Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 1

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 1

 Tập đọc - Tiết 1

 Bài : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài;Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

 - Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 - Thuộc lòng một đoạn thư.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: Bảng phụ viết đoạn thư cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 
	 Ngày soạn: 8/8/2009
	 Ngày giảng:Thứ hai,10/8/2009
 Tập đọc - Tiết 1
	 Bài : Thư gửi các học sinh.
I. Mục tiêu:
	- Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài;Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
	- Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
	- Thuộc lòng một đoạn thư.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ viết đoạn thư cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a) GV giới thiệu cách sử dụng SGK.
- Giới thiệu chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em & bài tập đọc: Thư gửi các học sinh.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc & tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc:
- Có thể chia lá thư làm mấy đoạn?
-Sửa giọng đọc, cho hs tỡm và luyện đọc từ khú đọc.
-Giải nghĩa từ: giời, giở đi.
- GV đọc diễn cảm bài( Giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng).
* Tìm hiểu bài:
- Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Bác Hồ khuyên hs điều gì?
* Luyện đọc diễn cảm.
- treo bảng phụ đoạn văn đọc diễn cảm -Đọc diễn cảm mẫu. Hướng dẫn giọng đọc, gạch chân từ khó đọc.
-Cả lớp & gv nhận xét.
*Hướng dẫn học sinh HTL:
- Yêu cầu HTLđoạn: Từ sau 80 năm.....công học tập của các em.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Nêu nội dung của bài ?
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm.
- 1 HS đọc cả bài.
- Chia lá thư làm 2 đoạn:
-2 em đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-2 em khỏc đọc nối tiếp đoạn lần 2; giải nghĩa từ khú hiểu cú trong đoạn.
- HS luyện đọc bài theo cặp.
- 1 nhúm đụi đọc nối tiếp cả bài.
+ HS đọc thầm đoạn 1.
- Là ngày khai trường đầu tiên ở nước VNDCCH, sau hơn 80 năm bị TD Pháp đô hộ.
+ HS đọc thầm đoạn 2.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS nêu ý kiến.
-Bác hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn & tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông.
-Theo dừi, phát hiện những từ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS tự nhẩm HTL.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
+Bác hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn & tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông.
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài, nhận xét giờ học.
	- HS về nhà HTL những câu đã chỉ định & chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------
Toỏn - Tiết:1
	 Bài: Ôn tập: Khái niệm về phân số.
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
	- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
	- Có ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a) Giới thiệu bài.
b) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV lần lượt gắn các tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số.
- Gọi hs lên bảng viết các phân số.
c)Ôn tập cách viết thương hai STN, cách viết mỗi STN dưới dạng phân số 
+ Yêu cầu viết thương sau dưới dạng phân số?
1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 
+ STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là bao nhiêu?
- Yêu cầu viết STN sau dưới dạng phân số 5 ; 12 ; 2001?
-Số 1 khi viết thành phân số thì có đặc điểm gì?
- Số 0 khi viết thành phân số thì có đặc điểm gì?
+ GV nhận xột, Kết luận.
c) Thực hành:
- Y/cầu hs đọc các phân số
- Nêu TS & MS của các phân số trên?
-Yờu cầu hs viết các thương sau dưới dạng phân số 3:5 ; 75:100 ; 9:17 ?
- Gọi hs nêu yêu cầu .
- 2 em lên bảng, lớp viết vào vở.
-Cho hs thảo luận nhúm đụi; nờu kết quả.
-GV chữa bài.
- Quan sát.
- HS lần lượt nêu tên gọi các phân số.
- Viết các phân số ra nháp, bảng con.
+ 2 hs lên bảng, lớp viết nháp.
1 :3 = 4 :10 =9 :2 = 
+STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là 1.
- Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp.
 5 = 12 = 2001 = 
+ Số 1 khi viết thành phân số thì có tử số bằng mẫu số và khác 0.
VD: 1 = 1 = ;...
VD: 0 = 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài
- HS đọc các phân số ; nêu TS & MS của từng phân số.
Bài 2 :
- HS nêu yêu cầu bài
- 2 hs lên bảng, lớp viết vào vở.
 3 : 5 = 75 : 100 = 
 9 : 17 = 
Bài 3 :
32 = 105 = 1000 =.
Bài 4 :
- HS nêu miệng số cần điền.
1 =  ; o = .
3.Củng cố - dặn dò:
	- GV chốt lại kiến thức bài học. Nhận xét giờ học.
	-HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe viết) - Tiết :1.
 	 Bài: việt nam thân yêu.
I/Mục tiêu:
	- Nghe - viết, trình bày đúng chính tả bài: Việt Nam thân yêu.
	- Củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ ngh; g/ gh; c/k.
	-Học sinh có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
II/ Đồ dùng dạy học:
-GV : Bảng phụ ghi BT 2,3.
III/Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn HS nghe -viết:
- GV đọc bài chính tả.
-Bài thơ núi lờn điều gỡ?
-Cho hs luyện viết một số từ khú viết.
-Nhắc nhở hs cỏch trỡnh bày bài thơ lục bỏt, tư thế ngồi viết chớnh tả.
- GV đọc từng dòng thơ (1- 3 lượt)
- GV đọc toàn bài
- Chấm 5-6 bài chớnh tả.
- Nhận xét, chữa lỗi chung.
c) H. dẫn HS làm bài tập chínhtả:
-Yờu cầu hs tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau?
- Tổ chức hs làm bài N.4.; Các nhóm trình bày bảng phụ, chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng .
-Tổ chức hs làm bài nhúm 4.
Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống?
- GV nhận xột , chốt lại qui tắc.
- Theo dõi SGK.
- Đọc thầm, quan sát cách trình bày bài thơ lục bát.
-Nờu nội dung bài thơ.
-Luyện viết từ khú vào nhỏp: Trường Sơn, mờnh mụng, dập dờn,
- HS nghe - viết chính tả.
- Lớp soát bài, sửa lỗi.
- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi 
Bài 2:
-1 em đọc y/ cầu bài.
-Làm bài N.4
-Cỏc nhúm dỏn bài lờn bảng , trỡnh bày.
-HS khỏc nhận xột.
-1 -2 em đọc bài đã hoàn chỉnh.
+ Kết quả :
 ngày, ghi, ngỏt, ngữ, nghỉ, gỏi, cú, ngày, của, kết, của, kiờn, kỉ.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm treo bảng, trình bày.
Âm đầu
Đứng trước i, e, ê
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Âm “gờ”
Âm “ ngờ”
Viết là k
Viết là gh
Viết là ngh
Viết là c
Viết là g
Viết là ng
- HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/k; g/gh; ng/ngh
3.Củng cố - dặn dò:
	- GV nhắc lại qui tắc viết chớnh tả c/k; g/gh; ng/ngh.
	- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------
 Đạo đức - Tiết: 1
	 Bài : EM Là HọC SINH LớP 5.
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
	- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
	- Bước đầu có khái niệm tự nhận thức, khái niệm đặt mục tiêu.
	- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV :Một số bài hát về chủ đề: Trường em
III/Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a) Giới thiệu bài.
b) Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
- Tranh vẽ gì?
- Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
- HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
- Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận.
- Lớp quan sát tranh(Tr.3,4).
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm nêu ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Chăm chỉ học hành, nghe lời thầy cụ, cha mẹ, gương mẫu để cỏc em noi theo.
c) Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
* Mục tiêu: HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
-Gọi hs đọc đầu bài.
-Tổ chức hs làm bài cỏ nhõn.
-cho hs nờu kết quả, chữa bài.
-GV nhận xột, kết luận.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Thảo luận bài tập theo nhóm 2.
- Một vài nhóm nêu ý kiến.
+Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
d)Hoạt động 3: Bài tập 2( Tự liên hệ)
* Mục tiêu: HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
- Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận.
- HS suy nghĩ, đối chiếu với bản thân.
- Cá nhân tự liên hệ trước lớp.
3.Củng cố - dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ học. 
	- HS về nhà : Lập kế hoạch phấn đấu, sưu tầm thơ, bài hát nói về HS lớp 5.
-----------------------------------------------------------
	 Ngày soạn: 9/8/2009
	 Ngày giảng: Thứ ba, 11/8/2009
Thể dục – Tiết:1
 Bài: tổ chức lớp.
 đội hình đội ngũ. trò chơi “ kết bạn”
I/. Mục tiêu:
	- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
	- Một số quy định về nội quy, quy định tập luyện.Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn.
	- Ôn ĐHĐN: cách chào, báo cáo; cách xin phép ra, vào lớp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung.
	- Trò chơi: Kết bạn. HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
II/ Địa điểm - phương tiện :
1.Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập.
2.Phương tiện: 1 còi.
III/ Nội dung và phương phỏp lờn lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương phỏp lờn lớp
1.Phần mở đầu.
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yờu cầu bài học.
2.Phần cơ bản.
a) Phổ biến nội qui , yờu cầu giờ học.
b) Biờn chế tổ luyện tập.
c) Chọn cỏn sự thể dục của lớp.
d) ễn ĐHĐN.
e) Trũ chơi :”Kết bạn”
3.Phần kết thỳc.
 6-10phỳt
18-22phỳt
 4-6phỳt
-HS tập hợp, điểm danh, bỏo cỏo.
 * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * *
-Khởi động, chạy thành vũng trũn, đứng lại xoay cỏc khớp cổ, tay, chõn, hụng, vai, 
-HS ngồi theo 3 hàng ngang nghe gv phổ biến: quần ỏo gọn gàng, khụng đi dộp lờ,  khi đau ốm phải xin phộp nghỉ.
-Chia 3 tổ, bầu 3 tổ trưởng.
-Bầu lớp trưởng làm cỏn sự thể dục của lớp.
-ĐH 3 hàng dọc: GV làm mẫu, cho cỏc tổ tự luyện : ụn lại cỏch chào, bỏo cỏo khi bắt đầu và kết thỳc giờ học, cỏch xin phộp ra vàolớp
-GV nờu tờn trũ chơi, gọi hs nhắc lại cỏch chơi; cho 1 nhúm hs làm mẫu; 
-Tổ chức cả lớp thi đua chơi.
-Tập hợp đội hỡnh 3 hàng dọc.
-GV cựng hs hệ thống lại nội dung bài.
-GV ... Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
- So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu? 
- GV chốt lại.
1/Vị trí địa lí và giới hạn:
- HS quan sát H.1(SGK); thảo luận N.2, nêu kết quả.
- Gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Thảo luận cặp, chỉ lược đồ trong SGK.
- Giáp: Trung Quốc, Lào, Cam pu chia.
- Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam của nước ta.
- Biển Đông.
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ,...
- Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
- HS tiếp nối lên chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
- Giao lưu buôn bán với các nước bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không.
2/Hình dạng và diện tích :
- HS đọc SGK. Quan sát H.2(Tr.67)
- Đặc điểm : Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S.
- 1650 km.
- Chưa đầy 50 km.
- HS quan sát bảng số liệu(Tr.68). 
- Nhận xét: Diện tích nước ta là 330.000 km2, đứng thứ 3 so với các nước trong bảng.
3/ Củng cố - dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
Kĩ thuật - Tiết: 1
 Bài : Đính khuy hai lỗ . (Tiết1)
I/ Mục tiêu:
	- Nêu được cách đính khuy 2 lỗ.
	- Biết cách đính khuy 2 lỗ.
	- Rèn khả năng quan sát, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV :Mẫu đính khuy 2 lỗ. Một số khuy 2 lỗ.
- HS: Bộ dụng cụ khâu thêu lớp 5.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ :
2/Dạy bài mới:
ND cơ bản-T/gian
HĐ của thầy
HĐ của trũ
1.Quan sát, nhận xét.
2.Qui trình kĩ thuật đính khuy 2 lỗ.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu:
- Giới thiệu một số mẫu khuy 2 lỗ .
- Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ ?
- Nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy ?
- GV kết luận. 
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ?
- Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ ?
- GV quan sát, hướng dẫn, uốn nắn.
- Nêu cách đính khuy vào các điểm vạch dấu ?
- Hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy và đính khuy(H.4).
- Hướng dẫ thao tác 3,4 : Quấn chỉ và kết thúc.
- GV hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy.
d. Hoạt động 3 : Thực hành.
- Hướng dẫn HS thực hành : Gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
- Theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ hs.
- Quan sát.Nhận xét.
+ Có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Có nhiều màu sắc, ở giữa có 2 lỗ.
+ Đường chỉ khâu gọn giữa 2 lỗ khuy.
- Lớp đọc thầm mục 2(Tr.5)
+ Vạch dấu các điểm đính khuy.
+ Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- HS nêu cách vạch dấu.
- 1, 2 em lên bảng thực hiện vạch dấu. Lớp thực hiện trên bộ đồ dùng.
- HS nêu cách đính khuy:
+ Chuẩn bị đính khuy.
+ Đính khuy.
+ Quấn chỉ quanh chân khuy.
+ Kết thúc đính khuy.
- Quan sát hình 5, 6.
- 1, 2 em nêu lại cách chuẩn bị và đính khuy.
- HS thực hành nhóm trên bộ đồ dùng.
3/ Củng cố - dặn dò :
	- Nhận xét giờ học
	- Hướng dẫn thực hành ở nhà và chuẩn bị thực hành ở tiết 2.
------------------------------------------------------------------
	 Ngày soạn: 12/8/2009
	 Ngày giảng:Thứ sáu,14/8/2009
 Toán - Tiết: 5 
 	 Bài : Phân số thập phân.
I/ Mục tiêu:
	- Nhận biết các phân số thập phân.
	- Nhận ra được: Có 1 số phân số có thể viết thành phân số thập phân;
	- Biết cách chuyển phân số đó thành phân số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tổ chức .
2/Kiểm tra bài cũ. -1 hs chữa bài tập 3(b).
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu phân số thập phân: 
- GV nêu: 
- Nêu đặc điểm mẫu số của các phân số trên?
- Giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... gọi là các phân số thập phân.
- Yờu cầu hs tỡm p/số thập phõn bằng p/s số  ?
- Nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân?.
-Kết luận :
c. Thực hành : 
-Tổ chức làm miệng :Đọc các phân số.?
-Tổ chức hs làm bài cá nhân:Viết các phân số thập phân?.
- GV đọc các phân số thập phân.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
-Tổ chức thảo luận theo cặp:Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?.
-Tổ chức hs làm bài cá nhân:Viết số thích hợp vào ô trống?.
-Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc phân số.
- Các phân số trên có mẫu số là 10, 100, 1000.
-1,2 HS nhắc lại.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- HS tiếp nối đọc các số thập phân.
Bài 2 :
- HS nêu yêu cầu BT.
- Lớp viết vở, 2 em lên bảng viết.
- HS đọc các phân số thập phân vừa viết.
Bài 3:
- Thảo luận cặp. HS trả lời miệng.
 là các phân số thập phân
Bài 4 :
- HS đọc yêu cầu BT 4.
- Lớp làm vở. 2 em lên bảng chữa.
4/ Củng cố - dặn dò:
	 - HS nhắc lại cách chuyển một phân số thành phân số thập phân.
	- GV chốt nội dung bài học.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Khoa học - Tiết : 2
	 Bài: Nam hay nữ. ( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
	- Phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
	- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
	- HS nghiêm túc trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV :Các tấm phiếu có nội dung như SGK(Tr.8). 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ : - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
2/Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Thảo luận 
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu lớp thảo luận nhóm 2.
-Lớp em có bao nhiêu bạn trai, gái?
- Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
- GV giảng và giới thiệu qua hình 2, 3.
- Tổ chức hs chọn câu trả lời đúng:
-Nhận xét, chốt lại: Điểm khác nhau cơ bản giữa nam và nữ về mặt sinh học là cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
- HS đọc câu hỏi 1, 2, 3(Tr.6). Quan sát H.1.
- Thảo luận nhóm(3’).
+Giống nhau: đều có chân, tay, mặt, mũi,
+ Khác nhau: Lớn lên nam có râu , nữ có kinh nguyệt 
- ý (c) đúng.
c. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
* Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách chơi.
+ Phát phiếu cho 3 tổ
+ Yêu cầu xếp các tấm phiếu vào bảng
- GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo tổ.
- Các tổ dán bảng phiếu BT. Giới thiệu cách sắp xếp.
Nam
Nữ
Cả nam & nữ
..
..
..
- Lớp nhận xét, bổ xung.
3/Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 2 
 	 Bài: Luyện tập tả cảnh .
I/ Mục tiêu:
	- Qua việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn trong SGK, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
	- Bước đầu biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày.
	- Giáo dục hs biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV :Tranh(ảnh) quang cảnh cánh đồng, vườn cây, xóm làng,...Giấy Tôki, bút dạ.
- HS: quan sát trước cảnh một buổi trong ngày.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ : - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
2/Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV chia nhóm 2 HS. Yêu cầu thảo luận 3 câu hỏi trong SGK.
-Tác giả đã tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
-Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
-Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
- Em phải làm gì để giữ được vẻ đẹp tự nhiên của cánh đồng?
- GV cùng lớp nhận xét. Kết luận.
- GV giới thiệu tranh cánh đồng, vườn cây,...
- Hướng dẫn hs lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày vào vở.
Phát giấy khổ to cho 2 HS khá.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa chữa.
Bài 1:
- HS đọc bài : Buổi sớm trên cánh đồng. Lớp đọc thầm
-Tả cánh đồng buổi sớm, vòm trời, giọt mưa,
- Xúc giác ( da ), mắt, 
- học sinh nêu ý kiến.
- Phải giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Quan sát tranh.
- Lớp làm bài vàovở. 2 hs khá làm trên giấy; dán bài làm lên bảng, trình bày.
-HS nhận xét.
-Một số em đọc dàn bài vừa viết.
- Lớp tự sửa dàn bài của mình.
3/Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh dàn ý. Chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau.
------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc - Tiết: 1. 
	 Bài: Ôn tập một số bài hát đã học.
I/ Mục tiêu:
	- Giúp HS nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 4.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ :
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 4. 
- ở lớp 4 em đã được học những bài hát nào? Kể tên một số bài ?
- Em nào có thể hát một bài ?
- Cho HS ôn bài hát:
+ Quốc ca Việt Nam
+ Em yêu hoà bình
+ Chúc mừng
+ Thiếu nhi thế giới liên hoan
c. Hoạt động 2: Tập biểu diễn .
- Nhận xét, đánh giá.
d. Hoạt động 3: Bài đọc thêm “Bác Hồ với bài hát: Kết đoàn” .
- Giảng nội dung bài đọc thêm.
- Hát cho HS nghe bài: Kết đoàn.
- ở lớp 4 được học 10 bài hát...
- 2, 3 em xung phong hát.
- Lớp ôn lần lượt từng bài kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- 2, 3 tốp HS biểu diễn. Hát kết hợp phụ hoạ.
- HS đọc tiếp nối bài.
- Lắng nghe.
3/Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- HS về nhà ôn tập bài hát và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp : 
 Sơ kết tuần 1.
1.Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép.
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Chuyên cần 19/19.
 - Đi học đúng giờ, đều, đầy đủ.
 - Nhiều em đọc viết chậm, ý thức tự giác học tập chưa cao.
 -Tồn tại: Một số học sinh yếu lười học, không có ý thức học bài ở nhà, một số học sinh mất trật tự trong giờ học
3, Lao động:
 - Chăm sóc vườn thuốc nam : 15/19 hs đi l/động. Kết quả lao động tốt.
4, Thể dục - vệ sinh.
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ
	 - Tuy nhiên còn 1 số em chưa quàng khăn đỏ theo qui định, thiếu 
trang phục đầu tuần.
6, Phương hướng tuần 2:
 - Duy trì số lượng: 19/19 .
 - Tích cực học bài ở nhà ở lớp.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
 - Giữ gìn vệ sinh môi trường bảo vệ tài sản chung.
--------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 1.doc