Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 15

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 15

Tập đọc - Tiết: 29

 Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.

I/ Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

II/Đồ dùng dạy học:

III/Các hoạt động dạy học:

1, Ổn định tổ chức:

2, Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc trả lời các câu hỏi về bài “Hạt gạo làng ta”.

3,Dạy bài mới:

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 357Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 
 Ngày soạn: 14/11/2009
 Ngày giảng: Thứ hai, 16/11/2009
Tập đọc - Tiết: 29
 Bài: buôn chư lênh đón cô giáo.
I/ Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
	- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II/Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
	- HS đọc trả lời các câu hỏi về bài “Hạt gạo làng ta”.
3,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc:
- Chia 4 đoạn:
- Tổ chức học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, tìm và luyện đọc từ khó đọc. 
+ Giúp học sinh giải nghĩa từ khó.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
*Tìm hiểu bài:
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì?
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”?
+Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì?
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mỗi đoạn cần đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1học sinh đọc cả bài.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn lần 1.
- Y Hoa, già Rok, Chư Lênh,...
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 2,kết hợp giải nghĩa từ chú giải có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc lại cả bài.
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
- Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội.
- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im 
- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết,
- Học sinh tìm giọng đọc của bài.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm 2
- Học sinh thi đọc diễn cảm. 
- Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, ...
4, Củng cố - Dặn dò:
	- GV hệ thống lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 71
 Bài: luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
	- Củng cố qui tắc chia số thập phân cho số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1số thập phân cho 1số thập phân.
II/Đồ dùng dạy học :
III/ Các hoạt động dạy học: 
1, Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng chữa bài tập 4.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Tổ chức học sinh làm cá nhân: 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Tổ chức tương tự bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài: tóm tắt bài toán và nêu cách giải.
- Chữa bài.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia, đưa ra kết luận:
Bài 1: 
Kết quả: a, 4,5 . c, 1,18.
 b, 6,7 . d, 21,2.
Bài 2:
a, X x 1,8 = 72 
 X = 72 : 1,8
 X = 40 
b, X x 0,34 = 1,19 x 1,02
 X x 0,34 = 1,2138.
 X = 1,2138 : 0,34 
 X = 3,57.
Bài 3:
 Tóm tắt:
 3,952 kg: 5,2lít.
 5,32 kg :....lít ?
 Bài giải
 1 Lít dầu hoả cân nặng là:
 3,952 : 5,2 = 0,76 ( kg)
 5,32 kg dầu hoả có số lít là:
 5,32 : 0,76 = 7 (lít).
 Đáp số :7 lít dầu hoả.
Bài 4:
 2180 3,7 - Vậy số dư của 
 330 58,91 phép chia là 0,033
 340 ( nếu lấy đến 2 chữ
 70 số ở phần thập của 
 33 thương ).
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe- viết) - Tiết: 15
 Bài: buôn chư lênh đón cô giáo.
I/ Mục tiêu:
	- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ ch hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
 	- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
a, Hướng dẫn học sinh nghe viết:
- Gọi học sinh đọc thành tiếng đoạn văn cần viết chính tả sgk.
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Lưu ý học sinh trình bày bài: viết lùi vào một chữ, viết hoa các tiếng đầu câu, tên riêng...
- Giáo viên đọc chính tả từng cụm từ, câu ngắn.
- Đọc lại toàn bộ bài chính tả .
- Thu và chấm bài(5-6 bài)
- Nhận xét bài viết của HS.
c, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp.
- Tổ chức thi tiếp sức.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn và bổ sung .
- Giáo viên nhận xét và kết luận về bài làm đúng.
- Gọi HS đọc lại bài vừa làm.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi học sinh nhận xét và bổ sung.
+ GV chốt lại bài làm đúng và cho điểm.
- Học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- Học sinh nêu: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực,...
- HS viết những từ vừa tìm được.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát lỗi .
Bài tập 2(a):
- Học sinh nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận, báo cáo kết quả thảo luận.
a) + tra: ( tra lúa)- cha (mẹ)
 + trà: ( uống trà)- chà( chà sát)
 + trả: ( trả lời)- chả( chả giò)
 + tráo: ( đánh tráo)- cháo( bát cháo)
 + tro: ( tro bếp)- cho( cho quà).
 .....
Bài tập 3(a):
- Đọc yêu cầu của bài.
a, Nhà phê bình và truyện của vua.
 + Các từ cần điền: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về nhà luyện viết. Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức - Tiết: 15
 Bài: Tôn trọng phụ nữ.
 (Tiết 2).
I/ Mục tiêu:
	- Học sinh cần biết tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
	- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái.
	- Thực hiện các hành vi quan tâm chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV:
- HS: Sưu tầm tranh ảnh, thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Nam.	
III/ Các hoạt động dạy học. 
1, Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc thuộc lòng ghi nhớ của tiết 1.
2, Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b,Hoạt động 1: Xử lí tình huống bài tập 3:
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
* Cách tiến hành.
- Chia nhóm 4: Yêu cầu từng nhóm thảo luận các tình huống trong bài 3.
- Nhận xét, kết luận.
- 1 học sinh đọc yêu cầu ,nội dung bài 3
- Đại diện nhóm nêu ý kiến; Nhóm khác nhận xét, bổ sung:
+, Nếu Tiến có khă năng thì có thể chọn bạn ấy. Không nên chọn Tiến chỉ vì Tiến là con trai.
+, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
c, Hoạt động 2: Làm bài tập 4. SGK.
* Mục tiêu: - Học sinh biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
* Cách tiến hành.
-Tổ chức học sinh làm việc nhóm đôi: xác định các ngày dành cho phụ nữ?
- Nhận xét, kết luận:
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 4.
- Học sinh thảo luận 2 nêu ý kiến
- Ngày 87/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
 - Ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
- Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành cho phụ nữ.
d, Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.(Bài tập 5).
- Tổ chức học sinh thi hát, đọc thơ, kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam.
- Học sinh thi hát múa kể chuyện.
3, Củng cố - Dặn dò :
	- Em đã làm được những gì thể hiện việc tôn trọng phụ nữ ?
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 15/11/2009
 Ngày giảng : Thứ ba, 17/11/2009
Toán - Tiết: 72
 Bài: Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh thực hiện các phép tính với số thập phân. Qua đó củng cố chia số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học: 
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh nhắc lại cách chia số thập phân cho số thập phân.
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân; 3 học sinh lên bảng chữa bài.
- Hướng dẫn mẫu:
 và 4,6 > 4,35.
 Vậy: > 4,35
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính: dừng lại khi đã có 2 chữ số ở phần thập phân của thương và kết luận.
- Tổ chức học sinh làm cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 1:
a, 400 + 50 + 0,07 = 450,07.
b, 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54.
c, 100 + 7 + = 100 +7 + 0,08 = 107,08.
d, 35 + = 35 + 0,5 + 0,03 = 35,53.
Bài 2:
= 2,04 2,04 < 2,2. Vậy <2,2.
= 14,1 14,09 < 14,1. Vậy 14,09 < .
 = 7,15 7,15 = 7,15. Vậy = 7,15.
Bài 3:
a) 6,251 7 b) 33,14 58
 6 2 0,89(dư 0,021) 331 0,57(dư 0,08)
 65 414
 21 8
c) 375,23 69
 302 5,43(dư 0,56)
 263
 56
Bài 4:
a) 0,8 x X = 1,2 x 10 b) 210 : X =14,92- 6,52
 0,8 x X = 12 210 : X = 8,4
 X = 12 : 0,8 X = 210: 8,4
 X = 15 X = 25
c) 25: X = 16 :10 d) 6,2 x X= 43,18+18,82
 25 : X = 1,6 6,2 x X= 62
 X = 25: 1,6 X = 62: 6,2
 X = 15,625 X = 10
4, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại qui tắc chia có số thập phân.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 29
 Bài: mở rộng vốn từ: hạnh phúc.
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu nghĩa của từ “hạnh phúc”.
	- Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
	- 2 học sinh đọc đoạn văn bài 3: dựa vào khổ thơ 2 bài “ Hạt gạo làng ta” viết đoạn văn tả mẹ cấy lúa.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên: Trong 3 ý đã cho, chọn ý đúng nhất giải nghĩa từ “hạnh phúc”?
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
- Gọi một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 2: Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”?
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, kết luận.
-Giáo viên: Chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng “phúc” với nghĩa là đều may mắn, tốt lành?
- Cho học sinh thi làm việc theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-  ...  chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
- Khi buông sợi dây ra dây lại trở về hình dáng ban đầu. Chứng tỏ cao su có tính đàn hồi .
- Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ cao su không tan trong nước.
- Khi đốt một đầu sợi dây không thấy đầu kia nóng .Chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém.
- Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan trong nước, cách nhiệt.
- Cao su được chế tạo bằng than đá và dầu mỏ( cao su nhân tạo) Hoặc có thể chế biến từ mủ cao su( cao su tự nhiên).
3, Củng cố - Dặn dò:
	- Khi sản xuất cao su ta phải dùng nguyên vật liệu gì? Để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên than đá, dầu mỏ, mủ cao su tự nhiên và ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất cao su, chúng ta phải làm gì?
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 30
 Bài: luyện tập tả người.
 ( Tả hoạt động)
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh : 
	- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé tập đi, tập nói.
	- Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1, 2 học sinh đọc đoạn văn bài tập 2: tả hoạt động của người thân.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài:
b,Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài.
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý vào vở: 2 em viết vào bảng phụ.
- Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bài làm.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Tổ chức cá nhân: Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé?
- Yêu cầu học sinh trình bày đoạn văn của mình.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài tập 1:
-1 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Học sinh viết dàn ý; 2 em lập dàn ý vào bảng phụ, trình bày.
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả:... tên, tuổi em bé 
+ Thân bài: Tả bao quát về hình dáng của bé. Thân hình bé...Mái tóc....Khuôn mặt....Tay chân:....
Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé.... Hoạt động lúc chơi, lúc đi và tập nói...
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về bé
Bài tập 2:
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh viết đoạn văn.
- 1 vài em trình bày đoạn văn của mình.
- Học sinh khác nhận xét.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về viết lại đoạn văn cho hay hơn. Chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------
Lịch sử - Tiết: 15
 Bài: chiến thắng biên giới thu - đông 1950.
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
	-Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
	- Biết ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
	- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Phiếu học tập cho HĐ.3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
	- Trình bày diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947?.
2,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a,Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Giới thiệu bài.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b,Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung?
- Yêu cầu học sinh: Xác định biên giới Việt - Trung trên bản đồ? Xác định trên lược đồ những điểm đóng quân để khoá biên giới tại đường số 4?
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
c, Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm 5: 
+Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy?
+ Chiến thắng có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết luận.
- Đọc thầm sách giáo khoa.
* Nguyên nhân của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950:
-TDPháp tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt - Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
- một số em lên chỉ bản đồ.
- Sẽ bị cô lập, dẫn đến thất bại. 
* Diễn biến:
- Quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc 
-Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công cụm cứ điểm Đông Khê.
-Sáng ngày 18 - 9 - 1950, ta chiếm được cụm cứ điểm.
* Kết quả: 
- Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt - Trung.
* ý nghĩa:
- Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: 
 sơ kết tuần 15.
1, Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép. 
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Học sinh đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.
 - Nhiều em tiến bộ rõ rệt trong học tập.
 - Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, ở lớp.
 - Tồn tại: Vẫn còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học, chưa mạnh dạn hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài.
3, Lao động:
 - Chăm sóc bồn hoa, vườn thuốc nam, vệ sinh cảnh quan môi trường chuẩn bị chào mừng ngày 20/11.
4, Thể dục - vệ sinh:
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
6, Phương hướng tuần 16:
 - Duy trì số lợng 100%.
 - Nâng cao ý thức tự học ở lớp, ở nhà.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Tích cực chăm sóc cây xanh, vườn hoa, bảo vệ môi trường.
 - Tham gia giao thông an toàn.
 ----------------------------------------------------------------------------
Thể dục : Tiết : 29
 Bài : Bài thể dục phát triển chung 
 Trò chơi “Thỏ nhảy”.
I/ Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác động tác.đúng nhịp hô.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động và an toàn.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
1, Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
2, Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
2, Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi :
“Thỏ nhảy”
3, Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22phút
10-12phút
5-6 phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp, điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn, đứng lại, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối,...
- Cả lớp tập 1 lần theo đội hình hàng ngang do giáo viên hô nhịp.
- Chia tổ: Học sinh tự quản ôn tập bài thể dục.
- Tập hợp cả lớp: Từng tổ báo cáo, kết quả ôn tập, mỗi tổ trình diễn bài thể dục 1 lần.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét tổ tập đúng nhất.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chọn 1 tổ lên làm mẫu.
- Tổ chức học sinh cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp, thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà: Ôn lại bài thể dục phát triển chung.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------------------
Thể dục : Tiết : 30
 Bài : Bài thể dục phát triển chung
 Trò chơi “Thỏ nhảy”.
I/ Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác động tác.đúng nhịp hô.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động và an toàn.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
1, Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
2, Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
2, Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi :
“Thỏ nhảy”
3, Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22phút
10-12phút
5-6 phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp, điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn, đứng lại, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối,...
- Giáo viên cho cả lớp tập củng cố toàn bài thể dục 1 lần
- Cả lớp tập 1 lần theo đội hình hàng ngang do giáo viên hô nhịp.
- Chia tổ: Học sinh tự quản ôn tập bài thể dục.
- Tập hợp cả lớp: Từng tổ báo cáo, kết quả ôn tập, mỗi tổ trình diễn bài thể dục 1 lần.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét tổ tập đúng nhất.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chọn 1 tổ lên làm mẫu.
- Tổ chức học sinh cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp, thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà: Ôn lại bài thể dục phát triển chung.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật: Tiết: 15
 Bài: Lợi ích của việc nuôi gà.
I/ Mục tiêu :
- Học sinh nêu được lơi ích của việc nuôi gà.
- Rèn luyện kĩ năng chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ
2, Dạy bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1, Lợi ích của việc nuôi gà
2, Đánh giá kết quả học tập.
* Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Tổ chức thảo luận nhóm; phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
(1) Nuôi gà cho ta sản phẩm gì?
(2) Nêu lợi ích của việc nuôi gà?
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bổ sung:
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm?
+ Cung cấp chất bột đường?
+ Đem lại nguồn tu nhập cho người chăn nuôi.
- Học sinh đọc và quan sát hình trong sách giáo khoa, tự liên hệ thực tế.
- 1 học sinh đọc nội dung phiếu học tập.
- Thảo luận nhóm đại diện nêu kết quả.
+ Sản phẩm nuôi gà: Thịt trứng, lông gà, phân gà...
+ Lợi ích của việc nuôi gà: Cumng cấp tịt trứng làm thực phẩm hàng ngày....
- Điền Đ hay S vào bảng con.
- Đ
- S
- Đ
3: Củng cố – Dặn dò:
- ở gia đình em có nuôi gì không? Việc nuôi gà có lợi gì?
- Về học bài . Chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 15.doc