Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 7

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 7

TẬP ĐỌC

Tiết 13: Những người bạn tốt

I. Yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ. Tranh ảnh về cá heo

III.Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc nối tiếp tác phẩm của Si-le và tên phát xít.- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

* Hoạt động1: Luyện đọc

- 1HS khá đọc bài. GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:

 Đoạn 1: Từ đầu đến trở về đất liền. Đoạn 2: Tiếp theo đến giam ông lại.

 Đoạn 3: Tiếp theo đến A-ri-tôn. Đoạn 4: Còn lại.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Tiết 13: Những người bạn tốt
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ. Tranh ảnh về cá heo
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc nối tiếp tác phẩm của Si-le và tên phát xít.- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động1: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài. GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu đến trở về đất liền. Đoạn 2: Tiếp theo đến giam ông lại.
 Đoạn 3: Tiếp theo đến A-ri-tôn. Đoạn 4: Còn lại.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS luyện đọc các từ ngữ: A-ri-ôn, Xi-xin, yêu thích, buồm.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS đọc thầm chú giải + Giải nghĩa từ. GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động2 : Tìm hiểu bài
+ Đoạn 1. A-ri-ôn gặp nạn chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn?
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Bạn có suy nghĩ gì về cách đối xử của đoàn thủy thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
- A-ri-ôn được trả tự do.
- Những đồng tiền khắc hình con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
* Hoạt động3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3, 4.
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét chung tiết học.- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 31: Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
 Giúp HS biết: Mối quan hệ giữa: 1 và , giữa và , giữa và .
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. Hoạt động dạy và học
1. Bài mới. HĐ1 Giới thiệu bài
* HĐ2 Hướng dẫn luyện tập
 - HS làm bài tập 1, 2, 3 vào vở bài tập ô li.Bài tập 4 dành cho HS khá, giỏi.
* HĐ3 Chấm chữa bài
 Bài tập 4. GV hỏi : Khi tổng số tiền không đổi, giá tiền mỗi mét vải giảm thì số mét vải mua được thay đổi thế nào?
 Bài giải
 Giá mỗi mét vải lúc trước là: 60 000 : 5 = 12 000 (đồng)
 Giá của mỗi mét vải sau khi giảm là: 12 000 – 2000 = 10 000 ( đồng)
 Số mét vải mua được theo giá mới là: 50 000 : 10 000 = 6(m)
 Đáp số: 6m
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung luyện tập.- Nhận xét tiết học.
Chính tả(Nghe - viết)
Tiết 7: Dòng kinh quê hương
I.Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a, b, c) của BT3.
- Học sinh khá, giỏi làm được đầy đủ BT3.
II. Hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ: Viết vào vở các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa.
- Em có nhận xét gì về quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ?
2.Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết chính tả.
+ Tìm hiểu nội dung bài: Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?
+ Hướng dẫn viết từ khó: HS tìm và nêu các từ khó, GV hướng dẫn các em viết.
+ Viết chính tả.
+ Thu chấm bài
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài tập 2 . các em thảo luận theo nhóm.
 Bài tập 3. Các em tự làm.
3. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học
Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011
Thể dục
Tiết 13: Đội hình đội ngũ- Trò chơi "Trao tín gậy"
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc).
- Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi “ Trao tín gậy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Đồ dùng dạy học
 1 chiếc còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi.
III. Hoạt động dạy và học
1. Phần mở đầu: 6-10 phút
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động tại chỗ: +Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông vai; chạy nhẹ nhàng tại chỗ.
2. Phần cơ bản: 18-20 phút
* Ôn đội hình đội ngũ
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, dừng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
* Tổ chức trò chơi vân động: 7-8 phút
 Chơi trò chơi” Trao tín gậy”
3. Phần kết thúc: Thực hiện một số động tác thả lỏng.- GV nhận xét đánh giá.
Toán
Tiết 32: Khái niệm số thập phân
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS biết đọc, biết viết các số thập phân ở dạng đơn giản.
- Làm bài tập 1 và 2.	
II. Đồ dùng dạy và học
 Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: GV viết lên bảng: 1dm ; 5dm ; 1cm ; 1mm 
+ Mỗi số đo chiều dài trên bằng một phần mấy của mét?
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: Hoạt động1: Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân
- HS đọc bảng a và bảng b ở phần bài học.
 - GV hướng dẫn cách đọc và viết như SGK.
- GV kết luận: Các số 0,1 , 0,01 , 0, 001 , 0,07 , 0,009 , đều là số thập phân.
* Hoạt động2: Luyện tập
Bài 1:a) GV chỉ từng vạch trên tia số, cho HS đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó.
b)Thực hiện tương tự phần a).
Bài 2: Cho HS làm bài, rồi nêu kết quả. - HS làm bài vào vở ô li.
- Cho HS nêu kết quả. - 1 HS đọc,GV chữa lên bảng.
- GV nhận xét. - Lớp nhận xét.
Bài 3: ( Dành cho HS khá, giỏi)
 GV nêu bảng vẽ lên bảng phụ. 
- Cho HS làm bài ,rồi gọi HS chữa bài. - HS làm vào vở, sau đó 1em chữa bài
- GV theo dõi kèm cặp em yếu. - HS đọc số đo độ dài dưới dạng số TP
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
Khoa học
Tiết 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết
I. Yêu cầu cần đạt:
 Giúp HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- KN xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. Hình minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
- Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét?
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài
 * HĐ2: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và con đường gây truyền bệnh sốt xuất huyết
 B1: - HS thảo luận theo cặp hoàn thành bài tập 1 trong vở bài tập
 + Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?
- Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?
- Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gọi là gì? Muỗi vằn sống ở đâu?
+ Bọ gậy muỗi vằn thường sống ở đâu?
+ Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ngày?
 B2:Làm việc cả lớp: GV chỉ định 1số nêu kết quả:
 Đáp án đúng: 1- b; 2 - b; 3 - a; 4- b; 5 - b.
? Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao? GV kết luận.
* HĐ3 Thảo luận những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết
- Cho cả lớp quan sát trong SGK để thảo luận và trả lời các câu hỏi theo y/c của GV.
+ Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết. Cách đề phòng. Liên hệ thực tế
+ Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?
3. Củng cố dặn dò: Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?
Luyện từ và câu
Tiết 13: Từ nhiều nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa.( ND Ghi nhớ )
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III ); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
- Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ BT2 (mục III).
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh ảnh về đôi mắt, bàn chân, đầu , tay.
III. Hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ: Tìm 3 cặp từ đồng âm và đặt câu với các cặp từ đó. GV nhận xét.
2. Bài mới: a. GV giới thiệu bài
b. Các hoạt động: Họat động1: Tìm hiểu ví dụ
 Bài tập 1. HS làm bài vào vở bài tập sau đó cho HS đọc két quả bài làm của mình
- GV nhận xét đưa ra kết luận đúng. Cho HS nhắc lại nghĩa của từng từ.
 Bài tập 2. HS thảo luận theo cặp rồi báo cáo kết quả thảo luận
- GV hỏi thêm: Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở hai bài tâp có gì giống nhau?
- GV nêu kết luận: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- GV hỏi về từ nhiều nghĩa:
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? + Thế nào là nghĩa gốc? + Thế nào là nghĩa chuyển?
 GV : Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nó khác hẳn với từ đồng âm. Nghĩa của từ đồng âm hoàn toàn khác nhau.
* Hoạt động2: Nêu ghi nhớ. HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.- Lấy một số ví dụ minh họa.
* Hoạt động3: Luyện tập: HS làm bài tập 1, 2 trong vở bài tập.
* Hoạt động4: Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ. Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa.
(Chiều)Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Tiết 14: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba–la–lai–ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. 
- Trả lời được trong SGK, thuộc 2 khổ thơ.
- Học sinh khá, giỏi thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài.
II. Đồ dùng dạy học
+ ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
+ Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS nối tiếp đọc ba đoạn bài Những người bạn tốt và trả lời câu hỏi sau: + Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: Hoạt động1: Luyện đọc
- 1 HS khá đọc bài thơ. 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- HS đọc phần chú giải trong SGK
- HS luyện đọc theo cặp. GV đọc mẫu toàn bài.
* Hoạt động2: Tìm hiểu bài
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vằ tĩnh mịch vừa sinh động tên sông Đà?
+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
+ Những câu thơ nào trong bài thể hiện phép nhân hóa?
* Hoạt động3: Học thuộc bài thơ
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.- Về nhà học thuộc bài thơ.
Lịch sử
Tiết 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3 – 2- 1930 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng  ...  ưu nhược điểm gì và có những điểm nào giống,khác nhau?
* HĐ2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong,nồi trên bếp
- HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn nấu cơm bằng bếp đun.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS nấu cơm bằng bếp đun
IV-Củng cố,dặn dò:
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
Khoa học
Tiết 14: Phòng bệnh viêm não
I. Yêu cầu cần đạt:
 Giúp HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa trang 31, 32 trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết?
2. Bài mới: HĐ1 :Tìm hiểu tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- HS tổ chức trò chơi “ Ai nhanh ai đúng” trang 30 SGK
- GV phân nhóm và nêu cách chơi
- HS chơi và trả lời các câu hỏi trong bài theo ghi nhớ của mình.
+ Tác nhân gây bện viêm não là gì?
+ Lứa tuổi nào thường hay mắc bệnh nhất?
+ Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- GV kết luận , HS đọc lại phần kết luận.
* HĐ2 : Thảo luận những việc nên làm để phòng bệnh viêm não
 HS theo cặp quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
+ Theo em tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- GV kết luận:
* HĐ3 : Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não 
- GV nêu tình huống.
- Cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
- Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Lớp trưởng nhận xét chung
- Về nề nếp: 
 + Vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 + Thực hiện các quy định của Đội như :đồng phục, khăn quàng đỏ, mũ ca lô
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
- Đề ra kế hoạch tuần tới. 
- Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
- Đề xuất tuyên dương, phê bình .
- Nhận xét của GV chủ nhiệm.
Luyện toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố về: + Quan hệ giữa 1 và , giữa và , giữa và .
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
 - Giải bài toán có liên quan đến trung bình cộng.
II. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 GV nêu yêu cầu bài học
 * HĐ2 Hướng dẫn luyện tập
A. HS hoàn thành bài tập trong VBT.
B. Luyện tập thêm( HS khá, giỏi)
1. Tìm x.
 X x : x - x + 
2. Một người ngày đầu đi được quãng đường, ngày thứ hai đi được quãng đường. Hỏi trung bình mỗi ngày người ấy đi được bao nhiêu phần quãng đường?
 3. Mua 5kg đường hết 60 000 đồng. Hiện nay giá bán mỗi kg đường tăng 1500 đồng . Hỏi với 60 000 đồng, hiện nay có thẻ mua được bao nhiêu ki lô gam đường?
 * HĐ3 Chấm chữa bài
Luyện toán
Luyện tập về số thập phân
I.Mục tiêu 
- Giúp HS củng cố về cách đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản.
- Hoàn thành các bài tập.
II.Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
2.Hoạt động 2: Luyện tập
- GV y/c HS đọc nội dung các bài tập rồi tự làm vào vở BT.
+HS yếu: Chỉ y/c làm tốt bài 1,2.
+ HS TB: Làm thêm bài 3.
+ HS khá, giỏi: Làm tất cả các bài.
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi kèm cặp HS yếu.
3.Hoạt động3:Chấm chữa bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Luyện tiếng Việt
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh( Viết)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Luyện viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- Biết dùng từ chính xác, đúng thể loại.
- Yêu thích môn học.
II. Các hoạt động:
1.Giới thiệu bài: 
 Ghi đầu bài
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1:Tìm hiểu đề
- GV chép đề bài lên bảng:
đề: Hãy viết bài văn miêu tả con sông quê em hoặc một con suối, một hồ nước.
- Gạch chân từ quan trọng.
* Hoạt động2: HS làm bài cá nhân
- HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi gợi ý giúp em yếu
* Hoạt động 3: Chưa bài
- Gọi1 số em đọc bài làm của mình. Lớp và GV nhận xét .
- HS sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em luyện viết lại.
Luyện viết
Những người bạn tốt
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng chính tả, đẹp đoạn 1 và 2 trong bài "Những người bạn tốt".
- Có ý thức trau dồi chữ viết.
- Rèn kĩ năng viết chính tả, nhanh đúng, đẹp.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
- GV giao nhiệm vụ
+ Viết đúng, đẹp đoạn 1 và 2 trong bài Những người bạn tốt
- Tốc độ nhanh hơn lớp 4 ( 90 chữ/ 15 phút)đúng kích cở qui định.
- 3.Hoạt động2: Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
- HS viết chính tả.
- HS khảo lại bài.Chấm bài 1 tổ và nhận xét sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Luyện tiếng việt
Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
 Giúp HS nắm chắc:
- Thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một số từ nhhiều nghĩa.
- Tìm được nghĩa chuyển của một số danh từ chỉ bộ phận người và động vật.
- Hoàn thành 1 số bài tập.
III. Hoạt động dạy và học
1. Hoạt động1: GV giới thiệu bài
- Nêu nhiệm vụ học tập
2. Hoạt động2: Luyện tập
 - HS làm bài tập 1, 2 vào vở bài tập ô li.
- GV theo dõi giúp đỡ em yếu.
3. Hoạt động3: Chấm chữa bài
4. Hoạt động4: Ôn ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Lấy một số ví dụ minh họa.
5. Củng cố dặn dò
- Học thuộc phần ghi nhớ. Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa.
Luyện mĩ thuật
( Cô Loan dạy)
Luyện tự nhiên và xã hội
Lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I. Mục tiêu
- Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
- Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
- Hội nghị ngày 3 – 2- 1930 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
- Chân dung lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
- Vở bài tập lịch sử lớp 5.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ của giờ học
2. Bài mới 
* Họat động1: Tìm hiểu đất nước năm 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản
- HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Theo em nếu để lâu tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào với cách mạng Việt Nam?
+ Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
+ Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất? Vì sao?
- HS báo cáo kết quả , GV nhận xét và đưa ra kết luận.
* Hoạt động2: Tìm hiểu những nét cơ bản về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- HS hoạt động theo nhóm 4 đọc nội dung trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu vào thời gian nào?
+ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào , do ai chủ trì?
+ Nêu kết quả của hội nghị.
- HS báo cáo kết quả thảo luận, GV nêu câu hỏi thêm:
+ Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm trong hoàn cảnh bí mật?
* Hoạt động3:Tìm hiểu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt nam?
+ Khi có Đảng cách mạng Việt Nam phát triển thế nào?
 GV kết luận:Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời . Từ đó cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn lại bài.
Chiều thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2007
Luyện toán
 Tiết 13T: Luyện tập
 I.Mục tiêu 
HS cần:
- Luyện cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
- Chuyển số đo viết dưới dạng thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
- Hoàn thành các bài tập.
II.Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
2.Hoạt động 2: Luyện tập
- GV y/c HS đọc nội dung các bài tập rồi tự làm vào vở BT.
+HS yếu: Chỉ y/c làm tốt bài 1,2.
+ HS TB: Làm thêm bài 3.
+ HS khá, giỏi: Làm tất cả các bài.
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi kèm cặp HS yếu.
3.Hoạt động3:Chấm chữa bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Luyện tiếng việt
Tiết 14T: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Luyện viết đoạn văn tả cảnh.
- Biết cách dùng từ và hình ảnh phù hợp.
- Yêu thích viết văn.
II. Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài:- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động1:Tìm hiểu đề
- GV chép đề lên bảng: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một con sông hay một mặt hồ.
- HS đọc đề và xác định y/c.
- GV gạch chân dưới từ quan trọng.
3. Hoạt động2: HS làm bài
- Cho HS làm bài vào vở. - GV theo dõi gợi ý giúp em yếu.
- HS làm việc cá nhân.
4.Hoạt động3: Chữa bài
- GV cho một số em đọc kết quả.Lớp và GV nhận xét sữa chữa, bổ sung.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
Luyện tiếng việt
Luyện từ và câu: Luyện tập từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa được dùng trong câu.
- Đặt câu phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
II. Các hoạt động dạy và học
 * HĐ1 :GV nêu yêu cầu tiết học
 * HĐ2 : Củng cố kiến thức
 - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
 * HĐ3 :Hướng dẫn luyện tập
 1. HS hoàn thành bài tập của bài luyện tập về từ nhiều nghĩa trong SGK.
 2. Bài tập luyện thêm.
 Bài tập 1. Trong 3 câu sau, từ chạy trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
Bé đang chạy về phía mẹ.
Mẹ phải lo chạy ăn cho cả gia đình.
 Những kẻ có tội lo chạy án vẫn bị trừng trị đích đãng.
 Bài tập 2. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đứng.
 Bài tập 3. Viết một đoạn văn trong đó có một từ chân mang nghĩa gốc, một từ chân mang nghĩa chuyển.
* HĐ3 Chấm chữa bài
 GV nhận xét dặn dò
Tự học
 Tiết 7T: Luyện đọc bài Những người bạn tốt
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tiếng khó đọc, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu.
 - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp.
II. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học 
 * HĐ2 Hướng dẫn luyện đọc
 - Hai HS đọc toàn bài cho cả lớp nhận xét.
 - Luyện đọc theo cặp
 - luyện đọc diễn cảm
 * HĐ3 tổ chức trò chơi “ Thi phát thanh viên giỏi”
 * HĐ4 Nhận xết dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7- Kim Huong da sua.doc