Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29 - Thứ ba

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29 - Thứ ba

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HK II

TIẾT 2

 I. Mục tiêu :

 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

 - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.

 II. Đồ dùng dạy học :

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .

 - Bảng nhóm viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh BT 2.

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29 - Thứ ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Ngày dạy: Thứ ba, 23-3-2010 Tiết:29
Ngày soạn: 22-3-2010 SGK:100 SGV:175
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HK II
TIẾT 2
	I. Mục tiêu :
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
	II. Đồ dùng dạy học :
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .
	- Bảng nhóm viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh BT 2.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC:
- Yêu cầu HS nêu lại BT 2.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta cùng Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và Học thuộc lòng .( Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chaỷ các bài đã học từ học kì II của lớp 5 ).
 b) Hướng dẫn bài:
 @Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( hơn 1/5 số Hs trong lớp ):
*Từng Hs lên bảng bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm được xem bài 2 phút ) 
*-Gv đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc . Cho điểm cho HS 
 @ Bài tập 2:
-Gv Hướng dẫn HS đọc.
-GV dán lên bảng lớp bảng phụ viết bảng tổng kết . yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu.
a/ Tuy máy móc của chiếùc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đống hồ chạy . Chúng rất quan trọng /. .
b/ Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếùc đống hồ sẽ hỏng /Sẽ chạy không chính xác /sẽ không hoạt động  .
c/ Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : " Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người ."
-GV nhận xét tiết học. 
4.Củng cố , dặn dò:
-Yêu cầu HS xem lại bài.
- GV nhận xét chung tiết học.
Hát.
HS nêu.
-HS đọc trong SGK ( hoặc thuộc lòng )theo phiếu. 
-1HS đọc yêu cầu của bài .
-HS nhìn bảng nghe Gv hưóng dẫn 
Hs làm bài cá nhân, viết vào vở .
-HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ 
-HS lắng nghe .
Tuần:29
 Ngày dạy: Thứ ba, 23-3-2010 Tiết:3 
Ngày soạn: 22-3-2010 SGK:101 SGV:176
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HK II
TIẾT 3
	I.Mục tiêu :
	- Mức độ về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 	- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn(BT2).
	- HS khá giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
	II.Đồ dùng dạy học :
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .
	- bảng nhóm viết 5 câu ghép của bài " Tình quê hương ".
	III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Yêu cầu HS thực hiện lại BT2.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài :
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và Học thuộc lòng .( Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chaỷ các bài đã học từ học kì II của lớp 5 ).
 b) Hướng dẫn ôn tập:
 @ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( hơn 1/5 số Hs trong lớp ):
*Từng Hs lên bảng bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm được xem bài 2 phút ) 
*-Gv đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc . Cho điểm cho HS 
 @Bài tập 2:
-Gv Hướng dẫn HS đọc.
-GV gắn lên bảng lớp bảng phụ viết bảng tổng kết . yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu .
-Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiệïn tình cảm của tác giả đối với quê hương .
-Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? 
-Tìm các câu ghép trong bài văn .
-Tìm các từ ngữ được lặp lại , được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn .
+ GV mời HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu liên kết câu( bằng cách lặp từ ngữ , thay thế từ ngữ ).
-GV nhận xét , dán tờ giấy phô - tô bài Tình quê hương .Nhận xét , kết luận ( Các từ tôi , mảnh đất được lặp lại nhiều lần có tác dụng liên kết câu .
*Đoạn 1 :
mảnh đất cọc cằn ( câu 2) thay cho làng quê tôi ( câu 1 ) .
*Đoạn 2 :
-mảnh đất quê hương ( câu 3 ) thay cho mảnh đất cọc cằn ( câu 1) .
-mảnh đất ấy ( cẫu 5) thay cho mảnh đất quê hương ( câu 3) .
4. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục oôn tập để chuẩn bị cho tiết 4 .
Hát
-HS đọc trong SGK ( hoặc thuộc lòng )theo phiếu. 
-1HS đọc yêu cầu của bài .
-HS nhìn bảng nghe Gv hưóng dẫn 
Hs làm bài cá nhân, viết vào vở .
-HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ 
-HS lắng nghe .
-đăm đắm nhình theo , sức quyến rũ , nhớ thương mãnh liệt , day dứt 
-Những kỉ niệm tuổi thơ .
-Hs gắn 5 câu ghép đã tìm lên bảng .
-HS đọc câu hỏi 4.Làm bài .
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu :
* HS đọc thầm bài , tìm các từ ngữ , phát biểu ý kiến ; Hs làm đúng lên bảng gạch chân các từ .
+ Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu:
*HS đọc thầm bài , tìm các từ ngữ , phát biểu ý kiến ; Hs làm đúng lên bảng gạch chân các từ .
-HS lắng nghe .
Tuần:29
Ngày dạy:Thứ ba, 23-3-2010 Tiết:57
Ngày soạn:22-3-2010 SGK:112 SGV:176
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. Mục tiêu : 
	- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 106, 107 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt đôïng của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :“Sự sinh sản của côn trùng”.
 - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng ? 
 - Nêu biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại mùa màng ? 
 - Nhận xét, KTBC
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu một loài động vật gần gũi với các em đó là : “Sự sinh sản của ếch”.
 b) Hướng dẫn bài : 
 * HĐ 1 : Tìm hiểu sự simh sản của ếch. 
 @Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.
 @Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo cặp.
 GV cho HS đọc mục Bạn cần biết trước rồi trả lời các câu hỏi). 
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ? 
 + Ếch đẻ trứng ở đâu ? 
 + Trứng ếch nở thành gì ?
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
 + GV gọi lần lượt một số HS trả lời từng câu hỏi trên.
 + GV cho HS chỉ vào từng hình trang 116, 117 SGK. Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch ?
 * HĐ 2 : Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
 @Mục tiêu:HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch . 
 @Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 GV đi tới từng HS hướng dẫn góp ý.
 - Bước 2:
 GV theo dõi và chỉ định một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 116 SGK.
- Bài sau : “ Sự sinh sản và nuôi con của chim “
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- HS trả lời.
-2 HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi trang 106 và 107 SGK (trường hợp không ở gần vùng ao, hồ.
- 2 HS đọc mục bạn cần biết và trả lời 
- Ếch thường đẻ trứng đầu mùa hạ, ngay sau cơn mua lớn.
- Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lền bềnh trên mặt nước.
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
- HS trả lời câu hỏi trên.
+ H 1: Ếch đực đang gọi ếch cái.
+ H2: Trứng ếch. 
+ H3: Trứng ếch mới nở.
+ H4: Nòng nọc con.
+ H5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra 2 chân phía sau.
+ H6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân phía trước.
+ H7: Ếch con đã hình thành 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ.
+ H8:Ếch trưởng thành.
- Từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- HS chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
- 2 HS đọc.
 Tuần:29
Ngày dạy:Thứ ba, 23-3-2010 	 Tiết:142
 Ngày soạn:22-3-2010 SGK: 150 SGV:237
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu :
	- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
	- Thực hiện bài tập: bài 1, 2, 4a, 5.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 2 HS làm lại bài tập 3,5.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em Ôân tập về số thập phân đã học trong thời gian qua.
 b) Hướng dẫn ôn tập : 
 *HĐ 1 : Ôân tập về khái niệm số thập phân: đọc, viết số thập phân
Bài 1:
-Y/c HS đọc đề bài. Tự đọc nhẩm các số đã cho và nêu giá trị mỗi chữ số trong cách viết.
- Gọi 1HS đọc các số và nêu giá trị của mỗi chữ số trong một số.
- HS nhận xét.
 - GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- HS đọc đề bài, thảo luận cách viết .
- Gọi 1 HS lên bảng viết, dưới lớp tự viết vào vở.
 * HĐ 2 : Oân tập tính chất bằng nhau của số thập phân 
Bài 3:
- HS tự đọc đề và tự làm bài.
-Gọi 1HS đọc kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
 * HĐ 3 : Oân tâp quan hệ phân số và số thập phân, so sánh số thập phân 
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài và thảo luận cách làm.
- HS tự làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu.
-Gọi 1 HS lên bảng viết.
- Gọi HS đọc các STP đã viết được; nêu giá trị các chữ số trong vài số.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 5:
- Y/ c HS đọc bài và tự làm bài vào vở .
- Gọi HS đọc kết quả.
4. Củng cố, dặn dò :
- Hãy nêu cách đọc, viết số thập phân ?
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- 2HS thực hiện.
- HS thực hiện các y/c.
HS chú ý nghe, nhận xét.
HS đọc và tóm tắt đề.
- HS thực hiện y/c.
a) 8.65; b) 72.493; c) 0,04.
- HS làm bài. Kết quả:
74,60; 284,30; 401,25; 104,00
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS thực hiện y/c.
- HS làm bài vào vở.
- Kết qua viết:
a) 0,3; 0,03; 4.25; 2,002
b) 0,25; 0,6; 0,875
HS làm bài.
78,6 > 78,59
28,300 = 28,3
9,478 < 9.48
0,916 > 0,906
- 3 HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docThu ba,23-3-2010.doc