Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 20

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 20

Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I. Mục tiêu :

- Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời các nhân vật.

- Từ ngữ: Thái sư, câu đương,kiệu Hiểu ý nghĩa bài đọc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 20 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010.
Tập đọc
thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu :
- Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời các nhân vật. 
- Từ ngữ: Thái sư, câu đương,kiệu Hiểu ý nghĩa bài đọc.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài.
b) Tìm hiểu bài.
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
c) Đọc diễn cảm.
-Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh đọc nối tiếp kết hợp rèn đọc đúng và đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 học sinh đọc toàn bài trước lớp.
- Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh.
- HS nối tiếp nêu ý kiến.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc cặp 3 phân vai.
- Thi đoc trước lớp.
- Học sinh nêu ý nghĩa
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về luyện đọc bài, chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh làm bài tập 1, 2 tiết trước.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh làm bài tập.
2.1 Giới thiệu cách tính.
- GV hướng dẫn học sinh làm ví dụ.
- GV HDHS tính diện tích từng phần nhỏ từ đó suy ra diện tích mảnh đất.
2.2 Thực hành:
Bài 1: Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chấm- nhận xét.
Bài 2: - Hướng dẫn học sinh trao đổi cặp.
- Giáo viên nhận xét- đánh giá.
- Học sinh đọc ví dụ.
- Học sinh tính- trình bày
Chiều dài hình chữ nhật 1 là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật 1 là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật 2 là:
4,2 x 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2 
- Học sinh thảo luận trình bày.
Cạnh AB dài là: 100,5 + 40,5 = 141 (m)
 Cạnh BC dài là: 50 + 30 = 80 (m)
 Diện tích ABCD là:
141 x 80 = 11280 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật 1 là:
50 x 40,5 x 2 = 4050 (m2)
Diên tích của khu đất là:
11280 – 4050 = 7230 (m2)
 Đáp số: 7230 m2
- HS làm vở, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, dặn HS về nhà ôn bài.
---------------------------------------------------------
Khoa học
sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
II. Chuẩn bị:
- Phương tiện chạy bằng năng lượng mặt trời.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:	 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thảo luận đôi
- Mặt trời ở những dạng nào?
Trái Đất ở những dạng nào?
- Nêu vài trò của năng lượng đối với sự sống.
- Gọi đại diện lên trình bày.
3. Hoạt động 2: Quan sát thảo luận.
- Kể một số công trình năng lượng mặt trời.
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Hoạt động 3: Trò chơi.
- Chia lớp làm 2 nhóm (5 HS/ nhóm)
- Từng thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sông trên Trái Đất 
- Học sinh thảo luận- trả lời câu hỏi.
+ ánh sáng và nhiệt.
+ Nguồn gốc của các nguồn năng lượng là mặt trời.
+ Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Quan sát hình và thảo luận theo các nội dung.
+ Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối 
+ Máy tính bỏi túi
- Đại diện lên trình bày.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------
Tiếng Việt
Luyện đọc: thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu :
- Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng một số từ khó đọc và từ ngữ lịch sử.
- Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài cũ.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài.
b) Tìm hiểu bài.
- HD học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài.
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
c) Đọc diễn cảm.
-Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh đọc nối tiếp kết hợp rèn đọc đúng và đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 học sinh đọc toàn bài trước lớp.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh.
- HS nối tiếp nêu ý kiến.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc cặp 3 phân vai.
- Thi đoc trước lớp.
- Học sinh nêu ý nghĩa bài.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
 Toán
bdhs: Luyện tập
I. Mục tiêu: Gúp HS ôn tập:
- Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh làm bài tập 1, 2 tiết trước.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh làm bài tập.
2.1 Giới thiệu cách tính.
- GV hướng dẫn học sinh làm ví dụ.
- GV HD tính diện tích từng phần nhỏ từ đó suy ra diện tích mảnh đất.
2.2 Thực hành:
Bài 1: Học sinh làm cá nhân.
- HD học sinh tóm tắt và nêu các bước giải bài tập.
- Giáo viên chấm- nhận xét.
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh trao đổi cặp.
- Giáo viên nhận xét- đánh giá.
- Học sinh đọc ví dụ.
- Học làm, chữa bài.
Chiều dài hình chữ nhật 1 là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật 1 là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật 2 là:
4,2 x 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2 
- Học sinh thảo luận trình bày.
Cạnh MN dài là: 45,5 + 20,5 = 66 (m)
 Cạnh PQ dài là: 27 + 13 = 40 (m)
 Diện tích h.c.n MNPQ là:
66 x 40 = 2640 (m2)
Diện tích của khu đất là:
5000 – 2640 = 2360 (m2)
 Đáp số: 2360 m2
- HS làm vở, chữa bài.
- HS làm vở, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010. 
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân, 
- Vận dụng vốn từ đã học, viết được 1 đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Tiếng việt 5.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài:
Bài 1: 
- Giáo viên phát bút dạ và 3 tờ phiếu đã ghi sẵn bài tập 1.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét rồi chốt lại ý đúng.
- Bổn phận công dân
- Trách nhiệm công dân.
- Công dân gương mẫu.
- Công dân danh dự.
Bài 2: 
- Giáo viên đã kẻ sẵn 3- 4 tờ phiếu ghi bài tập 2 rồi mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng.
+ Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
+ Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
+ Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
Bài 3: 
- Dựa vào câu nói của Bác, mỗi em viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nghĩ vụ công dân, 
- Quyền công dân
- ý thức công dân
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập suy nghĩ làm cá nhân.
- Học sinh trình bày kết quả.
g Quyền công dân.
g ý thức công dân.
g Nghĩa vụ công dân.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- Học sinh làm bài ra nháp.
- Một, hai học sinh khá, giỏi làm mẫu.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn của mình.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về ôn tập bài.
------------------------------------------------------------
Toán
diện tích hình tròn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách tính diện tích hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:	 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
+ B1: Chia hình tứ giác thành những hình đã học.
+ B2: Tính khoảng (chiều cao của các hình vừa tạo)
+ B3: Tính diệnc tích các hình nhỏ g tính diện tích các hình lớn.
- Giáo viên gọi học sinh đứng dậy cùng làm:
Vậy diện tích mảnh đất là:
1677,5 m2 
- GV kết luận.
3. Hoạt động 2: 
Bài 1: 
- Cho một học sinh nêu cách làm:
+ Tính diện tích hình thang AEGD
- Tính diện tích tam giác BGC
- Tính diện tích tứ giác AEGD
- GV nhận xét, cho điểm.
- Đọc đầu bài ví dụ – SGK.
- HS thực hiện các bước tính như trong SGK.
- Tính diện tích và nêu kết quả.
- HS nêu quy tắc tính diện tích hình tròn.
- Một học sinh lên bảng, lớp làm vở.
 (cm2)
 (CM2)
 = 1365 (cm2)
 = 5292 + 2462 + 1365 = 9119 (cm2)
 Đáp số: 9119 (cm2)
C. Củng cố- dặn dò: 
- Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------
Chính tả
Nghe – viết: cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nghe- viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên viết những từ có chữ âm đầu r/d/gi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết:
- Giáo viên đọc đoạn cần viết.
- Tìm hiểu nội dung đoạn.
- Đoạn văn kể điều gì?
- Hướng dẫn v ... V đi lại quan sát và sửa sai cho HS giúp đỡ hS thực hiện chưa đúng .
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV chọn một số HS nhẩy tốt lên biểu diễn.
* Làm quen với trò chơi : Bóng chuyền sáu.
- GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi và qui định khu vực chơi cho các tổ .
- GV cho HS chơi thử sau đó cho HS chơi thật.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
3. Phần kết thúc:
- GV cho hs đi thường vừa đi vừa hát , đồng thời hít thở sâu.
- GV cùng HS củng cố nhận xét giờ học.
- Ôn động tác tung và bắt bóng.
Đội hình nhận lớp.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
- HS luyện tập theo tổ.
- HS luyện tập .
- HS thi đua giữa các tổ.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
Đội hình kết thúc.
------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
chăm sóc gà (tiếp)
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Học sinh kể tên được một số thức ăn dùng để nuôi gà.
- Nêu tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu thức ăn (lúa, ngô, tấm, đỗ tương )
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và sinh trưởng phát triển?
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
3. Các loại thức ăn nuôi gà.
- Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
4. Tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- Học sinh đọc sgk- trả lời.
- thức ăn, nước uống, không khí, 
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.
- Thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, bột khoáng, 
- Học sinh đọc sgk- thảo luận- trình bày.
Nhóm
Tác dụng
Sử dụng
1, Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm.
2, Nhóm thức ăn cung cấp bột đường.
3, Nhóm thức ăn cung cấp khoáng.
4, Nhóm thức ăn cung cấp Vi- ta- min
5. Thức ăn tổng hợp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Giúp đỡ công việc cho cha mẹ ở nhà.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010.
Tập làm văn
lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu:
- Biết lập chương trình cho 1 hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Băng giấy viết sẵn cấu tạo của chương trình hoạt động.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo chương trình hoạt động.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn lập chương trình hoạt động
- Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
- Giáo viên nêu đầy là một đề bài mở.
- Giáo viên mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần một chương trình hoạt động.
3.3. Học sinh lập chương trình hoạt động.
- Cho học sinh tự lập vào vở.
- Cho một số học sinh đọc kết quả.
- Cho lớp bình chọn bài hay nhất.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- Một số học sinh tiếp nối nhau nói tên hoạt động.
- Một học sinh nhìn bảng nhắc lại.
 Bài mẫu: 
- Chương trình quyền góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt.
1) Mục đích: giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt.
- Thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”
2) Các công việc cụ thể, phân công nhiệm vụ.
- Họp lớp thống nhất nhận thức: lớp trưởng.
- Nhận quà: 4 tổ trưởng (ghi tên người, số bảng)
- Đóng gói, chuyển quà nộp cho trường.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết hoàn chỉnh biên bản vào vở.
-------------------------------------------------------------
Toán
giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về biểu đồ hình quạt.
	- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số biểu đồ hình quạt.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh làm lại BT tiết trước.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt trong SGK và trên bảng rồi nhận xét các đặc điểm .
- Cho học sinh tập đọc biểu đồ.
- HD h/s đọc biểu đồ ở ví dụ 2.
3. Thực hành đọc phân tích và sử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
* Bài 1.
- HD h/s làm. 
+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm h/s thích màu xanh.
+ Tính số h/s thích màu xanh theo chỉ số phần trăm khi biết tổng số h/s của cả lớp.
- GV h/d tương tự với các câu hỏi còn lại.
* Bài 2.H/D h/s nhận biết .
+ Biểu đồ nói về đều gì ?
+ Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước , hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số h/s giỏi , số h/s khá , số h/s TB ? 
+ Đọc các tỉ số phần trăm của số h/s giỏi , số h/s khá ., số h/s TB? 
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS quan sát và nhận xét.
+ Biểu đồ có dạng hình tròn , được chia thành nhiều phần .
+ Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- H/S trả lời câu hỏi tìm hiểu biểu đồ..
- HS làm bài tập.
+ Xanh 40%. = 48 h/s.
+ Đỏ 25%. = 30 h/s.
+ Tím 15%. = 18 h/s . 
+Trắng20%.= 24 h/s.
- 17,5% h/s giỏi.
- 60% HS khá.
- 22,5 % HS TB .
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà hoàn thiện bài tập vào vở.
------------------------------------------------
Đạo đức
em yêu quê hương (tiếp)
I. Mục tiêu: HS biết:
+ Mọi người cần phải yêu quê hương.
+ Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi , việc làm phù hợp với khả năng của mình .
+ yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Giấy , bút màu.
- Các bài thơ bài hát nói về quê hương.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải yêu quê hương đất nước?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.Tìm hiểu truyện : Cây đa làng em.
- GV cho HS đọc truyện : Cây đa làng em. Và thảo luận theo các câu hỏi trong SGK.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
* GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
*Làm bài tập trong SGK.
- GV yêu cầu các cặp hs thảo luận để làm bài tập .
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận : Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương của mình.
*Liên hệ thực tế.
- Gv cho HS trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi sau.
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được gì để bảo vệ quê hương và thể hiện tình yêu quê hương của mình ?
- GV nhận xét bổ Sung.
- 3 HS trình bày
- HS đọc truyện trong SGK.Và thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS trao đổi thảo luận với nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
- HS trình bày trướca lớp.
- HS khác theo dõi hỏi thêm bạn để bạn trả lời.
- HS nghe.
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------------------------
Thể dục
tung và bắt bóng. Trò chơi: “nhảy dây”
II. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng bằng tay , tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Chơi trò chơi “ bóng chuyền sáu” một cách chủ động, tích cực.
 II. Địa điểm và phương tiện .
 - Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
I. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung giờ học .
- GV cho hS chạy chậm tại chỗ .
- Xoay các khổ chân cổ tay.
II. Phần cơ bản .
* ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- GV đi lại quan sát và sửa sai cho HS giúp đỡ hS thực hiện chưa đúng .
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV chọn một số HS nhẩy tốt lên biểu diễn.
* Làm quen với trò chơi : Bóng chuyền sáu.
- GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi và qui định khu vực chơi cho các tổ .
- GV cho HS chơi thử sau đó cho HS chơi thật.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
III. Phần kết:
- GV cho hs đi thường vừa đi vừa hát , đồng thời hít thở sâu.
- GV cùng HS củng cố nhận xét giờ học.
- Đội hình nhận lớp.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
- HS luyện tập theo tổ.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
- HS luyện tập .
HS thi đua giữa các tổ.
- Đội hình kết thúc.
------------------------------------------------------------
Địa lý
châu á (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí Cam- pu- chia, Lào và Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này.
- Nhận biết được: Cam- pu- chia và Là là 2 nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước châu á.
- Bản đồ tự nhiên châu á
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên của khu vữ Đông Nam á
B. Dạy bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Cam- pu- chia.
* Hoạt động 1: (Hoạt động theo cặp)
- Cam- pu- chia thuộc khu vữ nào của châu á, giáp với những nước nào? 
Địa hình có đặc điểm gì?
3. Lào:
- Nêu vị trí địa lí và tên thủ đô của Lào.
- Kể các loại nông sản của Lào và Cam- pu- chia.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Học sinh quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18.
- Cam- phu- chia thuộc khu vực Đông Nam á, giáp với Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan, địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng.
- Học sinh quan sát hình 5 bài 18 để trả lời câu hỏi.
+ Lào: lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, cá.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn hs ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu: 
- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
- HS hát đầu giờ, ổn định lớp.
	2. Sinh hoạt.
a) GV nhận xét chung 2 mặt: 
 - Đạo đức 
 - Văn hoá.
	 - Lớp trưởng nhận xét.
	 - Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
- Biểu dương những học sinh có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
b) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm.
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs phát huy những ưu điểm của tuần để tuần sau tốt hơn.
- Nhắc hs ôn tập bài, chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20e.doc