TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI BẬC TIỂU HỌC. R
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh trong lớp.
2. Kĩ năng: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo tiếng, sự ăn vần trong tiếng.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, say mê học hỏi và khám phá.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo tiếng.
- Phiếu cỡ nhỏ phôtô bảng tổng kết đủ cho từng học sinh làm BT2. Phiếu ghi sẵn các tiếng trong khổ thơ.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
Tuần 35 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010 TẬP ĐỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI BẬC TIỂU HỌC. R I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh trong lớp. 2. Kĩ năng: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo tiếng, sự ăn vần trong tiếng. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, say mê học hỏi và khám phá. II. Chuẩn bị: + GV: - Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo tiếng. - Phiếu cỡ nhỏ phôtô bảng tổng kết đủ cho từng học sinh làm BT2. Phiếu ghi sẵn các tiếng trong khổ thơ. + HS: Xem trước bài, SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. a) Kiểm tra tập đọc. Giáo viên chọn một số đoạn văn, thơ thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Với những học sinh đọc không đạt yêu cầu, giáo viên cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. b) Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong khổ thơ – ghi kết quả vào bảng tổng kết. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề. Giáo viên hỏi học sinh đã đọc lại bài Cấu tạo của tiếng Yêu cầu mở bảng phụ. Giáo viên phát phiếu cho cả lớp làm bài, bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to cho 3, 4 học sinh. Giáo viên nhận xét nhanh. Giáo viên nhận xét, phân tích, sửa chữa, chốt lại lời giải đúng. Hát Hoạt động lớp, cá nhân. Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp những đoạn, bài văn thơ khác nhau. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài (lệnh + khổ thơ của Tố Hữu). Cả lớp đọc thầm lại. 1, 2 học sinh nói lại cấu tạo của tiếng. 1 học sinh nhìn bảng cấu tạo của tiếng. Theo nội dung trên phiếu, mỗi học sinh chỉ phân tích cấu tạo tiếng của 2 dòng thơ. Học sinh làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 3 học sinh làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng. Tiếng Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm đánh giặc mười năm khó nhọc đời bầm sáu mươi ra tiền tuyến xa xôi yêu bầm nước cả đôi mẹ hiền c đ tr n ng kh ch b m n t t l b đ gi m n kh nh đ b s m r t t x x b n c đ m h u o i ă ú à e ưa ằ uô ỗ á ê ò ầ á ặ ườ ă ò ọ ờ ầ á ươ a iề yế a ô yê ầ ướ ả ô ẹ iề n m i n ng n i i ng m nh c i m c i m u i n n i u m c i n v Hoạt động 2: Tìm những tiếng vần với nhau trong khổ thơ trên. Giải thích thế nào là hai tiếng vần với nhau. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Thế nào là hai tiếng vần với nhau? Giáo viên nhắc học sinh chú ý luật ăn vần trong thơ lục bát. Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. v Hoạt động 4: Củng cố Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo tiếng và sự ăn vần trong tiếng. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà làm nhẩm lại BT2. Nhận xét tiết học. Hoạt động lớp, cá nhân. Hai tiếng vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ, làm bài cá nhân – viết ra nháp những cặp tiếng vần với nhau, giải thích các cặp tiếng ấy vần với nhau như thế nào. Học sinh phát biểu ý kiến: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 (của dòng 6) ăn với tiếng thứ 6 (của dòng 8). Theo luật này thì các tiếng sau trong khổ thơ ăn vần với nhau: khe – tê ® vần giống nhau không hoàn toàn: e – ê năm – bầm ® vần giống nhau không hoàn toàn: ăm – âm xôi – đôi ® vần giống nhau hoàn toàn: ôi – ôi Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Học sinh nhận xét. TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức; tìm số TBC; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính nhanh. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chiùnh xác, khoa học, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: SGK + HS: Bảng con, VBT, SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 5’ 20’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập chung. Sửa bài 5 SGK. Giáo viên chấm một số vở. 3. Giới thiệu bài: “Luyện tập chung” ® Ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn kiến thức. Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức. Nêu lại cách tìm số trung bình cộng. Nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm. v Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên lưu ý học sinh: nêu tổng quát mối quan hệ phải đổi ra. Giáo viên nhận xét bài sửa đúng, chốt cách làm. Bài 2 Yêu cầu học sinh đọc đề. Tổ chức cho học sinh làm bảng con. Lưu ý học sinh: dạng bài phân số cần rút gọn tối giản. Bài 3 Yêu cầu học sinh đọc đề. Nêu cách làm. Giáo viên nhận xét. Bài 5 Yêu cầu học sinh đọc đề. Nêu dạng toán. Nêu công thức tính. v Hoạt động 3: Củng cố. Nhắc lại nội dung ôn. Thi đua tiếp sức. 5. Tổng kết – dặn dò: Làm bài 4 SGK. Nhận xét tiết học. + Hát. Học sinh sửa bài. Học sinh nhận xét. Học sinh nêu. Học sinh nhận xét. 1 học sinh đọc đề. Học sinh làm vở. Học sinh sửa bảng. a. 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2, 05 = 6,78 – 13,741 : 2,05 = 6,78 – 6,7 = 0,08 b. 7,56 : 3,15 + 24,192 + 4,32 = 2,4 + 24,192 + 4,32 = 26,592 + 4,32 = 30,912 c. 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5 = 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút = 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút 1 học sinh đọc. Học sinh làm bảng con. a. 19 ; 34 và 46 = (19 + 34 + 46) : 3 = 33 b. 2,4 ; 2,7 ; 3,5 và 3,8 = (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1 c. ; và = ( ) : 3 = 1 học sinh đọc đề. Tóm tắt. Học sinh làm vở. Học sinh sửa bảng lớp. Giải Học sinh gái : 19 + 2 = 21 (hs) Lớp có : 19 + 21 = 40 (học sinh) Phần trăm học sinh trai so với học sinh cả lớp: 19 : 40 ´ 100 = 47,5% Phần trăm học sinh gái so với học sinh cả lớp: 21 : 40 ´ 100 = 52,5% ĐS: 47,5% ; 52,5% 1 học sinh đọc đề. Tóm tắt. Tổng _ Hiệu. Học sinh nêu. Học sinh làm vở + sửa bảng. Giải Vận tốc của tàu thuỷ khi yên lặng: (28,4 + 18,6) : 2 = 23,5 (km/giờ) Vận tốc dòng nước: 23,5 – 18,6 = 4,9 (km/giờ) ĐS: 23,5 km/giờ 4,9 km/giờ 63,97 + 15,1 : (9,7 – 9,45) Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010 CHÍNH TẢ: TIẾT 6. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập củng cố, khắc sâu kiến thức về cách viết 1 đoạn văn theo yêu cầu đề. 2. Kĩ năng: - Nghe – viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn của bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”. Viết được 1 đoạn văn ngắn tả người (1 đám trẻ ở vùng biển hoặc ở làng quê), tả cảnh (1 buổi chiều tối hoặc 1 đêm yêu tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê). 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ. + HS: SGK, vở. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 33’ 10’ 20’ 3’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Tiết 5 Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh. 3. Giới thiệu bài mới: Tiết 6. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nghe – viết. Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK 1 lượt giọng rõ ràng, chính xác. Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2 lượt. Giáo viên đọc lại toàn bài. Giáo viên chốt 7 – 10 bài. v Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn. Giáo viên yêu cầu đọc đề và phân tích. Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 1 yêu cầu tả đám trẻ, không phải tả 1 đứa trẻ. Các công việc đồng áng của trẻ con ở làng quê có thể là chăn trâu, cắt cỏ, phụ mẹ nhổ mạ, cấy lúa, dắt trâu ra đồng · Viết bài không chỉ dựa vào hiểu biết mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ. Giáo viên nhận xét chấm điểm. v Hoạt động 3: Củng cố. Nhắc lại nội dung ôn. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại các bài ôn thi học kì. Nhận xét tiết học. Hát 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và nêu hình ảnh mình thích. Học sinh nghe. Học sinh viết bài. Học sinh đọc soát lại bài. Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. 1 học sinh đọc đề. Học sinh phân tích đề, gạch dưới từ ngữ quan trọng. Học sinh chọn đề bài viết. Học sinh lập nhanh dàn bài, viết đoạn văn vào vở. Học sinh tiếp nối nhau đọc bài. Lớp nhận xét bình chọn người viết bài hay nhất. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể; đặc điểm của các loại trạng ngữ. 2. Kĩ năng: - Nâng cao kĩ năng học thuộc lòng của học sinh trong lớp. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác ôn tập. II. Chuẩn bị: + GV: - Một tờ giấy khổ rộng ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể “Ai thế nào”, “Ai là gì”. (xem là ĐDDH). - Một tờ giấy khổ rộng ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ (xem là ĐDDH). - Phiếu cỡ nhỏ phôtô 3 bảng tổng kết trong SGK phát cho từng học sinh (nếu có điều kiện) (thêm 3, 4 tờ cỡ to). + HS: SGK III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 34’ 11’ 12’ 11’ 1’ 1. Khởi ... – hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mĩ; đọc các đề văn của tiết 6, chọn trước 1 đề thích hợp với mình. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh lắng nghe yêu cầu giáo viên. Học sinh xung phong kiểm tra học thuộc lòng. Hoạt động lớp, cá nhân . 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài. 1 học sinh đọc lại bài thơ. Cả lớp đọc thầm. · Sóng ồn ào phút giây nín bặt, biển thèm hoá được trở thành trẻ thơ. · Những đứa trẻ tóc bết đầy nước mặn, tay cầm cành củi khô ùa chạy không cần tới đích trên bãi biển. · Bọn trẻ vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh. · Ánh nắng mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu. · Gió thổi à à u u như ngàn cối xay xay lúa, trong cối xay ấy, những đứa trẻ đang chạy chơi trên cát giống như những hạt gạo của trời. · Hoa xương rồng đỏ chói./ Những đứa bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò trên những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, nắm cơm khoai ăn với cá chuồn./ Chim bay phía vầng mây như đám cháy./ Bầu trời tím lại phía lời ru./ Võng dừa đưa sóng thở. · Những ngọn đèn dầu tắc vội dưới màn sao./ Đêm trong trẻo rộ lên hàng tràng tiếng chó sủa./ Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ./ Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ. Học sinh phát biểu ý kiến, các em trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ. + Hình ảnh so sánh: Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời. + Hình ảnh nhân hoá: Biển thàm hoá được trẻ thơ; sóng thở. Các hình ảnh so sánh torng hai câu thơ Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời liên quan với nhau: gió trời thổi à à ù ù trên bãi biển có những đứa trẻ đang nô đùa chẳng khác gì chiếc cối xay khổng lồ đang xay lúa mà những hạt gạo quý đang chạy vòng quanh là trẻ em. Vổ tay. Học sinh tuyên dương các bạn đạt điểm cao. Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010 TOÁN: THỰC HÀNH TÍNH DIỆN TÍCH RUỘNG ĐẤT. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh thực hànhh cách tính diện tích của các hình đa giác không đều. 2. Kĩ năng: - Rèn học sinh kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình đa giác không đều nhanh, chính xác, khoa học. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ. + HS: SGK, VBT. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 34’ 10’ 20’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Thực hành tính diện tích ruộng đất. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính. Phương pháp: Quan sát, động não, thực hành. Giáo viên chốt: Chia hình trên thành hình vuông và hình chữ nhật. v Hoạt động 2: Thực hành. Phương pháp: Quan sát, thực hành. Bài 1 Yêu cầu đọc đề. Giáo viên nhận xét. Bài 2: Yêu cầu đọc đề. Giáo viên nhận xét. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn: hình chữ nhật có kích thước 23m, 25m bao phủ khu đất. Khu đất chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc bên phải và góc dưới. Scả khu đất = Scả hình bao phủ – S2 hình CNH v Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Thi đua. Giáo viên nhận xét. Tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Thực hành tính diện tích ruộng đất (tt)”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh sửa bài 1, 2 Hoạt động nhóm. Học sinh đọc ví dụ ở SGK. Nêu cách chia hình. Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông. Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ. Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm. Học sinh đọc đề. Chia hình. Tính diện tích toàn bộ hình. Sửa bài. Học sinh đọc đề. Học sinh chia hình (theo nhóm). Đại diện trình bày. Lớp nhận xét. Tính diện tích toàn bộ hình. Học sinh đọc đề. Học sinh chia hình. Nêu cách chia. Tính diện tích. Hoạt động cá nhân. 2 dãy thi đua đọc quy tắc, công thức các hình đã học. KHOA HỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM. R I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người. - Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các nguồn năng lượng sạch 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: GV: - Các bài tập trang 134, 135, 136 SGK được in vào các phiếu học tập. - HSø: - SGK. III. Các hoạt động: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập có nội dung như các bài tập trong SGK (hoặc học sinh chép các bài tập trong SGK vào vở để làm). Học sinh làm việc độc lập. Ai xong trước nộp bài trước. Giáo viên chọn ra 10 học sinh làm nhanh và đúng để tuyên dương. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TIẾT 3. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về câu đơn, câu ghép, cách nối các vế câu ghép. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng của học sinh. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, phiếu học tập. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 32’ 10’ 18’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Tiết 2. Kiểm tra bài tập đã làm. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập Tiết 3 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. Phương pháp: Đàm thoại. Giáo viên tiếp tục kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh. v Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập. Phương pháp: Thảo luận, luyện tập. Bài 2 Giáo viên lưu ý học sinh câu hỏi. a) Tìm 1 câu hỏi. b) Tìm thêm câu ghép trong lời thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai. Nêu ghi nhớ về câu ghép? Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về câu ghép. ® GV nhận xét + chốt câu trả lời đúng. Bài 3 Giáo viên lưu ý học sinh thực hiện tuần tự 2 yêu cầu. Nêu lại kiến thức về cách nối các vế câu ghép. Treo bảng phụ. ® GV nhận xét, chốt lời giải đúng. v Hoạt động 3: Củng cố. Nêu lại cách nối các vế câu ghép? Nêu lại ghi nhớ về câu ghép. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Tiết 4. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh sửa bài. Học sinh đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi. 1 học sinh đọc yêu cầu. ® Lớp đọc thầm theo. 2 học sinh nêu. 1 học sinh đọc lại nôi dung bảng phụ. Học sinh làm bài cá nhân. Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi. Học sinh sửa bài. 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. 2 học sinh nêu. 1 học sinh đọc lại. Học sinh làm bài cá nhân. Học sinh sửa bài. Hoạt động lớp. Học sinh phát biểu nối tiếp. LÀM VĂN: TIẾT 4 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm khả năng đọc thuộc lòng của học sinh. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: + GV: - Phiếu phôtô mẫu của biên bản họp đủ phát cho từng học sinh. Nếu không có điều kiện có thể viết lên bảng. Học sinh xem mẫu, làm biên bản vào vở. + HS: SGK, nháp III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA G HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1’ 1’ 37’ 17’ 20’ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2003 BIÊN BẢN BÀN VIỆC GIÚP BẠN (Lớp 5c) - Nội dung : Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết chấm câu. - Các thành viên : các chữ cái và dấu câu. Chủ toạ : bác chữ A Thư kí : chữ C - Mục đích : giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu. - Tình hình hiện nay : Hoàng không biết đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý đến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa. - Cách giải quyết, phân công việc : Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phảt đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này. Người lập biên bản kí Chủ toạ kí Chữ C Chữ A 1’ 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng. Giáo viên kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh. Giáo viên nhận xét, cho điểm. v Hoạt động 2: Tưởng tượng mình là thư kí trong cuộc họp của các chữ viết, viết biên bản cuộc họp ấy. Giáo viên kiểm tra học sinh đọc câu hỏi tìm hiểu bài Cuộc họp của chữ viết (tr.45), Tập tổ chức cuộc họp (tr.46) (Tiếng Việt 3, tập một). Phát phiếu cho từng học sinh làm bài (hoặc mở bảng phụ đã viết một mẫu biên bản – học sinh làm biên bản vào vở hoặc viết trên nháp. Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số bài. 5. Tổng kết - dặn dò: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở biên bản cuộc họp; tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK. + Hát Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp các khổ thơ, bài thơ hoặc một đoạn văn (trích Thư gửi các học sih) cần thuộc lòng theo yêu cầu trong SGK. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài (lệnh + văn bản “Cuộc họp của chữ viết”). Cả lớp đọc thầm. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc biên bản. Cả lớp nhận xét. Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất. Duyệt BGH Cuối năm
Tài liệu đính kèm: