Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 10

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 10

 TUẦN 6

Sáng Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009.

 TẬP ĐỌC : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I - MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4.)

 Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc thuộc lòng bài Ê - mi - li, con và nêu nội dung của bài

 B. Bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) GV kết hợp.

- Giới thiệu với HS về Nam Phi: Quốc gia ở cực nam Châu Phi, diện tích

1 219 000km2, dân số trên 43 triệu người, thủ đô là Prê-tô-ri-a, rất giàu khoáng sản .

- Ghi bảng: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la cho HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh: HDHS đọc đúng các số liệu thống kê

- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa của các từ khó ghi ở cuối bài

- HS luyện tập theo cặp

- Một, hai HS đọc lại cả bài

- GV đọc diễn cảm bài văn .

 

doc 106 trang Người đăng hang30 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 
Sáng Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009. 
 Tập đọc : Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
I - Mục tiêu: Giúp HS:
1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4..)
 Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
II- Đồ dùng dạy - học
Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc thuộc lòng bài Ê - mi - li, con và nêu nội dung của bài
 B. Bài mới: 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài. GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) GV kết hợp.
- Giới thiệu với HS về Nam Phi: Quốc gia ở cực nam Châu Phi, diện tích 
1 219 000km2, dân số trên 43 triệu người, thủ đô là Prê-tô-ri-a, rất giàu khoáng sản .
- Ghi bảng: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la cho HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh: HDHS đọc đúng các số liệu thống kê
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa của các từ khó ghi ở cuối bài
- HS luyện tập theo cặp
- Một, hai HS đọc lại cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn .
b) Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1,2 và cho biết: Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
- Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
* HS nêu ý nghĩa bài văn
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn 
- 3 HS đọc nối tiếp lại 3 đoạn bài văn .	
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 3 
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ những thông tin các em có được từ bài văn.
 ..........................................................................
 Toán:Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi của các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan
II. Các HĐ dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
- 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào nháp rồi trả lời phương án đúng
- Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách đổi.
Bài 3: Hướng dẫn HS đổi về cùng đơn vị đo rồi so sánh, chọn dấu.
 - HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài
Bài 4: - HS đọc đề rồi tự làm vào vở
 - 1 HS lên bảng làm bài
 - GV cùng lớp nxét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nxét tiết học.
- Dặn HS làm BT ở nhà.
 ..............................................................................
 Khoa học : dùng thuốc an toàn
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
II.đồ dùng dạy - học
- Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Hình trang 24,25 SGK 
- Mõi nhóm 1 thẻ từ có cán để cầm( trò chơi - Hđ3)
III.Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu tác hại của rượu, bia.
- 1 HS nêu tác hại của ma tuý.
B. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi sau: Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
Bước 2: 
- GV gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- GV kết luận:
+ Khi bị bệnh, Chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người.
Hoạt động 2: thực hành làm bài tập trong SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Xác định được khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không dúng cách và không đúng liều lượng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm bài tập trang 24 SGK.
Bước 2: Chữa bài
- Gv chỉ định một số HS nêu kết qủa làm bài tập cá nhân.
(đáp án:1-d; 2-c; 3-a; 4-b.)
Kết luận: 
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo (nếu có) biết hạn sử dụng, nơi sản xuất (tránh thuốc giả), tác dụng và cách dùng 
Hoạt động 4: trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”.
* Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- GV yêu cầu mỗi nhóm đưa thẻ từ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi:
- Cả lớp sẽ cử ra 2-3 HS làm trọng tài. Các bạn này có nhiệm vụ quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng đáp án.
- Cử 1 HS làm quản trò để đọc từng câu hỏi.
- GV đóng vai trò cố vấn, nhận xét và đánh giá từng câu giải thích của các nhóm.
Bước 2: Tiến hành chơi 
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trong mục Trò chơi trang 25 SGK, các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ và giơ lên.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ lên nhanh và đúng.
Dưới đây là đáp án:
Câu 1 Thứ tự ưu tiên cung cấp vi ta min cho cơ thể là:
	c) Ăn thức ăn chứa nhiều vi - ta - min
	a) Uống vi - ta - min
	b) Tiêm vi - ta -min
Câu 2. Thứ tự trên phòng bệnh còi xương cho trẻ là:
	c) Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can xi và vi - ta - min D.
	b) Uống can - xi và Vi - ta -min D.
	a) Tiêm can -xi
 - GV yêu cầu một vài HS trả lời 4 câu hỏi trong mục Thực hành trang 24 SGK để củng cố lại những kiến thức đã học trong bài.
C. Củng cố dặn dò: - HS học bài ở nhà, nói với bố mẹ những gì đã học trong bài.
 . Chuẩn bị tiết sau.
Chiều Chính tả : ê - mi - li, con...
I - Mục tiêu: Giúp HS:
1. Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con
2. Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào bảng con: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa. và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
- Một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3, 4. Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng.
- HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài: GV chấm, chữa, nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2
-HS làm việc cá nhân- trình bày miệng -HS khác nhận xét 
- GV chốt ý đúng: Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa; tưởng, nước, tươi, ngược.
- HS nhận xét cách ghi dấu thanh:
+ Trong tiếng giữa (không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Bài tập 3
-HSđọc YC BT 
-HS hoạt động nhóm đôi.-1 nhóm trình bầy -nhóm khác nhận xét- GV chốt lại.
- GV giúp HS hoàn thành BT và hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ:
+ cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.
+ Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn
+ Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà HTL, các thành ngữ, tục ngữ ở BT 3
 ..............................................................................
 tiếng việt 
 Quy tắc đánh dấu thanh ở vần chứa ua/uô
 Phân biệt d/r/gi
I.Mục tiêu : giúp HS
Củng cố kĩ năng đánh dấu thanh ở vần chứa ua/uô.
 II .Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn HS làm BT:
 Bài 1. a, Tìm các tiếng chứa ua, uô trong đoạn thơ sau:
 Không ăn nhầm phải lúa
 Không dẫm xuống ruộng màu
 Bê mình ngoan đấy chứ?
 Thy Ngọc
 b,Xác định vị trí dấu thanh ở âm chính các tiếng vừa tìm được.
 Bài 2.Điền dấu thanh thích hợp đúng vị trí cho các tiếng in đậm có trong đoạn thơ sau:
 Con chuôn chuôn bay mãi
 Dươi vòm trời lá xanh
 Góc vườn mua hoa khế
 Chờ đại bàng về ăn
 Cây giưa bạn bè cây
 Buôn vui như người đấy.
 Theo Vũ Đình Minh
Bài 3. Hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng :chuồn chuồn, dưới mùa , giữa.
4. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS áp dụng đúng cách ghi dấu thanh đã học.
 ......................................................................... 
 Đạo đức
Có chí thì nên (Tiết 2)
Hoạt động 1: làm bài tập 3 SGK.
* Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe.
* Cách tiến hành
1.GV chia HS thành các nhóm nhỏ .
2. HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được
3. Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm. GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu sau:
Hoàn cảnh
Những tấm gương
Khó khăn của bản thân
Khó khăn về gia đình
Khó khăn khác
: GV cho ví dụ để HS hiểu được các hoàn cảnh khó khăn:
- Khó khăn của bản thân như: sức khoẻ yếu, bị khuyết tật,
- khó khăn về gia đình như: nhà nghèo, sống thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ,
- khó khăn khác như: Đường đi học xa, hiểm trở, thiên tai, lũ lụt,
4. GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế họach để giúp bạn vượt khó.
Hoạt động 2: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
* Mục tiêu: HS biết cách tự liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.
* Cách tiến hành:
1.HS tự biết phân tích khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
2. HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
3. Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trì ... v nx giờ học 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau 
 .
 toán 
 ôn cộng hai số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân .
- Biết giải toán với phép cộng hai số thập phân .
II .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YấU
A.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
 - Nhận xét.
B. Ôn tập:
Bài 1: Tính
 + 
 Cả lớp làm bài vào vở , 3 HS yếu làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 2 : Đặt tính rồi tính
 7,8 + 9,6 34,82 + 9,75
 57,648 + 35,37 14,2 + 80,6
 Cả lớp làm bài vào vở , 2 HS trung bình làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 3 : Nam cân nặng 32,6kg . Tiến cân nặng hơn Nam 4,8kg. Hỏi Tiến cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
 Cả lớp làm bài vào vở , 1 HS khá làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
cùng GV nhận xét – chữa bài.
C. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS ôn bài ở nhà.
 Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009.
tập đọc : ôn tập giữa học kì I
Tiết 5
I . Mục tiêu 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đoc và HTL .
- Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch : Lòng dân – phân vai , diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch , thể hiện đúng tính cách nhân vật .
II . Đồ dùng 
 Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL .
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. kiểm tra bài cũ: HS nêu tên những bài tập đọc đã học ở tuần 7.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Kiểm tra tập đọc và HTL 
- GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm – cho HS chuẩn bị trong 2 phút sau đó đọc bài 
- GVnx cho điểm từng HS 
Hoạt động 3: HS đọc phân vai bài : Lòng dân 
- 4nhóm HS lần lượt lên thực hiện 
- Hs nhận xét , GVnx – tuyên dương HS 
IV . Củng cố – dặn dò 
 Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 1 .
 ......................................................................
 Toán : luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
III. Các hoạt động dạy học 
A. kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Ôn cách cộng 2 số thập phân.
- Cho HS nêu các bước cộng 2 số thập phân.
- HS khác nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Khi viết vào chỗ chấm của cột a + b và b + a HS phải tính tổng để có cơ sở cho nhận xét tiếp.
- Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, kể cả nêu công thức a + b = b + a.
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài. Khi thử lại, HS phải viết phép cộng với sự đổi chỗ (viết theo cột dọc) của hai số hạng đã biết (như bài a).
Bài 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán.
 HS tự giải và chữa bài.
Bài 4: HS tự làm bài rỗi chữa bài.
- Số phải điền vào các chỗ chấm đều là 0.
- Khi chữa bài cho HS nêu (bằng lời) đặc điểm của phép cộng với số 0,: Số thập phân cộng với số 0 bằng chính số thập phân đó.
- Khuyến khích HS tự viết được a + 0 = 0 + a = a.
Bài 5: 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài cho HS nêu lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- HD HS trình bày bài làm như sau:
- Số trung bình cộng cần tìm là: (254,55 + 18,45): 2 = 220
IV .Củng cố - dặn dò : Dặn HS hoàn thành bài tâp
 .........................................................................
tập làm văn : ôn tập giữa học kì I
Tiết 6
I .Mục tiêu 
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bbài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùngtừ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ chép BT 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: HDHS ôn tập.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức.
 + Từ đồng nghĩa là gì? Cho VD ?
 + Từ trái nghĩa là gì ? Cho VD ?
 + Từ nhiều nghĩa là gì ? Cho VD ?
 + Từ đồng âm là gì ? Cho VD ?
 Hoạt động 2: HDHS giải các bài tập.
Bài 1: HS nêu Y/C .
 HS trả lời miệng . GV nx củng cố.
Bài 2 : HS thi đua học thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền các từ trái nghĩa.
 GV giải nghĩa một số câu tục ngữ
Bài 3: HS đặt câu theo nhóm.
 Đại diện trình bầy.
 GV nx .
IV. Củng cố dặn dò : 
 GV nx giờ học . Củng cố nội dung ôn tập.
 C/ Bị thi giữa HKI.
 Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008.
Sáng Toán
 Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh. 
II.Đồ dùng : Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân. 
a. GV nêu ví dụ (như SGK) rồi viết ở trên bảng một tổng các số thập phân:
27,5 + 36,75 + 14 = ? (l)
- Hướng dẫn HS:
+ Tự đặt tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
+ Tự tính (cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
- GV gọi HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như SGK).
 Hoạt động 3: Thực hành. 
