Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: NGHĨA THẦY TRÒ

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài đọc dùng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc lời đối thoại thể hiện đúng gọng nói của từng nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ:

- GV gọi 1 HS đọc HTL bài: Cửa sông + Trả lời câu hỏi: Tác giả dùng từ ngữ gì để nói nơi sông chảy ra biển ?

- 1 HS đọc HTL 1,2 khổ thơ em thích trong bài : Cửa sông + nội dung .

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26
 Thứ hai, ngày 17 tháng 03 năm 2008
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát toàn bài đọc dùng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc lời đối thoại thể hiện đúng gọng nói của từng nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
- GV gọi 1 HS đọc HTL bài: Cửa sông + Trả lời câu hỏi: Tác giả dùng từ ngữ gì để nói nơi sông chảy ra biển ?
- 1 HS đọc HTL 1,2 khổ thơ em thích trong bài : Cửa sông + nội dung .
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi đề 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài 
- HS đọc nối tiếp bài văn. Có thể phân theo 3 đoạn sau: 
Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng
Đoạn 2: Tiếp đến tạ ơn thầy .
Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sữa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai. HS luyện đọc: tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng
- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó: HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng) cho HS đặt câu với từ: môn sinh
- Đọc lượt 3 GV hướng dẫn HS ngắt nghĩ đúng 
- HS luyện đọc theo cặp.
 - 1 HS đọc lại bài.
GV đọc mẫu
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
HS đọc to đoạn 1 trả lời câu hỏi:
H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? (mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý kính trọng thầy, người đã dìu dắt họ trưởng thành)
H: Tìm những từ ngữ cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ?(từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ.) 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi: 
H: Tình cảm của thầy giáo Chu đối với thầy giáo đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ?(rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. )
H: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ? ( thầy mời các học trò mình cùng tới thăm cụ đồ ) 
- 1 HS đọc to đoạn 3 trả lời câu hỏi:
H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? (Uống nước nhớ nguồn. Tôn sư trọng đạo. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.)Em còn biết câu thành ngữ, tục ngữ ca dao nào có một nội dung tương tự ? ()
- GV tiểu kết ? Rút ra nội dung bài
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS nối tiếp đọc lại toàn bài
- GV hướng dẫn HS thể hiện giọng đọc nhấn mạnh một số từ. GV hướng dẫn đọc đoạn 1
- HS luyện đọc theo cặp 
 - Thi đọc diễn cảm 
3. Củng cố dặn dò
- GV hỏi: qua bài em học được điều gì ? 
- Đọc trước bài Hội thổi cơm thi ở Đồng vân
 - Nhận xét giờ học 
-----------------------------------------------
 Toán: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN
 I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách tính và đặt tính nhân số đo thời gian với 1 số.
- Thực hiện đúng phép nhân số đo thời gian với 1 số, vận dụng giải các bài toán.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: - Cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp 
23 năm 9 tháng – 4 năm 5 tháng ; 2 ngày 7 giờ + 8 ngày 4 giờ 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - G hi đề
Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
a) Ví dụ 1: GV nêu bài toán như SGK
- GV yêu cầu HS nêu phép tính: 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- HS cả lớp đặt và tính vào vở nháp. Sau đó gọi 1 HS lên bảng. cả lớp nhận xét
- HS nêu cách tính 
- GV xác nhận cách làm:
+ Đặt tính như các phép nhân số tự nhiên đã biết 
+ Thực hiện tính tương tự Chú ý sau kết quả tính phải ghi đơn vị đo 
Ví dụ 2: GV nêu bài toán như SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính 
- Cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp. 1 HS lên bảng tính 
- GV yêu cầu HS nhận xét số đo ở két quả. GV yêu cầu HS đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài. 2 HS lên bảng làm hai phép tính, cả lớp làm bài vào vở. GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả còn lại. 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. GV Yêu cầu HS nêu phép tính. GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở, đối chiếu với bài làm trên lớp nhận xét. GV đánh giá.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên .
- Về nhà làm bài tập 1,2,3 ở vở BT tr. 55.
Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------
 Chính tả: (Nghe - Viết) 
 LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA
(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài) 
I. Mục tiêu: 
- Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Viết đúng chính tả bài: Lịch sử ngày quốc tế lao động
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Giáo dục HS viết đúng chính tả
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập, vở chính tả.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
- GV đọc cho HS cả lớp viết vào vở nháp: Sác-lơ Đác-uyn, Bra-hma, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ. 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- GV đọc bài Lịch sử ngày Quốc tế lao động – Cả lớp theo dõi trong SGK
- GV gọi 1 HS đọc lại bài chính tả
- H: Bài chính tả nói lên điều gì ? 
- GV cho HS viết một số từ HS viết dễ sai chính tả (Chi-ca-gô, Niu Y- oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.) 
- HS gấp SGK, GV đọc bài cho HS viết bài vào vở. HS soát lỗi
- GV chấm 5 - 7 em. HS còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
BT2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV cho HS làm BT 2 vào vở bài tập
- Một HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 
 - Nhận xét giờ học 
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
 - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài 1: Tìm từ được để lặp để liên kết câu:
Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. Lại có lúc Bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại, làm phóng viên cho báo Nhi đồng. Mặc dù thích làm đủ nghề như thế nhưng mà eo ơi, Bé rất lười học. Bé chỉ thích được như bố, như mẹ mà khỏi phải học.
 Theo Nguyễn Thị Thanh Hà
- Gọi 1 HS đọc lại đề, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời miệng.
- Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, chốt ý đúng.
( Từ lặp lại: từ Bé )
Bài2: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn trích dưới đây để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn:
Cây đa quê hương
Buổi chiều ở quê, gió mát, bọn em rủ ra  ngồi trò chuyện. Trên , chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc vui tươi. Gió thổi nhè nhẹ làm lay động những  xanh tươi như các nhạc công đang dạo nhạc cho cô ca sĩ chim hót.
Hằng ngày, chúng em chạy nhảy quanh  và tưởng như  là bác bảo vệ làng. Từ đó, mỗi lần về thăm nội, bọn em đều ra đầu làng thăm  hiền lành.  làm cho chúng em thêm yêu thiên nhiên và yêu quê hương mình.
- GV treo bảng phụ viết bài tập 2 lên bảng - Một HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm việc cá nhân - Gọi 1 HS lên bảng điền
- Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
(cây đa, gốc cây, cành cây, chiếc lá, nó)
( Thứ tự các từ cần điền: gốc cây, cành cây, chiếc lá, gốc cây, cây đa, nó.)
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn về một vấn đề em tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ lặp lại để liên kết câu. Viết xong, gạch dưới các từ ngữ đó.
GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài – HS tự làm bài vào vở.
Chấm một số em nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập, củng cố kiến thức về sử dụng cách lặp từ ngữ để liên câu.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
 Bài 1: Đọc đoạn trích sau:
Páp-lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc, bảo đảm giờ giấc và rất nghiêm khắc với bản thân. Những người làm việc với Páp-lốp kể lại rằng: hằng ngày cứ thấy Páp-lốp tới phòng làm việc và ngồi vào chỗ là y như chuông báo hiệu bắt đầu làm việc. Páp-lốp tới phòng làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Páp-lốp thường được lặp lại rất nhiều lần trên các động vật trước khi áp dụng cho người. Páp-lốp thường nói với học trò của mình: 
a) Tìm từ trùng lặp trong đoạn trích trên có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.
b) Từ có thể thay thế được ở đây là từ nào? Chép lại đoạn trích, sau khi đã thay thế từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng.
(a: Từ trùng lặp trong đoạn trích: từ Páp-lốp
 b: Từ thay thế được ở đây là từ ông (dùng 2 lần).
Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp (trong ngoặc đơn, ở cuối bài) để điền vào chỗ trống trông đoạn trích sau:
Sông hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới.  bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng,  là một đường trăng lung linh dát vàng. là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
(dòng sông, Sông Hương, Hương Giang)
- HS làm việc cá nhân - Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng
(Thứ tự các từ cần điền: Hương Giang, dòng sông, Sông Hương.)
Bài 3: Viết đoạn văn nói về ngươi bạn thân của em; trong đoạn văn có dùng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để thay thế từ ngữ dùng ở câu đứng trước.(Viết xong, gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế từ đó).
HS tự viết đoạn văn vào vở - GV theo dõi.
GV chấm một số em làm xong - Gọi một số HS đọc đoạn viết.
GV nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Đạo đức: EM YÊU HÒA BÌNH
I. Mục tiêu: 
	- Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ ... ốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của môt chuyển động đều.
- Giáo dục H tính chính xác, khoa học.
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ:
- GV yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp: Viết số thích hợp vào chổ chấm 
2 phút 5 giây =..giây ; 135 phút = .. giờ
3 giờ 10 phút =..phút ; 95 giây = .. phút
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm vận tốc
Bài toán 1: GV nêu bài toán trong SGK và tóm tắt bài toán lên bảng 
H: Đây thuộc dạng toán gì đã học ? (tìm số trung bình cộng)
H: Muốn tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào (Ta lấy số ki-lô-mét đã đi trong 4 giờ, chia đều cho 4).
Bài giải: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170: 4 = 42,5 (km) 
- GV nói: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói vắn tắt vận tốc trung bình của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki lô mét giờ. Viết vắn tắt là: 42,4 km/ giờ 
Vậy vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
 (Quãng đường) (Thời gian)	(Vận tốc)
HS nêu cách tính vận tốc của một chuyển động ()
- Nếu gọi quãng đường là s; thời gian là t; vận tốc là v. HS hãy lập công thức tính vận tốc vào vở nháp. HS lên bảng ghi, lớp nhận xét. GV đánh giá 
Bài toán 2: GV nêu bài toán trong SGK rồi tóm tắt lên bảng 
 A 160 km B
 1 giờ 1 giờ 1 giờ 1 giờ
GV yêu cầu HS dựa vào công thức tính vận tốc giải bài toán vào vở nháp
1 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét, GV đánh giá 
H: Đơn vị của vận tốc trong bài toán này là gì ? (m/giây) 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng giải còn cả lớp làm bài vào vở – GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá. 
Bài 2: GV gọi 1 HS đọc đề bài. GV yêu cầu 1 HS làm bài ở bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. HS cả lớp nhận xét bài làm, chữa bài, GV đánh giá.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. GV hỏi HS thời gian cho trong bài khác gì so với các bài đã làm ?() Có thể thay ngay vào công thức được không? Phải làm gì trước tiên ? Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở, đối chiếu với bài làm trên lớp nhận xét. GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách tính vận tốc .
- Về nhà làm bài tập 1,2,3,4 ở vở BT tr. 60, 61.
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu sửa trong bài viét của mình.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	
 GV cho lớp hát
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 2: Nhận xét kết quả
- GV nhận xét chung bài viết của HS:
+ Ưu điểm: HS tả đúng trọng tâm, một số bài viết hành văn gãy gọn, trôi chảy, có ý hay, sinh động. Bố cục đầy đủ. Trình bày rõ ràng, viết chữ đẹp.( em Mầu, Thảo)
+ Nhược: Một số em làm bài còn sơ sài, ý còn nghèo, diễn đạt câu chưa lôgíc, chữ viết còn xấu.( Hữu, Quỳnh Chi, Như, Vũ)
- GV thông báo điểm cho HS 
Hoạt động 3: Chữa bài 
- GV trả bài cho HS, HS xem lại các lỗi mình đã mắc phải.
- Cho HS sữa lỗi: một số HS lên bảng chữa lỗi, cả chữa vào giấy nháp.
- GV nhận xét và chữa lại cho đúng những chổ HS chữa vẫn còn sai.
- HS từng cặp đổi vở cho nhau để sửa lỗi
- GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của HS: HS lắng nghe thảo luận tìm ra cái hay đáng học tập 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại vào vở. 
- Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét giờ học 
-----------------------------------------------
 Khoa học: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
 I. Mục tiêu: HS biết:
 - Trinh bày về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả.
 - Phân biệt hoa thụ phấn nhờ, côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ trong SGK trang 98, 99.
- Sư tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn côn trùng và nhờ gió.
 III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 
- HS chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
- HS phân biệt được hoa có nhị và nhụy và hoa chỉ nhị hoặc nhụy 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK
* Mục tiêu: HS nói được sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin tr. 106 SGK và chỉ vào H.1 để nói với nhau về: sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày, một số HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.
Bước 3: Làm việc cá nhân 
GV yêu cầu HS làm các bài tập tr. 106 SGK
Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung đưa ra đáp án đúng
Hoạt động 3: trò chơi: “Ghép chữ vào hình”
* Mục tiêu: Củng cố cho HS về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm 
- GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẳn chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn bài của mình lên bảng.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình, 
GV nhận xét và khen ngợi nhóm làm nhanh và đúng.
Hoạt động 4: Thảo luận
* Mục tiêu: HS phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
GV yêu cầu các nhóm thả luận câu hỏi sau:
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió 
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc và hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
- HS quan sát các hình tr. 107 SGK và các hoa thật hoặc tranh ảnh, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng, hoa nào thụ phấn nhờ gió .
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò
- Qua bài học em hiểu biết thêm điều gì ? 
 - Nhận xét giờ học.
 Thứ bảy, ngày 22 tháng 03 năm 2008
 Địa lý: CHÂU PHI (Tiếp theo)
 I. Mục tiêu: HS biết:
	- Nắm 1 số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
	- Hiểu: Dân cư Châu Phi chủ yếu là người da đen.
	- Nêu được một số đặc điểm kinh tế Châu Phi.
	- Xác định trên bản đồ một số quốc gia: Ai Cập, An-giê-ri, Cộng Hoà Nam Phi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - SGK, quả địa cầu 
 - Bản đồ tự nhiên châu Phi
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
 - Nêu và chỉ vị trí giới hạn của châu Phi 
- Nêu địa hình, khí hậu của châu Phi 
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Dân cư châu Phi (làm việc cả lớp)
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục thế giới ?() 
- Quan sát tranh và cho biết dân châu Phi có màu da như thế nào ? Dân cư sống tập trung ở đâu ?
Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt lại 
Hoạt đông 3: Hoạt động kinh tế (làm việc theo nhóm bàn)
Bước 1: GV chia nhóm bàn, thảo luận theo phiếu bài tập:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học  ?
+ Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì ? Vì sao ?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi 
Bước 2: HS trình bày kết quả, mỗi nhóm trình bày một nội dung. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV kết luận: châu Phi là châu lục chậm phát triển, chỉ tập trung trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản. Đời sống người dân châu Phi khó khăn. Chỉ có các nước phát triển hơn là công hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập. 
Hoạt động 4: Ai cập (làm việc theo cặp)
Bước 1; GV yêu cầu HS thảo luận theo đôi câu hỏi: Quan sát bản đồ treo tường, cho biết vị trí của đất nước Ai Cập. Ai Cập có dòng sông nào chảy qua ?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận lại 
3. Củng cố, dặn dò
- HS cả lớp đọc thầm bài học – 2 HS đọc to
- Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------
 Lịch sử: CHIẾN THẮNG 
“ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG ”
 I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết: Đế quốc Mĩ từ ngày 1/ 8 đến ngày 30/ 12/ 1972 đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt HN, nhưng quân dân miền Bắc đã làm thất bại âm 
mưu của Mĩ.
- Trình bày sự kiện lịch sử.
- Giáo dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - SGK, vở bài tập, bản đồ thành phố Hà Nội 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
 - Hãy thuật lại cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền nam trong dịp tết mậu Thân năm 1968.
 - Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu Thân 1968 
+ Nêu những điều em biết về máy bay B52 ?
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52.
- HS lần lượt trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt lại 
Hoạt đông 3: Hà nội 12 ngày đêm quyết chiến 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ pha hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
+ Lực lượng và phạm vi của máy bay Mĩ ?
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội.
+ Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội 
- GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung, GV kết luận những ý chính
Hoạt động 4: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại 
 - GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp: Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ?(vì chiến thắng mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trận Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng này buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại ở VN và ngồi vào bàn đàm phán hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN)
 - GV gọi HS nêu cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội ()
3. Củng cố, dặn dò
- Cả lớp đọc thầm phần bài học – 2 HS đọc to 
- HS tham gia trò chơi: đố bạn. 
- Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc