Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 25

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 25

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. Mục tiêu :

- Học sinh đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, giọng đọc trang trọng, tha thiết.

- Hiểu các từ ngữ: sau đền, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả,

- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết đoạn: Lăng của các vua Hùng xanh mát.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 25 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010.
Tập đọc
phong cảnh đền hùng
I. Mục tiêu :
- Học sinh đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
- Hiểu các từ ngữ: sau đền, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả,
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn: Lăng của các vua Hùng  xanh mát.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng và giải nghĩa.
- Giáo viên dọc diễn cảm.
b) Tìm hiểu bài.
- Bài văn viết về cảnh vật gì ở nơi nào?
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thống về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”
c) Đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn luyện đọc.
- Nhận xét, khen ngợi học sinh đọc tốt.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc nối tiếp, rèn đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 học sinh đọc trước lớp.
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, Huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, nơi thờ  dân tộc Việt Nam.
- Có những khóm hải đường dâm bông rữc đỏ, những cánh bướm  đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- Cảnh núi Ba vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
- Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương.
- Câu ca dao ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, thuỷ chung, luôn luôn nhó về cội nguồn dân tộc.
- Học sinh theo dõi, luyện đọc theo cặp.
- Luyện và thi đọc diễn cảm trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về luyện đọc bài, chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
Toán
kiểm tra định kì giữa học kì ii
I. Mục tiêu: Giúp KT học sinh kĩ năng giải toán:
- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Thu thập và sử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt. Nhận dạng tính thể tích một số hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
- Giáo viên phổ biến yêu cầu giờ kiểm tra.
2. HD học sinh làm bài KT
- Giáo viên phát đề.
- Học sinh làm bài.
Đề bài:
Phần I: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Bài1: Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh của cả lớp.
	A. 18%	B. 30%	C. 40%	D. 60%
Bài 2: Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
	A. 10	B. 20	C. 30	D. 40
Bài 3: Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên. 
Trong 100 học sinh đó, số học sinh thich bơi là:A. 12 học sinh	C. 15 học sinh
B. 13 học sinh	D. 60 học sinh.
Bài 4: Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
Bài 5: Diện tích của phần đã tô đậm trong hình dưới đây là:
Phần II: 
Bài 1: Viết tên của mỗi hình sau vào chỗ chấm:
Bài 2: Giải bài toán.
	Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 5,5 m, chiều cao 3,8 m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6 m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 3m3. 
* Hướng dẫn đánh giá:
Phần I: (6 điểm) 
	Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2, 3 được 1 điểm; của các bài 4, 5 được 1,5 điểm. Kết quả là:
	Bài 1: khoanh vào D
	Bài 2: khoanh vào D
	Bài 3: khoanh vào C
	Bài 4: khoanh vào A
	Bài 5: khoanh vào C
Phần II: (4 điểm)
	Bài 1: (1 điểm)
	Viết đúng tên mỗi hình được 0,25 điểm
	Bài 2: (3 điểm)
	- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích của phòng học được 1 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng một số người có thể nhiều nhất trong phòng học được 1 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng số học sinh có thể nhiều nhất trong phòng học và nêu đáp số đúng được 0,5 điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, dặn HS về nhà ôn bài.
---------------------------------------------------------
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ thẻ ghi sẵn các chữ cái a, b, c, d.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời các cây hỏi của bài trước.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: 
2. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- Nhắc lại cách chơi.
- Quản trò lần lượt đọc câu hỏi.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp nhanh và đúng thì đánh dấu lại.
- Tuyên dương- nhắc nhở nhóm yêu.
- Chia lớp làm 3 nhóm.
- Các em giơ đáp án đúng nhanh.
1- d	2- b	3- c
4- b	5- b	6- c
Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học.
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) Nhiệt độ bình thường
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
---------------------------------------------------
Tiếng Việt
Luyện đọc: phong cảnh đền hùng
I. Mục tiêu :
- Học sinh đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
- Hiểu và cảm thụ nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài cũ.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, sửa lỗi đọc sai.
- Giáo viên dọc diễn cảm.
b) Tìm hiểu bài.
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thống về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”
c) Đọc diễn cảm.
- Giáo viên treo bảng phụ, đọc mẫu đoạn luyện đọc.
- Nhận xét, khen ngợi học sinh đọc tốt.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 2 học sinh đọc trước lớp.
- HS nối tiếp nêu ý kiến.
- Cảnh núi Ba vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
- Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương.
- Câu ca dao ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, thuỷ chung, luôn luôn nhó về cội nguồn dân tộc.
- Học sinh theo dõi, luyện đọc theo cặp.
- Luyện và thi đọc diễn cảm trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
 Toán
bdhs: ôn tập
I. Mục tiêu: Gúp HS ôn tập:
- Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi hình tròn.
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan đến tính diện tích.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở BT Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm BT 1,2 tiết trước.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh làm bài tập:
Bài 1: Học sinh làm cá nhân.
- HD học sinh tóm tắt và nêu các bước giải bài toán.
- Giáo viên chấm- nhận xét.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Làm vở, 1 HS chữa bài.
Chiều dài hình chữ nhật 1 là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật 1 là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật 2 là:
4,2 x 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2 
- Làm vở, 1 HS chữa bài.
Cạnh AB dài là: 100,5 + 40,5 = 141 (m)
 Cạnh BC dài là: 50 + 30 = 80 (m)
 Diện tích ABCD là:
141 x 80 = 11280 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật 1 là:
50 x 40,5 x 2 = 4050 (m2)
Diên tích của khu đất là:
11280 – 4050 = 7230 (m2)
 Đáp số: 7230 m2
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010. 
Luyện từ và câu
liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và giấy to để làm bài tập 1, bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
Bài 1: 
- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Giáo viên gọi học sinh trả lời.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
3. Phần ghi nhớ: 
4. Phần luyện tập:
Bài 1: 
- Giáo viên gọi học sinh làm bài rồi đọc kết quả.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên và học sinh nhận xét rồi chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Trong câu “Đền Thượng nằm chat vót  đang múa quạt xoè hoa.”có từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Nếu tat hay thế từ đền ở câu 2 bằng các từ nhà, chùa, trường lớp thì nội dung 2 câu trên không còn ăn nhập với nhau. Câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 nói về ngôi nhà, ngôi chùa hoặc trường, hoặc lớp.
- Hai học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ.
- Hai học sinh đọc nối tiếp nhau bài tập 1.
- Học sinh đọc thầm 2 đoạn văn.
- Học sinh làm bài vào vở.
+ Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
+ Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn đưcợ dùng lặp lại để liên kết câu.
- Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Các từ cần điền.
Câu 1: Thuyền	Câu 6: Chợ
Câu 2: Thuyền	Câu 7: Cá song
Câu 3: Thuyền	Câu 8: Cá chim
Câu 4: Thuyền	Câu 9: Tôm
Câu 5: Thuyền
C. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về ôn tập bài.
------------------------------------------------------------
Toán
bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
A ...  phiếu.
- Phát phiếu cho các cá nhân.
- Trao đổi bài để kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút = ?
Vậy 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút 
	= 2 giờ 45 phút.
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây = ? 
- 20 giây không trừ được 45 giây.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Lớp làm vào vở:
	Đổi thành
- Đọc yêu cầu bài 2.
C Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------
Tập làm văn
tả đồ vật (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Viết được 1 bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Chuẩn bị:
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài.
- Cho học sinh đọc 5 đề bài.	- Học sinh theo dõi.
- Nhắc học sinh có thể viết theo một đề
bài khác với đề bài trong tiết học trước. 
Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết
trước đã chọn.	- 2, 3 học sinh đọc dàn ý bài.
3.3. Hoạt động 2: Làm bài.	- Học sinh làm bài
- Thu bài.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về hoàn thiện bài và và chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------
Toán
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập:
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: 
2. HD học sinh làm bài tập:
3. Thực hành
Bài 1:
- Nêu yêu cầu đề bài.
- Nhận xét, cho điểm.
- Bài 2:
- Cho HS tóm tắt và làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm vở, chữa bài.
Giải 
Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 1,5 m là:
(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5 m là:
(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 13,5 m2.
- HS tóm tắt và nêu các bước giải bài.
- 1 HS làm bảng chữa bài.
Giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
2,5 x 2,5 = 6,25 (dm2)
Diện tích cần dùng để làm hộp gồm 5 mặt (do không có nắp) là:
6,25 x 5 = 31,25 (dm2)
Đáp số: 31,25 dm2 
C Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------
Kĩ thuật
lắp máy bay trực thăng
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Biết chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp hoàn chỉnh máy bay trực thăng.
- Nắm được quy trình tháo và lắp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật.
- Rèn đức tính tỉ mỉ, khéo léo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng môn Kĩ thuật 5.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu lại các chi tiết và quy trình lắp máy bay trực thăng.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.	
2. Các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK.
- Nêu tên các chi tiết cần chọn để máy bay trực thăng.
- Giáo viên kết luận.
3. Tìm hiểu các bước lắp máy bay trực thăng.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và làm trên phiếu học tập.
- Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi 1 – 2 học sinh lên thực hiện các thao tác máy bay trực thăng
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 
- GV nêu lưu ý khi lắp xe:
- Sau khi lắp xong tháo các chi tiết và xếp ngay ngắn vào hộp.
- HS đọc yêu cầu SGK
- Học sinh đọc mục 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
.
- Học sinh thảo luận làm bài vào phiếu học tập.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét cách thực hiện của bạn.
- Tháo, xếp các chi tiết vào hộp.
- ắng nghe và ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010.
Tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý đề hoàn thành một đoạn hội thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II. Tài liệu và phương tiện: 
- Phiếu (giấy khổ to) làm nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy bài mới.
Bài 1: 
Bài 2: 
- Giáo viên gợi ý về nhân vật, cảnh trí,
- Giáo viên phát giấy A4 cho học sinh làm nhóm.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 3: Hoạt động theo nhóm.
Mỗi nhóm có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- Học sinh đọc nội dung đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ và lớp đọc thầm.
- 3 học sinh đọc nối tiếp màn kịch “xin Thái sư tha cho!”
+ Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
+ 1 học sinh đọc gợi ý lời đối thoại.
- Học sinh tự hình thành nhóm (4 em/ nhóm)
- Học sinh làm nhóm g đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Từng nhóm thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm hay nhất.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại những kiến thức về lập chương trình hoạt động.
- Dặn hs về nhà viết hoàn chỉnh biên bản vào vở.
-------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng cộng trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh luyện tập:
- Nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian
Bài 1: 
a) 	12 ngày = 288 giờ
	3,4 ngày = 81,6 giờ
	4 ngày 12 giờ = 108 giờ
	 giờ = 30 phút
- Học sinh làm cá nhan g lên bảng.
b) 	1,6 giờ = 96 phút
	2 giờ 15 phút = 135 phút.
	2,5 giờ = 150 giây.
	4 phút 25giây = 265 giây
- Lớp nhận xét và bổ sung
Bài 2: Tính
Bài 3: Tính	- 3 nhóm
	- Đại diện nhóm trình bày.
Bài 4: 	- Làm vở.
- Giáo viên hướng dấn.	Giải
	Hai sự kiện trên cách nhau số năm là:
	1961 – 1492 = 469 (năm)
	Đáp số: 469 năm.
- Giáo viên thu một số vở chấm và nhận xét.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà hoàn thiện bài tập vào vở.
------------------------------------------------
Đạo đức
thực hành kĩ năng giữa học kì ii
I. Mục tiêu: HS biết:
- Củng cố kiến thức đã học ở học kì I.
- Vận dụng bài học để xử lí các tình huống.
II. Tài liệu và phương tiện: 
- Phiếu học nhóm
III. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Giảng bài.
- Nêu tên bài đạo đức lớp 5 từ đầu năm học đến nay?	- Học sinh trả lời.
g áp dụng các bài học vào xử lí tình huống.
- Giáo viên chia lớp làm 10 nhóm.	- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Nhóm 1: Theo em, học sinh lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm như thế nào?
+ Nhóm 2: Tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học đến nay.
+ Nhóm 3: Trong cuộc sống và học tập em có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy lập kế hoạch để vượt qua những khó khăn đó?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình, đất nước mình. Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó?
+ Nhóm 5: Đối xử với bạn bè xung quanh như thế nào để có tình bạn đẹp?
+ Nhóm 6: Vì sao ta phải kính già yêu trẻ? Ví dụ về những việc làm thể hiện tình cảm đó?
+ Nhóm 7: Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng? Lấy ví dụ chứng minh vai trò phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.
+ Nhóm 8: Hợp tác với những người xung quanh đem lại lợi ích gì? Ví dụ.
+ Nhóm 9: Tại sao chúng ta phải yêu quê hương, yêu Tổ quốc? Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
+ Nhóm 10: Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào với UBND xã (phường)?
	- Đại diện nhóm trình bày g lớp nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên tổng kết.
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Địa lý
châu phi
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hâuk với thực vật, động vật của châu Phi.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ từ nhiên Châu Phi. Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài.	
2. Vị trí địa lí, giới hạn.
* Hoạt động 1: (Hoạt động cá nhân)
- Nêu vị trí địa lí giới hạn của châu Phi?
3. Đặc điểm tự nhiên.
- Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
- Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và Xa-van của châu Phi?
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
g Bài học (sgk)
- Học sinh quan sát bản đồ chỉ về vị trí, giới hạn của châu Phi.
- Châu Phi có vị trí nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa 2 chí tuyến.
- Châu Phi nằm ở phía Nam châu Âu và phía Tây Nam châu á.
- Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu á và châu Phi.
- Học sinh quan sát hình 1 trả lời câu hỏi.
- Châu Phi có địa hình tương đối cao được coi như một cao nguyên khổng lồ.
- Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới, đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và Xa van. Xa- ha- ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giời.
+ Hoang mạc Xa-ha-ra; là hoang mạc lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông. ở đây, nhiệt độ ban ngày lên tới 500C, ban đêm có thể xuống tới O0C
+ Xa- van là đồng cỏ mênh mông và cây bụi có nhiều động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hưau cao cổ, voi và động vật ăn thịt như báo, sư tử, linh cẩu 
- HS nối tiếp đọc bài.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn hs ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu: 
- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
- HS hát đầu giờ, ổn định lớp.
	2. Sinh hoạt.
a) GV nhận xét chung 2 mặt: 
 - Đạo đức 
 - Văn hoá.
	 - Lớp trưởng nhận xét.
	 - Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
- Biểu dương những học sinh có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
b) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm.
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs phát huy những ưu điểm của tuần để tuần sau tốt hơn.
- Nhắc hs ôn tập bài, chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25e.doc