Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Tập đọc

 LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I- Mục tiêu

1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài:

-Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.

-Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

2. Hiểu ý nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung từng điều luật, từng khoản mục.

-Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
Ghi chú
2
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Toán
 Ôn tập về diện tích , thể tích một số hình
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường rừng
kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn
3
Chính tả
NV : Trong lời mẹ hát
Toán
Luyện tập
Lịch sử
 Ôn tập
Đạo đức
Địa phương
Thể dục
Bài 65
4
LT và C
Ôn tập về dấu câu
Toán
Luyện tập chung
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Mĩ thuật
Vẽ trang trí
Thể dục
Bài 66
5
Tập đọc
Sang năm con lên bảy
Toán
Một số dạng toán đã học
TLVăn
Ôn tập về tả người
Địa lí
Ôn tập cuối năm
6
Toán
Luyện tập
LTCâu
Ôn tập về dấu câu
TLVăn
Tả người (kiểm tra viết) 
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường đất
 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I- Mục tiêu
1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài: 
-Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.
-Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
2. Hiểu ý nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung từng điều luật, từng khoản mục.
-Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ: 
-HS đọc lại bài Những cánh buồm, trả lời câu hỏi trong bài 
B/ Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
-GV đọc mẫu ( điều 15, 16,17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21)- giọng thômg báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục, nhấn giọng ở tên của điều luật ( điều 15, điều 16, điều 17, điều 21), ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật. 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2-3 lượt) 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ khó trong bài : quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc ...
- HS luyện đọc theo cặp. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :
+ HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
?; Những điều nào trong luật nêu lên quyền của trẻ em?
?: Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
?: Nêu những điềi luật của trẻ em được quy định trong luật ?
?: Em đã thực hiện được những bổn phận gì , còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ?
+ HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng.
-GV hỏi về nội dung của bài ? ( Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối. 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò 
 - HS nhắc lại nội dung của bài . GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Sang năm con lên bảy ”.
..........................................................................................
Toán
 Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kỹ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
-HS chữa bài tập 3 SGK. 
B/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Ôn cách tính thể tích các hình
- HS nêu công thức khái quát về tính thể tính, diện tích các hình đã học.
- GV ghi lên bảng
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: GV hướng dẫn học sinh tính diện tích cần quét vôi bằng cách : tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà, rồi trừ đi diện tích các cửa.
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5) 2 4 = 84 (m2)
 Diện tích trần nhà là:
6 4,5 = 27 (m2)
 Diện tích cần quét vôi là:
84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 m2
Bài 2: GV hướng dẫn rồi cho HS tự làm và chữa bài. 
 a/ Thể tích cái hộp hình lập phương là:
 10 10 10 = 1000 (cm3)
 b/V Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương.
 Diện tích giấy màu cần dùng là :
 10 10 6 = 600 (cm2)
Bài 3: Yêu cầu học sinh tính thể tích bể nước. Sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
III. Dặn dò
Về làm bài tập trong SGK.
 .
Khoa học
tác động của con người đến môi trường rừng
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
	- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá
	- Nêu tác hại của việc phá rừng.
II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 134, 135 SGK 
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại cuả việc phá rừng.
III- Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
B/ Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc cuả nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp thảo luận:
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,
* Hoạt động 2: Thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Các nhóm thảo luận câu hỏi:
Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi; thiên tai,)
Lưu ý: HS có thể quan sát các hình 5, 6 trang 135 SGK, đồng thời tham khảo các thông tin sưu tầm được để trả lời câu hỏi trên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: 
Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu bị thay đổi ; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị diệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
C/ Củng cố dặn dò:, GV dăn HS tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
 ..............................................................................................
Kĩ THUậT
 Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiếp )
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Lắp được mô hình đã chọn
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II - Đồ dùng dạy học
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học 
A / Kiểm tra bài cũ : 
 2 HS nhắc lại thao tác lắp rô - bốt .
B / Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
a) Chọn chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
Hoạt động 2. Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK.) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăng trong hộp.
Gợi ý hai mẫu mô hình lắp ghép.
Gợi ý cách lắp bộ phận của hai mô hình trong SGK.
Mẫu 1. Lắp máy bừa - Mẫu 2. Lắp băng truyền
C/ Củng cố – dặn dò 
 ....................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Chính tả
nghe viết : trong lời mẹ hát
I- Mục tiêu
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/Kiểm tra bài cũ:
HS viết tên một số huân chương trong BT 3 tiết chính tả trước.
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học .
2/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe -viết : 
- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. HS theo dõi trong SGK. 
- GV hỏi : Nội dung bài thơ nói về điều gì? (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.)
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày những chữ cần viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- GV đọc bài chính tả cho HS viết. GV đọc lại để HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau . 
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
3/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2 
- Một HS đọc nội dung BT. 
+ HS1 đọc đọc phần lệnh và đoạn văn.
+ HS2 đọc phần chú giải từ khó sau bài 
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói về điều gì? 
- GV mời 1 hS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các quan. tổ chức, đơn vị. GV mở bảng phụ đã viết sẵn nội dung ghi nhớ – cả lớp đọc thầm. 
- HS chép vào vở tên các cơ quan tổ chức nêu trên. Sau đó phân tích từng tên thành nhiều bộ phận ( đánh dấu chéo) , nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức. 
- HS trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức.
 ..
Toán
 Luyện tập.
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh rèn kỹ năng tính thể tích và diên tích một số hình đã học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
-HS chữa bài tập 3 SGK. 
B/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
- Nêu cách tìm thể tích các hình (nêu khái quát)
- HS lên bảng ghi công thức.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập.
a . 
Hình lập phương
(1)
(2)
Độdài cạnh
12cm
3,5cm
Sxung quanh
576cm2
49cm2
Stoàn phần
864cm2
73,5cm2
Thể tích
1728cm3
42,875cm3
b.
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
Chiều cao
5cm
0,6
Chiều dài
8cm
1,2
chiều rộng
6cm
0,5m
Sxung quanh
140cm2
2,04m2
Stoàn phần
236cm2
3,24m2
Thể tích
240 cm3
0,36m3
Bài 2: Yêu cầu học sinh tính được chiều cao hình hộp chữ nhật, biết thể tích và diện tích đáy của nó (Chiều c ... iết của phép tính
- HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
- HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết , cách tìm thừa số, cách tìm số chia, số bị chia, cách tìm số trừ, số bị trừ chưa biết.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Trong quá trình chữa bài nên củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong các dạng biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ.
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. 
 x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b. x – 7,2 = 3,9 +2,5
 x + 3,5 = 7 x – 7,2 = 6,4
 x = 7 – 3,5 x = 6,4 + 7,2 
 x = 3,5	 x = 13,6
Bài 3 : Cho HS tự giải rồi chữa bài. GV chữa bài chung trên bảng lớp
Bài 4: HS nêu tóm tắt bài toán rồi chữa bài.
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch:
 8 - 6 = 2 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ:
 45 	 2 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là:
 60 – 45 = 15 (km) 
Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hànglà 
 90 : 15 = 6 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc:
 8 + 6 = 14 (giờ)
 Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều
IV. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK
 ...........................................................................................................................................................
Tập làm văn
 trả bài văn tả cảnh
I- Mục tiêu
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho (tuần 32) : bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2. Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viét của cả lớp
GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài của tiết Kiểm tra viết (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu...
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính: 
Xác định đề (đúng nội dung, yêu cầu); Bố cục(đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ); diễn đạt (mạch lạc, trong sáng)
- Những thiếu sót, hạn chế.
b/ Thông báo điểm số cụ thể
3. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
HS trao đổi về cách chữa bài trên bảng. GV chữa lại cho đúng. 
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
2HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết trả bài văn tả người
HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên vở BT.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- Hướng dãn HS học tập những đoạn văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. HS trao đổi thảo luậnđể tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận điểm cao hơn.
 ....................................................................................
ĐỊA LÍ
 ôn tập học kì II
I - MỤC TIấU : 
Học xong bài này, HS:
 Xác định đúng vị trí của các đại dương. Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Mĩ, châu Đại dương ,châu Nam cực.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS nêu trên bản đồ vị trí , giới hạn của 1 số châu lục, 1 số đại dưong.
B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bước 1: 
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Bước 2: 
HS trình bày kết quả .GV nhận xét ,kết luận .
3/ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1 : 
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
- Vị trí (thuộc bán cầu nào)
- Thiên nhiên (đặc điểm nổi bật)
- Dân cư
- Hoạt động kinh tế:
+ Một số sản phẩm công nghiệp
+ Một số sản phẩm nông nghiệp
 Bước 2:
 - Một số HS nêu kết quả. 
 - HS khác nhận xét . GV kết luận
 4/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài .
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A/ Kiểm tra bài cũ
HS làm bài 2 SGK
 B/ Dạy bài mới : 
 Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Ôn cách tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết trong phép tính
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Cho HS tự thực hiện lần lượt các phép tính rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: Cho HS đọc đề toán
 - Nêu cách làm
- Giáo viên chữa chung
Bài giải
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
 2400 : 100 35 = 840 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
 2400 : 100 40 = 960 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
 840 + 960 = 1800 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
 2400 – 1800 = 600 (kg)
 Đáp số: 600kg. 
Bài 4: Cho HS tự tìm cách giải , nêu cách làm rồi chữa bài.
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
 100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
 1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng)
 Đáp số: 1 500 000 đồng
III. Dặn dò: Về làm BT trong SGK.
 ..
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang )
I- Mục tiêu 
1.Củng cố khắc sâu kiến thức đã học về dấu gạch ngang.
2. Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
2HS làm lại bài tập của tiết trước .
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Hoạt động 1: Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2 : Bài tập 2:
- HS đọc nội dung của BT2.
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài .
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: 
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GVnhận xét chốt lời giải đúng.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . 
- Chuẩn bị cho tiết sau .
Tập làm văn
trả bài văn tả người 
I- Mục tiêu:
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho (tuần 33) : bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu
. Giới thiệu bài :
GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viét của cả lớp
GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu...
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính: 
Xác định đề (đúng nội dung, yêu cầu); Bố cục(đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ); diễn đạt (mạch lạc, trong sáng)
- Những thiếu sót, hạn chế.
b/ Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
HS trao đổi về cách chữa bài trên bảng. GV chữa lại cho đúng(nếu sai). 
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
2HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết trả bài văn tả người
HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên vở BT.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- Hướng dãn HS học tập những đoạn văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn vă, bài văn.
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận điểm cao hơn.
Khoa học
một số biện pháp bảo vệ môi trường
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
	- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
	- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường .
	- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
II- đồ dùng dạy – học
- Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
- Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán.
III- Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
B/ Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 1: trò chơi “Bé là con ai?”
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- ứng với mỗi hình, GV gọi 1 HS trình bày. các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai.
 - Tiếp theo, GV cho HS thảo luận câu hỏi:
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Kết luận :
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
* Hoạt động 2: Triển lãm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tuỳ theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau.
- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
C/ Củng cố dặn dò. GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 33 lop 5.doc