Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm từng bài, đọc đúng các rừ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ chủ điểm và BT trong SGk.

III.Hoạt động dạy học:

a) Luyện đọc

- Hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.

- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 - 3 lượt). Có thể chia bài thành các đoạn như sau:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.

+ Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn.

+ Đoạn 3: Từ cơn bão dữ dội đến Quang cảnh thật hỗn loạn.

+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mất thẫn thờ, tuyệt vọng.

+ Đoạn 5: Phần còn lại.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29
 Thứ hai, ngày 07 tháng 04 năm 2008
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm từng bài, đọc đúng các rừ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ chủ điểm và BT trong SGk.
III.Hoạt động dạy học:
a) Luyện đọc
- Hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 - 3 lượt). Có thể chia bài thành các đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Từ cơn bão dữ dội đến Quang cảnh thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mất thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
Khi HS đọc, GV kết hợp sữa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em; giúp các em hiểu đúng những từ mới trong bài (Li-vơ-pun, bao lơn).
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. (Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.)
GV nói thêm: Đây là hai bạn nhỏ người Y-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về Y-ta-li-a.
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (Thấy Ma-ri-ô bị sống lớn ập tới, xô cậu ngả dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc bằng vết thương cho bạn.)
- Tai nạn bất ngờ xẩy ra như thế nào? (Cơn bão dữ dội ập tới, sống lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chím dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cọt buồn, khiếp sợ nhìn mặt biển.)
- Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu? (Một ý nghĩ vụt đến - Ma-ri-ô quyết định nhường chổ cho bạn - cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ....,nói rồi ôm ngang lưng bạn thr xuống nước.)
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứa nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh vản thân vì bạn.)
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhận vật chính trong truyện.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tôt bụng, giàu tình cảm.
c) Đọc diễn cảm
- Một tốp 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễm cảm 5 đoạn của bài văn. GV giúp HS thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đạon cuối bài theo cách phân vai.
- GV đọc mẫu đoạn văn - Từng tốp HS luyện đọc phân vai - Từng tốp thi đọc diễn cảm trươc lớp - Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.)
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Toán: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( tiếp theo )
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập 
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập. Chẵng hạn:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Câu trả lời đúng là khoanh vào D.Bài 2: Tương tự như bài 1. Câu trả lời đúng là khoanh vào B. (Vì số viên bi là 20 x = 5 (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.)
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV có thể cho HS nêu (miệng) hoặc viết ở trên bảng. Chẳng hạn, có thể nêu: phân số bằng phân số phân số bằng phân số .
Nên cho HS giải thích, chẳng hạn, phân số bằng phân số vì: = ; hoặc vì: 
Bài 4: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Phần c) có hai cách làm:
* Cách 1: Quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số.
* Cách 2: So sánh từng phân số với đơn vị rồi so sánh hai phân số đó theo kết quả đã so sánh với đơn vị (coi đơn vị là "cái cầu" để so sánh hai phân số đã cho). 
Chẳng hạn:
 (vì tử số lớn hơn mẫu số)
 (vì tử số bé hơn mẫu số)
Vậy: (vì )
Bài 5: Kết quả là:
a) 
b) (vì 
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm BT ở VBT.
-----------------------------------------------
 Chính tả: ( N-V ) : ĐẤT NƯỚC 
I. Mục tiêu: 
1. Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài đất nước.
2. Nắm được tên viết hoa các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua BT thực hành.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Ba tờ phiếu kẻ bảng phân laọi để HS làm BT2 (xem mẫu ở dưới).
- Ba, bốn tờ giấy khổ A4 để HS làm BT3.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng 3 khô thơ. Cả lớp nghe, nhận xét.
- Cả lớp nhìn SGk đọc thầm 3 khổ thơ cuối. GV nhắc HS chú ý những từ các em dễ viết sai (VD: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất...); cách trình bày bài thơ thể tự do (đầu mỗi dòng thơ thẳng theo hàng dọc).
- HS gấp SGK, nhớ lại, tự viết bài. Nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT (lệnh và bài Gắn bố với miền Nam).
- Cả lớp đọc thầm lai bài Gắn bố với miền Nam, gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng (trong VBT); suy nghĩ kỹ để nêu đúng nhận xétvề cách viết hoa các cụm từ đó. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 HS (hoặc 3 nhóm).
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ đó có tên riêng chỉ người - (Hồ Chí Minh) - thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung của bài tập (Lưu ý HS đọc cả lệnh và đoạn văn).
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- Một HS nói lại tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn: anh hùng lực lượng vú trang nhân dân (lặp lại hai lần); bà mẹ Việt nam anh hùng.
- HS viết lại tên các danh hiệu cho đúng. GV phát giấy khổ A4 cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài tren giấy dán lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố, dăn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập, củng cố về các kiến thức đã học: câu đơn, câu ghép, xác định câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép sử dụng từ nối. Biết thêm vào một vế để tạo thành một câu ghép.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
