Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I- MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật

- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

- Trả lời được các câu hỏi SGK

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Thứ 2 ngày 8 tháng 4 năm 2013 
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I- Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- Trả lời được các câu hỏi SGK
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4')
- Gọi 2 HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét ,cho điểm.
2. Bài mới - Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc (10')
- GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài văn.
+ Lượt 1: hướng dẫn HS luyện đọc từ, tiếng khó.
+ HD ngắt giọng câu dài: Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng/ có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc.
+ Lượt 2: hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó ( phần chú giải SGK).
-Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc lại bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý cách đọc cho HS.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài . (10')
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1.
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? 
- TN: truyền đơn.
+ Qua các chi tiết trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này
- TN: bồn chồn: Trạng thái nôn nao, thấp thỏmvì việc chưa biết ra sao.
+ thấp thỏm: Trạng thái không yên lòng khi không biết chắc chắn sự việc có xảy ra không, xảy ra có đúng lúc không.
+ Qua các chi tiết trên , tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Đoạn 2, 3: 
+ Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn
+Vì sao chị út muốn được thoát li?
- TN: Thoát li 
+ Qua các chi tiết trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm (10')
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
+ GV đọc mẫu.
=> GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- GV yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay.
3. Củng cố dặn dò: (1')
+ Nêu nội dung của bài?
- GV nhận xét chung tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau: Đọc và trả lời câu hỏi bài “ Bầm ơi ”.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu GV.
- HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc tiếp nối theo đoạn ( 2 lượt )
+ Đoạn 1: Một hôm ... không biết giấy gì.
+ Đoạn 2: Nhận công việc ... chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Về đến nhà ... nghe anh.
- HS luyện đọc từ, tiếng khó, câu dài.
- HS tìm hiểu nghĩa từ khó hiểu.
- HS luyện đọc theo cặp ( mỗi em 1 lượt).
- 5 HS đọc tiếp nối lại cả bài.HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi cách đọc.
- HS đọc lướt đoạn 1 
+...rải truyền đơn
- HS nêu nghĩa của từ truyền đơn
ý1: Cô út được giao công việc đi rải truyền đơn cho Cách mạng.
+ ...út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
- HS giải nghĩa từ.
ý2: Tâm trạng của cô út khi nhận công việc vinh dự đầu tiên.
- HS đọc lướt.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
ý3: Cô út đã nghĩ ra cách rải truyền đơn khôn ngoan, bí mật và bắt đầu giác ngộ Cách mạng.
- 1HS đọc toàn bài, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi. 
+ Ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị út. 
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- 2 đến 3 HS thi đọc diễn cảm, lớp theo dõi, nhận xét.
*ND: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- HS về nhà đọc lại bài.
- Về nhà đọc và tìm hiểu bài “ Bầm ơi”.
Toán
phép trừ
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
- Làm được các bài tập 1,2,3 trang 159
II. Các họat động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : (4')
- Gọi HS chữa bài tập 2 VBT.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : - Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ. (5')
- GV viết bảng : a - b = c
+ Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính : a - b = c
+ Nêu tính chất của phép trừ ?
- Nhận xét KL
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập ( 5’ )
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 ,3 SGK, trang 159.
- Yêu cầu HS đọc từng bài, nêu bài khó.
- GV hướng dẫn HS giải bài khó.
- GV hướng dẫn HS yếu.
HĐ2 : Hướng dẫn chữa bài tập (20')
Bài 1 : Củng cố cho HS về phép trừ STN, số thập phân , phân số.
- GV gọi HS chữa bài, nêu cách trừ.
Bài 2 : Củng cố cho HS về cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ 
 - Gọi HS chữa bài, nêu cách làm.
- Nhận xét cho điểm
Bài 3 : Giải bài toán có liên quan đến phép trừ hai STP.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Xem trước bài: Luyện tập, trang 160.
- 1 HS chữa bài và nêu các tính chất của phép cộng.
- HS khác nhận xét , bổ sung.
 - HS quan sát SGK.
