Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1 )

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học trong HKII.

- Củng khắc, sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép), tìmđúng cac ví dụ minh hoạ về các kiếu cấu tạo câu trong bảng tổng kết

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tê từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.

- Bút dạ và 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2.

- 4, 5 tờ phiếu ghi nội dung BT2 theo mẫu khác SGK.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28
 Thứ hai, ngày 31 tháng 03 năm 2008
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học trong HKII.
- Củng khắc, sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép), tìmđúng cac ví dụ minh hoạ về các kiếu cấu tạo câu trong bảng tổng kết
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tê từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
- Bút dạ và 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2.
- 4, 5 tờ phiếu ghi nội dung BT2 theo mẫu khác SGK.
III.Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
* Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL (Khoảng 1/5 lớp) .
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm được xem lại bài khỏng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi theo về đoạn, bài vừa học.
- HS trả lời - GV nhận xét - ghi điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy dã viết bảng tổng kết; HS nhìn lên bảng, lắng nghe GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm VD minh hoạ cho từng kiểu câu ( câu đơn câu ghép). Cụ thể:
+ Câu đon: VD1
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối: 1 VD / Câu ghép dùng từ nối: Câu ghép dùng QHT (1VD) - Câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1VD)
- HS làm bài cá nhân, các em nhìn bảng tổng kết, tím VD, viết vào vở hoặc BT.
- GV phát giấy và bút dạ cho HS.
- HS tiếp nối nhau nêu VD minh hoạ lần lượt cho từng câu .
- Lớp và GV nhận xét nhanh.
- Những HS làm bài trên giấy dán lên bảng - Trình bày.
- Lớp và GV nhận xét, tyuên dương.VD:
Các kiểu cấu tạo câu ghép
Ví dụ
Câu đơn
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Linh.
- Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã rất thích ngắm tranh Đông Hồ.
Câu ghép không dùng từ nối
- Lòng sông rộng, nước xanh trong.
- Mây bay, gió thổi.
Câu ghép dùng QHT
- Súng kíp của ta mới bắn 1 phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nện cỏ cây héo rũ.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra đọc, HTL hoặc KT chưa đạt về nhà luyện đọc.
-----------------------------------------------
 Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG 
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố kỹ năng tính thời gian, vận tốc quãng đường.
- Thực hành giải toán.
- Yêu thích môn học.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1: 1 HS đọc đề bài - Nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn để HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
- GV cho HS nêu cách giải và tự giải vào vở - 1 HS giải bảng.
- Lớp và GV nhận xét - chữa bài (ĐS: 15 km)
* GV có thể nêu nhận xét: Cùng một quãng đường đi, nếu thời gian của xe máy gấp 1, 5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m / phút
 1250 : 2 = 625 ( m / phút) 1 giờ = 60 phút
Một gìơ xe máy đi được:
625 60 = 37500 (m) 
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km
Bài 3: 1 HS đọc đề bài nêu yêu cầu
GV cho HS đổi: 15,75 km = 15750 m
 1 giờ 45 phút = 105 phút
HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên bảng làm.
Lớp nhận xét, GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài toán
Cho HS đổi đơn vị 72 km / giờ = 72000 m / giờ
Gv cho HS làm bài vào vở ( ĐS: 2 phút )
Lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm BT ở VBT.
-----------------------------------------------
 Chính tả: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Hai, ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
* Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL (Khoảng 1/5 lớp) .
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm được xem lại bài khỏng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi theo về đoạn, bài vừa học.
- HS trả lời - GV nhận xét - ghi điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS đọc lần lược từng câu văn, làm bài vào vở BT.
- Gv phát riêng bút dạ và giấy đã viết nội dung BT cho 3 HS.
- Hs tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét nhanh.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày.
- Lớp và GV nhận xét, sữa chữa, kết luận những HS làm bài đúng:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm bên trong nhưng chúngđiều khiển kim đồng hồ. / chúnh rất quan trọng. / ...
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. / sẽ chạy không chính xác. / sẽ không hoạt động./
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “ Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập, củng cố kiến thức xác định câu đơn, câu ghép và các bộ phận trong câu. Xác định từ ghép và từ láy.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài 1: Ghi đáu X vào ô trống sau các từ đúng:
Từ ghép
Từ láy
Ruộng rẫy
X
Học hành
Đậm đà
Luộm thuộm
X
Nước non
X
Lim dim
X
Lom khom
Xôi xả
X
Đi đứng
X
Mương máng
Khôn khéo
Mượt mà
X
- HS nêu yêu cầu - HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời miệng - Lớp và GV nhận xét, Chốt ý đúng.
Bài 2:
Câu: Sau lăng, những cánh đào Tô Hiệu của Sơn La khoẻ khoắn vượt lên, reo vui với nhánh sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ.
Câu trên là: a) Câu đơn £
b) Câu ghép có từ nối £
c) Câu ghép không có từ nối £
- 1 HS đọc đề bài - nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời miệng - các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý đúng ( Câu a)
Bài 3: Hãy tìm 5 từ cùng nghĩa với từ “chết” và đặt câu với 5 từ tìm vừa được.
HS làm việc cá nhân - Gọi HS trả lời miệng ý 1.
Lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng.
HS đặt câu vào vở - GV theo dõi.
Gọi một số HS đọc câu mình đặt - GV nhận xét bổ sung.
Bài 4: Gạch dưới các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng/nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười/nhộn nhịp vui vẻ. CN1 VN1 CN2
 VN2
b) Suốt cả buổi chiều, bạn Ngọc/miệt mài làm bài tập.
 CN VN
- HS thảo luận nhóm đôi - Gọi 2 HS lên bảng làm BT
- Lớp, GV nhận xét, chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
 ----------------------------------------------- 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập và nâng cao kiến thức đã học ở phân môn LTVC từ tuần 19 - 27.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài1: (bài2 tr. 92)
- 1 HS đọc yều cầu bài - Lớp đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. Xác định từng câu đó thuộc kiểu câu gì?
- HS trả lời miệng - Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
( a: câu đơn - b: câu ghép )
Bài 2: 
- 1HS đọc đề bài - GV hướng dẫn HS đọc và xác định xem từng câu đó thuộc kiểu câu gì? (Câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép có dùng từ nối?)
- HS làm việc - Trả lời miệng - Lớp nhận xét, chốt ý đúng.
( a: câu ghép không dùng từ nối - b: câu ghép dùng từ nối)
Bài 3: 
- HS mở SGK TViệt tập 2 trang 101. Đọc nội dung bài văn và dựa vào nội dung bài văn để viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo nên câu ghép.
- HS tự làm bài vào vở - GV theo dõi.
- Gọi 1 số HS đọc các câu đã viết hoàn chỉnh.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài tập đã làm và bổ sung những bài chưa hoàn thành.
 ----------------------------------------------- 
 Đạo đức: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP QUỐC (Tiết 1 ) 
I. Mục tiêu: 
Học sinh có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
Biết hợp tác với các nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương em.
Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương và ở nước ta.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, ảnh băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở VN.
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ:
 - Chiến tranh gây ra hậu quả gì?
 - Để mọi người đều được sống trong hoà bình, trẻ em có thể làm gì?
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài - Ghi đề
 b) Tìm hiểu bài
 vHoạt động 1: Phân tích thông tin.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản nhất về Liên Hợp Quốc và quan hệ của VN với tổ chức này.
	* Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh đọc các thông tin trang 41, 42 và hỏi:
Ngoài những thông tin trong SGK, em nào còn biết gì về tổ chức LHQ?
Giới thiệu thêm với học sinh một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ ở các nước, ở VN và ở địa phương.
® Kết luận:
+ LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+ Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công lí và tiến bộ xã hội.
+ VN là một thành viên của LHQ.
 v Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - Thảo luận nhóm bài 1 (SGK).
 * Mục tiêu: Học sinh có thái độ và suy nghĩ đúng về tổ chức LHQ.
	 * Cách tiến hành:
Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1/ SGK.
® Kết luận: Các ý kiến đúng: c, d.
 Các ý kiến sai: a, b, đ.
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
3.Củng cố - dặn dò: 
Tìm hiểu về tên của 1 số cơ quan LHQ ở VN, về hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địa phương em.
Tôn trọng và hợp tác với các nhân viên LHQ đang làm việc tại địa phương em.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Nhận xét tiết học.
 Thứ ba, ngày 01 tháng 04 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
 Toán:	LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kỹ năng tính thời gian, vận tốc quãng đường.
- Thực hành giải toán ...  HS tự làm ròi chữa bài.
3999; 4856; 5468; 5486
3762; 3726; 2763; 2736
Bài 5: HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Nêu đặc điểm một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, ...
- Từ những dấu hiệu đó – HS tự làm - Điền số vào ô trống cho thích hợp.
 - HS làm bảng - Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò:
HS nêu tính chất chia hết cho 2, 3, 5, 9.
GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà xem lại bài và làm bài tập ở VBT.
-----------------------------------------------
 Luyện từ và câu: KIỂM TRA GIỮA KÌ I
 ( Làm theo đề của chuyên môn )
 Kĩ thuật: ( Đ/c Chúc dạy )
-----------------------------------------------
 Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy )
 Thứ sáu, ngày 04 tháng 04 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
-----------------------------------------------
 Toán: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố cho học sinh về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số và so sánh phân số.Thực hành giải toán.
 - Yêu thích môn học.
II. Hoạt đọng dạy - học:
1. Ôn tập kến thức đã học:
-Gọi HS nêu cách tính cộng trừ hai phân số, khác mẫu số - Nêu quy tắc nhân , chia hai phân số.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: HS tự làm - Gọi HS làm bảng, lớp nhận xét chữa bài.
Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản.
- GV yêu cầu HS đọc các phân số mới viết được.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Dặn HS khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó tìm xem mẫu số và tử số cùng chia hết cho số lớn nhất nào.
Chẳng hạn với ta thấy:
- 18 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18.
- 24 chia hết cho: 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24.
- 18 và 24 cùng chia hết cho: 2, 3, 6 trong đó số 6 là số lớn nhất.
Vậy 
Gọi HS lên bảng làm - lớp nhận xét, GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: 1HS đọc đề bài - nêu yêu cầu BT.
GV giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất. Chẳng hạn: Để tìm mẫu số chung bé nhất của các số và ; bìnhb thường ta chỉ việc lấy tích của 12 X 36, nhưngnếu nhận xét thì 
thấy 36 : 12 = 3 tức là 12 X 3 = 36 do đó nếu chọn 36 là mẫu số chung thì việc quy đồng mẫu số chung 2 phân số và sẽ gọn hơn cách chọn 12 X 36 là MSC.
HS làm bảng - Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: HS làm bài - Chữa bài.
Cho HS nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; 2 phân số có tử số bằng nhau.
Bài5: HS tự làm bài - Chữa bài.
HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số.
GV nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
Gv nhận xét tiết học.
Dặn HS về làm bài tập ở vở BT.
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: KIỂM TRA GIỮA KÌ II
 ( Làm theo đề của chuyên môn )
-----------------------------------------------
 Khoa học: SỪ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
 I. Mục tiêu: HS biết:
 - Xác định quá trình phất triển của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián).
	- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
	- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 114, 115 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- HS kể tên một vài động vật đẻ trứng, một số động vật đẻ con.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.
- Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải.
- Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
+ Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải vad chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
- Tiếp theo, cả nhóm cùng thảo luận các câu hỏi:
Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
-Bước 2: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: Giúp HS:
- So sánh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián.
- Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận nhóm theo mẫu (SGV)
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
Lớp, GV nhận xét, chữa bài.
* GV kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
Kết thúc tiết học Gv yêu cầu HS vẽ sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc mục bạn cần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài sau.
 Thứ bảy, ngày 05 tháng 04 năm 2008
 Địa lý: CHÂU MĨ (Tiết 2)
 I. Mục tiêu: HS biết:
- Nắm phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
- Trình bày một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Xác định trên bản đồ vị trí của Hoa Kì.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình của bài trong SGK.
- Bản đồ kinh tế châu Mĩ.
- Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ ( nếu có).
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Châu Mĩ (T1)
Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đánh gía, nhận xét.
2.Bài mới: 
A. Giới thiệu bài - Ghi đề
B. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
a. Dân cư châu Mĩ:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
+ Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung mục 3, trả lời câu hỏi sau:
- Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
- Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
- Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
+ Bước 2: Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp
- GV sửa chữa và giúp đỡ HS hoàn thiện câu trảlời
- GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sinh sống đầu tiên sau đó họ mới chuyển sang phần phía Tây.
GV kết luận mục Dân cư châu Mĩ (SGV)
b. Hoạt động kinh tế:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 1: HS quan sát hình 4, đọc SGK thảo luận nhóm:
- Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Kể tên một số ngành công nghiệp chíh ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam mĩ.
+ Bước 2: Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3: Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- GV kết luận (SGV)
c. Hoa Kì:
* Hoạt động3: Làm việc nhóm đôi.
+ Bước 1: GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ thế giới.
HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì ( Vị trí địa lí, diện tích, dân số, ...)
+ Bước 2: Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
GV nhận xét, sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận (SGV)
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS vể nhà học bài và xem trước bài sau.
-----------------------------------------------
 Lịch sử: TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Học sinh biết chiến dịch HCM, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, bắt đầu ngày 26/ 4/ 1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập.
 - Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh, mở ra thời kỳ mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
- Nêu và thuật lại sự kiện lịch sử.
- Yêu quê hương, nhớ ơn những anh hùng đã hi sinh để giải phóng đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	 - Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975.
- Lượt đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- HS nêu ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa Ri về Việt Nam.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài - Ghi đề
 b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
 *Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
+ GV trình bày tình hình sau hiệp định Pa Ri trên chiến trường miền Nam, thế lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy, bắt đầu từ ngày 4 - 3 - 19 75.
+ Sau 30 ngày đêm chuẩn bị chiến đấu dũng cảm, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dãi đất miền Trung.
+ 17 giờ ngày 26 - 4 -1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 - 4 - 1975.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
HS trả lời câu hỏi:
- Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
GV nhận xét, GV thuật lại sự kiện này và hỏi:
- Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập.
HS đọc SGK và diễn tả cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
* Hoạt động 3:
HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30 - 4- 1975.
HS trả lời - Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng (SGV)
* Hoạt động 4:
GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
3. Củng cố, dặn dó:
HS đọc phần ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài sau.

 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những mặt mạnh, yếu của lớp để có hướng phát huy, khắc phục.
- Nắm được kế hoạch hoạt động tuần tới của lớp, trường để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
II. Lên lớp:
A. Ổn định tổ chức: Hát
B. Tiến hành sinh hoạt:
1. Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ trong tuần qua.
- HS phê và tự phê.
2. GV nhận xét chung.
Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp.
- Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định.
- Học sôi nổi trong các tiết học.
- Thi GKII đạt kết quả cao.
Nhược điểm: - Vệ sinh cá nhân một số em chưa gọn gàng, sạch sẽ.
 - Một số em còn nói chuyện riêng giờ học (Tý, Khánh Ly,..)
3. GV nêu kế hoạch hoạt động tuần tới:
- Duy trì các nề nếp học tập đã đạt được.
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
- Chuẩn bị bài vở ngày thứ hai đầy đủ.
4. Sinh hoạt văn nghệ.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch.
 ....................................................... 
 .......................................................


Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc