Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 32

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 32

TẬP ĐỌC

Tiết 63: Út Vịnh

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS đọc bài “ Bầm ơi” và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ “Bầm ơi”. GV nhận xét, ghi điểm

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Hoạt động1: Luyện đọc

+ Lần 1: 4 HS khá giỏi nối tiếp đọc bài văn

 GV phân đoạn: Đoạn 1: Từ đầu . Lên tàu; Đoạn 2: Từ tháng trước . Như vậy nữa

 Đoạn 3: Từ một buổi chiều . tàu hoả đến; Đoạn 4: Còn lại

+ Lần 2: GV cho nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài văn

- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp. Gọi đại diện 2 cặp đọc lại cả bài

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Tiết 63: út Vịnh
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh.- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra: GV gọi 1 HS đọc bài “ Bầm ơi” và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ “Bầm ơi”. GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Hoạt động1: Luyện đọc
+ Lần 1: 4 HS khá giỏi nối tiếp đọc bài văn
 GV phân đoạn: Đoạn 1: Từ đầu. Lên tàu; Đoạn 2: Từ tháng trước. Như vậy nữa
 Đoạn 3: Từ một buổi chiều.. tàu hoả đến; Đoạn 4: Còn lại
+ Lần 2: GV cho nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài văn
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp. Gọi đại diện 2 cặp đọc lại cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, thảo luận theo từng đôi và trả lời câu hỏi
- Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm gần đây thường xảy ra sự cố gì?
- út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- Khi thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy gì?
- út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường?
- Em học tập được út Vịnh điều gì?
- GV gọi HS các nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc toàn bài – nêu nội dung chính của bài: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh.
* Hoạt động3: Đọc diễn cảm
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3, 4. GV treo bảng phụ có đoạn văn - đọc diễn cảm đoạn văn. HS theo dõi tìm chỗ nhấn giọng: Chuyền thẻ, lao ra như tên bắn, la lớn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm lên thi đọc: GV nhận xét, ghi điểm những nhóm đọc hay
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học
Toán
Tiết 156: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: Biết: 
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm được các bài tập: bài 1 (a, b dòng 1), bà 2 (cột 1, 2) và bài 3.
II. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra: GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết chung về phép chia: Tên gọi các thành phần, kết quả và dấu phép tính; một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư. GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK vào vở.
 Bài tập1: (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hết bài 1)
- Yêu cầu HS đọc Nội dung bài tập 1 - HS nêu cách tính
- HS làm vào vở ô li. 3 HS lên bảng làm vào bảng nhóm
- Gắn bảng nhóm lên bảng- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt ý đúng
 VD: : 6 = = 
Hoặc 16,2 36
 162 0,45
 180
 0
 Bài tập 2: (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hết bài 2). GV cho HS đọc yêu cầu của BT2
- HS nêu cách tính nhẩm
 VD: 8,4 : 0,01 = 840 vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 x 100
 12 : 0,5 = 24 vì 12 : 0,5 = 12 x 2
 Hoặc : 0,5 = vì : 0,5 = x 2
- GV gọi HS nêu ngay kết quả của từng phép tính
 Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS làm bài mẫu 3: 4 = = 0,75
- HS làm bài vào vở ô li – Gọi HS đọc kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung (HS đổi chéo vở, tự chấm điểm kiểm tra lỗi với nhau)
 Bài tập 4: (Dành cho HS khá, giỏi). HS đọc yêu cầu của bài toán
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Chọn đáp án đúng
- Để chọn được đáp án đúng, ta làm như thế nào?
 Tính số HS nam so với HS cả lớp: 12: (18 + 12) = 40 %
3. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét, đánh giá tiết học
KĨ THUẬT
LẮP Rễ-BỐT (TIẾT 3)
I. Mục tiờu:
- Chọn đỳng và đủ cỏc chi tiết để lắp rụ-bốt.
-Biết cỏch lắp và lắp được rụ-bốt theo mẫu. Rụ-bốt tương đối chắc chắn.
- Rốn luyện tớnh khộo lộo và kiờn nhẫn khi lắp, thỏo cỏc chi tiết của rụ-bốt.
- HS khộo tay : Lắp được rụ-bốt đỳng kĩ thuật, đỳng quy trỡnh. Rụ-bốt lắp chắc chắn, tay rụ-bốt cú thể nõng lờn, hạ xuống được.
II.Đồ dựng dạy-học. Mẫu rụ-bốt đó lắp sẵn. Bộ lắp ghộp mụ hỡnh kĩ thuật.
III. Cỏc hoạt động dạy-học.
1.Bài mới.- Giới thiệu bài và nờu mục đớch bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Tiếp tục hướng dẫn hs lắp rụ-bốt.
HĐ1: Thực hành lắp rụ-bốt
a)Chọn chi tiết.
- Kiểm tra hs chọn cỏc chi tiết và nhận xột, bổ sung.
b) Lắp từng bộ phận.
- Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk, để toàn lớp nắm vững quy trỡnh lắp rụ-bốt.
-Yờu cầu hs phải quan sỏt kĩ hỡnh và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
*Lưu ý hs : Lắp chõn rụ-bốt là chi tiết khú lắp, vỡ vậy khi lắp phải chỳ ý vị trớ trờn, dưới của thanh chữ U dài..
+ Lắp tay rụ-bốt phải quan sỏt kĩ hỡnh 5a(SGK) và chỳ ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rụ-bốt cần chỳ ý vị trớ thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuụng gúc nhau.
Theo dừi, và uốn nắp kịp thời những nhúm hs lắp sai hoặc cũn lỳng tỳng.
c) Lắp rỏp rụ-bốt (H.1-SGK)
-Nhắc hs chỳ ý khi lắp thõn rụ bốt vào giỏ đỡ thõn cần phải lắp cựng với tấm tam giỏc.
-Nhắc hs kiểm tra sự nõng lờn hạ xuống của tay rụ -bốt.
HĐ2: Đỏnh giỏ sản phẩm.
- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhúm.
- Nờu những tiờu chuẩn đỏnh giỏ sản phẩm theo mục III(SGK).
- Cử một nhúm hs dựa vào tiờu chuẩn đó nờu để đỏnh giỏ sản phẩm của bạn.
*Nhận xột đỏnh giỏ sản phẩm của hs theo cỏc tiờu chuẩn đó nờu:
+ Cỏc bộ phận của rụ-bốt được lắp đỳng và đủ.
+ Cỏc mối ghộp giữa cỏc bộ phận phải chắc chắn.
+ Tay rụ-bốt cú thể nõng lờn hạ xuống được.
* Những nhúm nào đạt được cỏc yờu cầu trờn được đỏnh giỏ là hoàn thành: A
*Những nhúm nào hoàn thành sớm và đạt được cỏc yờu cầu trờn được đỏnh giỏ là : A+
3.Củng cố. Gọi hs nờu lại cỏc bước lắp rụ-bốt
- Hs lờn bảng chọn đỳng, đủ cỏc chi tiết theo bảng trong sgk và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hành lắp theo nhúm.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS lắp rỏp rụ-bốt theo cỏc bước trong sgk
- Lắng nghe và thực hiện.
-Hs trưng bày sản phẩm theo nhúm.
-HS đọc thầm trong sgk
- Đại diện một nhúm hs đỏnh giỏ sản phẩm của bạn.
-HS nờu
- HS thỏo rời cỏc chi tiết và xếp vào hộp.
Buổi chiều:
Khoa học
Tiết 63: Tài nguyên thiên nhiên
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Hình 130, 131 SGK, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận: 
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì? GV phát phiếu học tập cho HS (Làm việc theo nhóm 4)
+ Yêu cầu HS quan sát các Hình 130, 131 SGK để phát hiện ra các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó
+ Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
+ GV nhận xét, chốt ý đúng
Hình
Tài nguyên
Công dụng
Hình 1
Gió
Nước
Sử dụng năng lượng gió để chạy cối xay, máy phát điện, thuyền bè, cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật. Nhà máy điện, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao
Hình 2
Mặt trời
Thực vật - Động vật
Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống, cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng mặt trời
Tạo sự cân bằng sinh thái, duy trì sự sống trên Trái đất
Hình 3
Dầu mỏ
Chế tạo ra xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, nhựa đường, thuốc nhuộm tơ sợi tổng hợp
Hình 4
Vàng
làm nguồn dự trữ cho ngân sách nhà nước, cá nhân, đồ trang sức, mạ trang trí
Hình 5
Đất
môi trường sống của thực vật, động vật, con người
Hình 6
Than đá
Cung cấp nhiên liệu cho sản xuất các nhà máy nhiệt điện, đời sống con người. Chế tạo ra nhựa đường, nước hoa, tơ sợi tổng hợp
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi kể tên các tài nguyên và công dụng của chúng”
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi
- Hai đội có số người bằng nhau được đứng theo hàng dọc
- Trong cùng thời gian đội nào viết được nhiều và đúng là người thắng cuộc
+ HS chơi theo hướng dẫn
+ GV cùng tổ trọng tài nhận xét – ghi điểm cho đội thắng cuộc
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét, đánh giá tiết học
Luyện Toán
ôn tập về phép cộng, trừ, nhân, chia
