Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 17

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 17

Tập đọc - Tiết: 33

 Bài: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG.

I/ Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

 - Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

II/ Đồ dùng dạy học:

-GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 
 Ngày soạn: 28/11/2009
 Ngày giảng: Thứ hai, 30/11/2009
Tập đọc - Tiết: 33
 Bài: ngu công xã trịnh tường.
I/ Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
	- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức:
2,Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh đọc trả lời các câu hỏi bài: Thầy cúng đi bệnh viện.
3,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc:
- Chia 3 phần:
- Tổ chức học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, tìm và luyện đọc từ khó đọc. 
+ Giúp học sinh giải nghĩa từ khó.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
*Tìm hiểu bài:
- Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- Mỗi đoạn cần đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1học sinh đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 phần lần 1.
- Phàn Phù Lìn, Phìn ngan, lúa lai cao sản.....
- 3 học sinh đọc nối tiếp lần 2,kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc nối tiếp cả bài.
- Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào 1 năm 
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước, không còn hịên tượng phá rừng
- Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây thảo quả.
-Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu
- 3 học sinh nối tiếp đọc 3 phần của bài.
- (....)
- Luyện đọc nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
4, Củng cố - Dăn dò:
	- Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.
	- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 81
 Bài: Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Củng cố qui tắc thực hiện các phép tính với số thập phân.
	- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài : 
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Cho học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên nhận xét.
- Cho học sinh làm vào nháp.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
- Gọi 1 học sinh nêu cách làm. 
- Cho học sinh làm vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- 1 học sinh nêu yêu cầu: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- T/ chức hs thảo luận nhóm; Chữa bài.
Bài tập 1: Tính
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
a, 216,72 : 42 = 5,16.
b, 1 : 12,5 = 0,08.
c, 109,98 : 42,3 = 2,6.
Bài tập 2 : Tính
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
a, (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68 = 65,68.
b, 8,16 : ( 1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
 = 8,16 : 4,8 - 0,1725
 = 1,7 - 0,1725 = 1,5275.
Bài tập 3 : 
 Bài giải:
a, Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 - 15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b, Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a, 1,6% .
 b, 16129 người.
Bài tập 4:
*Kết quả:
 Khoanh vào C.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------
Chính tả ( Nghe viết) - Tiết: 17.
 Bài: người mẹ của 51 đứa con.
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả: Người mẹ của 51 đứa con.
- Làm đúng các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.	
II/ Đồ dùng daỵ học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh làm bài tập 3.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài chính tả sgk.
+Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào?
- Cho học sinh luyện viết một số tiếng khó, dễ viết sai. 
- Nhắc hs tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
- GV đọc chính tả từng câu ngắn.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu, chấm một số bài; Nhận xét chung.
c, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm bài vào giấy khổ to.
- Mời những HS làm vào giấy khổ to lên dán trên bảng lớp và trình bày.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
+ Cho học sinh trao đổi nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh theo dõi SGK.
- Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. 
- 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải, cưu mang 
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát bài.
Bài tập 2:
- 1học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh dán bài bảng lớp, trình bày
- Học sinh khác nhận xét.
- 1học sinh nêu yêu cầu.
*Lời giải:
Tiếng “xôi” bắt vần với tiếng “đôi”.
3, Củng cố, dặn dò:
	- GV hệ thống nội dung bài. Nhắc học sinh về nhà luyện viết và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------------------
Đạo đức - Tiết: 17
 Bài: hợp tác với người xung quanh.
 ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, học sinh biết:
	- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
	- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
	- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
	- Biết hợp tỏc với bạn bố và mọi người để bảo vệ mụi trường gia đỡnh, nhà trường, lớp học và địa phương.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: Phiếu học tập.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a,Giới thiệu bài.
b,Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK.
*Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm2
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận: 
- Học sinh thảo luận nhóm:
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Việc làm của bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
+ Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng.
- Nhận xét.
c, Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK
*Mục tiêu: Học sinh nhận biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. 
- Giáo viên nhận xét, kết luận: 
- Học sinh thảo luận, trình bày kết quả.
+ Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người phối hợp giúp đỡ lẫn nhau.
+ Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
d, Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK.
*Mục tiêu: Học sinh biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh trao đổi với bạn bên cạnh.
- Gọi học sinh trình bày một số dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc.
- Giáo viên kết luận:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh.
- Học sinh trình bày.
- Các học sinh khác nhận xét, góp ý cho bạn.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 29/11/2009
 Ngày giảng: Thứ ba, 1/12/2009
Toán - Tiết: 82
 Bài: luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
	- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
	- Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ: 
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân: Viết các hỗn số sau thành số thập phân?
- Nhận xét, chữa bài.
- Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
- Gọi 1 học sinh nêu cách làm. 
- Cho học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Gọi hs đọc đầu bài, tóm tắt bài toán, nêu cách giải.
- Cho học sinh nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
- Tổ chức hs làm bài cá nhân, chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Tổ chức cho học sinh làm miệng.
Bài tập 1:
-1 học sinh nêu yêu cầu.
 = 4,5; = 3,8 ; 
 2,75 ; 1,48 ; 
Bài tập 2: Tìm x
-1 học sinh nêu yêu cầu.
a) X x 100 = 1,643 + 7,357
 X x 100 = 9
 X = 9 : 100
 X = 0,09.
b) 0,16 : X = 2 - 0,4
 0,16 : X = 1,6
 X = 0,16 : 1,6
 X = 0,1
Bài tập 3:
 Bài giải:
Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
35%+ 40% =75% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
100% -75% =25%(lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
Bài tập 4:
 *Kết quả:
 Khoanh vào D.
4, Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về làm bài tập 1, 3 theo cách khác và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 33
 Bài: ôn tập về từ và cấu tạo từ.
I/ Mục tiêu:
 ...  sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
	- HIV không lây qua tiếp xúc thông thường.
Câu 3: ( 2,5 điểm )
	- Gạch ngói được làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao. Gạch ngói thường dễ vỡ nên cần phải lưu ý trong khi vận chuyển.
Câu 4: ( 2,5 điểm )
	- Tìm hiểu, học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ.
	- Đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo qui định.
	- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
	- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.
----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 34
 Bài: trả bài văn tả người.
I/ Mục tiêu:
	-Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
	-Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết được một đoạn cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Nhận xét chung về kết quả làm bài của học sinh .
- Dán bảnh phụ 4 đề bài; 1 số lỗi điển hình.
+ Ưu điểm: Viết đúng đề bài, bố cục đầy đủ, biết chọn lọc chi tiết trong khi tả,..
+ Nhược điểm: Sai lỗi chính tả nhiều, diễn đạt chưa thoát ý, trình tự miêu tả chưa teo thứ tự, trình bày chưa đẹp,...
- Thông báo điểm:
 G: 0 K: 2 TB: 12 Y: 5
c, Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Trả bài cho học sinh:
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Nhận xét, chữa lỗi sai:
+ Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi trong bài.
- Theo dõi chung.
+ Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- Đọc 1 số đoạn, bài văn hay cho học sinh nghe.
+ Tổ chức học sinh chọn một đoạn chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Học sinh đọc 4 đề bài.
- Theo dõi.
- 1 số em lên bảng chữa lỗi, cả lớp tự chữa.
- Nhận xét chữa bài.
- Học sinh tự sửa lỗi trong bài.
- Đổi vở nhóm 2: rà soát sửa lỗi.,
- Nghe cô giáo đọc một số bài, đoạn văn hay.
- Trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay để học tập, tự rút kinh nghiệm.
- Tự chọn viết lại 1 đoạn chưa đạt cho hay hơn.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------
Lịch sử - Tiết: 17
 Bài: ôn tập học kì I.
I/ Mục tiêu: 
Ôn tập củng cố giúp học sinh nhớ lại:
	- Những mốc thời gian tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
	- Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập.
	- ý nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu vài trò của địa phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
2,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Khi nhận được lệnh vua, Trương Định đã quyết định như thế nào?
- Vì sao phong trào Đông Du lại thất bại?
- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào?
- Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Nêu ngày, tháng, năm Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào?
- Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì?
- Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
- Chốt lại các nội dung ôn tập:
- ở lại cùng nhân dân chống giặc.
- Do thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào...
 - Ngày 1 - 9 - 1858
 - Ngày 5 - 6 - 1911
 - Ngày 3 - 2 - 1930
-Từ đây cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. 
 - Ngày 19 - 8 - 1945
- Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
- Ngày 2 - 9 - 1945
- Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy.
- (.....)
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV hệ thống lại nội dung giờ ôn tập.
	- HS về học bài chuản bị kiểm tra cuối học kì I.
---------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: 
 sơ kết tuần 17.
1.Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép. 
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Duy trì số lượng 19/19. Chuyên cần 97%
 - Nhiều em tiến bộ rõ rệt trong học tập.
 - Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, ở lớp.
 - Tồn tại: Vẫn còn hiện tượng đi học muộn.
 Mất trật tự trong giờ học.
 Giờ truy bài một số em còn nói chuyện, đùa nghịch.
3, Lao động:
 - San đất cổng trường. Số lượng học sinh đi lao động 15/19. Nhìn chung các em tích cực trong khi lao động , hoàn thành kế hoạch.
4, Thể dục - vệ sinh.
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ, chấp hành đúng nội qui của Đội.
6, Phương hướng tuần 18:
 - Duy trì số lượng: 100% . Phấn đấu tỉ lệ chuyên cần đạt 99-100%
 - Nâng cao ý thức tự học ở lớp, ở nhà.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Thực hiện an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường.
 - Bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
 ----------------------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết: 33
 Bài: Trò chơi: “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
I/ Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Học trò chơi. “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng qui định.
II/Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện: Chuẩn bị 2-4 vòng tròn bán kính 4-5m cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nộ dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp.
1, Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2, Phần cơ bản.
- Ôn đi đều vòng phải vòng trái.
- Học trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
3, Phần kết thúc:
6-10phút
18-22phút
8-10phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy theo vòng tròn, đứng lại:xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối,...
- Ôn động tác: Tay, chân, vặn mình, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển.
- Tập hợp cả lớp cùng thực hiện 3 lần.
- Lần 1: Giáo viên hướng dẫn.
- Lần 2: Cán sự điều khiển
- Lần 3: Từng tổ thi đua.
- Giáo viên nêu tên trò chơi: Hướng dẫn học sinh chơi và nội qui chơi.
- Cho học sinh chơi thử 1 lần.
-Tổ chức cho cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Về ôn lại các động tác đội hình đội ngũ đã học.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết: 34
 Bài: ĐI đều vòng phải , vòng trái.
 Trò chơi: “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
I/ Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Học trò chơi. “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng qui định.
II/Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện: Chuẩn bị 2-4 vòng tròn bán kính 4-5m cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nộ dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp.
1, Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2, Phần cơ bản.
- Ôn đi đều vòng phải vòng trái.
- Học trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
3, Phần kết thúc:
6-10phút
18-22phút
8-10phút
7-9phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy theo vòng tròn, đứng lại:xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối,...
- Chia tổ luỵen tập tự quản, giáo viên đến các tổ sửa sai, nhắc nhở chung.
- Tập hợp cả lớp:Từng tổ thi đua trình diễn.
- Giáo viên nêu tên trò chơi: Hướng dẫn học sinh chơi và nội qui chơi.
- Cho học sinh chơi thử 1 lần.
-Tổ chức cho cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Về ôn lại các động tác đội hình đội ngũ đã học.
- Nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật: Tiết: 17.
 Bài: thức ăn nuôi gà. ( Tiết 1).
II/ Mục tiêu:
- Liệt kê được 1 số thức ăn thường dung để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng 1 số loại thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: 1 số mẫu thức ăn nuôi gà: lúa ngô, cám, đỗ tương,...
HS: 1 số mẫu thức ăn nuôi gà: lúa ngô, cám, đỗ tương,...
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?
- Đặc điểm của mỗi giống gà đó?
2, Dạy bài mới.
Nội dung.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1, Tác dụng của thức ăn nuôi gà.
2, Các loại thức ăn nuôi gà.
3, Tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
a, Giới thiệu bai.
b, Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và sinh trưởng và phát triển?
- Các chất dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể động vật lấy từ đâu?
- Thức ăn nuôi gà có tác dụng gì?
* Kết luận:
c, Hoạt động 2:Thảo luận nhóm.
- Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
- Chốt lại:
d, Hoạt động 3:Thảo luận nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
+ Thức ăn nuôi gà được chia làm mấy loại? hãy kể tên các loại thức ăn đó?
- Nêu tác dụng của thức ăn cung cấp cất bột đường?
- Nhận xét , kết luận:
- Đọc mục 1 SGK.
- Nước không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.
- Thóc, gạo ngô... do con người trồng cấy, mua.
- Cung cấp năn lượng để duy trì các hoạt động sống của gà...
- Quan sát hình 1 liên hệ thực tế.
- thóc, ngô, tấm, gạo,...
- Đọc mục 2 sách giáo khoa.
- 5 loại 
- Thức ăn cung cấp chất bột đường.
-Thức ăn cung cấp chất đạm.
- Thức ăn cung cấp chất khoáng.
- Thức ăn cung cấp chất vitamin.
- Thức ăn tổng hợp.
- 1 số học sinh nêu ý kiến:
3: Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 17.doc