 Bài 1: Từng câu duới đây thuộc kiểu câu gì? (Câu đơn hay ghép )
a) Ánh nắng ban mai trải xuống cách đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
b) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
HS làm việc cá nhân - Trả lời miệng - lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng
GV yêu cầu HS xác định CN, VN trong các câu trên.
Bài 2: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? ( Câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép có dùng từ nối? )
a) Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể.
b) Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được
HS đọc đề - Nêu yêu cầu BT - HS tự làm - Trả lời miệng.
Lớp và GV nhận xét yêu HS chỉ ra từ nối và xác định CN, VN.
Bài 3: Em đọc bài tình quê hương (TV5-Tập 2 trang 101) Dựa vào nội dung bài văn, em hãy viết tiếp 1 vế câu vào chỗ trống để tạo nên câu ghép.
a) Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên...
b) Chẳng những tôi nhớ những món ăn ngon của quê nhà mà ...
c) Tuy thời gian đã lùi xa nhưng ...
d) Nếu ta không có một tình yêu mãnh liệt đối với quê hương thì ...
- Gọi 1HS đọc đề, nêu yêu cầu - 1HS đọc bài: Tình quê hương.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài - HS tự làm vở.
- Gọi nhiều HS trả lời miệng - Lớp, GV nhận xét, chốt ý đúng.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
 ----------------------------------------------- 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập và nâng cao một số kiến thức về cách xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu. Xác định câu ghép không có từ nối và câu ghép có từ nối. Xác định câu đơn và câu ghép.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài 1: Gạch dưới các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
b) Suốt cả buổi chiều, bạn Ngọc miệt mài làm bài tập.
c) Tre giữ lang, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
- 1 HS làm bài - HS blàm việc cá nhân.
- Gọi 1 HS lên bảng làm - Lớp, GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Xác định câu ghép không có từ nối và câu ghép có từ nối trong các câu sau:
a) Vì gió thổi mạnh nên cây bị đổ.
b) Đất nước ta giàu đẹp, nhân dân Việt nam ta cần cù.
c) Mọi người vỗ tay ran lên: Hồ Chủ Tịch đã đến!
d) Tuy nhà rất xa nhưng bạn Nam vẫn đến trường đúng giờ.
- HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu - HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trả lời miệng - Lớp, GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Trong những câu văn sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép: “ Trên sân trường, vào giờ ra chơi, mọi người chơi náo nhiệt. ác bạn gái từng tốp nhảy dây, các bạn trai chia phe kéo co sôi nổi. Phía xa, trên sân cầu, đội cầu lớp 5A và lớp 5B đang thi đấu quyết liệt”
- HS tự làm bài vào vở - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS.
- Gọi một số HS chấm - 1 số HS nêu miệng
- GV nhận xét, chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
 ----------------------------------------------- 
 Đạo đức: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC 
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Học sinh có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
Biết hợp tác với các nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương em.
Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương và ở nước ta.
II. Các hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ: Em hãy cho biết về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài - Ghi đề
 b) Tìm  ... yêu cầu hS trình bày cách làm bài. Chẳng hạn:
2km 79m =2,079km vì 2km 79m =////km=2,079km.
Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1. Chẳng hạn:
a) 2 kg 350g =2,350kg = 2,35 kg; 1 kg65g=1,065kg.
b) 8 tấn760 kg= 8,760 tấn=8,76tấn; 2tấn 77 kg=2,077tấn.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 0,5m= 0,50m =50cm b) 0,075km = 75m;
c) 0,064kg= 64g; c) 0,08 tấn =0,080 tấn = 80kg.
Chú ý:
- Khi HS chữa bài GV nên yêu cầu HS giải thích cách làm. Chẳng hạn: 0,5m= 50cm vì 0,5m=0m 5 dm=50cm.
- HS có thể viết0,5m =0,50m=50cm hoặc0,5m=50cm.
Bài 4: Thực hiện tương tự như bài 1 và bài 2. Chẳng hạn:
a) 3576m=3,576km; b) 53cm=0,53m;
c) 5360kg=5,360 tấn= 5,36tấn d) 657g=0,657kg.
Khi HS chữa bài, GV có thể yêu cầu HS nêu cách làm bài. Chẳng hạn:
3576m=3,576km vì 3576m=3km 576m=/////km=3,576km.
 3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm BT ở VBT.
-----------------------------------------------
 Tập làm văn : TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sữa lỗi thầy (cô) yêu cầu; phát hiện và sữa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần sữa chung trước lớp.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Một, hai tốp HS phân vai đọc lại hoặc diễn một trong hai màn kịch (Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô) cả nhóm đã hoàn chỉnh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV mở bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài (Tả cây cối), hướng dẫn HS xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung, thể loại); một số lỗi điển hình.
a) Nhận xét chung về bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính
- Những thiếu sót, hạn chế.
b) Thông báo điểm số cụ thể
3. Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa. GV chữa lại cho đúng (nếu sai).
b) Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài
- HS đọc lại lời nhận xét của thầy (cô) giáo và sữa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi đoạn văn chọn một đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm những đoạn viết hay.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Chọn quan sát trước hình dáng, hoạt động của con vật.
-----------------------------------------------
 Khoa học: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
 I. Mục tiêu: HS biết:
- Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Nói về sự nuôi con của chim.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
