Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 16

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 16

TẬP ĐỌC

Tiết 31: Thầy thuốc như mẹ hiền

I-Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.( Trả lời được câu hỏi 1, 2,3 )

II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.- Nêu nội dung chính của bài.

2-Bài mới: a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

* HĐ1: Luyện đọc

- Một HS khá đọc toàn bài.

- Bài văn chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu.mà còn cho thêm gạo,củi.

+ Đoạn 2: Tiếp theo.Càng nghĩ càng hối hận.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.- Một HS đọc chú giải trong SGK

- HS luyện đọc theo cặp.- 1 học sinh đọc lại toàn bài.

- GV đọc toàn bài - giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Tiết 31: Thầy thuốc như mẹ hiền
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.( Trả lời được câu hỏi 1, 2,3 )
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.- Nêu nội dung chính của bài.
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
* HĐ1: Luyện đọc
- Một HS khá đọc toàn bài.
- Bài văn chia làm 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu....mà còn cho thêm gạo,củi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo....Càng nghĩ càng hối hận.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.- Một HS đọc chú giải trong SGK
- HS luyện đọc theo cặp.- 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- GV đọc toàn bài - giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
* HĐ2: Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho mọi người?
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối nói lên điều gì?
- Nội dung bài nói lên điàu gì?
* HĐ3: Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài.- Tổ chức HS đọc diễn cảm.
3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 76: Luyện tập
I-Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- Làm được bài tập 1 và 2.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số. 
2-Bài mới: HĐ 1: HS bài tập vào vở ô li; yêu cầu HS khá, giỏi làm hết các bài tập trong SGK.
- GV cho HS tự làm bài. - GV theo dõi kèm HS yếu.
* HĐ 2: Chữa bài
 Bài 1: Lưu ý: Khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm,phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng.
 Bài 2: GV giải thích cho HS 2 khái niệm mới:
- Số phần trăm đã thực hiện được.
- Số phần trăm vượt mức so với kế hoạch đầu năm.
 Bài 3: Cần chỉ cho HS rõ tiền vốn và tiền bán
 - Tiền vốn: tiền mua.
 - Tiền bán: tiền mua + tiền lãi.
3-Củng cố,dặn dò: Ôn luyện cách tính tỉ số phần trăm.
Kĩ thuật
Tiết 16: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I.Yêu cầu cần đạt: HS phải:
- Kể tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở gia đình hoặc địa phương ( nếu có ).
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số gà giống tốt.
III.Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước tavà địa phương
- Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào kể tên những giống gà mà em biết? HS kể.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
- Chia lớp thành 4 nhóm. - Cho HS thảo luận nhóm,kết hợp làm VBT
- GV treo tranh, ảnh các giống gà. - HS quan sát tranh ảnh.
- GV quan sát các nhóm làm việc - Cử đại diện báo kết quả
- GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động3: Đánh giá kết quả học tập
- ? câu hỏi ở SGK.- HS trả lời và đánh giá kết quả học tập.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà tìm hiểu bài"Chọn giống gà để nuôi"
Lịch sử
Tiết 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I-Yêu cầu cần đạt:
 Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II- Đồ dùng: Hình minh họa trong SGK
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu -đông 1950?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950?
2-Bài mới: HĐ 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng(2-1951)
- HS quan sát hình 1 trong SGK và trả lời : Hình chụp cảnh gì?
- Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đã đề ra cho cách mạng
- Để thực hiện những nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
* HĐ 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
- HS thảo luận nhóm 4,trả lời các câu hỏi.
- Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế,văn hóa,giáo dục thể hiện như thế nào?
- Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
- Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
* HĐ 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
- Đại hội nhằm mục đích gì? Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn?
- Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên?
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều:
Khoa học
Tiết 31: Chất dẻo
I-Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
+ Kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
II-Đồ dùng: HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.Tranh minh họa trang 64,65 SGK.- VBT
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Hãy nêu tính chất của cao su? Cao su thường được sử dụng để làm gì?
2-Bài mới: HĐ 1: Thảo luận nhóm 2- Tìm ra đặc điểm chung của những đồ dùng bằng nhựa.
- HS thảo luận nhóm 2, trao đổi với nhau đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa.
- Các nhóm trình bày trước lớp.Nhóm khác bổ sung , nhận xét kết quả nhóm bạn.
- Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì?
* HĐ 2: Quan sát và tìm ra tính chất của chất dẻo.
- HS đọc bảng thông tin trong SGK trang 65.
- Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Chất dẻo có tính chất gì?
- Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần chú ý điều gì?
- Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
* HĐ 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”
- GV chia HS làm 3 nhóm,HS từng nhóm ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo lên bảng nhóm.
- Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng. GV tổng kết cuộc thi.
3-Củng cố,dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.- Về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo.
Luyện Toán
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I-Yêu cầu cần đạt:Giúp HS:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, ôn lại các khái niệm:
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Hoàn thành tốt các bài tập trong VBT T5.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập
2. Luyện tập: GV yêu cầu HS đọc nội dung các bài tập trong VBT T5 – tiết 76, trang 92- 93.
- HS làm bài tập trong vở bài tập. Yêu cầu HS yếu, TB làm bài 1,2 . HS khá, giỏi hoàn thành tất cả các bài tập.
- GV cho HS tự làm bài.- GV theo dõi kèm HS yếu.
* Chữa bài, chấm bài.
- Ôn luyện cách tính tỉ số phần trăm.
- Bài làm thêm cho HS khá, giỏi: Một cửa hàng có 245 tạ đường, đã bán được 110,25 tạ đường. Hỏi:
Số đường đã bán bằng bao nhiêu % số đường của cửa hàng?
Cửa hàng còn lại bao nhiêu phần trăm đường chưa bán?
3-Củng cố,dặn dò:
Luyện Tiếng Việt
LTVC: Ôn từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 
I.Yêu cầu cần đat:
- HS kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm trái nghĩa.
- Luyện kĩ năng dùng từ của bản thân.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Luyện tập: HĐ1:Bài 1:( Dành cho HS yếu, Tb ) Điền từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn thành câu:
- HS đọc yêu cầu bài 1 sách TH TV & T lớp 5, tập 1 trang 115, rồi tự làm vào vở.
- GV theo dõi. Gọi 1 số em trình bày kết quả.
- GV và lớp nhận xét chốt lại kiến thức.
* HĐ2: Bài 2: ( Dành cho HS khá, giỏi )Viết về một người nhân hậu luôn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người mà em biết.
- HS làm vào vở. – GV cho HS trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét khen gợi em làm đúng, hay.
* HĐ3: Bài 3: ( Dành cho HS Yếu, Tb ) Vở TH TV & T lớp 5 , tập 1 , trang 114.
* Từ nào đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: cần mẫn, bận rộn, xa xôi, sôi nổi. 
- HS làm vào vở sau đó gọi 1 số em nêu kết quả.
- GV và HS nhận xét và bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.- Về ôn lại bài.
Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2011
Thể dục
Tiết 31: Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
I-Yêu cầu cần đạt:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.Y/c thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi:"Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II-Điạ điểm – phương tiện: Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến y/c giờ học.
- Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, ôn tập cho tiết sau kiểm tra.
Kể chuyện
Tiết 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I-Yêu cầu cần đạt:
 Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II- Đồ dùng: Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình. Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS kể lại câu chuyện em đã được nghe,đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói,lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân.
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS kể chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
* Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp
- HS kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp: HS tiếp nối nhau thi kể chuyện và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình
- Cả lớp theo dõi,nhận xét, bình xét bạn kể chuyện hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 17.
Toán
Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I-Yêu cầu cần đạt:
 -Biết tìm một số phần trăm của một số.
-Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Làm bài 1, 2.
II-Hoạt động dạy học
1-Bài  ... chữa 3 bài.
- GV nhận xét và khắc sâu kiến thức. - Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Chính tả(Nghe-viết)
Tiết 16: Về ngôi nhà đang xây
I-Yêu cầu cần đạt:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT (2) a / b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3).
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm bài tập 2 tiết trước.
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động: HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe -viết	 
- GV đọc hai khổ thơ 1 lần.
- Hỏi HS về nội dung của hai khổ thơ.
- Hướng dẫn HS viết các tiếng khó.
- GV đọc cho HS viết.
- Khảo lỗi,chấm bài.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- HS đọc y/c rồi tự làm vào VBT.
- GV theo dõi gợi ý giúp em yếu.- Cho HS chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
 Nội dung sinh hoạt :
1.Nhận xét chung tuần qua :
+ Lớp trưởng chỉ huy hoạt động, các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả của tổ mình 
+ Một số ý kiến cá nhân, sau đó lớp trưởng tổng hợp báo cáo với GV .
- GV nhận xét tổng hợp, tuyên dương những em học tốt, ý thức tốt; nhắc nhở những em còn mắc lỗi .
2.Vạch phương hướng tuần tới: - Đẩy mạnh học tập .
 - Học bài làm, bài đầy đủ.
 - Đi học chuyền cần .
 - Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp Đội tốt .
3.Bình bầu HS xuất sắc .
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I-Mục tiêu
- HS viết được một đoạn văn tả người em thường gặp.
- Bài viết có câu mở đoạn, dùng từ hợp lí.
- Lồng cả cảm xúc khi viết bài.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
 GV nêu nhiệm vụ học tập
2. Các hoạt động
* HĐ 1: Luyện viết đoạn văn
- GV ghi đề bài lên bảng:Em hãy viết một đoạn văn tả về hoạt động của một người em thường gặp.
- GV gọi HS đọc đề. -1HS đọc,cả lớp lắng nghe.
- GV cho HS làm bài.1em làm bảng phụ. - HS làm việc cá nhân.
- GV theo dõi giúp em yếu.
* HĐ 2: HS trình bày bài làm
- Cho một số em đọc bài làm.
- Lớp và GV lắng nghe, nhận xét ,sửa chữa.
3-Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài.
Luyện Toán
Tiết 30T Luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS ôn lại 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Hoàn thành các bài tập.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2.Luyện tập
HĐ 1: HS làm bài tập
- GV y/c HS đọc đề bài rồi tự làm các bài trong VBT - HS đọc đề và làm
- GV theo dõi kem cặp HS yếu
HĐ 2: Chữa bài
Bài 1: 37 : 42 = 0,8809...= 88,09%
Bài 2: 97 hoặc 97 : 100 30 = 29,1
Bài 3: 72 hoặc 72 :30 = 240.
c, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
Luyện Tiếng Việt
Tiết 35T Làm biên bản một vụ việc
I-Mục tiêu:
Giúp HS:
 -Luyện làm biên bản về một vụ việc.
- Phân biệt được các loaih biên bản.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
II-Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập
HĐ1: Bài tập 1
- Các em hoàn thành bảng sau theo nội dung bài tập:
Giống nhau
Khác nhau
(Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: có quốc hiệu,tiêu ngữ,tên biên bản.
Phần chính: thời gian,địa điểm,thành phần có mặt,diễn biến sự việc.
Phần kết: ghi tên,chữ kícủa người có trách nhiệm.)
(-Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo,phát biểu...
-Nội dung của biên bản một vụ việc có lời khai của các nhân chứng.)
- HS lắng nghe
HĐ 2: Bài 2: - HS làm bài vào vở
 - Một HS làm trên bảng phụ,trình bày trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
III-Củng cố,dặn dò
- GVnhận xét tiết học.
- HS về nhà sửa chữa biên bản.
Tự học
Tiết 24T Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I-Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói:
 +Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe,đã đọc phù hợp y/c đề bài.
 +Biết trao đổi với các bạn nội dung,ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe:chăm chú nghe lời bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
II-Đồ dùng:
Một số sách chuyện,bài báoviết về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói,lạc hậu.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1:Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ tiết học
HĐ 2:Hướng dẫn HS kể chuyện
a.Hướng dẫn HS hiểu y/c của đề bài
b.HS thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS kể chuyện theo cặp và nêu ý nghĩa câu chuyện
-Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
IV-Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe.
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009
Thể dục
Tiết 31: Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
I-Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.Y/c thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi:"Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được
II-Điạ điểm – phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến y/c giờ học.
- Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học, ôn tập cho tiết sau kiểm tra.
sBuổi chiều
Kể chuyện
Tiết 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I-Mục tiêu:
 Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II- Đồ dùng:
- Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: 
 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe,đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói,lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân.
2-Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS kể chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
* Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp
- HS kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp: HS tiếp nối nhau thi kể chuyện và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình
- Cả lớp theo dõi,nhận xét bạn kể chuyện hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 17.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 32: Làm biên bản một vụ việc
I-Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết sự giống nhau và khác nhau giữa biên bản một cuộc họp với biên bản về một vụ việc.
- Biết làm một biên bản về việc cụ ún trốn viện (BT2).
* Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục : Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc .
II.Chuẩn bi
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả một em bé.
2-Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.- HS lắng nghe
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:Trao đổi nhóm
- GV giúp HS nắm vững y/c bài tập.
-Tổ chức cho HS làm việc nhóm và báo cáo kết quả.
Giống nhau
Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
Phần kết: ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo,phát biểu...
- Nội dung của biên bản một vụ việc có lời khai của các nhân chứng.
Bài 2: 
- HS làm bài vào vở. Một HS làm trên bảng phụ, trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Hoạt động đóng vai : Hs tưởng tượng mình là bác sĩ trực phiên cụ ún trốn viện, lập biên bản vụ việc. Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận, phân vai, trình bày trước lớp, GV và HS nhận xét , bình chọn nhóm đóng vai tốt nhất, khen thưởng. 
3-Củng cố,dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.- HS về nhà sửa chữa biên bản.
Kĩ thuật
Tiết 16: Một số giống gà nuôi nhiều ở nước ta
I.Mục tiêu: HS phải:
- Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở gia đình hoặc địa phương.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số gà giống tốt.
- VBT
III.Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước tavà địa phương
- GV nêu: Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào kể tên những giống gà mà em biết
- HS kể
* Kêt luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,Có những giống gà nhập ngoại như gà Tam hoàng, gà Lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt- ri,..
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
- Chia lớp thành 4 nhóm. - Cho HS thảo luận nhóm,kết hợp làm VBT
- GV treo tranh, ảnh các giống gà. - HS quan sát tranh ảnh.
- GV quan sát các nhóm làm việc - Cử đại diện báo kết quả
- GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động3: Đánh giá kết quả học tập
- ? câu hỏi ở SGK
- HS trả lời và đánh giá kết quả học tập.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tậpcủa HS.
- Về nhà tìm hiểu bài"Chọn giống gà để nuôi"
Luyện tự nhiênvà xã hội
Địa lí: Ôn tập
I-Mục tiêu: Ôn tập và củng cố, hệ thống hóa các kiến thức,kĩ năng địa lí về dân cư,các ngành kinh tế VN.
II-Đồ dùng: 
 Lược đồ trống VN.
III-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2.Ôn tập:
 Bài1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất.
Điều kiện để phát triển du lịch nước ta là:
Những di tích lịch sử và những công trình kiến trúc độc đáo.
Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc.
Nhiều phong cảnh đẹp,bãi tắm tốt.
Rừng với những động thực vật quý hiếm
Các loại dịch vụ du lịch được cải thiện.
Tất cả các ý trên.
 Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ơ nước ta,loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa?
Đường sắt.
Đường ô tô.
Đường sông.
Đường biển.
 Bài 3: Trò chơi: Ô chữ kì diệu
Gợi ý ô chữ hàng ngang.
a.Tên một trung tâm công nhiệp vừa được coi là đỉnh của tam giác châu thổ đồng bằng Bắc bộ(7 chữ cái)
b.Những vết tích xưa được lưu giữ đến ngày nay và là một điều kiện thu hút khách du lịch( 12 chữ cái)
c.Dân tộc có số dân đông nhất( 4 chữ cái)
d.Một hoạt động trái nghĩa với hành động đốt phá rừng(11 chữ cái)
e.Từ chỉ tốc độ tăng dân số nước ta(5 chữ cái)
g.Loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta(6 chữ cái)
h.Một tuyến đường giao thông dài nhất của nước ta( 8 chữ cái)
i.Tên một ngành công nghiệp có sản phẩm là xà phòng, phân bón...(7 chữ cái)
k.Một trong những nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước( 5 chữ cái)
h.Khoảng dân số nước ta sống ở đây(8 chữ cái)
3. Củng cố. dặn dò
- Nhận xét tiết học
- về nhà ôn lại bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 - Kim Huong da sua.doc