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: - HS tự làm bài rồi chữa bài
 - Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính tổng nhiều số thập
phân.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài
 Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng
các số thập phân
- HS lên bảng viết: (a + b) + c = a + (b + c)
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài. 
 Với HS giỏi có thể khuyến khích tính nhẩm các tổng trong bài tập rồi trình bày bài làm trên bảng. 
c. 0,75 + 1,19 + 2,25 + 0,81 = (0,75 + 2,25) + (1,19 + 0,81)
= 3 + 2 = 5
C . Củng cố – dặn dò 
 Dặn HS hoàn thành bài tập ở nhà .
 .....................................................................
 Khoa học 
 ôn tập con người và sức khoẻ
( Tiết 1 )
I- Mục tiêu
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV \ AIDS.
II- Đồ dùng 
- Các sơ đồ trang 42,43 SGK
- Giấy khổ to và bút dạ 
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. kiểm tra bài cũ: HS nêu ghi nhớ của bài trước.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong bài: Nam hay nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1, 2, 3 trang 42 SGK.
Bước 2: Làmviệc cả lớp
- GV gọi một số HS lên chữa bài
- Câu 2. d) Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
- Câu 3. c). Mang thai và cho con bú.
Hoạt động 3: Trò chơi “ ai nhanh, ai đúng?”.
* Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV hướng dẫn HS thảo khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 
SGK.
- Sau đó, GV phân công hoặc cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó:
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ. 
- Tương tự như vậy đối với bệnh viêm não, chỉ thêm khâu trung gian là vật trung gian truyền bệnh
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý tưởng mới.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ tranh vận động
* Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV \ AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV gợi ý:
- Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
IV.Củng cố – dặn dò 
 - GVnx giờ học 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau 
 .......................................................................
 tập làm văn	
Kiểm tra định kì lần I
HS làm bài theo đề của sở GD
 ........................................................................
 luyện từ và câu	
Kiểm tra định kì lần I
HS làm bài theo đề của sở GD
	............................................................................	
 Chiều toán : Ôn cộng hai số thập phân
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách cộng soó thập phân , so sánh số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động I: HDHS ôn tập.
 + Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào ?
 + Muốn cộng hai soó thập phân ta làm thế nào ?
 + Y/C HS hoàn thành các bài tập :
Bài 1: 
So sánh các số thập phân sau:
3,2 và 3 ;	4,02 và 1,375 ;	6,3 và 1,37
 b. Sắp xếp các số thập phân trên ( Câu a ) theo thứ tự bé dần 
Bài 2 : Tính 
a. 62,78 + 1,375	; 19 + 23,75
b. 6,23 + 102,7 ; 98,203 + 100
c. 13,76 + 22,2 +5,24 ; 
Bài 3 : Ngày thứ nhất dệt được 28,4 m vải. Ngày thứ hai dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2 m vải. Ngày thứ ba dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1,5 m . Hỏi cả ba ngày .m vải ?
Gọi một số HS chữa BT
III. Cũng cố dặn dò
 GV nhận xét cũng cố nội dung bài học
 ........................................................................... 
 Kĩ thuật 
 Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I . Mục tiêu 
Giúp HS : 
Biết cách bày , dọn bữa ăn ở gia đình .
Có ý thức giúp gia đình bày , dọn trước và sau bữa ăn .
II . Đồ dùng 
Tranh , ảnh 1 số kiểu bày món ăn 
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. kiểm tra bài cũ: HS nêu ghi nhớ của bài trước.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn 
- HS qs hình 1 SGK và đọc mục 1 : 
+ Nêu mục đích của việc bày món ăn ,dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ? 
+ Yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn ? 
- HS trả lời 
- HS nx , bổ sung 
-GVtóm tắt nội dung chính 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn 
- Nêu mục đích , cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình ? 
- Liên hệ so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở GĐ các em với cách thu dọn sau bữa 
ăn nêu trong SGK ?
- HS trả lời . 
- GVnx và HD cách thu dọn sau bữa ăn .
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập 
 - Hs làm BT và trả lời miệng 
 - GV nêu đáp án của BT 
IV . Củng cố dặn dò 
 GVnx giờ học 
 Dặn HS cbị bài sau .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6-10.doc