Hình trang 118, 119 SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi đề
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Quan sát
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc nhóm đôi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào các câu hỏi trang 118 SGK để hỏi và trả lời nhau:
+ so sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 1.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, và 2 d?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV gọi đại diện một số cặp đặt câu hỏi theo các hình kết hợp với các câu hỏi trng SGK và chỉ định các bạn cặp khác trả lời. Bạn nào trả lời được sẽ có quyền đặt câu hỏi cho bạn khác trả lời. Các HS kgác có thể bổ sung hoặc xung phong đặt những câu hỏi khác.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận: 
- Trứng gà (hoặc trứng chim, ...) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non, ...)
- Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành con.
Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi:
Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? tại sao?
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.
3. Củng cố, dặn dò: 
HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về học bài và xem trước bài sau.
 Thứ bảy, ngày 12 tháng 04 năm 2008
 Địa lý: CHÂU ĐẠI DƯƠNG - CHÂU NAM CỰC
 I. Mục tiêu: 	
- Nắm được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Xác định được trên bản đồứ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của 2 châu lục.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu. Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
HS chỉ bản đồ nêu vị trí giới hạn của châu Mĩ.
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
 a. Châu Dại Dương:
 * Vị trí, địa lí, giới hạn:
	*Hoạt động 1 
	Bước 1: HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK.
Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
Trả lời những câu hỏi ở mục a trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả - Chỉ vào bản đồ về vị trí giới hạn của Châu Đại Dương.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu
* Đặc điểm tự nhiên:
	*Hoạt động 2:
Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hiàn thành bảng sau:
Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
 Bước 2: HS trình bày kết quả - Lớp và GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời.
* Dân cư và hoạt động kinh tế:
* Hoạt động 3: HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
- Về số dân, châu Đại dương có gì khác các châu lục đã học?
- Đan cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
- Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
HS trả lời, lớp và Gv nhận xét, chốt ý đúng.
b. Châu Nam Cực:
	*Hoạt động 4 
	Bước 1: HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh:
Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK - Cho biết:
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Đại Dương.
+ Vì sao châu Đại Dương không có cư dân sinh sống thường xuyên?
	Bước 2: HS chỉ trên bảng đồ địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	3.Củng cố - Dặn dò: 
 - Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài và xem trước bài sau.
-----------------------------------------------
 Lịch sử: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
 I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI(Quốc hội thống nhất), năm 1976.
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: 
HS nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 - 4 - 1875 
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài - Ghi đề
 b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
 * Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ cho HS:
+ Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất ( Quốc hội khoá VI) diễn ra như thế nào?
+ Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
+ Ý nghĩa cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 2: GV nêu thông tin kì họp về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-1-1976), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khoá VI.
- Nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
- Các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất các ý: tên nước, quy định, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định, bầu chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, chính phủ.
* Hoạt động 4:- HS thảo luận làm rõ ý: Những quy định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì? ( Sự thống nhất đất nước).
- HS trả lời - Lớp, GV nhận xét, chốt ý đúng.
* Hoạt động 5:- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoá VI.
- HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
- HS nêu - Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
- Cả lớp đọc thầm phần bài học – 2 HS đọc to 
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu: 
- Các đội viên thấy được ưu, khuyết điểm của chi đội và của bản thân để có hướng khắc phục tốt hơn.
- Nắm được phương hướng tuần tới.
 II. Lên lớp:
Ổn định tổ chức: Hát
Tiến hành sinh hoạt:
1. Chi đội trưởng điều hành các phân đội trưởng nhận xét tình hình của phân đội trong tuần qua.
 - Các đội viên phê và tự phê.
2. Chi đội trưởng đánh giá tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua.
3. Anh phụ nhận xét chung:
 Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp.
 - Học và làm bài tập đầy đủ.
 - Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định.
 Nhược điểm: Một số bạn còn nói chuyện riêng ( Binh, Bính, Hợp, ...)
 Tuyên dương: Mầu, Thảo, Yến, Dũng.
 Phê bình: Quỳnh Chi, Bính, Hữu, Hợp.
 4. Kế hoạch tuần tới:
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3.
 - Tham gia tốt Hội thi “Đố vui để học”
 - Duy trì tốt ưu diểm, khắc phục nhược diểm.
 - Tiếp tục duy trì phong trào VSCĐ.
 - Ôn tập tốt chuẩn bị thi GKII.
 - Thực hiện kế hoạch liên đội đề ra.
 5. Anh phụ trách nhận xét tiết sinh hoạt:
 Thực hiện tốt kế hoạch.
 ....................................................... 
 .......................................................


Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc