẹOẽC
Nghĩa thầy trò
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ giáo Chu .
 - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ ghi luyện đọc đoạn 1.
III. Các hoạt động dạy- học.
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA THAÀY
HOAẽT ẹOÄNG CUÛATROỉ
1. Bài cũ (4')
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và nêu ND của bài.
- GV nhận xét cho điểm HS 
2. Bài mới. * Giới thiệu bài: (1')
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc. (10')
 - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, phân đoạn.
 - Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ, tiếng khó đọc
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối theo đoạn:
+ GVgiúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ2: Tìm hiểu bài. (10')
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy làm gì ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
- TN: Mừng thọ: Mừng thầy thêm một tuổi.
+ Qua các chi tiết trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn còn lại 
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? 
- TN: vái, tạ.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
+ Qua các chi tiết trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
- GV giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ: 
* Tiên học lễ, hậu học văn
* Tôn sư trọng đạo.
+ Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có n/dung tương tự?
- GV nhận xét.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm (9')
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn. hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 1
+ GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cho điểm 
3. Củng cố dặn dò. (1')
+ Qua bài tập đọc, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc bài, nêu nội dung bài.
- HS khác nhận xét.
 - HS thực hiện yêu cầu.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn văn.
+ Đ1: Từ đầu ... mang ơn rất nặng.
+ Đ2:Tiếp ....đến tạ ơn thầy.
+ Đ3: Phần còn lại.
- 1 HS đọc lại các từ, tiếng khó đọc
- 3 HS thực hiện đọc tiếp nối.
- 2HS ngồi gần nhau luyện đọc, tìm cách đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng, trang trọng, lời thầy giáo Chu nói với học trò: ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già: kính cẩn
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi.
 - HS chú ý lắng nghe 
- HS thực hiện yêu cầu.
 +... để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy- người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy“ tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “ đồng thanh dạ ran” , cùng theo sau thầy.
ý1: Lòng yêu quý, kính trọng thầy của các học trò thầy giáo Chu.
- HS đọc lướt đoạn còn lại 
+.... thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! ”
- HS quan sát tranh.
ý2: Tình cảm tôn kính của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình.
+ Tiên học lễ, hậu học văn; tôn sư trọng đạo; nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Muốn học tri thức, phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật 
+ Kính thầy, tôn trọng đạo học 
- Không thầy đố mày làm nên;
- Muốn sang thì bắc cầu kiều, 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
+ Theo dõi, lắng nghe.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ 2 - 3 hs thi đọc. Lớp bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
ND: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS học bài và chuẩn bị bài sau: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
TOAÙN
Nhân số đo thời gian với một số.
I. Mục tiêu. Giúp HS biết:	
+ Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
+ Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. 
II.Các hoạt động dạy học.
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA THAÀY
HOAẽT ẹOÄNG CUÛATROỉ
1. Bài cũ. (3')
-Y/C 1 HS lên bảng làm bài tập
 5 giờ 19 phút - 2 giờ 45 phút =?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới. * Giới thiệu bài.
HĐ1: HD thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. (12')
* VD1: 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ.
- Ghi tóm tắt lên bảng .
+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu?
+ Muốn biết làm 3 sản phẩm như thế, hết bao nhiêu thời gian thì ta phải làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách thực hiện phép nhân .
- GV nhận xét và hướng dẫn cách đặt tính để tính 
 1giờ 10phút
 X 3 
 3giờ 30 phút
- Vậy: 1giờ 10 phút x 3 = ?
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
VD2: - Yêu cầu HS đọc bài toán.
-Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng.
- Cho HS tự đặt tính và tính.
- Cho HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến.
- GV: Vậy 5giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15phút 
- GV yêu cầu HS rút ra cách tính .
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm thế nào?
- Nhận xét, kết luận 
HĐ2: Luyện tập thực hành. (20')
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK
- GV hướng dẫn bài khó cho HS.
- GV giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: 
- Củng cố về nhân số đo thời gian với một số (số tự nhiên và số thập phân).
3. Củng cố- Dặn dò. (1')
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào giấy nháp. 
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Hết 1giờ 10 phút.
- HS nêu phép tính tương ứng:
 1giờ 10 phút x 3
- HS thảo luận và nêu VD : 
+ Đổi ra số đo có một đơn vị rồi nhân.
+ Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng kết quả lại.
- HS theo dõi và thực hiện lại theo cách đặt tính. Trình bày lời bài giải .
- 1giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
+ ...ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS nêu: 3 giờ 15 phút x 5
3 giờ 15 phút
 X 5
15 giờ 75 phút
- HS thảo luận nhóm bàn, nêu ý kiến: 
+ Cần đổi 75 phút ra giờ và phút. 
 75 phút = 1giờ 15 phút.
- HS nhắc lại.
- HS tự nêu.
+ Khi thực hiện phép nhân số đo t/gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề .
- HS làm bài tập 1SGK trang 135.
- HS đọc đề bài của từng bài.
- HS nêu bài khó, lớp cùng trao đổi tìm cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét bài trên bảng, nêu cách làm.
Kết quả: 
a) 9 giờ 36 phút b) 24,6 giờ
 17giờ 32phút 13,6giờ
 62phút 5giây 28,5 giây
- HS về nhà làm bài tập ở VBT. 
- Chuẩn bị bài : Chia số đo thời gian cho một số. 
 Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
LUYEÄN Tệỉ VAỉ CAÂU
Mở rộng vốn từ : truyền thống
I. Mục tiêu:
 - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống( nối tiếp nhau không dứt); làm được các bài tập 2, 3.
II. Đồ dùng dạy- học :
+ Từ điển Tiếng Việt
+ Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : (3')
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ và làm lại bài 2,tiết LTVC trước.
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài (1')
Hướng dẫn HS làm bài tập : (30')
Bài 2:
- Gọi HS đọc nội dung.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm bàn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ :
+ Truyền bá: phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi biết.
+ Truyền máu: đưa máu vào trong cơ thể người.
+ Truyền nhiễm: lây.
+ Truyền tụng: truyền miệng cho nhau rộng rãi (ý ca ngợi).
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
3. Củng cố- Dặn dò : ( 1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
- 1HS lên bảng làm, vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- 1HS đọc nội dung bài 2.
- HS thảo luận nhóm để làm bài, 1 nhóm làm bài vào bảng phụ.
- HS dán bài, trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác 
Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
Truyền có nghĩa là lai rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người
Truyền máu, truyền nhiễm.
- 2HS đọc.
- HS làm bài cá nhân. 1 em lên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng.
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành H.Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản .
- HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc.
TOAÙN
Chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu :
* Giúp hs biết:
+ Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
+ Vận dụng để giải một số bài toán có nộidung thực tế.
II. Đồ dùng dạy học :
- Băng giấy ghi sẵn hai đề bài.
II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : (3')
- Cho hs làm lại bài 2 tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
HĐ1: HD thực hiện phép chia thời gian cho một số (13')
Ví dụ 1:
- Dán băng giấy ghi đề bài lên bảng. Yêu cầu HS đọc bài toán.
+ Hải thi đấu cả 3 ván cờ hết bao lâu?
+ Muốn biết TB mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra cách thực hiện phép chia.
- GV nhận xét và đưa ra cách tính như SGK
+ Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây 3 
 12 14phút 10 giây
 30giây
 00
+ Vậy : 42 phút 30 giây:3 =?
Ví dụ2 ... nhà xa nhưng bạn Lan đến lớp muộn.
 Trời mưa mà đường trơn.
Mẹ em năm nay đã 30 tuổi nhưng trông mẹ già trước tuổi.
 Đáp án:
 a. Nếu trời mưa thì em sẽ học bài ở nhà. 
 b. Tuy nhà xa nhưng bạn Lan không bao giờ đến lớp muộn.
 c. Trời mưa và đường trơn.
 d. Mẹ em năm nay mới 30 tuổi nhưng trông mẹ già trước tuổi.
Bài 4: Xác định danh từ, động từ, tính từ, động từ trong các câu sau:
a. Con nâu đứng lại , cả đàn đứng theo.
 DT ĐT DT ĐT ĐT
b. Trời thu thay áo mới
 DT DT ĐT DT TT
 Trong biếc nói cười thiết tha.
 TT ĐT ĐT TT
Bài 5: Xác định các thành phần TN, CN, VN trong các câu sau:
 Một vài nơi trên cánh đồng, người ta đang trảy lá kè. Rừng kè xào xạc, vang 
 TN CN VN CN VN VN
động . Những tàu lá to bằng nửa chiếc chiếu rơi xuống gốc. Những người chặt lá nói 
 CN VN CN
chuyện từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Trên một cái gò kề bên, việc chặt lá 
 VN TN CN
vừa xong.
 VN
III. Củng cố - Dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu:
- HS biết: 
+ Điền d, r, gi vào chỗ chấm thích hợp.
- Ôn tập về câu ghép.
- Ôn tập về văn kể chuyện.
II. Hoạt động dạy - học
- Giáo viên hướng dẫn HS ôn tập qua hệ thống bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài.
- GV củng cố kiến thức qua từng bài.
Câu 1: Điền vào chỗ trống: d, r hoặc gi
 Đầu hè không thấy ..... ọt sương
... ung ... inh cành táo đã ươm nắng hồng
 Chú ngồi với cháu trong phòng
Mái chèo nghe động một ... òng Hương .... ang.
 Trần Đăng Khoa
Câu 2: Điền vào từng chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
a. Trong buổi lao động chiều hôm qua, tổ em làm vệ sinh lớp học còn .............
b. Nếu em làm đúng hết bài tập cô giáo giao..................
c. hễ mưa to............................................
d. ............................... thì chúng tôi sẽ được bố mẹ cho đi nghỉ hè ở Sầm Sơn.
Câu 3: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. .... cụ ún tin tưởng ở bác sĩ trong việc chữa bệnh ...... cụ đã không trốn viện về nhà.
b. ...... cụ ún đến bệnh viện kịp thời ......... cụ không phải chịu những cơn đau quằn quại, khổ sở như vậy.
c. ......... con trai cụ nói đến chuyện đi bệnh viện chữa bệnh ......... cụ ún lại nói lảng sang chuyện khác.
d. .......... cụ ún đi viện rất sớm ......... bệnh sỏi thận của cụ đã khỏi lâu rồi.
Câu 4: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
III. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyên Toán
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian.
- Củng cố kĩ năng nhân chia số đo thời gian.
- Vận dụng phép cộng, trừ nhân chia số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan. 
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua các bài tập.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4, 5
HS khá giỏi làm hết 6 bài tập.
Bài 1: Tính
 - 24 năm 9 tháng - 18 năm 6 tháng hay - 17 năm 18 tháng
 15 năm 4 tháng 4 năm 9 tháng 3 năm 9 tháng
 9 năm 5 tháng 14 năm 9 tháng
 - 21 ngày 14 giờ - 14 ngày 3 giờ hay - 13 ngày 27 giờ 
 5 ngày 6 giờ 12 ngày 21 giờ 12 ngày 21 giờ
 16 ngày 8 giờ 1 ngày 6 giờ
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 a. - 13 năm 9 tháng b. - 14 ngày 9 giờ 
 4 năm 5 tháng 8 ngày 6 giờ
 9 năm 4 tháng 6 ngày 3 giờ
 c. - 13 giờ 15 phút hay - 12giờ 75 phút 
 5 giờ 25 phút 5 giờ 25 phút
 7 giờ 50 phút
d. - 23 phút 32 giây hay - 22 phút 92 giây
 6 phút 40 giây 6 phút 40 giây
 16 phút 52 giây
 Bài 3 Đặt tính rồi tính
a.+ 12 năm 7 tháng b. + 18 giờ 37 phút c. + 26 ngày 7 giờ d. + 26 phút 35 giây 
 4 năm 5 tháng 5 giờ 38 phút 8 ngày 15 giờ 46 phút 50 giây
 16 năm 12 tháng 23 giờ 75 phút 34 ngày 22 giờ 72 phút 85 giây
 Hay: 17 năm Hay: 24 giờ 15 phút Hay: 73 phút 25 giây 
III. Củng cố dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về xem lại bài.
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
- Cách nhận biết đại từ xưng hô 
- Củng cố và mở rộng vốn từ về Truyền thống.
- Ôn tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
II. Bài tập
Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1: Từng câu ca dao, tục ngữ dưới đây nói về truyền thống gì?
 a) Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
 c)Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
 d)Lá lành đùm lá rách.
 Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với thành ngữ, tục ngữ ở cột A:
 A B
(1) Cày sâu cuốc bẩm.
a) Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.
(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Cần cù chăm chỉ làm ăn.
(3) Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
c) Khi được hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.
 Bài 3: Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau đây vào các nhóm thích hợp:
 Thương người như thể thương thân; Máu chảy ruột mềm; có công mài sắt có ngày nên kim; Môi hở răng lạnh; Chị ngã, em nâng; Đồng sức đồng lòng; Kề vai sát cánh; Chết vinh còn hơn sống nhục; Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Truyền thống đoàn kết
Truyền thống kiên cường, bất khuất
Truyền thống lao động cần cù
Truyền thống nhân ái
............................
............................
............................
............................
............................
............................
............................
............................
Bài 4: a) Gạch dưới các dại từ xưng hô có trong đoạn văn đối thoại giữa bà và câu dưới đây. 
b) Nhận xét về thái độ của người nói khi dùng các đại từ xưng hô ấy. 
 - Sáng rồi , hả bà ? 
 - Chưa, cháu ạ !
 - Gà đã gáy rồi. Nó báo hiệu buổi sáng đấy !
 - Nó nhầm đấy cháu à ! Nó tưởng sáng trăng là trời sáng 
(Thái độ của người nói nhẹ nhàng, tình cảm,...)
Bài 5: Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:
Thắng lợi
Hoà bình
Đoàn kết
Hùng vĩ
Bảo vệ
Từ đồng nghĩa
Chiến thắng
...................
Thái bình
...............
Kết đoàn
.................
Kì vĩ
.................
Giữ gìn
.............
Từ trái nghĩa
Thất bại
..............
Chiến tranh
................
Chia rẽ
.............
Nhỏ bé
................
Phá hoại
..............
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng phân biệt viết đúng ch / tr ; s / x; viết đúng tên người, địa lý Việt Nam .
- Mở rộng vốn từ: Truyền thống . Vận dụng từ ngữ thuộc chủ đề để đặt câu.
- Rèn kĩ năng xác định các thành phần trong câu.
II. Hoạt động dạy học:
Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua từng bài tập
Bài 1: a , Điền vào chỗ trống: ch hay tr 
Trong trẻo tròn trĩnh chập chững chỏng trơ chơ chọi 
che chở trẻ trung chải chuốt chạm trổ trúc trắc
Chúm chím chen chúc chống trải chong đèn chẻ lạt
b. Điền vào chỗ trống s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Mặt trời theo về thành phố
 Tiếng suối nhoà dần sau cây
 Con đường sao mà rộng thế
 Sông sâu chẳng lội được qua
 Người, xe đi như gió thổi.
 Ngước lên mới thấy mái nhà
 Nhà cao sừng sững như núi
 Những ô cửa sổ gió reo.
 Theo Nguyễn Thái Vận
Bài 2: Viết các tênngười trong đoạn thơ sau đây theo đúng quy tắc viết hoa tên riêng:
Nghe xong , trời ngợ một lúc lâu
 Sai bảo thiên tào lấy sổ xét
 Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình thượng đế trông:
 “ Bẩm có tên nguyễn khắc hiếu
Đày xuống hạ giới về tội ngông ”
Đáp án: Trời, Thiên Tào, Thượng Đế, Nguyễn Khắc Hiếu.
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.
 a. Truyền thụ kiến thức cho học sinh.
 b. Nhân dân truyền tụng công đức của các bậc anh hùng.
 c. Vua truyền ngôi cho con.
 d. Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
 e. Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng truyền khẩu.
 g. Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Bài 4: Ghép các từ ngữ sau với từ truyền thống để tạo thành những cụm từ có nghĩa: đoàn kết, chống ngoại xâm, yêu nước, nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, của nhà trường, hiếu học, phát huy, nghề sơn mài.
Đáp án
 Truyền thống đoàn kết Truyền thống chống giặc ngoại xâm
 Truyền thống yêu nước Nghề thủ công truyền thống
 Vẻ đẹp truyền thống Bộ áo dài truyền thống
 Truyền thống của nhà trường Truyền thống hiếu học
 Phát huy truyền thống Nghề sơn mài truyền thống
Bài 5: Xác địng các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau.
a. Mặc dầu trời rét, Bé vẫn dậy sớm học bài.
 TN CN VN
b. Trời rét, Bé dậy sớm học bài.
 CN VN CN VN
c. Buổi chiều, nắng tàn, mát dịu, biển trong xanh như màu mảnh chai.
 TN CN VN VN CN VN
III. Củng cố - Dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về ôn lại bài.
Luyện toán
I. Mục tiêu:
Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia thời gian.
Vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.
Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Hoạt động dạy học
Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua các bài tập.
Yêu cầu cả lớp làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5
HS khá giỏi làm thêm bài tập 6
Bài1: (Bài 1, VBT, trang 59 ) Đặt tính rồi tính
 a. + 12 ngày 12 giờ b. - 8 phút 12 giây
 9 ngày 14 giờ 8 phút 5 giây
 21 ngày 26 giờ 7 giây 
 c. - 15 giờ 2 phút Hay: - 14 giờ 62 phút
 9 giờ 15 phút 9 giờ 15 phút
 5 giờ 47 phút
Bài 2: ( Bài 2, VBT, trang 59 ) Đặt tính rồi tính
 x 2 giờ 23 phút x 6 phút 43 giây x 2,5 phút 
 5 5 6
 10 phút 65 giây 30 phút 215 giây 15 phút
Hay: 11 phút 5 giây Hay: 33 phút 35 giây
 10 giờ 42 phút 2 22, 5 giờ 6
 0 42 phút 5 giờ 21 phút 4 5 3,75 giờ
 02 30 
 0 0
Bài 3 : ( VBT, trang 59 )
Bài giải:
 Diện tích xung quanh của cái bể là:
 ( 4 + 3,5 ) x 2 x 3 = 45 ( m2 )
 Diện tích toàn phần của cái bể là:
 45 + 4 x 3,5 = 59 ( m2 )
 Thời gian để quét xi măng xong cái bể là:
 59 x 1,5 = 88,5 ( phút ) hay 88 phút 30 giây
Đáp số: 88 phút 30 giây
Bài 4: ( Bài 1, VBT, trang 60 ) 
Bài giải:
 Vận tốc của ô tô là:
 : 2 = 60 ( km / giờ )
Đáp số: 60 km/giờ.
Bài 5: (Bài 2, VBT, trang 61 )
Bài giải:
 Vận tốc của người đi bộ là:
 10,5 : 2,5 = 4,2 ( km/ giờ )
 Đáp số: 4,2 km/ giờ
Bài 6 : (Bài 3, VBT, trang 61 )
Bài giải:
 Thời gian người đó đã đi là:
 10 giờ - 8 giờ 15 phút = 3 giờ 45 phút 
 Đổi : 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ 
 Vận tốc của xe máy là:
 73,5 : 3,75 = 19,6 ( km / giờ )
Đáp số: 19,6 km / giờ
GV hướng dẫn HS làm bài tập
 GV hướng dẫn HS chữa bài và củng cố kiến thức của từng bài.
III. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.MT.doc