Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 5

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 5

TẬP ĐỌC

Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc

I.Yêu cầu cần đạt: HS cần:

- Đọc diễn cảm được bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

 (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Bài ca trái đất. Hình ảnh trái đất có gì đẹp? GV nhận xét.

2.Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.

b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện đọc

- 1HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến giản dị, thân mật.

 Đoạn 2: Còn lại.

- HS đọc nối tiếp + Luyện đọc từ khó: loãng, rải, sừng sững, A-lếch-xây,

- HS đọc nối tiếp + Giải nghĩa từ. GV đọc mẫu – Hs theo dõi.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Đoạn 1: 1HS đọc đoạn 1 – Cả lớp đọc thầm.

? Anh Thuỷ gặp a-lếch-xây ở đâu? Vì sao anh Thuỷ kiến a-lếch-xây đặc biệt chú ý?

- HS trả lời – HS nhận xét

 Đoạn 2: 1HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm.

? Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A-lếch-xây?

 Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?

- HS trả lời – HS nhận xét. GV chuẩn kiến thức.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc
I.Yêu cầu cần đạt: HS cần:
- Đọc diễn cảm được bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
 (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Bài ca trái đất. Hình ảnh trái đất có gì đẹp? GV nhận xét.
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến giản dị, thân mật.
 Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp + Luyện đọc từ khó: loãng, rải, sừng sững, A-lếch-xây,
- HS đọc nối tiếp + Giải nghĩa từ. GV đọc mẫu – Hs theo dõi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Đoạn 1: 1HS đọc đoạn 1 – Cả lớp đọc thầm.
? Anh Thuỷ gặp a-lếch-xây ở đâu? Vì sao anh Thuỷ kiến a-lếch-xây đặc biệt chú ý?
- HS trả lời – HS nhận xét
 Đoạn 2: 1HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm.
? Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A-lếch-xây?
 Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- HS trả lời – HS nhận xét. GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2. HS lđọc diễn cảm theo cặp. HS thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học.- Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 21: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
I.Yêu cầu cần đạt: HS cần:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo dộ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Làm BT 1, 2 (a, c) và bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài tập về nhà.- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Ôn tập: Bài tập 1.
- GV treo bảng có nội dung viết sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
? 1m bằng bao nhiêu dm?
 1m bằng bao nhiêu dam? HS trình bày – GV nhận xét.
- 1 HS làm vào bảng lớp – Cả lớp làm vào vở bài tập Toán? Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
 Bài tập 2. GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 1 HS lên làm ở bảng lớp
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
 Bài tập 3. 1HS đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
- GV ghi bảng 4km 37m =  m - HS trình bày cách làm.
- HS nhận xét – Gv chốt kiến thức.
- HS tiếp tục làm phần còn lại. 
 Bài tập 4. HS Khá- giỏi tự làm bài.
- GV chấm bài và nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Chính tả( Nghe- viết)
Tiết 5: Một chuyên gia máy xúc
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng bài chính tả,biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn, nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô, ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
* HS khá,giỏi làm được đầy đủ BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 3 tờ phiếu đã phô tô phóng to mô hình cấu tạo tiếng. 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng, đọc bất kì một tiếng nào và viết tiếng đó vào mô hình tiếng. Cả lớp tự làm vào giấy nháp.- GV nhận xét.
2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động 2: Viết chính tả
- GV đọc bài chính tả.
- HS luyện viết từ ngữ dễ viết sai: khung cửa kính buồng máy, khách tham quan, nhiều người ngoại quốc,khuôn mặt to chất phác.
- GV đọc cho HS viết-GV đọc lại cho HS khảo bài.
- GV chấm bài và hướng dẫn HS chữa lỗi. GV nhận xét chung .
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt. GV theo dõi giúp đỡ HS yếi làm bài.
- Hướng dẫn HS chữa bài.
Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
(Chiều) Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2011
Thể dục
Tiết 9: Đội hình đội ngũ: Trò chơi"Nhảy ô tiếp sức"
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: GV phổ biến nhiệm vụ học tập.-Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
2. Phần cơ bản: a.Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 + Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập luyện.
 + Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện. GV theo dõi, sửa chữa sai sót cho các tổ.
 + GV điều khiển cả lớp tập luyện.
 b.Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi, HS tập hợp theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- HS thi đua chơi – GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ hoặc HS chơi nhiệt tình không phạm luật.
3. Phần kết thúc
- HS đi thường theo chiều sân tập 2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng.- GV nhận xét đánh giá tiết học.
Toán
Tiết 22: Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
- Làm BT 1, 2, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà.- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Ôn tập: Bài tập 1.
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
? 1kg bằng bao nhiêu hg? 1kg bằng bao nhiêu yến?
- GV yêu cầu HS làm tiếp vào các cột còn lại trong bảng.
 ? Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
 Bài tập 2. GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.- HS trình bày bài – HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
 Bài tập 3 ( HS khá, giỏi) GV yêu cầu HS làm bài: 
 So sánh 2kg50g  2500g
- HS làm bài và trình bày bài.- GV nhận xét.- HS tiếp tục hoàn thành bài tập 3.
 Bài tập 4. HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
Khoa học
Tiết 9: Thực hành: Nói “ Không” đối với các chất gây nghiện
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
- KN phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của sgk, của gv cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập. Cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời:
? Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em nên làm gì?
 Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Các họat động: Hoạt động 1: Tác hại của các chất gây nghiện
- HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bảng 1 – Trang 20 SGK.
- HS trình bày kết quả thảo luận.- GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết 9: Mở rộng vốn từ: Hoà bình
I. Yêu cầu cần đạt :
- Hiểu nghìa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển.- Các bài thơ, bài hát nói về cuộc sống hoà bình, khát vọng hoà bình.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài tập về nhà.- GV nhận xét.
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Bài tập 1
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 1 – Cả lớp theo dõi.
- GV giao nhiệm vụ.- HS làm bài và trình bày bài.- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
* HĐ2: Bài tập 2.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập 2.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
* HĐ3: Bài tập 3.
- HS tự làm bài tập 3.
- HS đọc đoạn văn của mình.- HS nhận xét – GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.- Về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 10: Ê-mi-li, con
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến trang xâm lược Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khổ 1 trong bài).
- Học sinh khá, giỏi thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời: Anh Thuỷ gặp A-lếch –xây ở đâu?
 Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? GV nhận xét.
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Các hoạt động. Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài.- GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS luyện đọc từ khó: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn- xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
- HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu bài thơ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: HS tìm hiểu cá nhân:
? Theo em lời của người cha cần đọc như thế nào? Lời người con cần đọc như thế nào?
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Tìm những chi tiết nói lên tội ác của giặc Mĩ?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Qua lời dặn dò con của chú Mo-ri-xơn, em thấy chú là người thế nào?
- Ba dòng thơ cuối thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
- Nội dung bài thơ là gì?
- HS trình bày – Hs nhận xét.- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Đọc thuộc lòng
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm. HS luyện đọc.- HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2,3 .
- HS thi đọc thuộc lòng.
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.- Về nhà học thuộc lòng cả bài thơ và chuẩn bị cho bài sau.
Lịch sử
Tiết5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dâ ... số dụng cụ đun nấu,ăn uống thường dùng trong gia đình.
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
III-Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Giới thiệu bài. HĐ 2:Xác định các dụng cụ đun,nấu, ăn uống thông thường trong gia đình. HS kể tên các dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình
- GV ghi tên các dụng cụ theo nhóm.
*HĐ 3: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm 2: đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
-Một HS lên trình bày trên bảng,cả lớp làm vào vở.
Loại dụng cụ
Têncác dụng cụ cùng loại
Tác dụng
Cách sử dụng,bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống
Dụng cụ cắt thái thực phẩm
Các dụng cụ khác
 - GV và các nhóm khác bổ sung.
*HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập.
IV- Nhận xét,dặn dò: GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
Khoa học
Tiết 10:Thực hành : Nói “ Không!” đối với các chất gây nghiện ( Tiết 2 )
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
- KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm câu hỏi.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo rủ rê sử dụng chất gây nghiện
- HS quan sát hình minh hoạ trang 22, 23 SGK và trả lời: 
? Hình minh hoạ các tình huống gì? 
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên và đóng vai để biểu diễn trước lớp.
- HS biễu diễn – HS nhận xét.- GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ
- HS lần lượt lên bốc thăm và trả lời câu hỏi ghi trong phiếu .
 ? Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
 ? Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào?
 ?Nêu tác hại của thuốc lá đối với các cơ quan hô hấp? Hãy nêu ví dụ về sự tiêu tốn tiền vào rượu, bia?
 Uống rượu, bia có ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
 Nêu tác hại của bia, rượu đối với cơ quan tiêu hoá?
 Người nghiện bia, rượu có thể gây ra những vấn đề gì cho xã hội?
 Ma tuý là gì? Ma tuý gây hại cho cá nhân người sử dụng như thế nào?
 Nêu tác hại của ma tuý đối với cộng đồng, xã hội?
 Ma tuý gây hại cho những người trong gia đình có người nghiện như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu :
 - HS nhận thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần, từ đó các em biết sửa lỗi 
- HS có ý thức tập thể . Có chí hướng phấn đấu trong thời gian tới .
II/ Các hoạt động :
1.Nhận xét chung tuần qua :
+Lớp trưởng chỉ huy hoạt động, các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả của tổ mình. 
+Một số ý kiến cá nhân, sau đó lớp trưởng tổng hợp báo cáo với GV .
- GV nhận xét tổng hợp, tuyên dương những em học tốt, ý thức tốt; nhắc nhở những em còn nhiều lỗi. 
2.Vạch phương hướng tuần tới :
- Đẩy mạnh học tập . Học bài làm, bài đầy đủ. Đi học chuyền cần .
- Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp Đội tốt . Trồng và chăm sóc vườn hoa theo khu vực đã được phân công .
Luyện toán
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS củng cố về: 
- Tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo dộ dài thông dụng.
- Chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Hoàn thành các bài tập trong VBT Toán5.HS yếu không bắt buộc làm hết các bài trong VBT.
II.Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập tiết học.
2. Ôn tập
- GV cho HS đọc yêu cầu các bài tập, rồi tự làm vào vở BT Toán.
- 2 em làm trên bảng phụ bài1,2.
- HS làm GV theo dõi giúp đỡ em yếu. 
3. Chữa bài và khắc sâu kiến thức.
- GV cho HS chữa lần lượt từng bài kết hợp hỏi để khắc sâu kiến thức cho HS. 
4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều
Luyện tiếngviệt
 Một chuyên gia máy xúc
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của nó.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS. Chú ý đối tượng HS đọc còn yếu.
II.Hoạt động dạy và học:
 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2.Hoạt động 2: Luyện đọc 
 - 1HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
 - GV hướng dẫn đọc theo đoạn: - HS đọc nối tiếp 
 - HS đọc nối tiếp + Giải nghĩa lại1 số từ.
 - GV đọc mẫu – HS theo dõi.
 4.Hoạt động 4:Luyện đọc trong nhóm
- Gv cho HS luyện đọc N2 ( chú ý những HS đọc còn yếu) kết hợp trả lời các câu hỏi:
 ? Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở đâu?
 Vì sao anh Thuỷ kiến A-lếch-xây đặc biệt chú ý?
 ? Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A-lếch-xây?
 Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
 - HS các nhóm đọc bài và trả lời – HS nhận xét và bổ sung cho nhau.
 - GV chuẩn kiến thức.
 3.Hoạt động 3: Thi đọc diễn cảm
 - HS thi đọc diễn cảm.Những HS đọc còn yếu không bắt buộc phải thi đọc diễn cảm mà chỉ cần thi đọc.
 - GV nhận xét khen những HS đọc diễn cảm.
 6.Hoạt động 6: Củng cố,dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
luyện Toán
 Ôn: Bảng đơn vị đo khối lượng
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết được tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi được các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.Làm các bài tập trong VBT Toán 5 ( đối với HS khá, giỏi ) .
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài tập về nhà.- GV nhận xét.
2. Bài mới 
a. Ôn tập
 - HS làm bài trong VBT Toán 5 và trình bày bài, chữa bài trên bảng.- GV nhận xét.
 - HS tự làm bài.GV chú ý đối tượng HS yếu, không yêu cầu làm tất cả các bài tập trong VBTT5.Đối tượng HS khá, giỏi nếu làm xong VBTT5 thì ra thêm bài trong Sách BD HS giỏi Tóan 5 – NXB GD.
b. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Chiều Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2007
Kĩ thuật
Tiết 5: Thêu dấu nhân ( Tiết 1)
I.Mục tiêu: HS cần:
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu thêu dấu nhân.
 - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
 - Một mảnh vải trắng, kim khâu, phấn màu, khung thêu, kéo.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3.Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét mẫu
 - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.
? Nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái 
đường thêu.
 - GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
 ? Nêu tác dụng của mũi thêu dấu nhân?
 4.Hoạt động 4:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 - HS đọc thầm nội dung mục II SGK và nêu các bước thêu dấu nhân.
 ? Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân?
 - HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. GV và cả lớp quan sát , nhận xét.
 - GV hướng dẫn HS cách thêu.
 - HS theo dõi.
 ? Nêu cách thêu dấu nhân?
 - HS trình bày – HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 5.Hoạt động 5: Thực hành
 - HS thực hành thêu trên giấy kẻ ô li.
 - Gv theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV nhận xét.
 6.Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt
 Tiết9T: HTL:Ê-Mi- li, con
I. Mục tiêu:
- Giúp HS học thuộc lòng bài Ê- mi- li,con,
- Đọc đúng và diễn cảm để chuẩn bị cho tiết chính tả nhớ viết tuần sau.
- Hiểu nội dung bài.
II. Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài)- Nêu y/c tiết học.
2.Hoạt động1: Luyện đọc cá nhân
- Cho HS tự ôn luyện cá nhân 5phút.( đọc thầm)
- Gv theo doic chung.
3.Hoạt động2:Luyện đọc trong nhóm
- Cho HS đọc theo N2. - HS các nhóm luyện đọc GV theo dõi.
4.Hoạt động3: Thi đọc trước lớp,kết hợp trả lời 1 số câu hỏi.
- Các nhóm cử bạn đọc hay nhất đọc trước lớp .- GV và lớp nhận xét tuyên dương bạn đọc tốt.
5.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục đọc thuộc để tuần sau viết chính tả.
Luyện Toán
Tiết 9T:Mi-li-mét vuông
 Bảng đơn vị đo diện tích
I.Mục tiêu:Giúp HS :
- Nhớ tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông Xăng-ti-mét vuông.
- Củng cố về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
- Hoàn thành tốt các bài tập.
II.Cáchoạt động: 
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
2.Hoạt động 2. Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tập Toán.
 - GV theo giỏi và giúp đỡ HS kém làm bài.
 - GV chấm bài và hướng dẫn HS chữa bài.
3.Hoạt động3:Củng cố kiến thức
- Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- 1 HS lên viết bảng đơn vị đo diện tích.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
Luyện Âm nhạc
Tiết 5:Ôn tập bài hát
 "Hãy giữ cho em bầu trời xanh"
I.Mục tiêu:
- Ôn luyện bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh"
 - Hát thuộc lời, đúng nhịp điệu.
- Biết phụ hoạ theo bài hát.
II. Chuẩn bị:
-Đàn
III. Các hoạt động:
A.Bài cũ: 3 em hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh"
 B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hoạt động1:Ôn lại bài hát
- Cho cả lớp hát 2 lần( lần 2 vỗ tay theo nhịp)
- Cho các tổ lần lượt hát
- Vài em hát cá nhân
3.Hoạt động 2:HD phụ hoạ bài hát
- GV làm mẫu- HS quan sát
- HS cả lớp cùng hát và múa phụ hoạ.
3. Hoạt động 3: Thi đua các tổ
4.Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát lại 1 lần.
Luyện tiếngviệt
Tiết8T: Một chuyên gia máy xúc
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của nó.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
III.Hoạt động dạy và học:
 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2.Hoạt động 2: Luyện đọc 
 - 1HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
 - GV hướng dẫn đọc theo đoạn:
 - HS đọc nối tiếp 
 - HS đọc nối tiếp + Giải nghĩa lại1 số từ.
 - GV đọc mẫu – HS theo dõi.
 4.Hoạt động 4:Luyện đọc trong nhóm
- Gv cho HS luyện đọc N2 kết hợp trả lời các câu hỏi:
 ? Anh Thuỷ gặp a-lếch-xây ở đâu?
 Vì sao anh Thuỷ kiến a-lếch-xây đặc biệt chú ý?
 ? Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A-lếch-xây?
 Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
 - HS các nhóm đọc bài và trả lời – HS nhận xétvà bổ sung cho nhau.
 - GV chuẩn kiến thức.
 3.Hoạt động 3: Thi đọc diễn cảm
 ạt động 6: Củng cố,dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5 5A- Kim Huong 2007-2008.doc