Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

A/ Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Bầm ơi, trả lời câu hỏi trong bài

B/ Dạy bài mới. GV giới thiệu chủ điểm: Những chủ nhân tương lai

 .- Giới thiệu bài: út Vịnh- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.

- _ Gv HD chia đoạn: 4 đoạn

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến .còn ném đá lên tàu .

+ Đoạn 2 : tiếp theo đến không chơi dại như vậy nữa .

+ Đoạn 3: tiếp theo đến tàu hoả đến.

+ Đoạn 4 : còn lại.

- Từng tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (2-3 lượt)

Lượt 1 : HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài

Lượt 2 : HS đọc nối tiếp, GV kết hợp sửa tiếng, từ ,câu mà HS đọc sai

Lượt 3 : HS đọc, GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài .

- HS luyện đọc theo nhóm 4

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
Ghi chú
2
Tập đọc
út Vịnh
Toán
Luyện tập
Khoa học
Tài nguyên thiên nhiiên
kĩ thuật
Lắp rô- bốt
3
Chính tả
NV : Bầm ơi
Toán
Luyện tập
Lịch sử
Đạo đức địa phương
Đạo đức
Đạo đức địa phương
Thể dục
Bài 63
4
LT và C
Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy)
Toán
Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
Kể chuyện
Nhà vô dịch
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: vẽ tĩnh vật ( vẽ màu ) 
Thể dục
Bài 64
5
Tập đọc
Những cánh buồm
Toán
Ôn tập về chu vi, diện tích một số hình
TLVăn
Trả bài văn tả con vật
Địa lí
Đạo đức địa phương
6
Toán
Luyện tập
LTCâu
Ôn tập về dấu câu ( Dấu hai chấm)
TLVăn
Tả cảnh ( Kiểm tra viết)
Khoa học
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người
 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
 út vịnh
I- Mục tiêu :
1 Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2 . Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Bầm ơi, trả lời câu hỏi trong bài 
B/ Dạy bài mới. GV giới thiệu chủ điểm: Những chủ nhân tương lai 
 .- Giới thiệu bài: út Vịnh- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn. 
_ Gv HD chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến ...còn ném đá lên tàu .
+ Đoạn 2 : tiếp theo đến không chơi dại như vậy nữa .
+ Đoạn 3: tiếp theo đến tàu hoả đến.
+ Đoạn 4 : còn lại.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (2-3 lượt) 
Lượt 1 : HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài 
Lượt 2 : HS đọc nối tiếp, GV kết hợp sửa tiếng, từ ,câu mà HS đọc sai
Lượt 3 : HS đọc, GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài .
- HS luyện đọc theo nhóm 4 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :
+ HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi.
?; Đoạn đường nhà út Vịnh mấy nưm nay thường có những sự cố gì?
?: út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?
?: Khi nghe tiếng còi tàu vang lêntừng hồi giục giã , út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ?
?; út Vịnh đã làm gì để cứu 2 em nhỏ?
?: Em học tập ở út Vịnh điều gì ?
+ HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 -GV chốt ý đúng.
- GV hỏi về ý nghĩa của truyện ? 
 (Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.) - Nội dung bài
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm :
- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp .
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò :HS nhắc lại nội dung của bài .
GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Những cánh buồm.”
................................................................................................
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
-Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia,viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS chữa bài tập 3 .
B/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ.
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. 
- Nêu cách chia nhẩm cho 0,1; 0,0; 0,5; 0,25....
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Củng cố về cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số.
Bài 2: Học sinh nhẩm rồi nêu miệng kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 8,4 : 0,01 = 840 ( vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 100)
Bài 3: Cho học sinh tự làm theo mẫu rồi chữa bài. 
 Gọi 2 HS chữa bài 
Bài 4: Cho học sinh tự làm. 
GV gọi học sinh đọc bài, cả lớp soát kết quả. 
Kết quả là : Khoanh vào D
III. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
 ..
Khoa học
tài nguyên thiên nhiên
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
	- Hình thành khái niêm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
	- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
 - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên .
II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 130, 131 SGK .
- Phiếu học tập
III- Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
B/ Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Trước hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Tiếp theo, cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng cuả mỗi tài nguyên đól
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm mình vào phiếu học tập:
phiếu học tập 
Câu 1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Câu 2. Hoàn thành bảng sau:
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên 
Công dụng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Bước 2:Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm bổ sung.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
Bước 1: 
GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
- Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
- 2 đội đứng thành hai hàng dọc, cách bảng một khoảng cách như nhau.
- Khi GV hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên. khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên thiên nhiên khác
- Trong cùng một Thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của tài nguyên đó là thắng cuộc.
- Số HS còn lại sẽ cổ động cho 2 đội.
Bước 2: 
- HS chơi như hướng dẫn
- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc
C/ Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học . Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau
 .........................................................................................
Kĩ THUậT
Lắp rô - bốt (Tiết 2)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp rô-bốt.
- Lắp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 3. HS thực hành lắp rô- bốt 
a)Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
	+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt .
	+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
	+ Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
	+ Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a (SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
	+ Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt.
Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử nhóm 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên).
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
IV – Nhận xét – dặn dò- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô- bốt .
Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp mô hình tự 
chọn”
...........................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Chính tả
Nhớ viết : Bầm ơi
I- Mục tiêu :
1. Nhớ – viết đúng chính tả bài Bầm ơi (14 dòng đầu).
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/Kiểm tra bài cũ:
 HS viết tên một số huy chương, danh hiệu, giải thưởng ở BT 3 tiết chính tả trước.
B/ Dạy học bài mới : Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe –viết : 
- GV nêu yêu cầu của bài; mời 1 HS đọc lại bài Bầm ơi (14 dòng đầu) trong SGK. Cả lớp theo dõi. 
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét bạn có thuộc bài không.
- Cả lớp đọc lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày những chữ cần viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- HS gấp SGK nhớ lại và viết. 
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm bài vào vở BT 
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng .
Bài tập 3.- HS đọc lại yêu cầu bài tập 3, sửa lại tên các cơ quan, đơn vị.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi nhận xét,GV chốt lời giải đúng.
c/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
 .
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh ôn tập củng cố về:
-Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ.
Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. 
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Khi chữa bài , GV lưu ý HS tỉ số phần trăm chỉ lấy hai chữ số ở phần thập phân.
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài . 
Bài 3: Học sinh tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. 
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,6666
0,6666 = 66,66%
Đáp số: a) 150%: b) 66,66%
Bài 4: Tương tự bài 3
Bài giải
 Số cây lớp 5A đã trồng được là:
180 x 45 = 81(cây)
Số cây lớp 5A còn  ...  tiết học . 
Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Toán
 ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
Ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn cách tính chu vi và diện tích một số hình.
- Cho học sinh nêu lần lượt cách tính chu vi, diện tích các hình đã học. 
- Gọi một số HS lên bảng viết công thức tính.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: GV cho học sinh tự làm rồi chữa.
Lưu ý: Sau khi cho HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, HS thấy cần trước hết phải tìm chiều dài khi đã biết chiều rộng, để từ đó tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ...
Bài 2: Yêu cầu học sinh biết tính độ dài thực của mảnh đất rồi tính diện tích 
Bài 3: a/ Diện tích hình vuông ABCD bằng 4 lần diện tích hình tam giác vuông BOC, mà diện tích hình tam giác vuông BOC có thể tính được theo hai cạnh.
Diện tích hình vuông ABCD là: 
 (4 4 : 2) 4 = 32 (cm2)
b/ Diện tích phần đã tô màu của hình tròn bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD.
Diện tích hình tròn là:
 4 4 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu của hình tròn là:
 50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
III. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
 ..
Tập làm văn
trả bài văn tả con vật
I- Mục tiêu:1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vậy theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1/ Kiểm tra bài cũ
 HS đọc lại dàn ý của một bài văn tả cảnh mà các em đã hoàn chỉnh ở nhà..
2/ Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài :
 GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
b. Hoạt động 1: GV nhận xét kết quả bài viết của HS
 GV viết đề bài lên bảng; hướng dẫn HS phân tích đề: kiểu bài (tả con vật), đối tượng miêu tả (con vật với những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bên ngoài, về hoạt động).
- Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Những ưu điểm chính.
+ Những thiếu xót, hạn chế.
- Thông báo điểm số cụ thể.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho từng HS.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2,3,4 của tiết trả bài văn tả con vật.
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
 GV ghi sẵn các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
Một số hS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Cả lớp trao đổi về bài chữa. 
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
+ HS chọn viết lại một đoạn cho hay hơn. 
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Địa lí
 địa lí địa phương 
huyện tĩnh Gia, xã Phú lâm 
I. Mục tiêu
Giúp HS có những kiến thức cơ bản , khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra ở địa phương mình.
II. đồ dùng dạy học
Bản đồ hành chính Tĩnh Gia 
III.. Các hoạt động dạy 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
b. Tìm hiểu bài: 
A/ Hoạt động 1: Huyện
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
- Vị trí: Nằm ở khu vực phía nam của tỉnh Thanh Hoá, phía bắc và Đông Bắc tiếp giáp với huyện Quảng Xương, phía nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía tây giáp với huyện Như Thanh ,Tây Bắc giáp với huyện Nông Cống , phía đông giáp với biển .
- Sự phân chia hành chính 
 Có 1 thị trấn và 34 xã .
2. Địa lí tư nhiên, dân cư và kinh tế
- Địa hình : Địa hình phức tạp , nhiều đồi núi .
- Khí hậu biểu hiện khá rõ yếu tố khí hậu nhiệt đới: có một mùa đông lạnh và khô; các ngày đầu xuân ẩm ướt, âm u do thiếu nắng cộng với mưa phùn và sương mù kéo dài mùa mưa đến muộn hơn các nơi với nhiều ngày khô nóng do gió tây nam tạo nên.
- Tĩnh Gia là một huyện thuần nông, các nghề thủ công dù ra đời sớm hay muộn thì sản phẩm vẫn hướng vào cây lúa.
- Cũng do là một huyện thuần nông nên hệ thống giao thông vận tải chưa thật phát triển. Trong tương lai, tiềm năng thiên nhiên và tài năng của con ngừơi sẽ được phát huy mạnh mẽ đẻ đưa quê hương sớm cập bến bờ của hạnh phúc, ấm no.
B/ Hoạt động 2: Xã
- Địa lí hành chính
 Xã Phú Lâm giáp với xã Phú Sơn về phía tây, phía bắc giáp với xã Trúc Lâm và phía đông giáp với Tùng Lâm , phía nam giáp với 
 - Địa lí tự nhiên
-Địa hình đất đai đồi núi là chủ yếu 
-Xã gồm có 9 thôn: Trường Sơn, Phú thịnh, Khe dứa, Thung Cối, 
-Là một xã thuần nông, chủ yếu làm ruộng
c. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học.
....................................................................................
 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
-Ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: 
 Nêu cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
 HS lên bảng viết công thức tính. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:Yêu cầu: Dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000, học sinh tìm được kích thước thật của sân bóng, rồi áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính.
Chiều dài sân bóng là:
11 1000 = 11000 (cm)
11000cm = 110m.
Chiều rộng sân bóng là:
9 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m
Chu vi sân bóng là:
( 110 + 90) 2 = 400 (m)
Diện tích sân bóng là:
110 90 = 9900 (m2)
Bài 2: Từ chu vi yêu cầu học sinh tính được cạnh hình vuông, rồi tính được diện tích hình vuông. 
- Cạnh hình vuông là: 48 : 4 = 12 (m)
- Diện tích hình vuông là: 12 12 = 144 (m2)
Bài 3 : Gợi ý cho HS: Trước hết tính diện tích thửa ruộng hính chữ nhật, sau đó tính số thóc thu hoạch được.
Bài 4: Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 10 = 100 (cm2)
 Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
 Chiều cao hình thang là: 100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
III. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
...................................................................................................
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu hai chấm )
I- Mục tiêu 
1. Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, nắm được tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS làm lại bài tập 2 của tiết trước .
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Hoạt động 1: Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK.
GV dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung cần nhớ về dấu hai chấm,1-2 HS đọc lại.
GV hướng dẫn HS cách làm bài.
HS làm bài vào vở bài tập. 
HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Bài tập 2:
-HS đọc nội dung của BT2.Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, từng câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm. HS suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3 :Bài tập 3: 
 - HS đọc nội dung của bài.
HS suy nghĩ, làm bài.
Gọi HS chữa bài. Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . 
- Chuẩn bị cho tiết sau .
 ..
Tập làm văn
 tả cảnh (kiểm tra viết )
I- Mục tiêu :
 -HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu
1/ Giới thiệu bài : 
GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 4 đề bài trong SGK.
 GV nhắc HS: 
 + Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.Tuy nhiên ,nếu muốn, các em vẫn có thể chọn 1 đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
 + Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn kiểm tra lại dàn ý rồi viết lại cho hoàn chỉnh bài văn.
3/ HS làm bài.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau.
Khoa học
 vai trò của môi trường tự nhiên
 đối với đời sống con người
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 132 SGK 
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
B/ Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập:
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường .
Kết luận: 
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,
+ Các nguyên vật liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước,..) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
- Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hạot, trong quá trình sản xất và trong các hoạt động khác của con người.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn?”
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
Lưu ý: GV yêu cầu HS viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người, để so với phần kết luận 
Hết Thời gian chơi, GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài. 
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK.:
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
(HS trả lời: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,)
C/ Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học . Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 32 lop 5.doc