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành phép cộng, trừ, nhân, chia 
- Tìm tỉ số phần trăm.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, ghi bảng
2. Các hoạt động. Hoạt động 1: HS luyện tập
- HS nhắc lại các tính chất của phép cộng, phép nhân, GV ghi bảng các tính chất đó.
- Nêu một số chú ý khi thực hiện phép trừ, phép chia.
* GV ra một số bài tập cho các nhóm. Bài tập dành cho nhóm 1 và 2
 Bài 1: tính
 a. 15,5 + 86,18 – 30,7 100,9 – 35,5 + 67,8
 b. 525,84 – 17,52 x 10 35 : 14 x 3,5
 Bài 2: Một cửa hàng lương thực có 50 tạ gạo, trong đó có 35% số gạo đó là gạo nếp. Tính số gạo nếp của cửa hàng đó.
 Bài tập dành cho nhóm 3. Bài 1: Tính nhanh
 a. 15,27 – 4,13 – 1,14 (8,27 + 7,16 + 9,33) – (7,27 + 6,16 + 8,33)
 b. 2,53 + 4,309 + 11.47 + 3,691 34,45 – 7,216 – 2,784
 Bài 2: Khi cộng một số thập phân với một số tự nhiên mà phần thập phân có hai chữ số, một học sinh đã bỏ quên dấu phẩy ở số thập phân và dặt phép tính cộng như số tự nhiên nên được kết quả là 1996. Tìm số đó, biết tổng đứng của chúng là 733,75.
- GV yêu cầu HS đọc các đề bài, rồi tự làm vào vở.
- HS tự làm bài.- GV theo dõi giúp đỡ em yếu.
*Hoạt động 2: Chữa bài và khắc sâu kiến thức
- Cho HS lên bảng chữa bài.- HS một số em lên bảng chữa.
- Lớp và GV theo dõi, nhận xét kết quả và chốt lại bài đúng.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời nhằm khắc sâu kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.- Về nhà ôn lại bài.
Luyện tiếng việt
Ôn tập về dấu câu
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Giúp HS củng cố về các dấu câu đã được học. Nắm được tác dụng của từng loại dấu câu.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, ghi bảng
2. Các hoạt động. Hoạt động 1: Ôn tập về tác dụng của các dấu câu
- GV lần lượt cho HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
- GV ghi bảng tóm tắt. Gọi HS nêu lại tác dụng của dấu câu.
* Hoạt động 2: Hướng dần HS làm bài tập. Bài tập dành cho nhóm 1 và 2
 Bài 1: Tìm dấu chấm, chấm hỏichấm than trong đoạn trích dưới đây. Nói rõ tác dụng của từng loại dấu câu ấy.
 Yết Kiêu đục thuyền giặc, chẳng may bị giặc bắt.
 Tướng giặc: - Mi là ai?
 Yết Kiêu: - Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt.
 Tướng giặc: - Mi đục thuyền chiến của ta phải không?
 Yết Kiêu: - Phải!
 Tướng giặc: - Phải là thế nào?
 Yết Kiêu: - Phải là phải thế!
 Bài 2: Đặt câu:
 a. Câu có một dấu phẩy.
 b. Câu có hai dấu phẩy.
 Bài tập dành cho nhóm 3
 B ... ười thứ nhất và người thứ hai cùng quét vôi một bức tường thì sau giờ sẽ xong. Người thứ hai và người thứ ba cùng quét vôi bức tường đó thì sau 0,4 giờ sẽ xong. Người thứ ba và người thứ nhất cùng quét vôi bức tường đó thì sau 40 phút sẽ làm xong. Hỏi cả ba người cùng quét vôi thì sau bao lâu sẽ xong bức tường đó?
- Hs cùng làm và lần lượt chữa bài. GV chấm và chốt cách làm từng bài.
3- Củng cố, dặn dò: GV nx bài và nhấn mạnh cách giải nếu hs không nắm chắc dạng đó.
Luyện Tiếng Việt
Tả cảnh 
I/ Yêu cầu cần đạt:
 - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý , thể hiện được quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh , cảm xúc. 
II/ Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài
- GV chép đề lên bảng: Tả một đêm trăng đẹp
- Y/C HS đọc đề bài. HS xác định trọng tâm đề bài
- Nêu lại bố cục của bài văn tả cảnh.
3.Hoạt động 2: HS làm bài văn tả cảnh
- HS tự làm bài vào vở , GV theo dõi bao quát lớp ,gợi ý giúp em yếu.
* HS nhóm 1 +2 : viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý. 
* HS nhóm 3 : thể hiện được quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh , cảm xúc. 
4.Hoạt động 3: HS trình bày kết quả. Cho vài em đọc bài trước lớp , lớp và GV nhận xét bổ sung.
5.Củng cố,dặn dò: Nhận xét tiết học
Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tập Làm Văn
Tiết 64: Tả cảnh ( Kiểm tra viết)
I. Yêu cầu cần đạt: 
 HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học: Dàn ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước) 
III. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. GV gọi HS đọc 4 đề bài ở SGK .
- GV ghi đề bài lên bảng .
 Đề bài: 1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em
 2. Tả một đêm trăng 
 3. Tả trường em trước buổi học
 4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích. 
- GV yêu cầu HS chọn 1 trong 4 đề bài đã cho .
- GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài. 
? Theo em , em chọn đề bài nào ? Vì sao em chọn đề đó? 
- GV nhắc lại cách trình bày một bài văn tả cảnh 
* Hoạt động 3: HS làm bài. GV theo dõi HS làm bài.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- GV thu bài về chấm.- GV nhận xét tiết học 
Toán
Tiết 160: Luyện tập
 I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán. 
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2 và bài 4.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học ở tiết trước? HS trả lời – GV nhận xét , ghi điểm 
2. Bài mới. GV giới thiệu bài – ghi mục bài. 
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập
 Bài 1: (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hết bài 1) GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000 để tìm kích thước thật của sân bóng,
- GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở. GV cùng cả lớp chữa bài
 Bài 2: (Yêu cầu HS khá, giỏi làm hết bài 2) GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS từ chu vi hình vuông , tính được cạnh hình vuông, rồi tính được diện tích hình vuông.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.GV cùng cả lớp chữa bài. kết quả: 144 m2
 Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi) GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật , sau đó tính số thóc thu hoạch được. 
- GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở chữa bài. Kết quả: 3300kg
 Bài 4: GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài 
- GV gợi ý cho HS : Đã biết diện tích hình thang , từ đó có thể tính được chiều cao h, bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của 2 đáy
- GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở 
- GV cùng HS đổi chéo vở chữa bài làm của bạn.
 Bài giải
 Diện tích hình thang (bằng diện tích hình vuông ) là:
 10 x 10 = 100( cm2)
 Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
 ( 12 + 8 ) : 2 = 10( cm)
 Chiều cao hình thang là:
 100 : 10 = 10( cm)
 Đáp số: 10 cm
3. Củng cố dặn dò : GV chấm bài – nhận xét. GV nhận xét tiết học .
đạo đức
đạo đức địa phương 
i. mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Có những hiểu biết về truyền thống quê hương: truyền thống đánh giặc, truyền thống đoàn kết, truyền thống “ Lá lành đùm lá rách”.
- Từ đó các em yêu quê hương mình, tự hào về quê hương mình.
ii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1. Tìm hiểu về truyền thống quê hương Hà Tĩnh.
- GV giới thiệu về truyền thống đánh giặc ngoại xâm: Trận ngã ba Đồng Lộc năm 1967,với tên tuổi các anh hùng dân tộc: chị Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Vỏ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân, Vỏ Thị Hợi. Mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng trong trận mưa bom của Mỹ. Chị La Thị Tám trên hai trăm ngày trụ vững trên đỉnh núi Mòi chạy đua với thần chết, đến từng loạt bom rơi và cắm tiêu cho công binh phá hơn 500 quả bom nổ chậm 
Ngoài ra Hà Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng rất anh dũng kiên cường tiêu biểu là: anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót trên chiến trường Điện Biên Phủ
- Giới thiệu về truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái
HĐ2. Giáo dục HS lòng tự hào về các truyền thống của quê hương, giáo dục tình yêu quê hương, hướng về cội nguồn.
- GV cho HS nêu những việc em có thể làm được để thể hiện lòng yêu quê hương.
- HS nêu, GV cùng cả lớp theo dõi góp ý, bổ sung.
HĐ3. Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học.
Chính tả ( Nhớ - Viết)
Tiết 32: Bầm ơi
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2, 3.
II. Đồ dùng dạy học; Bảng phụ ghi nhớ cách viết hoa, phiếu kẻ NDBT2
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra: Hai HS lên bảng trình bày BT3, ghi tên các danh hiệu, giải thưởng hay huy chương
2. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
* Họat động 2: Hướng dẫn HS nhớ viết
- GV nêu yêu cầu của bài: 1 HS đọc bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu) cả lớp theo dõi
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét
- Cả lớp đọc lại bài thơ - chú ý những từ dễ sai, viết sai: Lâm thâm, lội dưới bùn - Trình bày bài viết theo thể thơ lục bát
- HS viết bài (Nhớ lại và viết). GV chấm chữa một số bài. Sửa những lỗi sai cơ bản
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT, phát phiếu cho 3 HS làm , còn lại làm vào vở bài tập
GV cùng HS chữa bài trên phiếu gắn ở bảng lớp
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
- HS dựa vào bảng rút ra kết luận
- Tên các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên đó
- Bộ phận thứ ba là các danh từ trường, tên địa lý Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng
 Bài tập 3: GV gọi HS đọc yêu cầu của BT3, sửa lại tên các cơ quan đơn vị trên bảng cho đúng
+ HS làm vào vở BT. GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình
+ GV và HS cả lớp nhận xét, chốt ý đúng
	* Nhà hát Tuổi trẻ
	* Nhà xuất bản Giáo dục
	* Trường Mầm non Sao Mai
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp cuối tuần
I/ Mục tiêu: 
 - HS nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần qua.
 -Triển khai nhiệm vụ ,kế hoạch hoạt động tuần 33.
II/ Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần 32
- GV yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần .
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu, khuyết điểm về học tập.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày 
 +Về học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài
 +Về các hoạt động khác .
Cá nhân , tổ nhận loại trong tuần. GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ. 
 Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 33
 GV đưa ra một số kế hoạch hoạt động .
Về học tập . Về lao động . Về các hoạt động khác . 
Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp 
 Hoạt động 3: Kết thúc tiết học .
 GV cho cả lớp hát bài hát tập thể. 
 Buổi chiều thứ sáu: BDHSG cô Loan dạy
Luyện Tiếng Việt
Tiết 68 T: Tả cảnh (viết)
I/ Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng,đủ ý , thể hiện được quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh , cảm xúc. 
II/ Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài
- GV chép đề lên bảng: Tả một đêm trăng đẹp
- Y/C HS đọc đề bài
- HS xác định trọng tâm đề bài
- Nêu lại bố cục của bài văn tả cảnh.
3.Hoạt động 2: HS làm bài văn tả cảnh
- HS tự làm bài vào vở , GV theo dõi bao quát lớp .gợi ý giúp em yếu.
4.Hoạt động 3: HS trình bày kết quả.
- Cho vài em đọc bài trước lớp ,lớp và GV nhận xét bổ sung.
5.Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
Lịch sử
Tiết 32: Dành cho đia phương
( GV Kể chuyện lịch sử địa phương cho HS nghe )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp hS nắm được lịch sử của địa phương .
- Tự hào về những gì mà địa phương đã trải qua.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ tiết học
2. HS tự tìm hiểu
- GV cho HS thảo luận để trao đổi hiểu biết của mình về LS địa phương. 
- GV kể chuyện . HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò
 Về nhà tìm hiểu thêm qua ông bà bố mẹ.
Luyện Tiếng Việt 
Luyện viết : BẦM ƠI
 I. Mục tiờu: 
- Giúp HS viết đúng:, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ. 
- Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo.
II. Chuẩn bị:- Vở luyện viết của HS.
III. Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài viết ở nhà của HS
- GV nhận xét chung
2. Giới thiệu nội dung bài học
3. Hướng dẫn luyện viết
+ Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài
- Trong bài có những chữ hoa nào?
 + Viết bảng các chữ hoa: A, C, B, H, M, R, T,Y và một số tiếng khó trong bài: mưa phựn, ngàn khe, muụn nỗi, giặc, tiền tuyến,...
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp
- GV nhận xét chung
4. Hướng dẫn HS viết bài
- Các chữ viết tờn bài viết như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung
- Gv đọc bài cho Hs viết.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày
- Gv xem 10 bài, nêu lỗi cơ bản
- Nhận xét chung, HD chữa lỗi
- HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét
- 1 HS đọc bài viết
- HS nêu: cỏc chữ đầu mỗi dũng thơ: A, C, B, H, M, R, T,Y.
– Chữ khú: mưa phựn, ngàn khe, muụn nỗi, giặc, tiền tuyến,...
- HS viết vào vở nháp
- Lớp lắng nghe. 
- HS trả lời
- HS trả lời
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết bài
- HS chữa lỗi

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32-lop5A-kim huong.doc