Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 21

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 21

TẬP ĐỌC

Tiết41: Trí dũng song toàn

I.Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

* Các KNS cơ bản được Gd: Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc ).

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa ở SGK, bảng phụ( viết đoạn cần luyện đọc)

III. Hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:(4)

- 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. GV hỏi:

- Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài. GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
	 Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
Chào cờ 
Tập đọc 
Tiết41: Trí dũng song toàn
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
* Các KNS cơ bản được Gd: Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc ).
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh họa ở SGK, bảng phụ( viết đoạn cần luyện đọc)
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:(4’) 
- 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. GV hỏi:
- Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?
- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài. GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài 
 Ghi mục bài lên bảng lớp (1’).
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Luyện đọc(10’)
- GV cho 1-2 HS khá ( giỏi) đọc bài văn.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ.
- GV chia bài văn thành 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
+ HS đọc xong lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc các từ khó : thảm thiết, hỏi cho ra lẽ, giổ tổ cụ, góp giổ, Liễu Thăng...
+ HS đọc xong lượt 2, GV hướng dẫn giải nghĩa từ đã chú giải ở SGK. GV giải thích thêm: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp, nộp).
- HS luyện đọc theo cặp.- 2 HS luyện đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (8-10’)
 GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc SGK.
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giổ Liễu Thăng? (GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh).
- Hãy nhắc lại nội dung đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh.
- Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn?
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (6-7’)
- 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai nhân vật trong bài.
- Chọn đoạn 1 để hướng dẫn lớp đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm đoạn này.
?Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? ( Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài).
* Tự bộc lộ ( bày tỏ sự cảm phục Giang Văn Minh ): Hãy bày tỏ sự cảm phục của em đối với GVM ?
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.- Về nhà nhớ ôn lại bài.
Toán
Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Làm được bài tập 1 trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:(3-5’)
- Gọi 1 HS đọc tỉ số phần trăm của học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình trên biểu đồ- BT2 tiết trước.- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
- GV nêu yêu cầu nội dung luyện tập về cách tính diện tích các hình đã học.
* Hoạt động 1 :(12’) Giới thiệu cách tính 	
- Hướng dẫn HS giải bài toán ở phần ví dụ: ( HS đọc yêu cầu của bài - hướng dẫn vẽ hình, tìm hiểu - HS tự làm vào giấy nháp; gọi 1HS nêu cách làm bài - GV ghi bảng bài làm của HS).
- Thông qua ví dụ trên, hướng dẫn HS tự nêu qui trình tính : Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (cụ thể chia hình đã cho thành 2 hình vuông 1hình chữ nhật- xác định kích thước các hình mới tạo thành- tính diện tích cuả từng phần nhỏ từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất ).	N 40cm	M 
 A	 30 m
 P
 D 60,5cm C
* Hoạt động 2: Thực hành ( 15-17’)
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
* Đối với HS khá, giỏi GV hướng dẫn các em làm hết các BT yêu cầu trong SGK
 Bài1: HS đọc yêu cầu BT, gợi ý chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích mỗi hình - tính diện tích chung. 	 
- Cả lớp làm BT này.( kết quả: 3600 m2 ).	 
 Bài tập 2: Tiến hành tương tự BT 1 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- Tự tìm cách giải .
- Gọi 1 HS lên bảng lớp chữa bài.
- GV khuyến khích HS tự tìm thêm cách giải khác.
- Nhận xét kết bài làm HS ( kết quả : 1430 m2 )
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông .
- Dặn xem trước và chuẩn bị tiết sau.
- GV nhận xét giờ học.
mĩ thuật
(Cô Loan dạy)
Buổi chiều:
 Khoa học
Tiết 41: Năng lượng mặt trời
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,...
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
- Thông tin và hình ảnh ở SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Gọi 2 HS trả lời 
- Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
- Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như : cày cấy, học tập ... con người phải làm gì? 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi mục bài (2’)
b. Các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: (10’) Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 Tổ chức HS làm việc theo nhóm - GV phát bảng học tập cho các nhóm - nhóm trao đổi thảo luận - ghi nội dung trả lời theo các ý sau :
+ Mặt ttrời cung cấp năng lượng cho trái đất dạng ánh sáng và nhiệt.
+ Năng lượng mặt trời gây ra nắng, mưa, gió, bão trên trái đất.
- Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung 
- GV chốt các ý cơ bản và mở rộng.
* Hoạt động 2: (10’) Một số máy móc hoạt động... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
- HS quan sát các hình 2,3,4 trang 84, 85 SGK và trả lời theo nội dung sau:
- Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày (chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ...)
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
+ Lớp nhận xét ý kiến, bổ sung.
+ GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS.
* Hoạt động 3: (5’) Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời.
- Cử 2 nhóm tham gia ( mỗi nhóm 5 HS ).
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng - hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi.
- Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng - sau đó nối với hình vẽ mặt trời.
- Nhận xét kết quả cuộc chơi, biểu dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, HS nêu lại kiến thức cơ bản đã học, chuẩn bị bài sau.
Luyện toán
Luyện tập về tính diện tích các hình
I-Yêu cầu cần đạt: 
- Ôn tập công thức tính diện tích các hình.
- Củng cố cách tính diện tích các hình đã học.
II-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: Kiến thức cần nhớ:
- Công thức tính diện tích hình tam giác.
- Công thức tính diện tích hình thang.
- Công thức tính diện tích hình tròn.
*HĐ2: Bài tập
 GV hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT Toán, riêng HS khá, giỏi làm thêm bài tập sau:
 Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ sau:
 4m 4m
 12m 6m
 4m
*HĐ3: HS chữa bài.
3-Củng cố,dặn dò: Ôn lại cách tính diện tích các hình đã học.
 Kĩ thuật
Tiết 21: Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Yêu cầu cần đạt:
 Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
II. Đồ dùng dạy học 
- Một số tranh ảnh minh hoạ theo SGK
- Phiếu đánh giá kết quả học tập
III. Các nội dung bài - học chủ yếu
a. Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học 
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Mục đích của việc vệ sinh, phòng bệnh cho gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 ( SGK) và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà 
- Nhận xét và tóm tắt: Vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi ; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
- Nêu vấn đề: Những công việc trên được gọi chung là công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Vậy thế nào là vệ sinh và phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi trên theo cách hiểu của em 
- Đặt câu hỏi và gợi ý để HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi 
nuôi gà? 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà 
- HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống 
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a và đặt một số câu hỏi để HS kể các dụng cụ cho gà ăn uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống của gà.
b. Vệ sinh chuồng nuôi.
c. Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch cho gà.
- HS nêu, GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- HS làm VBT, GV nêu đáp án, HS đối chiếu kết quả, tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
 Thứ ba, ngày 25 tháng 1 năm 2011
Thể dục
Tiết 41: Tung và bắt bóng - Nhảy dây - Bật cao
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người (có thể tung bóng bằng một tay, hai tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật cao tại chỗ.
- Trò chơi: “Bóng chuyền sáu” và làm quên trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
+ HS có thể tập nhảy dây với bất cứ kiểu nào.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường - đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Dây nhảy và bóng để HS thực hiện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu (6-10’)
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ bài học.
- Khởi động: chạy vòng tròn quanh sân tập, xoay các khớp cổ chân tay, khớp gối.
 - Chơi trò chơi “ mèo đuổi chuột” .
2. Phần cơ bản (18-20’) 
* Ôn tung và bắt bóng ( nhóm 2-3 HS): HS ôn tập theo tổ - tổ trưởng chỉ huy. GV quan sát nhắc nhở những HS còn yếu.
* Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: 
- GV tổ chức cho HS luyện tập như trên.
* Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ:
- Cho tập theo đội hình 2- 4 hàng ngang.
- GV có thể làm mẫu lại cách nhún lấy đà và bật nhảy, sau đó cho HS bật nhảy theo nhịp hô (1: nhún lấy đà- 2 : bật nhảy - 3: rơi xuống đất và hoãn xung).
* Làm quen trò chơi “Ttrồng nụ - trồng hoa “ 
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi . Cho HS chơi thử 1 lần sau đó cho - - HS chơi chính thức . 
- GV lưu ý HS đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3. Phần kết thúc (4- 6’ )
- Cho HS chạy chậm, thả lỏng, hít  ... ã từng làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng ủy ban nhân dân xã?
3-Củng cố,dặn dò: 
 Thực hiện hành vi tôn trọng ủy ban nhân dân xã rồi ghi công việc, kết quả vào phiếu học tập.
Toán
Tiết 105: Diện tích xung quanh và
diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I-Mục tiêu:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phầncủa hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Làm được bài tập 1 trong SGK.
II-Đồ dùng: 
- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
- Bảng phụ có vẽ hình khai triển,
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Là những mặt nào? Các mặt có đặc điểm gì?
- Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?
2-Bài mới:
*HĐ1: Hình thành công thức tính S xung quanh,S toàn phần HHCN.
a.Diện tích xung quanh.
- Cho HS quan sát mô hình trực quan về HHCN, yêu cầu HS chỉ ra các mặt xung quanh
- Tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN gọi là diện tích xung quanh của HHCN.
- GV nêu bài toán và gắn hình minh họa lên bảng (ví dụ SGK trang 109)
- GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS nêu cách tính:
b.Diện tích toàn phần:
- GV giới thiệu: Diện tích tất cả các mặt gọi là diện tích toàn phần.
- Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của HHCN?
- Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào?
- HS tính vào vở nháp, nêu kết quả.
Sxq = ( a + b) 2h
- HS nhắc lại cách tính.
- Công thức tính:
Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo.
*HĐ2: HS làm bài tập. (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hết các bài tập trong SGK)
*HĐ3: Chữa bài
3-Củng cố,dặn dò:
- Ôn lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, S toàn phần HHCN.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
Khoa học
Tiết 42: Sử dụng năng lượng chất đốt
I-Mục tiêu: 
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,....
II-Đồ dùng:
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Hình và thông tin trang 86...89 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
- Kể một số ví dụ việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương?
2-Bài mới:
*HĐ1: Kể tên một số loại chất đốt:
- Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng?
- Trong đó chất đốt nào ở thể khí? Thể lỏng? Thể rắn?
*HĐ2: Quan sát và thảo luận:HS làm việc theo nhóm.
1.Sử dụng các chất đốt rắn.
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? ở nước ta than đá chủ yếu được khai thác ở đâu?
- Ngoài than đá,bạn còn biết tên loại than nào khác?
2.Sử dụng chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết?
- ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
- Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong HĐ thực hành.
3.Sử dụng các chất khí đốt:
- Có những loại khí đốt nào?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
3-Củng cố,dặn dò:
- Kể tên một số loại chất đốt mà em biết.
- Tìm hiểu về sự an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
 I. Mục tiêu: 
- HS nhận thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần, từ đó các em biết sữa lỗi .
- HS có ý thức tập thể .
- Có chí hướng phấn đấu trong thời gian tới .
II. Nội dung sinh hoạt :
1.Nhận xét chung tuần qua :
+ Lớp trưởng chỉ huy hoạt động, các tổ trưởng lần lựơt báo cáo kết quả của tổ mình 
+ Một số ý kiến cá nhân, sau đó lớp trưởng tổng hợp báo cáo với GV .
- GV nhận xét tổng hợp, tuyên dương những em học tốt, ý thức tốt; nhắc nhở những em còn nhiều lỗi 
2.Vạch phương hướng tuần tới :
 - Đẩy mạnh học tập .
 - Học bài làm, bài đầy đủ.
 - Đi học chuyền cần .
 - Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp đội tốt.
 - Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
3.Bình bầu HS xuất sắc .
Luyện Toán
Tiết 37T : Diện tích xung quanh và diện tích 
 toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS nhớ về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chữ nhật.
- Nhớ lại được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng đựơc các quy tắc tính diện tích để giải tốt một số bài tập có liên quan.
II/Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: HS làm bài tập ở vở bài tập
- GV cho HS đọc y/c các bài tập trong VBT.
- Y/c HS xác định nhiệm vụ, thực hiện theo y/c của BT vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ em yếu.
3.Hoạt động 2: Chữa bài và khắc sâu kiến thức
- Cho 3 em lên chữa 3 bài.
-Lớp và GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng. Nhắc lại kiến thức
4.Hoạt động3: Ôn quy tắc và công thức tính Sxq và Stp của HHCN
- Cho vài em nhắc lại quy tắc và công thức.
 Sxq = (a+ b ) x 2 x h S tp = ( a + b ) x 2 x h + a x b x 2
 chu vi đáy diện tích đáy
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại quy tắc và công thức.
Luyện Tiếng Việt
Tiết 45T: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
i/Mục tiêu: 
1.Củng cố về câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.
2.Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu ghép để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
3. Hoàn thành tốt các bài tập
II/Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: HS làm bài tập
- Cho HS đọc y/c các bài tập .
GV nhắc lại y/c của các bài tập .
HS tự làm vào vở, GV theo dõi kèm cặp những em yếu.
3.Hoạt động 2: Chữa bài và khắc sâu kiến thức
-Bài 1: 1 HS nêu kết quả,1 em làm thư kí ghi lên bảng lớp.
- GV và lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:Cho một em lên bảng chữa.
-Lớp và GV nhận xét và cho một số em khác đọc kết quả làm bài của mình trước lớp.
Bài 3: Cho HS nêu miệng kết quả.
Bài 4: Gọi một em lên bảng điền, lớp và GV nhận xét.
- Một số em khác đọc kết quả làm bài của mình trước lớp.
- Nhận xét em làm hay nhất khen ngợi.
4.Hoạt động 3: Ôn lại ghi nhớ
- Cho một số em nhắc lại ghi nhớ .
5:Củng cố,dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
Luyện tiếng việt
Tiết 44T: Mở rộng vốn từ: Công dân
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.
 - Vận dụng vốn từ đã học viết được đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của người công dân.
II/ Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài:
2 Hoạt động 1: HS làm bài tập vào vở BT
- GV y/c HS đọc đề bài, rồi tự làm bài vào vở.
-HS làm bài .
- GV theo dõi giúp đỡ em yếu
3.Hoạt động 2: Chữa bài và củng cố kiến thức.
- Cho HS chữa lần lượt từ bài tập .
-Lớp và GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
 4.Củng cố,dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Về nhà các em nhớ ôn lại bài. 
Chiều Thứ hai này 31 tháng 1 năm 2008
Luyện toán
Tiết 36T: Luyện tập về tính diện tích
I/Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học: hình chữ nhật, hình vuông ...
II/Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: HS làm bài tập vào vở BT
- GV y/c HS đọc kĩ các đề bài rồi tự làm vào vở.
 Bài 1: Tính diện tích hình bình hành MNPQ vẽ trong hình chữ nhật ABCD.Biết AB = 28 cm; BC = 18 cm; AM = CP = 1/4AB; BN = DQ = 1/3 BC.
 A M B
 N
 Q
 D P C
Tính diện tích mảnh đất hình ABCDE có kích thước như hình vẽ sau:
 A 8m B
E 10m C
 6m 8m
 D
-1 HS đọc to các y/c - Cả lớp theo dõi.
-HS tự làm bài.
- GV theo dõi giúp em yếu.
3.Hoạt động 2: Chữa bài và củng cố kiến thức 
- CHo 2 em lên chữa 2 bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV chốt lại bài giải đúng . Củng cố và khắc sâu kiến thức.
4.Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà các em nhớ ôn lại bài. 
Luyện Tiếng Việt
Tiết 43T: Lập chương trình hoạt động
I/Mục tiêu:
1.Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
2.Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. 
II/Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1: HD học sinh luyện tập
- GV chép đề bài lên bảng:Em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Cho HS đọc yêu cầubài tập. - Một em đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi gợi ý giúp em yếu.
 3.Hoạt động 2:
- Cho HS trình bày kết quả, lớp và GVnhận xét, tuyên dương những em hoàn thành tốt
- GV đọc cho HS nghe bài mẫu để giúp các em nắm chắc cách lập chương trình hoạt động.
4.Củng cố, dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại bài.
Tự học
Tiết43T: Châu á
I/ Mục tiêu:Củng cố kiến thức về địa lí Châu á
- Nêu được tên các châu lục và các đại dương.
- Dựa vào lược đồ nêu được vị trí, giới hạn của châu á. - Nhắc lại được các đặc điểm thiên nhiên châu á .
- Đọc được tên các dãy núi cao và đồng bằng lớn của châu á.
- Nêu được đặc điểm dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á.
- Kể tên các nước Đông Nam á.
II/ Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài:
 2. Hoạt động 1:Đặc điểm tự nhiên
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm,hệ thống lại tên các châu lục và các đại dương.
- Gọi HS đọc tên các dãy núi và đồng bằng lớn của châu á.
- HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc - nhóm khác nhận xét ,GV nhận xét chốt lại kến thức. Ghi những ý chính lên bảng:
Châu á:
+ Vị trí: Nằm ở phía bán cầu Bắc.
+ Giới hạn: Phía Bắc, Đông, Nam giáp biển; phía Tây giáp châu Phi, châu Âu.
+ Đặc điểm tự nhiên: 3/4 là núi và cao nguyên, có nhiều núi cao đồ sộ, có đủ các đới khí hậu. Thiên nhiên phong phú đa dạng.
3. Hoạt động2: Đặc điểm dân cư kinh tế
- Hãy so sánh dân số châu á với các châu lục khác. (Đông nhất thế giới)
- So sánh mật độ dân số châu á với mật độ dân số châu Phi. (Diện tích châu Phi chỉ kém châu á 2 triệu km2 nhưng dân số chưa bằng của dân số châu á nên mật độ dân cư thưa thớt hơn.
Đặc điểm dân cư châu á? (Người da vàng và sống tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ)
Kể tên các nước châu ávà hoạt động kinh tế của châu á (người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo mì, thịt trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô-tô).
- Kể tên các nước khu vực Đông Nam á.
+HS trả lời lần lượt các nội dung, lớp và GV nhận xét bổ sung , ghi ý chính lên bảng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà các em ôn lại bài.
III/Nhận xét, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-5A. Kim Huong.doc