- HS đọc phép tính và nêu thành phần của phép trừ :
+ Nêu và chỉ được các số bị trừ số trừ và hiệu
+ Nêu được tính chất như SGK
 a - a = 0
 a - 0 = a
- HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- HS nêu bài khó, lớp nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm , lớp nhận xét
- HS khác nhận xét, bổ sung. Nêu cách thực hiện phép trừ.
- 2 HS chữa bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
 x + 5,84 = 9,16 x - 0,35 = 2,55
 x = 9,16 - 5,84 x = 2,55 + 0,35
 x = 3,32 x = 2,9
- 1 HS lên bảng giải
 Bài giải
 Diện tích đất trồng hoa là
 540,8 - 385,5 = 155,3 ( ha)
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là :
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số : 696,1 ha
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
- Chuẩn bị bài sau, xem trước bài.
 Thứ 3 ngày 9 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu:
 Mở rộng vốn từ: nam và nữ
I- Mục tiêu: 
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) 
II . đồ dùng dạy học: 	
 Bảng phụ ghi đáp án BT 1, SGK, trang 129.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
1. Bài cũ: (4')
- Yêu cầu HS đặt câu ví dụ về ba tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giáo viên hướng dẫn HS làm từng bài tập (30’ )
Bài 1: Giải thích nghĩa các từ: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân và nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét, kết luận ý đúng.
+ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ giáo con lăn.
+ Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
+ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ.
3. Củng cố dặn dò: ( 1’ )
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Ôn tập về dấu câu”
Hoạt động của trò
- HS nêu miệng kết quả.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm vào vở.
- HS nêu miệng kết quả. Lớp nhận xét.
+ Anh hùng: Có tài năng, khí phách, làm nên những vệc phi thường.
+ Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Trung hậu: Chân thành và tốt bụng với mọi người.
+ Đảm đang: Biết gánh vác, lo toan mọi việc.
b, Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ VN là: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng...
- HS đọc đề bài.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nghĩa: Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con.
+Phẩm chất: Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
- Nghĩa: Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ vào vị tướng giỏi.
 + Phẩm chất: Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
- Nghĩa: Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc.
Phẩm chất: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- HS đặt câu với mỗi tục ngữ.
- HS nhẩm thuộc lòng các câu tục ngữ và thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Về nhà đọc thuộc các câu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu( dấu phẩy )
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết vận dụng kĩ năng cộng trừ trong thực hành tính và giải toán.
- Làm các bài tập 1,2 trang 160. 
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4')
-Yêu cầu HS lên giải BT 3, VBT .
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới. - Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. (7')
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2. SGK.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài, nêu bài khó.
- GV hướng dẫn bài khó cho HS: Bài 3.
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài. (23')
 Bài 1: Củng cố thực hiện phép cộng phân số và số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nêu cách làm.
 - Nhận xét cho điểm
 Bài 2: Củng cố vận dụng phép cộng và phép trừ để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
 - Nhận xét cho điểm
3. Củng cố dặn dò: (1')
 - Nhận xét chung tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập Phép nhân 
- 1 HS lên bảng giải, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS mở SGK, làm bài tập 1, 2 SGK trang 160.
- HS đọc yêu cầu của từng bài, nêu bài khó.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi nhận xét, nêu cách làm.
 a =; ; . b = 860,47; 671,63
- 4 HS chữa bài, lớp theo dõi, nhận xét.
Đáp số
 a = 2; ; b = 135,97; 10
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
- Xem trước bài: Phép nhân.
Kĩ thuật
Lắp rô bốt (tiết 2)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
	- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô - bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô bốt theo mẫu, rô - bốt lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô bốt lắp chắc chắn. Tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được. 	
II. Đồ dùng dạy học :
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
1. Bài cũ: (3')
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. (7')
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước lắp rô bốt.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
HĐ2. HS thực hành lắp rô bốt. (24')
a, Chọn chi tiết :
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết.
