Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 34 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 34 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

 I/ Mục tiêu:

 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức .

 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được

 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 34

 II/ Chuẩn bị:

 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 34 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 34
 II/ Chuẩn bị:
 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
20’
1’
14’
A/ Chào cờ:
B/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
C/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Lớp trưởng nhận xét chung quá trình lớp tham gia dự tiết chào cờ .
+ Xếp hàng tập trung ( nhanh khẩn trương hay còn chậm)
+ Sự chăm chú lắng nghe ( có bạn nào còn ồn , mất trật tự )
+ Ăn mặc đồng phục
2/ Sinh hoạt tập thể:
- Trò chơi: Bỏ khăn
3/ Tổng kết:
Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
- HS chơi
- HS lắng nghe
_________________________
Tiết 2
Tập đọc: 
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
	 I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng :-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.Đúng các tên riêng nuớc ngoài 
( Vi-ta-li ,Ca-pi , Rê-mi ).
 -Kiến thức :Hiểu nội dung : Ca ngợi tấm lòng nhân từ , quan tâm giáo dục trẻ của cụ V-ta-li , khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi .
-Thái độ : Quan tâm giúp đỡ mọi người cùng được học hành .
	II.Đồ dùng dạy học :-Tranh ảnh minh hoạ bài học, bảng phụ
III.Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút
VI.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
31’
3’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ :
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy , trả lời các câu hỏi .
C/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Lớp học trên đường
 2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc : Gọi 1 HS đọc bài
-Nêu cách chia đoạn?
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1:
-Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Ý 1?
* Đoạn 2:
-Lớp học của Rê -mi có gì đặc biệt ? ( Tranh )
- Ý 2?
* Đoạn 3:
- Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào ?
-Tìm những chi tiết cho thấy Rê -mi là một câu bé rất ham học .
- Ý 3?
-Qua câu chuyện ,em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ?
- Nêu nội dung?( KT “ trình bày 1 phut”)
c/ Luyện đọc diễn cảm:
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm
3- Củng cố , dặn dò :
-Nêu nội dung bài?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọcnhiều lần và kể chuyện cho nhiều người nghe .
-Chuẩn bị tiết sau : Nếu trái đất thiếu trẻ con 
-2HS
-HS lắng nghe .
- 1HS
-3 đoạn :+ Đoạn 1 : Từ đầuđến đọc được .
+ Đoạn 2 : Từ tiếp theo ..đến cái đuôi .
+ Đoạn 3:Còn lại 
 -HS đọc thành tiếng nối tiếp 3lượt- kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ chú giải 
-HS luyện đọc theo cặp- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- HS lắng nghe
- trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống 
* Ý 1: Hoàn cảnh học chữ của Rê-mi.
-Học trò là Rê - mi và chú chó Ca -pi .Sách là gỗ mỏng khắc chữ cái . lớp học là trên đường đi 
*Ý 2: Lớp học của Rê-mi rất ngộ nghĩnh.
- Ca-pi không biết đọc , chỉ biết lấy ra những chữ thầy dạy . Rê -mi quyết tâm và học tấn tới hơn Ca –pi , Ca-pi có trí nhớ tốt , những gì vào đầu thì nó không bao giờ quên .
- lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp , chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái ; bị thầy chê , Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được ; thầy hỏi có thích học hát không , Rê-mi trả lời : Đấy là điều con thích nhất 
* Ý 3: Cậu bé Rê-mi rất hiếu học.
 trẻ em cần được dạy dỗ học hành , người lớn cần quan tâm chăm sóc trẻ em .
- HS nêu.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp, lớp nhận xét cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 1HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn và đọc, lớp nhận xét cách đọc.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp- 3HS đọc nt
-3HS thi, lớp nhận xét.
-HS nêu 
- HS nghe
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................
______________________
Tiết 3
Toán 
LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu : Ôân tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
 II- Đồ dùng dạy học :-Bảng phụ
 III-Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút
VI - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
1’
31’
2’
1’
A/ Kiểm tra bài cũ::
- Gọi HS nêu cách tìm giá trị tỉ số phần trăm. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Tìm tỉ số phần trăm của: 32 và 3,5
 B- Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Luyện tập
2– Hoạt động : 
* Bài 1:- Gọi 1 HS đọc đề bài 
Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
 Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian?( KT “ trình bày 1 phút”)
Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả .
 *Bài 2:- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- HDHS tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Gọi HS nhận xét .
+ GV hướng dẫn HS cách làm khác.
- GV đánh giá, chữa bài.
Lưu ý HS “ Trên cùng quãng đường AB , nếu VT ô-tô gấp 2 lần vận tốc xe máy thì thời gian xe máy đi sẽ gấp hai lần ô- tô đi “ . Từ đó tính được TG xe máy đi : 1,5 x 2 = 3 (giờ 
* Bài 3: Tiến hành tương tự BT2
Gọi 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 1 cách), dưới lớp làm vào vở.
3- Củng cố :
-Nêu cách giải bài toán về chuyển động ngược chiều ? 
4- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- 2 HS nêu. 
- 1 HS làm bài, lớp làm bảng con.
- HS nghe .
HS đọc đề tóm tắt.
Trả lời.
HS nối tiếp trả lời
a) Đổi 2giờ 30 phút = 2,5 giờ 
Vận tốc của ô tô là:120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
 Đáp số: 48 km/giờ
b) Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
 15 x 0,5 = 7,5 (km)
 Đáp số: 7,5 km
c) Thời gian người đó cần để đi là:
 6: 5 = 1,2 (giờ) hay 1giờ12phút
 Đáp số: 1giờ 12 phút
- HS nhận xét.
- HS nghe và về nhà làm.
- 1 HS
-HS trả lời
-HS thảo luận và trình bày
Vận tốc ô-tô là : 90 : 1,5 = 60 ( km/ giờ )
Vận tốc của xe máy là : 60 : 2 = 30 ( km) 
TG xe máy đi hết quãng đường AB :
 90 : 30 = 3 ( giờ ) 
Vậy ô-tô đến trước xe máy một khoảng TG là : 3 – 1,5 = 1,5 ( giờ ) = 1 giờ 30 phút .
- HS nhận xét.
- Nghe và về nhà làm.
- HS chữa bài.
Cách 1: Tổng vận tốc của hai ô tô là:
 180 : 2 = 90 (km/giờ)
- Vẽ sơ đồ.
 Vận tốc của xe ô tô đi từ A là:
 90 : ( 3+ 2) x 2 = 36 (km/ giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
 90 – 36 = 54 (km/giờ)
 Đáp số: VA: 36 Km/giờ
 VB : 54 km/giờ
Cách 2:-Vẽ sơ đồ.
Quãng đường ô tô đi từ A đi được là:
 180 : (2+ 3) x 2 = 72 (km/giờ)
Quãng đường ô tô đi từ B đi được là:
 180 – 72 = 108 (km/giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ A là:
 72 : 2 = 36 (km/ giờ)
Vận tốc của ô tô đi từ B là:
 108 : 2 = 54 (km/giờ)
 Đáp số: VA: 36 Km/giờ
 VB : 54 km/giờ
-HS nêu.
* Rút kinh nghiệm: 
___________________
Tiết 4
Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A -Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
	-Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
B -Đồ dùng dạy học :
-Bảng tổng kết chương trình lịch sử lớp 5 .
 -Bản đồ hành chính Việt nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
 -Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến kiến thức các bài.Phiếu học tập. 
 C – Kĩ thuật dạy học: chúng em biết 3
 D- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 (3’) I – Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu tên 4 giai đoạn lịch sử và mốc thời gian của từng giai đoạn lịch sử đất nước mà em đã học ? ( ở lớp 5 )
 - Nêu ý nghĩa của cách mạng Tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975 ?
 II – Bài mới : 
 (1’) 1 – Giới thiệu bài : Ôn tập học kì II
 (30’) 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc theo nhóm 3 ( KT “ chúng em biết 3”)
 * GV phát phiếu cho HS thảo luận và trình bày:
 1/ Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Nêu ý nghĩa của chiến thắng ĐBP?
 2/ Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
 3/ Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? 
 4/ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhàn máy đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
 5/ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
 6/ Thuật lại cuộc tiến công vào Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong Tết mậu thân 1968? Nêu ý nghĩa của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
 7/ Tại sao Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội?
 8/ Hiệp định Pa- ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào? Trong khung cảnh ra sao?
 9/ Nêu những điểm cơ bản về hiệp định Pa-ri về Việt Nam? Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 10/ Kể lại sự kiện xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập? Tại sao nói: Ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
 11/ Thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta? Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?
 (1’) 3/ Củng cố-dặn dò :
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra cuối học kì II
* Rút kinh nghiệm : 
 ___________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 4 nă ... ï 2 và 3 SGK .
-Cho HS sửa lỗi .
-Gv theo dõi kiểm tra HS làm việc .
c / Hướng dẫn HS học tập đoạn văn , bài văn hay :
-GV đọc 1 số đoạn văn hay , bài văn hay .
-Cho HS thảo luận , để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn , bài văn hay.
 d / Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm 
( KT” viết tích cực”)
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
4/ Củng cố, dặn dò :
- Nêu cấu tạo bài văn tả người?
-Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt .
- Luyện đọc các bài tập đọc , học thuộc lòng ,xem lại kiến thức về CN , VN trong các câu kể . Ai là gì , Ai làm gì ? Ai thế nào ? ( đã học ở lớp 4 )để chuẩn bị ôn tập.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài , cả lớp chú ý bảng phụ .
-HS phân tích đề 
- HS nghe.
-Nhận bài .
-1 số HS lên bảng chữa lỗi ,cả lớp sửa vào giấy nháp .
-HS theo dõi trên bảng .
-2 HS đọc nối tiếp , lớp đọc thầm .
-HS tự sửa lỗi trên vở .
-HS đổi vở để soát lỗi .
-HS lắng nghe.
-HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập .
-Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết .
- HS nêu
-HS lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm :
_____________________________
Tiết 2
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
 II- Đồ dùng dạy học : 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
III-Kĩ thuật dạy học:
IV- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
4’
1’
31’
3’
1’
A/ Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách giải bài toán về hai chuyển động cùng chiều ?( tính thời gian đuổi kịp nhau )
- Nêu cách tính chu vi diện tích một số hình đã học? 
B/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Luyện tậpchung
2- Hoạt động : 
* Bài 1: -Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Nêu lại cách thực hiện các phép tính?
Gọi 4 HS lần lượt trình bày kết quả
-Chữa bài:
+ HS khác nhận xét và đổi vở kiểm tra chéo.
+ GV xác nhận kết quả .
 * Bài 2:- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhĩm 3( KT” chúng em biết 3)
- Chữa bài
-Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính?
* Bài 3:- HS đọc đề bài.
- HDHS tìm hiểu đề
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 4: Tiến hành tương tự BT3
3- Củng cố :
 -Nêu cách nhân, chia các phân số?
- Nêu cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm ?
4- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
1HS trả lời 
-1HS 
- HS nghe .
- 1HS
- HS nêu
HS làm bài.
* Kết quả: a/ 23905; 83045; 746028
b/ 1/15; 45/2; 2/3
c/ 3giờ15phút;1phút13giây
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
-1HS
- HS thaỏ luận và trình bày, giải thích cách làm
Đáp án : a/ 50 ; b/ 10 ; c/ 1,4 d/ 4 
- HS nối tiếp nêu.
- HS đọc
Phần trăm số đường ngày thứ 3 bán được là:
 100%-35%-40%= 25 %
Số kg đường ngày thứ 3 bán được là:
2400: 100 x 25= 600 ( kg )
 ĐS: 600 kg 
 Bài giải:
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn , nên tiền vốn là 100% và 1800000 đồng bao gồm :
 100% + 20% = 120 % ( tiền vốn )
Tiền vốn để mua hoa quả là:
 1800000 : 120 x 100 = 1500000( đồng )
 ĐS: 1500000 ( đồng )
- HS nêu.
- HS nghe.
* Rút kinh nghiệm: 
____________________
Tiết 3
Địa lý:
ÔN TẬP HỌC KÌ II 
 A- Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
 - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
 - Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
 B- Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ thế giới - Quả Địa cầu – Bảng tổng kết chương 
 C- Kĩ thuật dạy học: Chúng em biết 3
 D- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
29’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Bài cũ :
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Âu và châu Á ?
- Nêu đặc điểm khí hậu của châu Phi và châu Mĩ ?
C/ Bài mới :
1/ Giới thiệu : Oân tập học kì II
2/ Nội dung :
a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp :
 - Giáo viên nêu một số câu hỏi về vị trí địa lí , giới hạn , địa hình , khí hậu , đặc điểm tự nhiên , dân cư ,kinh tế của các châu .
 ( hoặc HS có thể nêu câu hỏi cho bạn trả lời – GV bổ sung câu trả lời cho hoàn chỉnh )
b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
-Các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng tổng kết chương 
(KT: chúng em biết 3”)
-Báo cáo kết quả 
GV đưa bảng phụ có ghi bảng tổng kết hoàn chỉnh .
-2HS trả lời 
- HS nghe.
HS làm việc cá nhân
-Các nhóm làm việc 
-Các nhóm báo cáo kết quả 
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Bảng tổng kết chương 
Châu
Lục
Vị trí 
Đặc điểm tự nhiên 
Dân cư 
Hoạt động kinh tế 
Châu Á 
Bán cầu Bắc 
Đa dạng , phong phú. Có cảnh biển , rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới , núi cao . .. 
Đông nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng, người dân ở vùng Nam Á có màu da sẫm hơn sống tập trung ở các đồng bằng .
Hầu hết các nước có ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo , bông, lúa mì , trâu , bò ,  Công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản , dầu mỏ . Một số nước có nền CN phát triển như : Nhật Bản , Hàn Quốc 
Châu Âu 
Bán cầu Bắc 
Thiên nhiên vùng ôn đới , rừng tai-ga chiếm đa số , ngoài ra có các dãy núi cao (An-pơ )quanh năm tuyết phủ , 
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục , chủ yếu là người da trắng , sống tập trung trong các thành phố , phân bố đều trên các châu lục .
Có nền kinh tế phát triển cao , các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng là máy bay , ôtô , thiết bị , hàng điện tử , len , dạ , dược phẩm , mĩ phẩm ,.. 
Châu Phi 
Trong khu vực chí tuyến có đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ 
Chủ yếu là hoang mạc và xa- van vì đây là vùng có khí hậu khô nóng nhất thế giới . Ngoài ra ven biển phía đông , phía tây có một số khu rừng rậm nhiệt đới .
Dân đông thứ hai thế giới , hầu hết là người da đen , sống tập trung ở ven biển và các thung lũng sông . Đời sống có nhiều khó khăn .
Kinh tế kém phát triển , tập trung khai thác khoáng sản để xuất khẩu , trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như : cà phê , ca cao , bông , lạc 
Châu Mĩ 
Trải dài tứ Bắc xuống Nam , là lục địa duy nhất ở bán cầu Tây 
Thiên nhiên đa dạng , phong phú . Rừng A-ma-dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới . 
Dân cư hầu hết là người nhập cư nên nhiều thành phần từ Âu , Á , Phi , người lai , Người Anh-điêng là người bản địa . 
Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển , các nông sản như : mì , bông , lợn , bò sữa  sản phẩm CN như : máy móc , thiết bị , hàng điện tử , máy
bay .Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển , chuyên trồng chuối , cà phê , mía , bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu .
Châu Đại Dương 
Nằm ở bán cầu Nam 
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng , khô , nhiều hoang mạc , xa-van nhiều động vật và thực vật lạ .Các đảo có khí hậu nóng ẩm , chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ 
Người dân Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-lenlà người gốc Anh , da trắng . 
 Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm , tóc đen , xoăn .
Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển , nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu , len , thịt bò , sữa 
Châu Nam Cực 
Nằm ở vùng địa cực 
Lạnh nhất thế giới , chỉ có chim cánh cụt sinh sống 
Không có dân sinh sống thường xuyên .
 (1’) 3/ Củng cố- dặn dò : 1HS đọc bảng tổng kết 
 Dặn hS về nhà hoàn chỉnh các bài tập .
*Rút kinh nghiệm:
_____________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 34
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu 
vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận rakhuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 35
 II/ Chuẩn bị:
 -Các tổ trưởng tổng kết sổ theo dõi . Lớp trưởng tổng kết chung .
 -GV lên kế hoạch tuần 35
 III/ Lên lớp
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
14’ 
A/Ổn định : 
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập , nề nếp ,tác phong , nội quy ,quy định của trường , lớp .
2/ Lớp trưởng nhận xét chung về các hoạt động trên 
 - Học tập:
 Giờ giấc (đi học muộn , xếp hàng , ra vào lớp ...) 
 Sự chuẩn bị bài : ( học bài , làm bài tập về nhà , xem bài mới . )
 Im lặng nghe giảng , có phát biểu bài ...
- Nề nếp : 
 Vệ sinh trường lớp 
 Thể dục ( Khẩn trương tập hợp hay không ,tập đúng động tác hay không ...)
 Tác phong đạo đức ( ăn măc đồng phục ,nói năng ... )
3/ Ý kiến cá nhân :
4/ Bình bầu cá nhân tiến bộ trong tuần 
5/ GV phổ biến một số công viêc trong tuần 35
 - Nhắc HS thực hiện tốt an toàn giao thông.
Không ăn quà ở trường, để phòng “ dịch tả “.
Trực nhật , đổ rác đúng nơi quy định.
- Nhắc nhở thêm một số nề nếp của lớp.
 - Ôn tập thi cuối học kì II
C/ Sinh hoạt văn nghệ : 
-Cả lớp hát
-3tổ trưởng lần lượt báo cáo .
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
-HS chú ý lắng nghe . 
-HS phát biểu ý kiến 
- HS bình bầu
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc