Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 9

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 9

 Bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT.

I/ Mục tiêu:

- Nắm được vấn đề tranh luận ( Cái gì quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài

(Người lao động là quý nhất).

- Đọc lưu loát toàn bài: Biết phân biệt lời nười dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

II/ Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.

III/ Các hoạt động dạy học:

1,ổn định tổ chức.

2 .Kiểm tra bài cũ.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:9 chưa sửa nd Ngày soạn:
 Ngày giảng:Thứ 2/
Tập đọc: Tiết: 17
 Bài: cái gì quý nhất.
I/ Mục tiêu:
- Nắm được vấn đề tranh luận ( Cái gì quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài 
(Người lao động là quý nhất).
- Đọc lưu loát toàn bài: Biết phân biệt lời nười dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1,ổn định tổ chức.
2 .Kiểm tra bài cũ.
Đọc thuộc lòng những câu thơ mà em thích trong bài “ Trước cổng trời”.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- Chia 3 phần.
- Tổ chức học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Kết hợp sửa phát âm giọng đọc, ngắt nghỉ, luyện đọc đúng từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
* Tìm hiểu bài: 
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời là gì?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? 
- Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em gọi tên gọi đó?
*Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- Nêu giọng đọc của từng nhân vật?
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn tranh luận của 3 bạn. 
- Giáo viên đọc mẫu:
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1học sinh đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 phần lần 1.
-3 học sinh đọc nối tiếp lần 2,kết hợp giải nghĩa từ chú giải có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc lại cả bài.
- Hùng: Lúa gạo:
- Quý: Vàng:
- Nam : thì giờ.
- Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
- Quý: Có vàng là có tiền,có tiền mua được gạo.
- Nam: Có thì giờ thì mới làm ra lúa gạo....
- Học sinh nêu lí lẽ của thầy giáo.
- Học sinh chọn tên cho bài văn và nêu lí do.
- (.)
- Luyện đọc nhóm 4 .
- Thi đọc diẽn cảm nhóm 4.
- Người lao động là quý nhất.
4: Củng cố – Dặn dò.
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
 -----------------------------------------------------------------------
Toán : Tiết: 41
 Bài: Luyện tập.
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
Nêu bảng đơn vị đo độ dài? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Gọi học sinh nêu cách làm và làm bài.
- GV nhận xét.
Bài tập 2 :
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải. 
- Cho HS làm ra nháp.
- Chữa bài. 
Bài tập 4: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài .
- Cho học sinh trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho học sinh làm vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả:
a, 35m23cm = 35m = 35,23m.
b, 51dm3cm = 51dm = 51,3dm.
c, 14m7cm = 14m = 14,07m.
*Kết quả:
 234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm 
 = 2m = 2,34m.
 506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm
 = 5m = 5,06m.
 34dm = 30dm + 4dm = 3m4dm
 = 3m = 3,4m. 
*Kết quả:
a, 3km 245m = 3km =3,245km.
b, 5km 34m = 5km = 5,034km.
c, 307m = km = 0,307km.
*Lời giải:
a, 12,44m = 12m = 12m44cm.
b, 7,4dm = 7dm = 7dm4cm.
3: Củng cố – Dặn dò.
- Nhắc lại cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Về làm bài tập 4(c,d) và chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------------
Chính tả: (nhớ- viết) .
 Tiết: 9 Bài: tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông đà.
I/ Mục tiêu:
- Nhớ- viết lại đúng chính tả bài thơ: “Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà.”. 
- Trình bày đúng các khổ thơ dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
- Có ý thức rèn luyện chữ viết. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Phiếu bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
Học sinh viếtcác từ có vần uyên / uyêt.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
- Gọi 1-2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại bài.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
+ Viết tên đàn ba-la-lai-ca như thế nào?
- HS tự nhớ và viết bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
c,Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 :
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên gợi ý.
- Giáo viên cho học sinh làm bài theo nhóm 2.
- Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 3 :
- Mời 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cho học sinh thi làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Học sinh đọc
- ba- la- lai- ca, sông Đà,ngẫm nghĩ, tháp koan, lấp loãng, bỡ ngỡ.
- Ca ngợi vẻ đẹp và sức lao động....
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- 3 khổ thơ
- Lui vào 1ô.....
- Chữ đầu dòng thơ và tên riêng
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
* lời giải:
 a) la hét – nết na ; con la – quả na
 b) Lan man – mang mác ; vần thơ - vầng trăng
*lời giải:
- Từ láy âm đầu l : la liệt, la lối,lả lướt
- Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, chàng màng, loáng thoáng
3: Củng cố – Dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------
Đạo đức: Tiết: 9
 Bài: tình bạn (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Học song bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/ Tài liệu phương tiện:
- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu: Học sinh biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
- Hướng dẫn cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh
chúng ta không có bạn bè?
+Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
- GV kết luận:
- Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu.
- Lớp học thân thiết, chan hoà như anh em trong một nhà,..
- cô đơn buồn tẻ.
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn...
c, Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
*Mục tiêu: học sinh hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ những khó khăn hoạn nạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1-2 học sinh đọc truyện.
- Giáo viên mời một số học sinh lên đóng vai theo nội dung truyện.
- Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
+ Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
- GV kết luận: 
- 3 học sinh lên đóng vai.
- hèn nhát, tồi tệ,..
- đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau...
d, Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
*Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
*Cách tiến hành:
- Cho học sinh thảo luận nhóm 2.
- Gọi một số học sinh trình bày.
- GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: 
- Học sinh trao đổi với bạn và giải thích tại sao.
- Học sinh trình bày.
 Đọc ghi nhớ( sgk).
3: Củng cố – Dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------
 Ngày soạn :
 Ngày giảng: Thứ 3/ 
Thể dục: Tiết:17
 Bài: đội hình đội ngũ- trò chơi “dẫn bóng”.
I/ Mục tiêu:
- Ôn 2 động tác vươn thở, tay và học động tác chân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Chơi trò chơi “dẫn bóng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II/ Địa điểm và phương tiện:
- Địa đểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức chơi
III Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy một hàng dọc quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Khởi động một trò chơi do giáo viên chọn.
2, Phần cơ bản.
* Ôn hai động tác: vươn thở, tay.
- Lần 1: Tập từng động tác.
- Lần 2-3: Tập liên hoàn 2 động tác.
* Học động tác chân 3-4 lần mỗi lần 2.8 nhịp.
- GV nêu tên động tác. Phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu cho HS làm theo
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân.
- Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
* Trò chơi “dẫn bóng”
- GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3, Phần kết thúc.
- GV hướng dẫn học sinh thả lỏng
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10p
18-22 p
10-12 p
6-8p
4-6p
- Đội hình luyện tập.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Đội hình luyện tập.
- Đội hình luyện tập.
: GV 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
- Đội hình luyện tập.: như trên
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
- Đội hình luyện tập.
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
- Đội hình luyện tập.
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 Giáo viên
 --------------------------------------------------------------------------
Toán: Tiết: 42.
 Bài: Viết các số đo khối lượng dưới 
 dạng số thậpphân.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn:
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống 1 số ô bên trong.
III/ Các hoạt động dạy học.
1, ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ.
3, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a)Giới thiệu bài.
b, Ôn lại đơn vị đo khối lượng thường dùng:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo độ khối lượng đã học lần lượt từ lớn đến bé?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dụng? Cho VD?
 * Ví dụ:
- Giáo v ... Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- Giáo viên nhận xét, chốt lại :
- Cho học sinh chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh, các dân tộc ít người.
c, Hoạt động 2: Tìm hiểu mật độ dân số:
 (làm việc cả lớp)
- Em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
- Em hãy nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước ở châu á?
d, Hoạt động 3: . Phân bố dân cư:(Làm việc cá nhân).
- Cho học sinh quan sát lược đồ mật độ dân số và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào? 
- Em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn. Vì sao?
- Nội dung bài(sgk).
- Học sinh đọc và quan sát tranh,ảnh.
- Học sinh trao đổi nhóm 2
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập chung chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- Mường, Tày, Mông, Giao, Dáy
- Một số học sinh trình bày.
- Học sinh khác bổ sung.
- Học sinh lên chỉ bản đồ.
- Đọc mục 2 sách giáo khoa.
- Là số dân trung bình sống trên 1.
- Nước ta có mật độ dân số cô hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
- Học sinh quan sát lược đồ mmật độ dân số.
-Dân cư tập chung đông đúc ở đồng bằng, ven biển. Còn vùng núi dân cư tập chung thưa thớt
- (....).
- 2 học sinh đọc nội dung.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------------
Kĩ thuật: Tiết: 9.
 Bài: luộc rau.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh phải:
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: Phiếu học tập.
III/ Các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gia đình em nấu cơm bằng bếp nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó?.
3. Dạy bài mới.
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,Chuẩn bị:
a, Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ:
b, Sơ chế:
2 Luộc rau:
* Giới thiệu bài.
a, Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các côg việc chuẩn bị luộc rau?
- Nêu các công việcđược thực hiện khi luộc rau?
- Nêu các nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
- Nêu cách sơ chế trước khi luộc?
* Tiểu kết:
b, Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau.
- Nêu cách luộc rau?
- Giáo viên nhận xét; Lưu ý học sinh nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh; đun nước sôi mới cho rau vào; nên cho 1 ít muối vào nước luộc để rau đậm và xanh.
- Khi rau chín ta bày rau như thế nào?
- Đọc sách giáo khoa quan sát hình 1,2
- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ; sơ chế; luộc rau.
- Rau, rổ, chậu, nước sạch, nồi, đũa, bếp đun;.
- Nhặt bổ gốc, rễ, lá vàng, úa, rửa sạch...
- Đọc sách giáo khoa và quan sát hình 3.
- Thảo luận nhóm 4, điền kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Vớt rau vào đĩa.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Chốt lại nội dung bài.
- Về học bài. chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ 6/
Toán: Tiết: 45
 Bài : luyện tập chung.
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, ổn dịnh tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
Cho HS làm lại bài tập 4 (47).
2,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
- Cho học sinh nêu cách làm.
- 2 học sinh lên bảng- chữa bài
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.
- Cho học sinh làm vào nháp.
- Gọi 1 học sinh lên chữa bài.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải.
- Cho học sinh làm ra nháp.
- Chữa bài. 
Bài tập 4:
 (Các bước thực hiện tương tự như bài 3)
Bài tập 5:
- Cho học sinh trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho học sinh làm vào vở.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
a, 3m6dm = 3,6m. 
b, 4dm = 0,4m.
c,34m5cm = 34,05m. 
d, 345cm = 3,45m.
- 1 học sinh đọc đề bài.
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg
3,2 tấn.
 0,502 tấn.
2,5 tấn.
 0,021 tấn.
 3200 kg.
 502 kg.
 2500 kg.
 21 kg.
- 1 học sinh đọc đề bài.
a, 42dm 4cm = 42,4dm.
b, 56cm 9mm = 56,9cm.
c, 26m 2cm = 26,02m.
- 1 học sinh đọc đề bài.
a, 3k 5g = 3,005kg.
b, 30 = 0,030kg.
c, 1103g = 1,103kg.
* Lời giải:
a, 1kg 800 = 1,800lg.
b, 1kg 800g = 1800g.
3, Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bai.
- Về học bài và cuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------------
Khoa học: Tiết: 18
 Bài : Phòng tránh bị xâm hại.
I/ Mục tiêu: 
 Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình trang 38, 39 Sgk
- Một số tình huống để đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ: 
Nêu phần bạn cần biết bài 17.
2,Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Giới thiệu bài
b.Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Học sinh nêu được1số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung từng hình
+Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
+Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- Giáo viên giúp các nhóm đưa thêm các tình huống khác với những tình huống đã vẽ trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên kết luận: 
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo các câu hỏi:
- Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không có lí do...
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c,Hoạt động 2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
* Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
	 - Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để ứng xử.
- Cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên kết luận:
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử. Các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
- Tuỳ từng trường hợp cụ thể để lựa chọn cách ứng sử phù hợp.
d, Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy.
* Mục tiêu: Học sinh liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy,chia sẻ, khi bản thân bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
- Cho từng học sinh vẽ bàn tay của mình với những ngón tay xoè ra trên giấy. 
- Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy.
- Học sinh trao đổi hình vẽ của mình với bạn bên cạnh.
- Gọi một số học sinh nói về “Bàn tay tin cậy” của mình trước lớp.
- Giáo viên kết luận: Như mục bạn cần biết trang 39-SGK.
- Học sinh vẽ theo hướng dẫn học sinh.
- Học sinh trao đổi nhóm 2.
- Học sinh trình bày trước lớp
3. Củng cố – Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn: Tiết: 18
 Bài : luyện tập thuyết trình, tranh luận.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu biết cchs mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
- Rèn kĩ năng thuyết trình tranh luận.
- Có ý thức cởi mở, tôn trọng người khác trong thuyết trình, tranh luận.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài tập 3.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài (gạch chân những từ quan trọng).
- Yêu cầu học sinh: Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng của từng nhân vật?
- Tổ chức làm việc nhóm 4: Yêu cầu mỗi em đóng vai 1 nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ, dẫn chứng bênh vực cho ý kiến ấy.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài.
- Tổ chức làm cá nhân: Tìm ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng của trăng và đèn tron bài ca dao.
- Gợi ý; cần trả lời được 1 số câu hỏi.
- Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào?
* Nhận xét chung; biểu dương học sinh thực hiện tốt.
Bài 1:
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài.
+ Đất: Cây cần đất nhất, đất có chất màu nuôi cây.
+ Nước: Cây cần nước nhất, nước vận chuyển chất màu.
+ Không khí: Cây cần không khí nhất, cây không thể sống thiếu không khí.
+ ánh sánh: Cây cần ánh sáng nhất, thiếu ánh sáng cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- Thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp.
Bài 2:
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- Làm bài độc lập.
- 1 số học sinh nêu ý kiến.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Khi thuyết trình, tranh luận, cần lưu ý những điều kiện gì?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì I.
 -------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần 9.
1.Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép.
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Chuyên cần 20/ 20
 - Nhiều em tiến bộ rõ rệt trong học tập.
 - Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, ở lớp.
 Tồn tại: Vẫn còn hiện tợng mất trật tự trong giờ học
3, Lao động:
 - Ma nghỉ.
4, Thể dục- vệ sinh.
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Thiếu khăn quàng đỏ, ghế ngồi chào cờ
6, Phương hướng tuần 10:
 - Duy trì số lợng: 20/20 .
 - Nâng cao ý thức tự học ở lớp, ở nhà.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Vệ sinh cá nhân, trờng lớp sạch sẽ.
 - Giữ gìn vệ sinh môi trờng bảo vệ tài sản chung.
 - Thực hiện an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường.
---------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 9.doc