Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. Làm BT 1,2,3

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

II. Chun bÞ: -Phiếu học tập bài 2.

III: Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp.

Bài toán: Một người đi xe đạp từ A đến B mất 3 giờ 15 phút. Tính vận tốc của người đi xe đạp đó biết quãng đường từ A đến B dài 49,4km?

-Gọi một số em nhắc lại cách tính vận tốc.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 @&? 
THỨ 2:
Ngµy d¹y: .......................................	
Toán: T131 LUYỆN TẬP 
I. Mơc tiªu: Giúp HS :
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. Làm BT 1,2,3
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. ChuÈn bÞ: -Phiếu học tập bài 2.
III: Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ (3-5 phút): 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp.
Bài toán: Một người đi xe đạp từ A đến B mất 3 giờ 15 phút. Tính vận tốc của người đi xe đạp đó biết quãng đường từ A đến B dài 49,4km? 
-Gọi một số em nhắc lại cách tính vận tốc.
2. Dạy - học bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
 Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1 : Làm bài tập 1. 6 phút) 
-Yêu cầu học sinh đọc bài, tìm hiểu đề bài và làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
-GV chốt lại cách làm.
Giải:
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m / phút)
- Chú ý: GV có thể hướng dẫn học sinh tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m / giây theo hai cách sau:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính vận tốc.
HĐ2. Làm bài tập 2. (7-8 phút) 
-Gọi HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu đề bài.
-GV phát phiếu yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm 2 em vào phiếu. 2 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-GV nhận xét sửa bài.
s
130 km
147 km
210 m
1014 m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5
km/giờ
147
km/giờ
35
m/giây
78
m/phút
HĐ3. Làm bài tập 3 và 4. (13-15 phút) 
-Gọi HS đọc bài tập 3 ; 4 và tìm hiểu yêu cầu bài tập.
-Tổ chức cho HS làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-GV nhận xét chấm điểm và chốt lại:
Bài 3: 
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
25-5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là:
0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) 
Bài 4: Giải
Thời gian ca nô đi là:
7giờ 45 phút – 6 giờ 30phút = 1 giờ 15 phút
1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 ( km/giờ)
 Đáp số: 24km/ giờ
=> GV có thể cho học sinh đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút và vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/ phút)
0,4 km / phút = 24 km / giờ (vì 60 phút = 1 giờ)
- Học sinh đọc đề tìm hiểu đề .Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS đọc nêu yêu cầu bài tập.
-HS nhận phiếu và làm bài vào phiếu.
-Đổi phiếu sửa bài.
Học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Hai học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- Dành cho HS khá giỏi
-2 HS nêu.
3. Củng cố – Dặn dò (3 phút) 
-Yêu HS nêu lại cách tính vận tốc. - Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về học lại bài, chuẩn bị bài: Quãng đường.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
 Tập đọc TRANH LÀNG HỒ 
I. Mơc tiªu: 
- Đọc đúng: Trồng trọt, lợn ráy, khoáy, lá tre,  Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào.
- Hiểu nghĩa các từ: Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
+Ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
 	 - GDHS yêu thích nghệ thuật.
II. ChuÈn bÞ: - GV : Tranh SGK phóng to; sưu tầm một số tranh làng Hồ.
III: Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) : Bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
HS1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? 
HS2. Kể lại việc lấy lửa trước ki nấu cơm? -GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
*Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1: Luyện đọc. (8-10 phút) 
-Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải ở SGK.
-GV giới thiệu cách chia bài thành 4 đoạn 
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp 
+Đọc nối tiếp lần 1: GV phát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho học sinh; ghi bảng các từ HS đọc sai 
+Đọc nối tiếp lần 2: tiếp tục sửa sai và hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
-GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2 : Tìm hiểu bài. (8 -10 phút) 
 H-Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
H-Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
H-Những từ ngữ nào ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
H-Vì sao tác giả lại biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? 
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 em rút ra ý nghĩa của bài, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
Ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo. 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. (8-10 phút) 
-Yêu cầu học sinh nêu cách đọc, thể hiện cách đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.( chú ý Giọng đọc, nhấn giọng ở các từ : thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi )
-Tổ chức HS đọc diễn cảm.
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-Dặn HS về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Đất nước” 
-1 em đọc toàn bài lớp đọc thầm.
-1HS đọc chú giải.
-Theo dõi làm dấu vào SGK.
-HS nối tiếp đọc trước lớp.(2 lần)
-Kết hợp phát âm lại từ đọc sai và cách ngắt nghỉ.
-Lắng nghe nắm bắt cách đọc.
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ,
-Kĩ thuật tạo tranh làng Hồ rất đặc biệt:Màu đen..Màu trắng.. 
-Tranh lợn ráy .
-Tranh vẽ đàn gà con .
-Kĩ thuật tranh: đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
Màu trắng điệp là sự sáng tạo 
-HS trả lời các HS khác theo dõi bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm 2 em nêu đại ý của bài.
Đọc lại nội dung.
HS nêu cách đọc từng đoạn và thể hiện cách đọc.(4 em 4 đoạn)
-Theo dõi nắm bắt.
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
-Thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 em đọc ý nghĩa.
3. Củng cố – Dặn dò (2 phút) 
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung bài.
-GV giáo dục và nhận xét tiết học.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
Chính tả: ( NHỚ - VIẾT) CỬA SÔNG
I. Mơc tiªu: 
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài “Cửa sông”.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố , khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. ChuÈn bÞ: GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 
III: Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc gọi HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. 
Ơ- gien Pô –chi-ê, Pháp, Pô-chi-ê, Pa-ri, Pi-e Đơ-gây-tê. 
 -GV nhận xét sửa sai.
2. Dạy - học bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
 (18-20 phút) 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
-Gọi HS đọc thuộc bài chính tả: Cửa sông.
H. Cửa sông là địa điểm đạc biệt như thế nào?
(là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hòa lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.)
b) Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết các từ khó, lớp viết vào bảng con các từ: con sóng, nước lợ, nông sâu, uốn cong, lưỡi sóng, lấp lóa.
- GV nhận xét HS viết từ khó.
c) Viết chính tả – chấm bài.
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
-HS nhớ viết bài vào vở.
-Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 4, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ2 : Luyện tập. (8-10 phút) 
Bài tập 2: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 , gạch dưới các tên riêng tìm được; giải thích cách viết các tên riêng đó. GV phát phiếu cho học sinh làm.
-Nhận xét bài HS àm và chốt lại.
- 1 HS đọc bài , lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con
-Nhận xét bài viết trên bảng.
-HS viết bài vào vở.
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-Tổ 4 nộp bài.
+ 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
+ Trao đổi nhóm 2 em làm bài. 1 nhóm lên bảng làm.
+ Lớp nhận xét bổ sung.
Tên riêng
Giải thích.
-Tên người: Cri-xto-phô – rô, Cô-lôm-bô; A-mê-ri-gô; Ve-xpu-xi; Ét-mân; Hin-la-ri, Ten -sinh No-rơ-gay.
-Tên địa lí: I-ta –li-a; Lo-ren; A-mê-ri-ca; E-vơ-rét; Hi-ma-lay –a; Niu Di –lân.
-Viết hoa những chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
-Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp.
-Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (Viết hoa chữ cái đầu mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt.
3. Củng cố – Dặn dò (2 phút) 
-GV nhận xét tiết học.-Ghi nhớ những từ đã ôn luyện để không viết sai chính tả, ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
THỨ 3:
Ngµy d¹y: .......................................	
Toán: T132 QUÃNG ĐƯỜNG
I. Mơc tiªu: 
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. Làm BT 1, 2.
- HS vận dụng cách tính quãng đường vào làm toán giải có liên quan..
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
II. ChuÈn bÞ: - GV : 2 Bảng phụ.
III: Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (3-5 phút) 
Bài toán: Sau khi đi xe đạp 15 phút bạn Tâm tiếp tục đi bộ 30 phút và đi được quãng đường 6750m. Tính vận tốc đi bộ của bạn Tâm, biết vận tốc đi bộ bằng vận tốc xe đạp. GV nhận xét bài HS làm ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giíi thiƯu bµi ... thế thì, nếu thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. Câu văn sẽ là:
-Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thì, nếu thế thì, nếu vậy thì ) bố hãy tắt đèn đi và kí vào học bạ cho con.
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề. Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Cá nhân thi nhau tìm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh trả lời.
