Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm từng bài.

- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công thức cho cách mạng.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III.Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nôi dung bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Học sinh khá, gioit (tiếp nối nhau) đọc bài văn.

- Một HS đọc phần chủ giải về bà Nguyện Thị Định, các rừ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 - 3 lượt) chia làm 3 đoạn: đoạn 1 ( từ đầu đến em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách pháy âm và cách đọc cho các em.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 31
 Thứ hai, ngày 07 tháng 04 năm 2008
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm từng bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công thức cho cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nôi dung bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Học sinh khá, gioit (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- Một HS đọc phần chủ giải về bà Nguyện Thị Định, các rừ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 - 3 lượt) chia làm 3 đoạn: đoạn 1 ( từ đầu đến em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách pháy âm và cách đọc cho các em.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài).
- GV đọc diễn cảm từng bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? (Rải truyền đơn).
- Những chi tiết nào trong tranh cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? (Út bồn chồn, thấp thỏng, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu 
truyền đơn? (Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bỏ truyền dơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.)
- Vì sai Út muốn được thoát li? (Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn truyện, anh ba Chấn, chị Út). GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn theo cách phân vai
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
	 -----------------------------------------------
 Toán: PHÉP TRỪ
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố kỉ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biếtcủa phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập 
1. GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính,một số tính chất của phép trừ...(như trong SGK).
2. Tương tự như tiết ôn tập về phép cộng. Chẳng hạn:
Bài 1. Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (theo mẫu).
Bài 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS cũng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 3. Cho HS tự giải rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
 Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 =155,3 (ha)
 Diện tích đẩttồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 =696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Về nhà làm bài tập ở vở BT và chuẩn bị trước bài sau.
 	 -----------------------------------------------
 Chính tả: Nghe-viết: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bút dạ và một vài tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
Một HS đọc lại cho 2 -3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các huân chương ở BT3 tiết chính tả trước (Huân chương sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương lao động).
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì? (Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.)
- HS đọc thầm lại đoạn văn. Gv nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30,XX), những chữ HS dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn. GV phát phiếu cho một vài HS.
- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
- Cả lớp sữa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung BT3.
- Một HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
- Cả lớp suy nghĩ, sữa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niện chương.
- GV dán lên bảng lớp 3-4 tờ phiếu; phát bút dạ mời các nhóm HS thi tiếp sức - mỗi em tiếp nối nhau sữa lai tên một danh hiệu hoặc một giải thưởng, 1 huy chương, 1 kỉ niêm chương. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm sữa đúng, sữa nhanh cả 8 tên
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niện chương. HTL bài thơ Bần ơi cho tiết chính tả sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập củng cố, mở rộng vốn từ: Biết từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có. Biết ghép các từ, tiếng với tiếng nam, tiếng nữ để tạo thành từ ngã có nghĩa.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài 1: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A (Chỉ những phẩm chất của nam giới)
A
B
(1) Dũng cảm
a) Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung
(2) Cao thượng
b) Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm
(3) Năng nổ
c) Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường nhỏ nhen về phẩm chất tinh thần.
HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên nối.
Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét chữa bài
Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A (Chỉ những phẩm chất của phụ nữ)
A
B
(1) Dịu dàng
a) Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi
(2) Khoan dung
b) Siêng năng chăm chỉ
(3) Cần mẫn
c) Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ lời nói)
HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên nối.
Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét chữa bài
Bài 3: a) Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nam để tạo thành những từ có nghĩa: nhi, sinh, trang, giới, tính, bóng đá, bóng chuyền, thanh niên, ca sĩ, sinh viên, học sinh, diễn viên, phòng.
b) Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nữ để tạo thành những từ có nghĩa: phụ, vũ, tố, giới, công, hoàng, nhi, sĩ, sinh, tính, trang, tướng, quân dân, học sinh, sinh viên, thi sĩ, nhà văn, cán bộ, xe đạp.
HS thảo nhóm 4 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày trên bảng.
Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
 ----------------------------------------------- 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Luyện tập, nâng cao kiến thức về đáu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy và biết điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp và tìm dấu phẩy dùng sai trong đoạn văn. Biết viết một đoạn văn có sử dụng dấu phẩy.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài 1: Trang 96 sách TV NC.
Gọi 1HS đọc đề bài - Nêu yêu cầu của bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên điền.
Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Trang 97 sách TV NC
1 HS đọc yêu cầu BT2
HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra dấu phẩy đùng sai.
Gọi 1HS lên làm bảng.
Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Yêu cầu HS chép lại đoạn trích khi đã chữa lỗi về sử dụng dấu phẩy.
Bài 3: Trang 97 sách TV NC
1 HS đọc yêu cầu BT3 - HS tự làm vở
Gọi 1 vài HS đọc đoạn văn mình viết.
Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
-----------------------------------------------
 Đạo đức: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tiết 2
 I. Mục tiêu: 
	Học xong bài này, HS biết:
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người.
	- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyễn thiên nhiên.
 II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây, ...) hoặc cảnh tương phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ: 
Nêu vai trò con người trong việc sử dụng và bảo về tài nguyên thiên nhiên.
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài - Ghi đề
 b) Tìm hiểu bài
 Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên (bài tập 2, SGK)
	*Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
	*Cách tiến hành
	1.HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
 2.Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	3.GV kết luận:
	Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	Lưu ý: GV có thể sử dụng các tranh, ảnh đã sưu sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu,...
	Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
	*Mục tiêu: HS nhận biết được nhưng việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	*Cách tiến hành
	1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cjo các nhóm thảo luận bài tập.
	2.Từng nhóm thảo luận.
	3.Đại diện từng nhóm lên trình bày.
	4.Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
	5.GV kêt luận:
	- (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	- (b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	- Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
	Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK
	*Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
	*Các ...  x (2 + 3)
 = 7,14 m2 x 5 = 35,7m2
c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 x (9+1)
 = 9,26dm3 x 10 =92,6dm3
Bài 2. Cho HS tựtính rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 3,125 +2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7, 275 
b) (3,125 +2,075) x 2 = 5,2 = 10,4.
Bài 3 Cho HS tự tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn: 
Bài giải 
 Số dân của nước ta tăng thênm trong năm 2001 là:
 77515000 : 100 x 1,3 = 1007695 ( người)
 Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là :
 77515000+ 1007695 = 78522695 (người )
 Đáp số : 78 522 695 người 
Bài 4: Cho HS tự nêu tóm tắt , tự phân tích bài toán rồi làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
bài giải 
Vận tốc của thuyền áy khi xuôi dòng là:
22,6 +2,2 =24,8 (km/h)
thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ. 
Độ dài quảng sông AB là:
24,8 + 1,25 = 31(km)
 Đáp số : 31 km 
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà làm BT ở VBT
 - Nhận xét giờ học.
 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu: 
- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
- Tiếp tục luyện tập về việc dùng dấu phẩy trong văn viết.
- Cẩn thận khi viết một văn bản (dùng dấu phẩy cho chính xác).
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy
- Ba, bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung
- Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT3.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
Hai, ba HS làm lại BT3 - Đặt câu với một trong các câu tục ngữ ở BT2 (tiết LTVC trước).
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1
- Một HS đọc to,rõ yêu cầu của BT1.
- Một HS nói lại ba tác dụng của dấu phẩy. mở bảng phụ đã ghi 3 tác dụng của dấu phẩy; mời một HS nhìn bảng đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ, làm bày vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu cho 3,4 HS.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Sau đó mời 3 - 4 HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGK/228).
Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh, suy nghĩ.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS hiểu rõ hơn về yêu cầu của BT; mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Ba HS tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại.
Bài tập 3
- HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩybị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sữa lại 3 dấu phẩy đó.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài.
GV dán 2 từ phiếu; mời 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và Gv nhận xét, chót lại lời giải. GV mời 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã sữa đúng dấu phẩy.
3. Củng cố, dăn dò:
GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy.
-----------------------------------------------
 Kĩ thuật: ( Đ/c Chúc dạy )
-----------------------------------------------
 Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy )
 Thứ sáu, ngày 11 tháng 04 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
-----------------------------------------------
Toán: PHÉP CHIA
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II. Hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ: Kiểm tra vở BT của HS
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập
* GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia: tên gọi các thành phần và kết quả, đấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
* GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 1: HS thực hiện phép chia rồi thử lại (theo mẫu)
Sau khi chữa bài GV nên hướng dẫn HS nêu được nhận xét, chẳng hạn:
- Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = c b (b khác 0).
- Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = c b + r (0 < r < b).
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài
Khi HS chữa bài, GV nên cho một số HS nêu cách tính.
Lớp, GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: HS làm việc cá nhân - Gọi HS viết kết quả tính nhẩm rồi chữa bài, HS có thể nêu miệng kết quả tính nhẩm và cách tính nhẩm.
Ví dụ: 11 : 0,25 =11 : = 11 4 = 44; ...
Bài 4: HS tự làm bài vào vở - Gọi 2 HS làm bảng.
Lớp, GV nhận xét chữa bài.
a) 
hoặc: 
b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
hoặc: (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm bài tập ở vở BT .
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý riêng của mình.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - trình bày rõ ràng, rành mạch, từ nhiên, tự tin.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với 4 cảnh được gợi từ 4 đề văn.
- Bút dạ và bốn tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
HS rtrình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I - BT1, tiết HTL trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài:
Bài tập 1
Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị, mời HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn càn xây dượng theo gợi ý trong SGK
- HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tẹ sữa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm. GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phẩn trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chịn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bi viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
-----------------------------------------------
 Khoa học: MÔI TRƯỜNG 
 I. Mục tiêu: HS biết:
- Khái niện ban đầu về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
 II. Đồ dùng dạy học: 
Thông tin và hình trang 128, 129 SGK
 III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - Kiểm tra phần bài ôn tập.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Hình thành biểu tượng ban đầu về môi trường
+ Cách tiến hành: HS sinh hoạt nhóm
- Đọc thông tin và làm bài tập SGK/128
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày - nhận xét - HS đọc lại các đáp án đúng
Kết luận: SGK/128 HS nhắc lại
Hoạt động 2: Thảo luận:
+ Mục tiêu: Nêu được thành phần môi trường địa phương nơi Hs sống.
+ Cách tiến hành: HS thảo luận câu hỏi
? Bạn sống ở đâu ? làng quê hay đô thị ?
? Hay nêu một số thành phần môi trường nơi bạn sống.
HS nêu - Lớp và GV Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết hoc.
 - Về ôn lại bài.
 Thứ bảy, ngày 12 tháng 04 năm 2008
 Địa lý: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
HS nắm được đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Kể tên các đại dương trên thế giới?
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* GV hướng dẫn HS nắm điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí:
- Địa hình:
- Khí hậu:
- Sông ngòi đầm hồ:
GV hướng dẫn HS nắm kiến thức - HS lắng nghe ghi nhớ.
* GV hướng dẫn HS nắm: tiềm năng tài nguyên khoáng sản:
- Tài nguyên đất:
- Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên biển:
- Tài nguyên khoáng sản:
( Có ở vở tự học BDTX)
* GV hướng dẫn HS nắm về dân số - dân tộc ở Quảng Trị.
GV thông tin kiến thức chop HS - HS lắng nghe ghi nhớ.
	3.Củng cố - Dặn dò: 
HS nêu một số kiến thức nắm được về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị.
GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------
 Lịch sử: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được đặc điểm chủ yếu về bản sắc văn hoá của tỉnh Quảng Trị.
- Sự kiện về Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh ra đời và lãnh đạo nhân dân tỉnh Quảng Trị đáu tranh giành chính quyền.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào và ở đâu?
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* GV thông tin cho HS biết về những đặc điểm chủ yếu về bản sắc văn hoá của tỉnh Quảng Trị:
- Về mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.
- Về văn hoá tỉnh Quảng Trị.
- Về tín ngưỡng, về tôn giáo.
- Nhân dân Quảng Trị có những phẩm chất và truyền thống cao quý
HS lắng nghe - Ghi nhớ - nhắc lại.
* GV cho HS biết về những sự kiện tiêu biểu của sự lớn mạnh về mọi mặt của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị từ năm 1930 - 1945:
- Từ 1930- 1935
- Từ 1936- 1939
- Từ 1939- đến trước tháng 8-1945
( Có ở vở tự học BDTX)
HS lắng nghe - Ghi nhớ.
GV hỏi một số đặc điểm tiêu biểu về lịch sử trong các giai đoạn nêu trên.
HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý đúng.
	3.Củng cố - Dặn dò: 
Dặn HS ghi nhớ kiến thức.
GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu: 
- Các đội viên thấy được ưu, khuyết điểm của chi đội và của bản thân để có hướng khắc phục tốt hơn.
- Nắm được phương hướng tuần tới.
 II. Lên lớp:
Ổn định tổ chức: Hát
Tiến hành sinh hoạt:
1. Chi đội trưởng điều hành các phân đội trưởng nhận xét tình hình của phân đội trong tuần qua.
 - Các đội viên phê và tự phê.
2. Chi đội trưởng đánh giá tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua.
3. Anh phụ nhận xét chung:
 Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp.
 - Học và làm bài tập đầy đủ.
 - Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định.
 Nhược điểm: Một số bạn chưa thuộc bài và chưa làm bài tập ( Hữu, Quỳnh Chi, ...)
 Tuyên dương: Mầu, Thảo, Thạc, Dũng.
 Phê bình: Quỳnh Chi, Hữu.
 4. Kế hoạch tuần tới:
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
 - Duy trì tốt ưu diểm, khắc phục nhược diểm.
 - Tiếp tục duy trì phong trào VSCĐ.
 - Ôn tập tốt chuẩn bị thi CKII.
 - Thực hiện kế hoạch liên đội đề ra.
 5. Anh phụ trách nhận xét tiết sinh hoạt:
 Thực hiện tốt kế hoạch.
 ....................................................... 
 .......................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc