Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

( Trích )

I- MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn rõ ràng; rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật

- Hiểu nội dung 4 điều luật của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
 Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
( Trích )
I- Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn rõ ràng; rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật 
- Hiểu nội dung 4 điều luật của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc. 
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (4')
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. ài mới: *Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc (10')
 - GV đọc mẫu 
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
- Gọi HS đọc tiếp nối toàn bài.
+ Lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm và ngắt giọng.
+ Lượt 2: HD học sinh tìm hiểu nghĩa của một số từ khó hiểu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm đôi.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10')
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
- TN: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập.
+ Đặt tên cho mỗi điều luật: điều 15, 16, 17.
+ Điều 15, điều 16, điều 17 nói về điều gì?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật.
- TN: trung thực, bản sắc văn hoá dân tộc.
- Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
- GV nhận xét, khen ngợi HS thực hiện tốt bổn phận của mình.
+Nội dung của điều 21 nói về điều gì?
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm (10')
- GV gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc lại 4 điều luật đúng với giọng đọc một văn bản luật.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc các bổn phận 1- 2-3 của điều 21
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp
-GV nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò (1')
+ Qua 4 điều của bài “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì? 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Sang năm con lên bảy. 
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, ghi điểm.
- HS theo dõi cách đọc
- HS lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật ( 2 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp, nêu cách đọc toàn bài.
- 4 HS đọc tiếp nối cả bài .
- HS đọc lướt các điều luật và trả lời.
- Điều : 15, 16, 17
- Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc, bảo vệ.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.
ý1: quyền được chăm sóc, bảo vệ, học tập, vui chơi giải trí của trẻ em.
+ Điều 21.
 - Trẻ em phải có các bổn phận sau:
+ Phải có lòng nhân ái.
+ Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
+ Phải có tinh thần lao động.
+ Phải có đạo đức, tác phong tốt.
+ Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.
- HS đọc thầm lại 5 bổn phận, tự liên hệ bản thân. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
ý2: Các bổn phận của trẻ em
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lại 4 điều luật.
- HS theo dõi GV đọc.
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- HS khác nghe và nhận xét.
*Nội dung: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
- Về nhà học bài.
- HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập về tính diện tích, 
 thể tích một số hình
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng công thức tính diện tích một số hình trong thực tế.
- Làm các bài tập 2, 3 trang 168.
III. Các họat động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : (4')
+ Nêu cách tính diện tích hình tròn và diện tích hình thang ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : - Giới thiệu bài.
HĐ1 : Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của HLP, HHCN (8')
- GV vẽ HHCN, HLP lên bảng.
+ Yêu cầu HS nêu tên từng hình
 - Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của HHCN và HLP. 
- GV nhận xét và ghi nhanh công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích HHCN, HLP.
- Yêu cầu HS làm BT 2, 3 SGK. 
- GV hướng dẫn bài khó .
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài. (22')
 Bài 2 : Củng cố cho HS về cách tính SXQ và STP của hình lập phương, tính thể tích HLP.
- Gọi HS lên bảng chữa
 - Nhận xét, cho điểm.
 Bài 3 : Giải toán có liên quan đến tính thể tích HHCN.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, KL
3. Củng cố dặn dò : (1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình.
- HS tiếp nối nêu tên của từng hình.
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
- HS làm bài tập 2, 3 SGK trang 168
- HS đọc yêu cầu và nội dung của từng bài.
Nêu bài khó hiểu. HS khá , giỏi nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
* Đáp số :
 a = 1000 cm3 ; b = 600 cm2
- HS khác nhận xét, nêu cách làm.
- 1 HS chữa bài.
Bài giải :
 Thể tích của bể nước là :
 2 x 1,5 x 1 = 3 ( m3 )
 Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là :
 3 : 0,5 = 6 ( giờ )
Đáp số : 6 giờ
- HS khác nhận xét, nêu cách làm.
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
- Xem trước bài sau.
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: trẻ em
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1,2)
- Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
II . Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4')
- Gọi HS nêu tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh hoạ. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: *Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập (30') 
Bài 1: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất . 
- GVchốt lại ý kiến đúng 
Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em. Đặt câu với một từ mà em tìm được.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- trẻ, trẻ con, con trẻ, không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng.
- trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, có sắc thái coi trọng.
- con nít, trẻ ranh, nhãi ranh, nhóc con có sắc thái coi thường. 
- Yêu cầu HS đặt câu với một số từ vừa tìm được.
Bài 4 : Chọn các thành ngữ, tục ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Các em điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thích hợp. 
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, KL
3. Củng cố, dặn dò (1') 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS nhớ lại những kiến thức về ngoặc kép để chuẩn bị học bài Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép).
- 1 HS lên bảng trả lời và đặt câu. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc bài yêu cầu và nội dung của bài tập 1 .
- 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác làm bài vào vở.
 Đáp án: c
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
- HS khác nhận xét, bổ sung , nêu tiếp nối từ và câu tìm được.
Đáp án:
 Từ đồng nghĩa với trẻ em là: trẻ thơ, con trẻ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, nhóc con.
- HS tiếp nối đặt câu.
- HS đọc yêu cầu của bài, thảo luận nhóm đôi yêu cầu của bài tập.
- 1 HS lên bảng chữa bài .
a)Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
c) Trẻ người non dạ: Còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn
d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhẩm HTL các thành ngữ, tục ngữ; thi HTL.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép) .
Toán
Luyện tập.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. 
- Làm các bài tập 1, 2 trang 169.
II.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4')
+ Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: - Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập (7')
 - Yêu cầu HS làm BT 1, 2 SGK. 
- GV hướng dẫn bài khó .
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài. (23')
Bài 1: Củng cố tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN, HLP
- Y/C học sinh tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết).
+ GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Củng cố về tính chiều cao của bể nước có dạng HHCN
- Yêu cầu học sinh tính được chiều cao hình hộp chữ nhật, biết thể tích và diện tích đáy của nó (Chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy). 
- GV nhận xét cho điểm.
3.Củng cố dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học .
- dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng nêu cách tính.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài 1, 2 SGK trang 169
- HS nêu bài khó hiểu. HS khá , giỏi nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp số:
a. Sxq : 576 cm2 ; 49 cm2
 Stp : 864 cm2 ; 73,5 m2
 V : 1728 cm3 ; 42,875 m3
b. Sxq: 140 cm2 ; 2,04 m2
 Stp : 236 cm2 ; 3,24 m2
 V : 240 cm3 ; 0,36 m3
- HS nêu cách tính.
- 1 HS chữa bài, HS khác nhận xét, bổ sung 
 Bài giải
 Diện tích đáy bể là:
1,5 x 0,8 = 1,2 ( m2 )
 Chiều cao của bể là:
 1,8 : 1,2 = 1,5 ( m )
Đáp số: 1,5 m
- HS nêu cách làm.
-Về nhà làm bài tập trong VBT.
- Xem trước bài sau.
Kĩ thuật:
 Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 1 )
I. Mục tiêu: HS cần phải: 
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình đã chọn. 
- Với học sinh khéo tay:
+ Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
+ Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học 
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: (3')
- GV kiểm tra bộ lắp ghép của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1. Chọn mô hình lắp ghép. (4')
- GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
- Yêu cầu HS nêu mô hình mà mình chọn và cho HS ngồi theo nhóm cùng lắp ghép một mô hình.
HĐ2. Thực hành lắp ghép mô hìn ... i với Bác Hồ, về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Thông qua đó giáo dục các em lòng kính yêu Bác và quyết tâm học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Tài liệu phương tiện :
- Sách báo, tài liệu, tranh ảnh về Bác Hồ.
- Phần thưởng cho các bài thi đạt điểm cao.
- Micro, loa, ampli.
III. Các bước tiến hành :
Bước 1: HS sưu tầm, thu thậpp các tư liệu và viết bài dự thi.
Bước 2 : HS nộp bài thi.
Bước 3 : Chấm thi
Bước 5 : Trao giải thưởng cho bài thi đạt điểm cao.
- HS đạt giải phát biểu cảm tưởng.
- HS biểu diễn văn nghệ ca ngợi về Bác.
Bài 3 (SGK trang 169)
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
 Diện tích toàn phần của khối nhựa hình lập phương là:
x 10 ) x 6 = 600( cm2 )
Cạnh của khối gỗ hình lập phương là:
 10 : 2 = 5 ( cm )
Diện tích của khối gỗ hình lập phương là:
( 5 x 5 ) x 6 = 150 ( cm2)
Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:
 600 : 150 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
- HS nêu cách làm.
Bài 3 (SGK trang 169)
- 1 HS chữa bài ở bảng lớp
Bài giải:
 Độ dài thực tế của cạnh AB là:
 5 x 1000 = 5000(cm) hay 50m
 Độ dài thực tế của cạnh BC là:
2,5 x 1000 = 2500 (cm) hay 25 m
 Độ dài thực tế của cạnh CD là:
 3 x 1000 = 3000 ( cm ) hay 30 m
 Độ dài thực tế của cạnh DE là:
 4 x 1000 = 4000 ( cm ) hay 40 m
 Chu vi của mảnh đất là: 
 50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 ( m )
 Diện tích cả phần đất phần đất HCN là :
 50 x 25 = 1250 ( m2 )
Diện tích của phần đất phần đất hình tam giác là :
 30 x 40 : 2 = 600 ( m2 )
Diện tích của cả mảnh đất hình ABCDE là
 1250 + 600 = 1850 (m2)
Đáp số: 170 m
 1850 m2
(của thứ 4)
Luyện toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia với phân số , số thập phân và số đo thời gian.
- Củng cố tính diện tích và thể tích của một số hình đã học.
- Thực hiện tìm thành phần chưa biết của phép tính.
II. Hoạt động dạy học
Giáo viên giao bài tập cho học sinh làm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Thực hiện phép tính
a. - 5 ngày 6 giờ đổi thành : - 4 ngày 30 giờ
 2 ngày 11 giờ 2 ngày 11 giờ
 2 ngày 19 giờ
 b. 23, 6 x 0,25 4,5 : 0,125
 x 23,6
 0,25 4, 5 00 0,125
 11 80 0 7 50 36
 47 2 0 00
 5,9 00
c. 2 giờ 15 phút + 3 giờ 45 phút 8 giờ 45 phút : 3
 + 2 giờ 15 phút 8 giờ 45 phút 3
 3 giờ 45 phút 2 giờ =120 phút 2 giờ 55 phút
 5 giờ 60 phút hay 6 giờ 165 phút
 15
 0
Bài 2: Tìm x 
a. 10 - x = 46 , 8 : 6, 5 b, 425,3 + x = 315,6 x 12
 10 - x = 7,2 425, 3 + x = 3787,2
 x = 10 - 7,2 x = 3787,2 - 425,3
 x = 2,8 x = 3361,9 
Bài 3: ( Bài1 , VBT, trang 107 )
 HLP
 ( 1 ) 
( 2 )
Cạnh
8 cm
1,5 m
 SXQ 
256 cm2 
9 cm2 
TP 
384 cm2
13,5cm2
Thể tích
512 cm3
3,375cm3
Bài 4 : ( Bài 4, VBT, trang 108 )
Bài giải:
Thể tích của hình lập phương ban đầu là:
3 x 3 x 3 = 27 ( cm3 )
Cạnh của hình lập phương khi tăng lên là:
3 x 2 = 6 ( cm )
Thể tích của hình lập phương sau khi tăng cạnh lên 2 cm là:
6 x 6 x 6 = 216 ( cm3 )
Thể tích của hình lập phương sau khi tăng cạnh lên 2 cm gấp thể tích hình lập phương ban đầu là:
 216 : 27 = 8 ( lần )
đáp số: 8 lần
HS làm bài và chữa bài.
GV củng cố kiến thức qua từng bài cho HS.
III. Củng cố Dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu
 - Củng cố viết đúng tên các cơ quan, đơn vị.
 - HS củng cố kĩ năng xác định các thành phần trong câu, đặt câu theo yêu cầu.
 - Củng cố kĩ năng sửa lỗi về dấu phẩy , kĩ năng dùng dấu hai chấm.
 - Rèn kĩ năng về viết văn tả cảnh.
II. Hoạt động dạy học
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua từng bài tập.
Bài 1: ( Dành cho HS yếu, TB )
 Chia tên mỗi cơ quan , đơn vị sau thành các bộ phận, dùng dấu / để ngăn cách các bộ phận đó.
 a. Trường / Tiểu học / Bế Văn Đàn.
 b. Trường / Phổ thông trung học / Phan Bội Châu.
 c. Trường / Cán bộ quản lý / Y tế.
 d. Đội / Thanh tra giao thông.
 e. Công ti / Điện lực / Hà Nội
g. Sở / Giáo dục / và Đào tạo.
 Bài 2: Viết tên mỗi cơ quan, tổ chức sau cho đúng:
 a. hội cựu chiến binh xã Nghĩa Dũng
 b. đài phát thanh và ttruyền hình Hà Tây
 c. trường tiểu học bán công Đoàn Kết.
Đáp án:
 a. hội cựu chiến binh xã Nghĩa Dũng
 b. đài phát thanh và ttruyền hình Hà Tây
 c. trường tiểu học bán công Đoàn Kết.
Bài 3: ( Dành HS khá, giỏi ) 
 Trong đoạn văn sau đây có 4 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Chép lại đoạn văn, sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai.
 Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.
Đáp án:
 Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.
Bài 4: Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào dấu ngoặc đơn trong câu sau. Nói rõ vì sao em chọn điền dấu câu ấy.
 Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra ( ) cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
Đáp án:
 Điền dấu hai chấm vì dấu này báo hiệu phần tiếp theo là phần giải thích hoặc phần liệt kê.
 Bài 5: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau;
 a. Ngoài trời, gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả, bụi bay mù mịt.
 TN CN VN CN VN CN VN
 b. Mười lăm năn nữa thôi, các em sẽ thấy, cũng dưới ánh trăng này, dòng thác 
 TN CN VN TN CN 
nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.
 VN
 c. Ngoài vườn, hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh trước gió.
 TN CN VN VN
Bài 6: Hãy tả ngôi nhà của em trong những ngày chờ đón Tết.
 - HS làm bài và chữa bài.
 - GV củng cố kiến thức qua từng bài cho HS.
III. Củng cố Dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau : Ôn tập về dấu câu ( Dấu ngoặc kép ).
Bài 3 trang 170
- 1 HS lên bảng tóm tắt bai toán.
- 1 HS làm bài .
Bài giải:
1 cm3 kim loại cân nặng là:
22,4 : 3,2 = 7(g)
4,5 cm3 kim loại cân nặng là;
7 x 4,5 = 31,5 (g)
Đáp số: 31.5g
- HS khác nhận xét, nêu cách làm.
Của thứ 5
Luyện toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân, chia số thập phân.
- Củng cố kĩ năng chia nhẩm.
- Giải bài toán về tỉ số phần trăm.	
II. Hoạt động dạy học
 - Giáo viên hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua từng bài tập.
Bài 1: Tính ( Dành cho HS yếu, TB )
a. x = = 4 x = = 
b. : = = : = = 
Bài 2: Tính 
a . : 4 = = 25 : = = 55
b. 26,64 37 150,3,6 53,7 0,48,6 0,36
 26 6 0, 72 42 96 2,8 12 6 1, 35
 74 0 0 180
 0 0
Bài 3: Tính nhẩm:
a. 2,5 : 0,1 = 25 4,7 : 0,1 = 47 3,6 : 0,01 = 360 5,2 : 0,01 = 520 
b. 15 : 0,5 = 30 17 : 0,5 = 34 12 : 0,25 = 48 : 0,25 = 
Bài 3: viết kết quả của phép chia dưới dạng phân số và số thập phân
 7 : 2 = = 3,5 1 : 5 = = 0,2
 6 : 4 = = 1.5 1 : 8 = = 0,125
Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi )
 Một lớp học có 12 HS nữ và 15 HS nam. Hỏi
 a. số học sinh nữ bằng bao nhiêu phần trăm số HS nam ?
 b. số học sinh nữ bằng bao nhiêu phần trăm số HS cả lớp?
Bài giải
a. Số học sinh cả lớp là:
 15 + 12 = 27 ( học sinh )
 Tỉ số phần trăm của số HS nữ so với số HS nam là :
 12 : 15 = 80 % ( Số HS nam )
 b. Tỉ số phần trăm của số HS nữ so với số HS cả lớp là:
 12 : 27 = 44,44 % ( Số HS cả lớp )
Đáp số : a. 80 %
 b. 44,44 % 
III. Củng cố - Dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau : Luyện tập
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu
 - Củng cố viết đúng tên các danh hiệu, giải thưởng , huy chương và kỉ niệm chương.
 - HS củng cố vốn từ về nam và nữ.
 - Củng cố kĩ năng dùng dấu phẩy .
 - Rèn kĩ năng về viết văn tả cảnh.
II. Hoạt động dạy học
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bài tập
Bài 1: (Dành cho HS yếu, TB ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 Những dòng ghi đúng tên huy chương, kỉ niệm chương, giải thưởng?
 a. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.
 b. Kỉ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
 c. Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ.
 d. Giải Nhất trong liên hoan phim Việt Nam bông sen vàng.
 e. Giải nhì cuộc thi tuổi trẻ sáng tạo Việt Nam 2004.
g. Giải Nhất cuộc thi Viên phấn Vàng.
 Đáp án: Dòng ghi đúng tên huy chương, kỉ niệm chương, giải thưởng là:
 - Dòng a, dòng b, dòng g
Bài 2: Điền tên huy chương ghi trong ngoặc vào từng chỗ trống cho phù hợp
 a. Giải nhất trong các kì thi văn hoá, văn nghệ , thể thao : .....................
 b. Giải nhì trong các kì thi văn hoá, văn nghệ , thể thao : .......................
 c. Giải ba trong các kì thi văn hoá, văn nghệ , thể thao : ........................
 ( Huy chương Đồng, Huy chương Vàng , Huy chương Bạc )
đáp án :
 a. Huy chương Vàng
 b. Huy chương Bạc
 c. Huy chương Đồng
Bài 3: ( Dành cho HS yếu, TB )
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
 a. Chị Võ thị Sáu hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù hung bạo.
 b. Gương mặt bà toát ra vẻ trung hậu, hiền lành.
 c. Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên dương các nữ anh hùng như Nguyễn Thị Chiên, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch,
 d. Chị Nguyễn Thị út vừa đánh giặc giỏi, vừa đảm đang công việc gia đình.
Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi ) Tìm lời giải ở cột B thích hợp với từ ở cột A:
 A B
1. Độ lượng Nhân từ và hiền hậu
2. Nhường nhịn Rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ 
3. Nhân hậu Chịu phần thiệt thòi về mình, để người khác được hưởng 
 phần hơn trong quan hệ đối xử.
Bài 5: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu của đoạn trích sau:
 Trường mới xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ. Nhìn từ xa ( ,) những mảng tường vàng (,) ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. Em bước vào lớp vừa thấy bỡ ngỡ vừa thấy quen thân.Tường vôi trắng ( , ) cánh cửa cửa xanh ( , ) bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa . Cả đến chiếc thước kẻ ( , ) chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế !
Bài 6: Đặt câu
 a. Câu có một dấu phẩy.
 b. Câu có 2 dấu phẩy.
 c. Câu có ba dấu phẩy.
Bài 7: Thời thơ ấu của em gắn với những kỉ niệm về một ngôi nhà, một góc phố, một mảnh vườn, một con sông, một con đường.
Em hãy viết văn miêu tả một trong những cảnh vật đó.
III. Củng cố - Dặn dò:
 - Giao viên nhận xéta tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.MT.doc