Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 22

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 22

TẬP ĐỌC

Tiết 43: Lập làng giữ biển

I-Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật,.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng, giữ biển.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

II-Đồ dùng:

- Tranh minh họa trong SGK. Tranh ảnh về những làng ven biển.

III-Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: Hai HS đọc bài Tiếng rao đêm.

- Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

2-Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, ghi bảng

b. Các hoạt động: HĐ1: Luyện đọc

- HS đọc toàn bài 1 lượt. GV đưa tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?

- HS đọc đoạn nối tiếp.

 Đoạn 1:Từ đầu.tỏa ra hơi nước

 Đoạn 2: Tiếp đó.thì để cho ai?

 Đoạn 3: Tiếp theo.nhường nào.

 Đoạn 4: Phần còn lại.

- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, Mõm Cá sấu.

- HS luyện đọc theo nhóm. HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 6 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Tiết 43: Lập làng giữ biển
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật,.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng, giữ biển.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
II-Đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK. Tranh ảnh về những làng ven biển.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Hai HS đọc bài Tiếng rao đêm.
- Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, ghi bảng 
b. Các hoạt động: HĐ1: Luyện đọc
- HS đọc toàn bài 1 lượt. GV đưa tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS đọc đoạn nối tiếp.
 Đoạn 1:Từ đầu....tỏa ra hơi nước
 Đoạn 2: Tiếp đó....thì để cho ai?
 Đoạn 3: Tiếp theo...nhường nào.
 Đoạn 4: Phần còn lại.
- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, Mõm Cá sấu.
- HS luyện đọc theo nhóm. HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài
- Bài văn có những nhân vật nào? Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
- Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người thế nào?
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
- Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
- Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
- Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? Nội dung của bài nói lên điều gì?
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai. GV treo bảng phụ đoạn luyện đọc và h/d HS luyện đọc.
- HS thi đọc đoạn.
3-Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nôi dung của bài.- GV nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 106: Luyện tập
I-Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Làm được các bài tập 1 và 2.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS nhắc lại công thức tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Gọi HS nhận xét.
2-Bài mới: HĐ1: Rèn kĩ năng tính S xung quanh và S toàn phần HHCN.
 Bài 1: GV nhắc HS chú ý đơn vị đo chưa đồng nhất giữa các kích thước.
- Giúp HS nhớ lại quy tắc cộng và nhân phân số.
 Bài 2: Vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn, cần giúp HS hình dung phần diện tích thùng được sơn.
 Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
Giúp HS chú ý tới tính tương đối của khái niệm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật cũng là một hình hộp đặt ở tư thế khác nhau thì có diện tích xung quanh khác nhau.
* HĐ1: HS chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò: Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN. Hoàn thành bài tập trong SGK.
Lịch sử
Tiết 22: Bến Tre đồng khởi
I-Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “ Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”).
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II-Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính VN. Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt?
- Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
2-Bài mới: HĐ1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre.
- HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát....mạnh mẽ nhất.
- Phong trào đồng khởi ở bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ-Diệm?
- Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất ở đâu?
* HĐ2: Phong trào Đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960.
- Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
- ý nghĩa của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
3-Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học.
Kĩ thuật
Tiết 22: Lắp xe cần cẩu (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
- Với HS khéo tay: lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà? ( 2 học sinh lên bảng nêu)
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b) Các hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết mẫu
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận.
? Để lắp được xe cần cẩu theo em có mấy bộ phận? ( 5 bộ phận)
? Đó là những bộ phận nào? 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- Giáo viên chọn đúng từng loại theo bảng trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh xếp các chi tiết từng loại vào hộp.
b) Lắp từng bộ phận: Lắp giá đỡ cần cẩu.
? Để lắp giá đỡ cần cẩu, em phải chọn chi tiết nào?
- Giáo viên lắp thứ tự như sách giáo khoa. ( học sinh theo dõi)
* Lắp cần cẩu: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3a, 3b, 3c SGK.
- Gọi 1 học sinh lên lắp hình 3a. Giáo viên theo dõi rồi nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện.
- Gọi 1 học sinh khác lắp hình 3b. Giáo viên hướng dẫn lắp hình 3c.
* Lắp các bộ phận khác.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4 SGK.
? Dựa vào hình 4 em hãy chọn chi tiết và lắp các bộ phận đó?
- Học sinh lên trả lời và lắp ( 2 học sinh)
- Cả lớp quan sát và nhận xét. Giáo viên nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện.
c) Lắp ráp xe cần cẩu:
- Giáo viên lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.
- Sau khi lắp xong giáo viên kiểm tra hoạt động của cần cẩu.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
Buổi chiều
Khoa học
Tiết 43: Sử dụng năng lượng chất đốt (tiếp theo)
I-Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
* KN bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Hãy kể tên một số loại chất đốt? Phân biệt chất đốt nào ở thể rắn, lỏng, khí?
2-Bài mới:
* Quan sát và thảo luận nhóm về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh sưu tầm được, liên hệ với thực tế ở gia đình, địa phương:
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
+ Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng? Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
+ Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+ Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
3-Củng cố, dặn dò: - Biết sử dụng an toàn và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Luyện Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
- Vận dụng công thức tính S xp, S tp trong một số tình huống đơn giản.
- Hoàn thành VBT.
III-Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài
b. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT Toán
 Bài 1: GV nhắc HS chú ý đơn vị đo chưa đồng nhất giữa các kích thước.
- Giúp HS nhớ lại quy tắc cộng và nhân phân số.
 Bài 2: Vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn, cần giúp HS hình dung phần diện tích thùng được sơn.
 Bài 3: Giúp HS chú ý tới tính tương đối của khái niệm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật cũng là một hình hộp đặt ở tư thế khác nhau thì có diện tích xung quanh khác nhau.
* Đối với HS khá, giỏi GV yêu cầu các em làm các bài tập sau:
 Bài 1: Người ta quét vôi bên trong một phòng học có kích thước dài 8m, rộng 6m và cao 3m. Phòng học có trần và 6 cửa sổ, mỗi cửa rộng 1,2m; cao 1,5m và một cửa ra vào rôngn 1,2m; cao 2,2m. Giá tiền công quét vôi một mét vuông là 1500 đồng. Tính số tiền quét vôi lớp học đó.
 Bài 2: Một cái bể hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh 34m2, chiều cao 2m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích mặt đáy của bể.
- GV hướng dần các em làm bài rồi chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
Luyện tiếng việt
Tập đọc – Luyện từ và câu
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc đúng, đọc hay và hiểu bài lập làng giữ biển.
- Nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc
- HS luyện đọc theo nhóm bài tập đọc: Lập làng giữ biển
- Các nhóm thi đọc diễn cảm bài trước lớp.
- Các nhóm thi tìm hiểu nhanh nội dung bài qua các câu hỏi trong SGK.
* Hoạt động 2: Luyện từ và câu
- Hs nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết học trước.
- GV ra một số bài tập rồi hướng dẫn HS làm bài.
 Bài tập dành cho nhóm 1 và 2:
 Bài 1: Xác định câu ghép chỉ quan hệ giả thiết – kết quả trong các câu ghép dưới đây:
a. ở đâu Mô - da cũng được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt nhưng Mô - da không hề tự mãn.
b. Vì người chủ quán không muốn cho Đan – tê mượn cuốn sách nên ông phải đứng ngay tai quầy để đọc.
c. Mặc dầu kẻ ra người vào ồn ào nhưng Đan – tê vẫn đọc được hết cuốn sách.
d. Nếu cuộc đời của thiên tài âm nhạc Mô - da kéo dài hơn thì ông sẽ còn cống hiến được nhiều hơn nữa cho nhân loại.
 Bài 2: Gạch một gạch dưới các vế câu, gạch 2 gạch dưới các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau:
a.Vì mưa to gió lớn nên cây cối đổ nhiều.
b.Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
c.Do nó học giỏi nên nó làm bài toán rất nhanh.
d.Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn lại.
 Bài tập dành cho nhóm 3:
 Bài 1: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép chỉ giả thiêt – kết quả.
a. .... Nam kiên trì tập luyện ... cậu ấy sẽ trở thành một vận động viên giỏi.
b. ... trời nắng quá ... em ở lại đừng về.
c. .. ...  bằng nhau.
3-Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Chính tả ( Nghe –viết )
Tiết 22: Hà Nội
I-Yêu cầu cần đạt:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); viết được 3 – 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: GV đọc cho HS viết những tiếng có phụ âm đầu r/d/gi. GV nhận xét cho điểm.
2-Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Bài thơ nói về điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ cần viết hoa.
- Hs viết các từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc bài chính tả.- HS viết chính tả.
- GV đọc cho HS dò bài, chữa lỗi.
*HĐ2: Chấm,chữa bài
*HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: 
- HS nhận thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần, từ đó các em biết sữa lỗi .
- HS có ý thức tập thể . Có chí hướng phấn đấu trong thời gian tới .
II. Nội dung sinh hoạt 
1.Nhận xét chung tuần qua 
+ Lớp trưởng chỉ huy hoạt động, các tổ trưởng lần lựơt báo cáo kết quả của tổ mình. 
+ Một số ý kiến cá nhân, sau đó lớp trưởng tổng hợp báo cáo với GV .
- GV nhận xét tổng hợp, tuyên dương những em học tốt, ý thức tốt; nhắc nhở những em còn nhiều lỗi 
2.Vạch phương hướng tuần tới : 
 - Đẩy mạnh học tập; Học bài làm, bài đầy đủ; Đi học chuyền cần .
 -Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp Đội tốt. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
3.Bình bầu HS xuất sắc .
Chiều thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008
Luyện Toán
Tiết 39T: Thể tích của một hình
I-Mục tiêu:
-Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình.
-Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể.
- Hoàn thành bài tập.
II-Đồ dùng:
-Một hình lập phương có màu rỗng, một hình hộp chữ nhật trong suốt.
-Hình vẽ minh họa các bài tập trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1: Rèn kĩ năng so sánh thể tích một số hình
Bài 1:
-HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
-Hãy nêu cách tìm?
+Đếm trực tiếp trên hình.
+Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp
Bài 2:
-HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả thảo luận.
-HS nêu cách làm.
Bài 3:
- Các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập gồm 6 hình lập phương.
-Tìm cách xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật.
-Nhóm nào xếp được nhiều cách hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
IV-Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Luyện tiếng Việt
Tiết 34T: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I-Mục tiêu:
-Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu,tạo được câu ghép.
-Biết tạo câu ghép có quan hệ ĐK(GT)-KQ.
II-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: HS làm bài tập.
Bài 1: Gạch một gạch dưới các vế câu, gạch 2 gạch dưới các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Vì mưa to gió lớn nên cây cối đổ nhiều.
Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
Do nó học giỏi nên nó làm bài toán rất nhanh.
Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn lại.
Bài 2: Từ mỗi câu ghép ở bài tập 2,hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu.
Bài 3: Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
 A B
Do
Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
Tại
Biểu thị điều sắp xảy ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến.
Nhờ
Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
HĐ2: HS chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Nhớ kiến thức vừa luyện tập.
Tự học( Khoa học)
Tiết 34T Ôn tập: Sử dụng năng lượng chất đốt
I-Mục tiêu:
-HS nêu được công dụng một số loại chất đốt.
-Biết sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kể tên và nêu công dụng, việc khai thác từng loại chất đốt.
- Chất đốt rắn.
- Chất đốt lỏng.
- Chất đốt khí.
*HĐ2: Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt.
-Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun?
-Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?
-Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
-Nêu các việc nên làm để chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
- Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
- Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
III-Củng cố,dặn dò: Biết sử dụng tiết kiệm các loại chất đốt đang dùng ở gia đình và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Luyện Tiếng Việt
Tiết 46T: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
1. Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.
2. Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu ghép để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
II/ Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài. - HS nhắc lại đầu bài.
2. Hoạt động 1: HS làm bài tập vào vở ô li
- Các bài 1,2,3 trang 33 SGK
3. Hoạt động 2: Chữa bài
4. Hoạt động 3: Ôn lại ghi nhớ ( 3 phút ) 
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ mà không nhìn sách. - 3 HS nhắc lại.
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
Tự học
 Tiết 33T Luyện đọc bài : Lập làng giữ biển
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các tiếng khó đọc, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
II. Hoạt động dạy và học
* HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học 
* HĐ2 Hướng dẫn luyện đọc
- Hai HS đọc toàn bài cho cả lớp nhận xét.
- Luyện đọc theo cặp
- Luyện đọc diễn cảm
* HĐ3 Tổ chức “ Thi đọc diễn cảm”
* HĐ4 Nhận xét dặn dò
Luyện Tiếng Việt(Kể chuyện)
Tiết 47T: Ông Nguyễn Khoa Điền
I-Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Nhớ ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
2.Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhớ chuyện.
-Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn.
II-Đồ dùng:Tranh minh họa câu chuyện.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV kể chuyện lần 1.
- HS lắng nghe
HĐ2: HS kể chuyện 
- HS kể trong nhóm.
- GV theo dõi chung.
HĐ3: Thi kể chuyện trước lớp
- Các nhóm cử bạn kể hay nhất thi kể 
-HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn.
- Gv và HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
IV-Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nói về điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Hoạt động tập thể
 Tiết 21T Bài 1: An toàn giao thông 
I. Mục tiêu
- Ôn luyện để nắm được các biển báo GT, ý nghĩa, nội dung của 10 biển báo hiệu GT mới
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường
II. Chuẩn bị
Các biển báo
III. Các hoạt động
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Ôn lại các loại biển báo 
- Cho HS so sánh 2 biển báo cấm 
? Biển báo cấm này thường được đặt ở đâu?(Cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cắm ở góc đường rẽ ra đường 1chiều hoặc đường cấm )
- Tác dụng của biển báo cấm là báo cho người đi đường biết nội dung và phạm vi cấm không được đi để tránh xảy ra tai nạn
3. Hoạt động 2: Trò chơi
Mục tiêu:- Củng cố kiến thức đã học
- Rèn luyện khả năng nhận diện nhanh các biển báo hiệu GT
CTH: - Có 16 biển báo GT đã học và 16 bảng tên của từng biển báo
- Chia lớp ra 4 nhóm, mỗi nhóm 4 bảng tên biển báo 
- Cho các nhóm gắn tên biển đúng biển báo có tên đó
- Nhón nào làm nhanh, đúng được nhất, nhóm nào chậm hơn hoặc sai phải nhảy lò cò 1 vòng
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Nhớ thực hiện đúng lúc GT
Luyện mĩ thuật
( Cô Loan dạy )
Luyện mĩ thuật
(Cô Loan dạy)
Luyện tự nhiên và xã hội
Lịch sử: Luyện bài tuần 21 và 22
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ - ne – vơ năm 1954:
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “ Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”.
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sư kiện.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ hành chính Việt Nam; hình minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài mới:
* Hoạt động1: Tìm hiểu về nguyên nhân vì sao nước nhà bị chia cắt
+ Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ?
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+ Mong ước điều gì của nhân dân qua hiệp định này?
- HS trình bày các nội dung của câu hỏi trên- lớp và giáo viên nhận xét bổ sung.
- Vì sao đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc ?
- Có thể gợi ý HS thảo luận theo các nội dung sau:
+ Mĩ có âm mưu gì?
+ Nêu dẫn chứng về việc dế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ?
+ Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho nhân nhân ta?
+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre.
- Phong trào đồng khởi ở bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ-Diệm?
- Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất ở đâu?
- Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960.
- Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
- ý nghĩa của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
3-Củng cố, dặn dò:
 GV tổng kết giờ học.
Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 22: Hà Nội
I-Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); viết được 3 – 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3
II- Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- GV đọc cho HS viết những tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
- GV nhận xét cho điểm.
2-Bài mới:
*HĐ1: Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Bài thơ nói về điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ cần viết hoa.
- Hs viết các từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc bài chính tả.
- HS viết chính tả.
- GV đọc cho HS dò bài, chữa lỗi.
*HĐ2: Chấm,chữa bài
*HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22- Kim Huong 5A.doc