- GV kiểm tra HS chọn chi tiết.
b, Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ để nắm vững quy trình lắp rô bốt.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
c, Lắp rá ... ố học sinh giỏi và khá của trường tiểu học là:
 ( tổng số học sinh toàn trường )
 	Phân số chỉ số học sinh trung bình của trường là:
1- ( tổng số học sinh toàn trường )
Tỉ số phần trăm số học sinh trung bình so với số học sinh toàn trường là:
: 40 = 17,5 %
Nếu trường có 400 học sinh thì số học sinh trung bình chiếm:
 	400 : 100 x 17,5 = 70 ( học sinh )
Đáp số: 17,5 %
 	 70 học sinh.
Bài 6: Tính
 a. - 80007 - 85,297 - 70,014 - 0,72
 30009 27,549 9,268 0,297
 49998 57,703 60,746 0,423
 b. 
 - = = - = - = = 
 2 - = - = 5 - 1,5 - 1 = - - = = 2
 Bài 7: Tìm x 
 a. x + 4,72 = 9,18 x - = 
 x = 9,18 - 4,72 x = + 
 x = 4,46 x = 
b. 9,5 - x = 2,7 + x = 2 
 x = 9,5 - 2,7 x = 2 - 
 x = 6,8 x = 
Bài 8. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh m.Mỗi xăng ti mét khối kim loại nặng 6,2g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kg?
Bài giải
 Đổi : m = 20cm
 Thể tích của khối kim loại hình lập phương là :
 20 x 20 x 20 = 8 000 (cm3)
 Khối kim loại đó cân nặng là :
 6,2 x 8000 = 49 600 (g)
 49 600g = 49,6 kg
 Đáp số : 49,6 kg.
Bài 9: Hình lập phương A có cạnh 4cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A. Hỏi thể tích hình lập phương B gấp mấy lần thể tích hình lập phương A?
Hướng dẫn
Cạnh hình lâp phương B là: 4 x 2 = 8(cm)
Thể tích hình lập phương B là: 8 x 8 x 8 = 512(cm3)
Thể tích hình lập phương A là :4 x 4 x 4 = 64(cm3)
Ta có: 512 : 64 = 8 
Vậy thể tích hình lập phương B gấp 8 lần hình lập phương A.
Có thể nhận xét tổng quát hơn :
Thể tích của hình lập phương cạnh a là :
V(1)= a x a x a
Thể tích của hình lập phương cạnh 2a là :
V(2)= (2a) x (2a) x (2a) =8 x (a x a x a)=8 x V(1)
III. Củng cố Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về xem lại bài.
luyện Toán (Thứ 6)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép cộng, trừ , nhân, chia các số tự nhiên , các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán về diện tích, thể tích.
II. Các họat động dạy học
 Hướng dẫn HS thực hành làm các bài tập.
Bài 1 : ( Bài 3, VBT, trang 97 ) Tính bằng hai cách:
a. 
b. 0,9 : 0,25 + 1,05 : 0,25 = ( 0,9 + 1,05 ) : 0,25 = 7,8
 0,9 : 0,25 + 1,05 : 0,25 = 3,6 + 4,2 = 7,8
Bài 2: ( Bài 2, VBT, trang 96 )Tính nhẩm
a. 52 : 0,1 = 520 0,47 : 0,1 = 4,7
 52 x 10 = 520 0,05 : 0,1 = 0,5
 b. 87 : 0,01 = 8700 54 : 0,01 = 5400
 887 x 100 = 8700 42 : 0,01 = 4200
 c. 15 : 0,25 = 15 x 4 = 60 18 : 0,5 = 18 x 2 = 36
 32 : 0,25 = 32 x 4 = 128 24 : 0,5 = 24 x 2 = 48 
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
 5327 x 46 = (245042) 1327 x 2,48 = (3290,96)
 1471,18 : 3,4 = (432,7) 57 : 9,5 = (6)
Bài 4: Tính:
 a, = ()
 b, = ()
 c, 895,72 + 402,68 – 634,87 = (627,53)
Bài 5: Tính bằng cách thuận tiện nhất
 a, = (4)
 b, 98,54 - 41,82 - 35,72 = (21)
Bài 6: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật làm bằng kính (không có nắp) có chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm, chiều cao 45cm. Mực nước ban đầu trong bể cao 35cm. 
 a,Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó.
 b, Người ta cho vào bể cá đó một hòn đá có thể tích 10dm3. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu cm ?
 Hướng dẫn : 
a, Diện tích xung quanh bể cá là
(80+50) x 2 x 45=11700(cm2)
Diện tích đáy của bể cá
80 x 50 = 4000(cm2)
Diện tích kính cần dùng là
11700 + 4000 = 15700(cm2)
b, Khi bỏ viên đá vào bể cá thì lượng nước dâng lên có thể tích đúng bằng thể tích của viên đá (là 10dm3 hay 10 000 cm3)
Từ đó tính được chiều cao mực nước tăng thêm là :
10 000 : 4000 = 2,5(cm)
Lúc này mực nước trong bể cao là : 35 + 2,5 = 37,5 (cm)
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
luyện toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
+ Thực hiện phép tính nhân với STN, phân số và STP.
+ Củng cố về thực hiện phép tính đối với số đo thời gian cho một số.
+ Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính
 a. (2giờ10phút + 1giờ35phút) x 3 
 b. (7giờ - 3giờ 30phút) : 2
 c. 4giờ 30phút x 3 - 2giờ 35phút x 3
 d. 9phút 36giây : 4 + 2giờ 24phút : 4
Bài 2: Trong một buổi thực hành môn kĩ thuật, để làm được 5 bông hoa một bạn đã làm hết 15 phút 45giây. Hỏi trung bình bạn đó làm được một bông hoa trong thời gian bao lâu?
Bài giải:
Trung bình một bông hoa làm hết thời gian là :
15phút 45giây : 5 = 3phút 9giây
Đáp số : 3phút 9giây
Bài 3: Một người làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ được 5 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ?
Bài giải:
Thời gian để làm được 5 sản phẩm là :
12giờ - 8 giờ = 4giờ
Trung bình làm 1 sản phẩm trong thời gian là:
4giờ : 5 = 0,8 giờ(hay 48phút)
Đáp số: 48phút
Bài 4: ( Bài 1, VBT, trang 93 ) Tính:
 x 7285 x 35,48 x 21,63 x 92,05
 302 4,5 2,04 0,05
 14 516 15966 8652 4,60 25
21855 14192 4326
2200016 157,886 44,1252
b. 
Bài 5:( Bài 3, VBT trang 94 ) Tính bằng cách thuận tiện
 a. 0,25 x 5,87 x 40 = 0,25 x 40 x 5,87 = 10 x 5,87 = 57.8
 b. 7,48 + 7,48 x 99 = 7,48 x ( 1+ 99 ) = 7,48 x 10 = 74,8
Bài 6:
Máy thứ nhất sản xuất ra 10 dụng cụ trong 1giờ 30phút. Máy thứ hai sản xuất ra 8 dụng cụ như thế trong 70 phút. Hỏi máy nào làm xong 1 dụng cụ nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu thời gian ?
Bài giải :
Máy thứ nhất làm được một dụng cụ trong thời gian là:
1giờ 30phút :10 = 9 phút
Máy thứ hai làm được 1 dụng cụ trong thời gian là:
70phút : 8 = 8,75phút
Máy thứ hai làm xong một dụng cụ nhanh hơn máy thứ nhất và nhanh hơn là :
9phút - 8,75phút = 0,25phút
Đáp số: Máy thứ hai nhanh hơn 0,25phút.
Bài 7: Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4 km. Hỏi người đó đi được quãng đường 1 km trong thời gian bao lâu?
Bài giải:
Người đó đi quãng đường 1 km hết thời gian là:
1giờ : 4 = 0,25 giờ (hay 15phút)
Đáp số : 15phút
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ họ.
- Dặn HS về xem lại bài.
Luyện tiếng việt 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả một số tiếng có phụ âm đầu s/x 
- Củng cố về kiểu câu đơn, câu ghép.
- Luyện viết văn tả đồ vật.
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Điền chữ còn thiếu vào chỗ trống :
 hoa ...en ; ...en kẽ 
 ngày ...ưa ; say ...ưa
 c ...ử ; lịch ...ử
Bài 2: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? ( câu đơn hay câu ghép):
 - ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
 - Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. 
Đáp án:
 a: câu đơn ; b: câu ghép 
Bài 3: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? (câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép có dùng từ nối?)
 a) Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể.
 b) Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được.
 Đáp án:
 a: câu ghép không dùng từ nối; b: câu ghép có dùng từ nối .
Câu 3: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.
- HS làm bài .
- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu.
III. Củng cố dặn dò.
- NHận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài. 
tiếng việt
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên địa lí Viết Nam.
- Củng cố kiến thức về câu ghép và cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản, tăng tiến .
- Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh.
II. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Viết các tên địa danh có trong đoạn thơ sau đây cho đúng qui tắc chính tả :
 Đồng Đăng có phố Kì Lừa 
 Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
 *
 Gió đa cành trúc la đà
 Tiếng chuông trấn vũ,canh gà thọ xương
 Mịt mù khói toả ngàn sương
 Nhịp chày yên thái mặt gương tây hồ
 *
 Đường vô xứ nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ 
Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp với các câu sau đây :
 a, Được phần thưởng học sinh giỏi không những là niềm vui của chính Kiên mà còn niềm vui của cả gia đình .
 b, Đi học vừa được mở mang kiến thức vừa được vui chơi với bạn bè .
 c, Bạn Mai không chỉ là học sinh giỏi mà bạn còn là đội viên gương mẫu .
Bài 3: Em hãy thêm vế câu còn thiếu để làm hoàn chỉnh các câu sau:
 a, Mặc dù trời rét, đường lại khó đi nhưng........
 b, ..............công việc được giao luôn hoàn thành trước kì hạn.
 c, Cho dù công việc có bận rộn đến mấy ..... ... 
Bài 4: Chép lại đoạn trích ở bài tập 1 sau khi đã thay thế các từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
HD: - Các từ ngữ có thể thay thế: cậu ấy, cậu.
Bài 5: Thay thế các từ in nghiêng trong đoạn trích dưới đây bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa thích hợp. (Chép lại đoạn trích đã thay thế từ ngữ).
 Hôm ấy tiến sĩ nông học Lương Đình Của đi cùng một số cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở Hải Dương, tiến sĩ nông học Lương Đình Của lội xuống ruộng nói chuyện với bà con xã viên hợp tác đang cấy lúa. Tiến sĩ nông học Lương Đình Của giảng giải cho bà con về kĩ thuật cấy ngửa tay rồi cấy thử mấy hàng. Bà con nông dân trầm trồ, thán phục tiến sĩ nông học Lương Đình Của.
HD: Thứ tự các từ có thể thay thế là: Bác Của, nhà nông học, người trí thức chân đất Lương Đình Của.
Bài 6:	 Em hãy viết đoạn văn tả cảnh làng xóm nơi em ở vào những ngày mùa.
- Yêu cầu hs xác định đề bài
+ Thể loại: miêu tả 
+ Kiểu bài: tả cảnh 
+ Đối tượng: cảnh làng xóm nơi em ở 
+ Phạm vi: vào những ngày mùa 
- Yêu cầu HS viết bài vào vở 
- Đại diện một số em đọc bài trước lớp 
- Lớp nhận xét và rút kinh nghiệm 
III. Tổng kết dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn hs về ôn lại bài.
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy; xác định các bộ phận chính, phụ trong câu..
- Luyện viết văn tả cảnh.
II. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Dấu phẩy có những tác dụng gì ? Lấy ví dụ minh hoạ? 
 Đáp án: Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 - HS lấy ví dụ minh hoạ.
Bài 2: Hãy đặt câu ghép: 
a) Có dùng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến.
b) Có dùng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản.
c) Có dùng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Bài 3: Xác định bộ phận TN, CN, VN trong các câu sau :
a. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ 
đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, dòng sông bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày 
thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
b. Những đêm trăng sáng, sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng. Dòng 
sông là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Bài 4: Hãy viết một bài văn tả cảnh làng quê em trong ngày mùa. 
- HS làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- HS và giáo viên nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý bài làm cho HS.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dổn HS về ôn lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.MT.doc