-3 HS đọc ghi nhớ.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn hoàn thành bài tập 1.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh làm vào phiếu học tập.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố – Dặn dò (3 phút) 
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-Dặn HS về viết lại bài tập 2. Chuẩn bị bài tiếp theo.
 Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
THỨ 5:
Ngµy d¹y: .......................................	
Toán: T134 THỜI GIAN
I. Mơc tiªu: Giúp HS:
	- HS biết cách tính thời gian của một chuyển động đều . Làm BT 1 cột 1,2; bài 2.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày bài sạch sẽ.
II. ChuÈn bÞ: - GV : Bảng phụ chép bài toán 1 và 2.
III: Các hoạt động dạy học:
 	1. Kiểm tra bài cũ : 3-5 phút) 
 -Gọi 1 HS lên bảng làm bài số 4 SGK trang 142. 
-GV nhận xét bài làm trên bảng chấm điểm.
2. Dạy - học bài mới : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) HĐ1. Hình thành cách tính thời gian.(10-12 p) 
-GV gắn bảng phụ có ghi ví dụ 1 lên bảng.
-Yêu cầu HS đọc bài toán và tóm tắt:
 Quãng đường : 170km
 Vận tốc : 42,5km/giờ
 Thời gian : .?
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính thời gian ô tô đi hết quãng đường 170km.
-GV ghi lên bảng:
 Thời gian xe đi hết quãng đường là: 
 170 : 42,5 = 4(giờ)
 Đáp số : 4 giờ
H-Muốn tính thời gian ô tô đi ta làm thế nào?
(Ta lấy quãng đường chia cho vận tốc )
-Yêu cầu HS rút ra quy tắc tính thời gian, GV chốt lại: t = s : v
VD2: Tương tự ví dụ một hướng dẫn học sinh làm.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
-GV nhận xét và chốt lại 
-GV giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức tính thời gian.
HĐ2: Luyện tập thực hành: (16 -18 phút) 
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Phát phiếu họcï tập yêu cầu học sinh làm vào phiếu.
-GV nhận xét chốt lại:
S (km)
35
10,35
108,5
81
v (km/giờ)
14
4,6
62
36
t (giờ)
2,5
2,25
1,75
2,25
H-Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
-GV nhận xét và chốt lại:
 Giải:
a-Thời gian người đó đi là:
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ) = 1giờ 45 phút
b-Thời gian người đó chạy là:
2,5 : 10 = 0,25 (giờ) = 15 phút
 Đáp số: a) 1giờ 45 phút ; b) 15 phút
Bài 3:
-Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
-GV nhận xét và chốt lại:
Giải:
Thời gian máy bay bay là:
2150 : 860 = 2,5 ( giờ) = 2giờ 30 phút
Máy bay đến nơi lúc:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
 Đáp số: 11giờ 15 phút
-Học sinh đọc đềø tìm hiểu đề nêu cách giải.
-Yêu cầu một học sinh lên bảng làm.
-Lớp làm vào vở nháp.
-Học sinh trả lời.
-2 học sinh nhắc lại.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào nháp.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-2-3 học sinh nêu.
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề.
-Làm bài vào phiếu học tập.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
-1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- Dành cho HS khá giỏi
 -Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò : (3 phút) 
-Yêu cầu HS nêu cách tính thời gian.
 -Dặn HS về nhà làm bài ở vở bài tập toán, chuẩn bị bài tiếp theo. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
Tập làm văn: TẢ CÂY CỐI 
 ( Kiểm tra viết )
I. Mơc tiªu: 
- Học sinh viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu của đề bài ; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
- Rèn kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy có nhiều sáng tạo.
- Giáo dục HS viết văn có cảm xúc, thể hiện tình yêu thiên nhiên.
II. ChuÈn bÞ: : Một số tranh ảnh minh họa về cây cối.
III: Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) : Gọi 2 HS nhắc lại dàn ý bài văn tả cây cối? 
2. Dạy - học bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1 : Hướng dẫn chung. (2 -3 phút) 
- Cho HS đọc 5 đề kiểm tra trong sgk 
- GV giao việc :
 + Các em chọn một trong 5 đề. 
 + Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề đã chọn.
- GV gọi một số HS cho biết em đã chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có).
HĐ2 : Học sinh làm bài. (25 -30 phút) 
- GV nhắc lại cách trình bày bài.
- Cho HS làm bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở. 
GV thu bài vào cuối giờ học
+1 HS đọc to 5 đề bài, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe. 
+Một số em nêu đề bài mình chọn.
+ HS lắng nghe.
+ Cả lớp làm bài.
+ Nộp bài vào cuối giờ.
	3 - Củng cố : Dặn dò . (1 phút) 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới “Ôn tập” 
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
THỨ 6:
Ngµy d¹y: .......................................	
Toán: T135 .LUYỆN TẬP 
I. Mơc tiªu: 
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa hai thời gian, vận tốc và quãng đường. Làm BT 1, 2 , 3.
- Giáo dục HS tính chính xác, trình bày sạch sẽ.
 II. ChuÈn bÞ: Phiếu bài tập bài 1.
III: Các hoạt động dạy học:
 	1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp.
Bài toán: Quãng đường A đến B dài 36,9km. Một người đi xe đạp với vận tốc 12,3km/giờ khởi hành từ A lúc 8 giờ 47 phút. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? 
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Giíi thiƯu bµi: GV nªu mơc tiªu bµi häc (1 ' ) 
 HĐ1: Làm bài tập 1.
-Yêu cầu học sinh đọc đề và nêu yêu cầu đề bài.
-Phát phiếu họcï tập yêu cầu học sinh làm vào phiếu.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại:
S (km)
261
78
165
96
v (km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính thời gian.
HĐ2: Làm bài tập 2, 3, 4.
-Yêu cầu HS đọc đề bài 2, 3, 4 và nêu cái đã cho, cái phải tìm của từng bài toán.
-Yêu cầu HS nêu cách làm bài, GV kết hợp giải quyết những vướng mắc của HS.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở; 3 em thứ tự lên bảng làm.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại đáp án từng bài và chấm điểm.
 Bài 2: Giải:
 1,08 m = 108 cm
Con sên bò quãng đường dài 1,08 m trong:
 108 : 12= 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút.
Bài 3:
 Giải:
Thời gian đại bàng bay: 72 : 96 = (giờ) = 45 phút
 Đáp số: 45 phút
Bài 4: 
 Giải:
 10,5 km = 10500 m
Thời gian rái cá bơi được quãng đường dài10,5km là: 10500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề.
-Làm bài vào phiếu học tập.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-HS đọc đề bài 2, 3, 4 và nêu cái đã cho, cái phải tìm của từng bài toán.
-HS nêu cách làm và những thắc mắc của mình.
-HS làm bài vào vở; 3 em thứ tự lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Dành cho HS khá giỏi
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính thời gian.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở bài tập toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
Rĩt kinh nghiƯm tiÕt d¹y:
Đạo đức: EM YÊU HOÀ BÌNH ( T2)
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hoà bình. Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
- Giáo dục các em lòng nhân ái, lòng yêu hòa bình, yêu lẽ phải.
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên :Tranh ảnh về cuộc sống trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh, các hoạt động bảo vệ hoà bình ; chống chiến tranh 
 - Điều 38 , Công ước Quốc tế quyền trẻ em	
Học sinh : Bút màu , giấy vẽ
III. Các hoạt động dạy và học:1.
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Để thế giới không còn chiến tranh, mọi người sống hoà bình, ám no hạnh phúc, trẻ em được tới trường chúng ta cần phải làm gì ?
- GV nhận xét.
2 Bài mới : 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
 * Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
 Hoạt động 1 : Triển lảm về chủ đề “ Em yêu hoà bình”
 + Treo Tranh ảnh về cuộc sống trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh , về sự tàn phá của chiến tranh . Em thấy những gì trong tranh ?
Kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát , đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh 
 Hoạt động 2 : Vẽ cây hoà bình
- Lắng nghe
 - 1 nhóm trình bày 1 câu hỏi 
 - Cả lớp trao đổi bổ sung 
Vẽ theo nhóm 4
Vẽ cá nhân
 - Trưng bày tranh
3. Củng cố : Nhận xét tiết học 
 + Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các Hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới : sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, về chủ đề Em yêu hoà bình 
 + Mỗi em vẽ bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc