TẬP ĐỌC
Lớp học trên đường
I. Mục đích - Yêu cầu :
-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.
-Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Hai tập truyện không gia đình nếu có và bảng
Tuần : 34 Ngày soạn : 10/5/2009 Ngày dạy : 11/5/2009 Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2009 TẬP ĐỌC Lớp học trên đường I. Mục đích - Yêu cầu : -Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài. -Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Hai tập truyện không gia đình nếu có và bảng phụ. III Các hoạt động dạy học chủ yếu : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : -GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ. -Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài HĐ 1 : Luyện đọc. -GV đưa tranh minh hoạ lên cho HS quan sát và giới thiệu tranh. -Cho HS đọc bài. -Cho Hs đọc phần xuất xứ của đoạn trích. -GV chia đoạn: 3đoạn. Đ1: Từ đầu đến "Mà đọc được" Đ2: Tiếp theo đến "Vẫy vẫy cái đuôi". Đ3: Phần còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS luyện đọc tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi. -Cho HS luyện đọc theo nhóm. -Cho HS đọc cả bài. -GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu : đọc giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc. -Lời cụ Vi-ta-li: Khi ôn tồn, điềm đạm, khi nghiêm khắc, lúc nhân từ. -Lời của Rê-mi: Dịu dàng, cảm xúc. HĐ 2 : Tìm hiểu bài. +Đ1: H: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? -Cho HS đọc lướt bài văn. H: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? H: Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào. +Đ2+3 H: Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất hiếu học. H: Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? H.Nêu đại ý của bài ? HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm. -Cho HS đọc diễn cảm. -GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn cho HS đọc. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen những HS đọc hay. H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện. 4. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc truyện Không gia đình. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. -Nghe. -HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. -HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn. -HS luyện đọc. -HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn. -1 HS đọc chú giải. -1 Hs đọc thành tiếng. -Rê –mi học chữ trên đường hai thầy trò đi kiếm sống. -Cả lớp đọc lướt. -Lớp học rất đặc biệt. Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được cắt từ mảnh gỗ nhạt được trên đường. Lớp học ở trên đường đi. -Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quyên. -1 HS đọc thành tiếng. -Các chi tiết đó là: Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp. Chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách. -HS có thể phát biểu. +Trẻ em cần được quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em học tập. .. - Bài văn ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. -3 HS nối tiếp đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn. -HS đọc đoạn. -Một vài HS thi đọc. -Lớp nhận xét. -Nghe. KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC I. Mục tiêu: - Phân tích những nguyên nhân đẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm, nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. - Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước. II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong SGK trang 138, 139. HSø: - SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Tác động của con người đến môi trường đất trồng. Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài v Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Phương pháp: Quan sát, thảo luận. Giáo viên kết luận: ¨ Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. v Hoạt động 2: Thảo luận. Phương pháp: Thảo luận. Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. + Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước. + Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. Giáo viên kết luận về tác hại của những việc làm trên. 3. Củng cố - Dặn dò : Chuẩn bị: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”. -HS lên bảng trả lời. Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 138 / SGK và thảo luận. Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước. Quan sát các hình trang 139 / SGK và thảo luận. + Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ? + Tại sao một cây số trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. ¨ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra. ¨ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu. + Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt, + Nhưng con tàu lớn chở dầu bị đắm hoặc đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ. + Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. -Nghe. Toán Tiết 166 : Luyện tập I. Mục tiêu : -Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ. III. các hoạt động dạy học chủ yếu : Giáo viên Học isnh 1. Bài cũ: Luyện tập. Giáo viên nhận xét bài cũ. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài Bài 1 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề. Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều? ® Giáo viên lưu ý: đổi đơn vị phù hợp. Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì? Bài 2 Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm. ® Giáo viên lưu ý: Nêu công thức tính thể tích hình chữ nhật? ® Giáo viên lưu ý: Gấp rưỡi = Yêu cầu học sinh làm bài vào vở Bài 3 Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ cá nhân cách làm. Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc. Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3? 3. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. --HS ôn bài ở nhà. -HS lên bảng thực hiện. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu. Học sinh nêu Học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm. Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề. Học sinh thảo luận, nêu hướng giải. Học sinh giải + sửa bài. Giải Vận tốc ôtô: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ) Vận tốc xe máy: 60 : 2 = 30 (km/giờ) Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB: 90 : 30 = 3 (giờ) Ôtô đến trước xe máy trong: 3 giờ – 1,5 giờ= 1,5 (giờ) 1,5 giờ = 1 giờ 30phút ĐS: 1 giờ 30 phút Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề. Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải. Giải Tổng vận tốc 2 xe: 180 : 2 = 90 (km/giờ) Tổng số phần bằng nhau: 3 + 2 = 5 (phần) Vận tốc ôtô đi từ B là: 90 : 5 ´ 3 = 54 (km/giờ) Vận tốc ôtô đi từ A là: 90 : 5 ´ 2 = 36 (km/giờ) Đáp số : Vận tốc ôtô đi từ B: 54km/giờ Vận tốc ôtô đi từ A: 36km/giờ Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc. -Nghe. Ngày soạn : 11/5/2009 Ngày dạy : 12/5/2009 Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2009 CHÍNH TẢ Nhớ-viết : Sang năm con lên bảy Luyện tập viết hoa I. Mục đích - Yêu cầu : -Nhớ-viết đúng chính tả khổ 2,3 của bài Sang năm con lên bảy. -Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. II. Đồ dùng dạy học. -Bút dạ và 3 tờ phiếu khổ to. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : -GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ. -Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài HĐ 1 : Hướng dẫn. -Cho HS đọc thuộc lòng bài viết. -GV nêu yêu cầu của bài chính tả. -Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Khắp, lớn khôn, giành. -Cho HS viết bài vào vở. -GV đọc bài chỉnh tả một lượt. -Gv chấm 5-7 bài. -GV nhận xét và cho điểm. HĐ 2 : Luyện tập. Bài 2 : -GV giao việc. +Các em đọc thầm lại đoạn văn. +Tìm tên các cơ quan tổ chức trong đoạn văn. +Viết lại các tên ấy cho đúng. -Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu ghi tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn. -GV nhận xét và chốt lại kết quả. Tên chưa đúng. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt nam. Bộ y tế. Bộ giáo dục và đào tạo. Bộ lao động –Thương binh và Xã hội. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bài 3 : -Gv nhắc lại yêu cầu. -GV chốt lại: Công ti Giày da Phú Xuân gồm 3 bộ phận tạo thành. Công ti/Giày da/Phú Xuân -Cho Hs làm bài theo nhóm. GV phát phiếu+ bút dạ cho các nhóm. -Cho HS trình bày kết quả. -Gv nhận xét và khe ... i đa số chưa tốt. -GV đưa bảng phụ đã ghi các loại lỗi tiêu biểu HS mắc nhiều, hướng dẫn các em cách sửa lỗi để bài viết không chỉ đúng mà hay. Viết sai Sửa lại -Chính tả : -Dùng từ : -Câu : HĐ2 : Trả bài kiểm tra. -GV trả bài kiểm tra. -GV lưu ý về các loại lỗi mà HS cần chú ý khi tự sửa lỗi. HĐ 3 : Luyện tập. -Cho HS đọc yêu cầu của BT 4-5. -GV nhắc lại yêu cầu. -Cho HS làm bài và trình bày. -GV nhận xét và khen những HS viết được đoạn văn hay so với đoạn văn cũ. 3. Củng cố - Dặn dò : -Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn, ôn tập bài chu đáo chuẩn bị bài sau. -HS lên bảng trả lời. -Nghe. -HS đọc lại đề. -HS lắng nghe để rút kinh nghiệm khi làm bài. -HS tham gia sửa lỗi trên bảng phụ. -HS đọc bài của mình đọc lời nhận xét của giáo viên, đọc kĩ lỗi mình mắc phải, tự sửa lỗi đã sai cho đúng. -1 HS đọc thành tiếng. -HS nêu. -HS chọn đoạn văn mình viết chưa hay hoặc còn sai nhiều để viết lại. -Lớp nhận xét. -HS theo dõi. Lịch sử và Địa lí Ôn tập học kì II I.Mục tiêu : -HS ôn lại một số kiến thức đã học trong học kì II. -HS nắng vững kiến thức , làm tốt các bài tập. -Giáo dục ý thức chăm chỉ học bài. II.Chuẩn bị : -GV chuẩn bị nội dung ôn tập, phiếu bài tập. -HS ôn bài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : -Nêu đặc điểm về địa hình của huyện Di Linh ? -Nêu đặc điểm về dân số của huyện Di Linh ? -GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài Cho HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài tập sau : Phiếu bài tập 1. Điền từ ngữ vào chỗ chấm () sao cho đúng : Châu Á có số dân thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các châu thổ và sản xuất là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác như Trung Quốc, Ấn Độ. 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất : Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ô đới đến hàn đới vì : a. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc. b. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục. c. Châu Á trải dài từ tây sang đông. d. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo. 3.Viết tên một số đồng bằng, dãy núi và con sông của châu Âu vào bảng dưới đây : Tên đồng bằng Tên dãy núi Tên con sông 4.Đánh dấu x vào ô trống ¨ trước những ý em cho là đúng : Lục địa Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm : ¨ Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van. ¨ Khí hậu nóng ẩm. ¨ Thực vật : có nhiều bạch đàn và cây keo. ¨ Thực vật : có rừng rậm hoặc rừng dừa. ¨ Động vật độc đáo : nhiều loài thú như căng-gu-ru, gấu cô-a-la. 5.Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả vầ châu Nam Cực : -GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -HS ôn bài, chuẩn bị KTĐK học kì II. -HS lên bảng trả lời. -HS thảo luận theo nhóm 4. -Đại diện các nhóm trình bày. -HS khác nhận xét. -Nghe Đạo đức Nguyên nhân gây tai nạn giao thông I. Mục tiêu : -Học sinh hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông. Nhận xét đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham giam giao thông. -Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. -Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ để tránh tai nạn giao thông vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông II.Chuẩn bị: -giáo viên: một câu chuyện về an toàn giao thông 1 số tranh vẽ các tình huống sang đường học sinh: 1 em chuẩn bị 1 câu chuyện về tai nạn giao thông hoặc do em chứng kiến hoặc nghe kể , sưu tầm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông. -Cho HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông. H. Có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn ? đâu là nguyên nhân chính ? *Kết luận : Hàng ngày đều có các tai nạn giao thông xảy ra nếu có tai nạn giao thông ở gần trường , hoặc ở nơi ta cần biết rõ nguyên nhân chính để biết cách phòng tránh tai nạn giao thông. Hoạt động 2: Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông. -Yêu cầu học sinh kể các câu chuyện về an tai nạn giao thông mà em biết ? -Giáo viên chọn 2-3 em trong số các câu chuyện đã kể cho là tiêu biểu có tính giáo dục yêu cầu các em phân tích những nguyên nhân câu chuyện theo cách cô đã phân tích “mẫu” * Kết luận: học sinh nêu lại Hoạt động 3: Thực hành làm chủ tốc độ +Thử nghiệm về tốc độ : Cho học sinh chơi trên sân trường .giáo niên vẽ 1 đường thẳng trên sân . gọi 2 em học sinh yêu cầu 1 em chạy , 1 em đi bộ . Khi giáo viên hô khởi hành : 1 em chạy và 1 em đi phía trước. bất chợt giáo viên hô “dừng lại” hai em phải dừng lại ngay. qua trò chơi này giúp các em hiểu nếu đang đi mà dừng lại đột ngột thì chắc chắn sẽ bị xe đang đi tới đâm vào nếu không có 1 khoảng thời gian và đô dài cần thiết để xe dừng hẳn trong trường hợp đó lỗi tại ai? *Kết luận : Khi điều khiển bất cứ 1 phương tiện nào cần phải đảm bảo tốc độ hợp lý không được phóng nhanh để tránh tai nạn . Hoạt động 4: Củng cố dặn dò Giáo viên tổng kết lại rút ra các mẫu chuyện kể trên là : các tai nạn giao thông đều có thể tránh được điều đó phụ thuộc vào các điều kiện : -Ý thức chấp hành luật lệ giao thông -Chất lượng của phương tiện giao thông . - Điều kiện đường xá , các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông trên đường ,ngoài ra còn có các yều tố thời tiết , địa hình , nhưng 3 điều kiện trên là chính trong đó điều kiện con người là quyết định . * Giao việc về nhà : -Viết 1 bài tường thuật độ 200 chữ về 1 tai nạn giao thông được chứng kiến hay nghe người khác kể , hoặc vẽ tranh ,sưu tầm ảnh về chủ đề tai nạn giao thông tiết sau trình bày , giới thiệu ở lớp. -Học sinh xem tranh -Lắng nghe. -HS thảo luận theo nhóm 4. -Có 5 nguyên nhân 3 nguyên nhân chính là do người điều khiển -Đó là nguyên nhân chính -Đọc ghi nhớ. 5-6 em kể lại. -Kể so sánh phân tích -Đọc kết luận. -Học sinh chơi trên sân. -Lớp quan sát ai dừng lại ngay ai chưa dừng lại ngay. Đọc ghi nhớ. Toán Tiết 170 : Luyện tập chung I. Mục tiêu: -Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ để HS làm bài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : -Cho HS lên bảng làm bài tập. -GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài Bài 1 : -Cho HS đọc bài. -Cho HS làm bài. -GV nhận xét, sửa. Bài 2 : -Cho HS đọc bài. -Cho HS làm bài. -GV nhận xét, sửa. Bài 3 : -Cho HS đọc bài. -Cho HS làm bài. -GV nhận xét, sửa. Bài 4 : -Cho HS đọc bài. -Cho HS làm bài. -GV nhận xét, sửa. 3. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -HS ôn bài ở nhà. -HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS đọc bài, nêu yêu cầu. -HS làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng phụ. 683x35=23905 1954x425=830450 2438x306=746028 x = x55= := 36,66:7,8=4,7 15,7:6,28=2,5 27,63:0,45=61,4 16giờ 15 phút 5 1giờ=60phút 3giờ15phút 75phút 25 0 14phút 36giây 12 2phút=120giây 1phút 12giây 156giây 36 0 -HS khác nhận xét. -HS đọc bài, nêu yêu cầu. -HS làm bài vào vở, 4 HS làm trên bảng phụ. 0,12 x X = 6 X = 6: 0,12 X = 50 X : 2,5 = 4 X = 4 x 2,5 X = 10 5,6 : X = 4 X = 5,6 : 4 X = 1,4 X x 0,1 = X = : 0,1 X = 4 -HS khác nhận xét. -HS đọc bài, nêu yêu cầu. -HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Số phần của số đường cửa hàng đó bán trong ngày thứ ba là : 100% - 35% - 40% = 25% (Tổng số đường) Ngày thứ ba cửa hàng đó bán được số đường là : 2400 : 100 x 25 = 600(kg) Đáp số : 600kg -HS khác nhận xét. -HS đọc bài, nêu yêu cầu. -HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20% nên số tiền bán hàng 1 800 000 đồng chiếm số phần trăm là : 100% + 20% = 120% Tiền vốn để mua hoa quả đó là : 1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng) Đáp số : 1 500 000 đồng -HS khác nhận xét. -Nghe. Sinh hoạt lớp : - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ. - Các thành viên có ý kiến. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Hạnh kiểm : - Duy trì tốt mọi nề nếp. Không còn hiện tượng đi trễ. - Việc thực hiện giữ vệ sinh lớp học tương đối tốt. - Tham gia tốt các buổi sinh hoạt. Học tập : - Đa số có tinh thần thi đua học tập , chăm chỉ học tập. - Một số em đã có cố gắng . Hoạt động khác : + Tham gia tốt các hoạt động của trường. + Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc. Kế hoạch hoạt động tuần tới : -Thực hiện ôn tập các môn để chuẩn bị tốt cho KTĐK học kì 2. -Duy trì tốt nề nếp học tập của HS . -Tăng cường kiểm tra nhắc nhở những HS chưa chăm học. -Duy trì tốt đôi bạn cùng học. Thực hiện tốt an toàn giao thông. Ý kiến của HS. PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 1.Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nước ? 2.Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí ? 3.Điều gì xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu bị rò rỉ ? 4.Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá ? 5.Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước ?
Tài liệu đính kèm: