Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 7

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 7

Tiết 2: Tập đọc

Bài 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

* HS có quyền được kết bạn với loài động vật, sống hoà thuận với động vật, bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

* HS có bổn phận phải biết nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Bảng phụ, tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS kể lại câu truyện “ tác phẩm của Si-le và tên phát xít” và nêu nội dung ý nghĩa câu truyện.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7: Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011 
Tiết 1: Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
Bài 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
* HS có quyền được kết bạn với loài động vật, sống hoà thuận với động vật, bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
* HS có bổn phận phải biết nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ, tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS kể lại câu truyện “ tác phẩm của Si-le và tên phát xít” và nêu nội dung ý nghĩa câu truyện.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và chủ điểm “con người với thiên nhiên”.
- GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm.
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS khá đọc.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
+) ý 1: Nghệ sĩ A-ri-ôn gặp nạn.
- Mời 1 HS đọc đoạn 2. Cả lớp suy nghĩ trả lời
+ Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
+ Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng quý ở điểm nào?
+)ý 2: Nghệ sĩ A-ri-ôn được cá heo cứu sống.
- Cho HS đọc thầm đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi 4 SGK.
+) ý 3: Bọn cướp bị trừng trị, cá heo nhận được tình cảm yêu quí của con người.
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
*Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu đoạn 2.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm.
 4. Củng cố, dặn dò
Liên hệ: Đàn cá heo là loài vật nhưng rất thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. Vậy ta thấy mình cần có quyền gì?
- Qua đó mỗi HS chúng ta cần phải có bổn phận gì?
- HS đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn :
+ Đoạn 1: Từ đầu- Về đất liền.
+ Đoạn 2: tiếp - sai giam ông lại.
+ Đoạn 3: Tiếp - tự do cho A-ri-ôn.
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
- Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông
- Cá heo đáng yêu đáng quý vì biết thưởng 
thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp
- Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
- Một vài HS nêu.
- HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm (cá nhân, theo cặp)
- Thi đọc diễn cảm.
- Quyền được kết bạn với loài động vật, sống hoà thuận với động vật, bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
- HS có bổn phận phải biết nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo.
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về luyện đọc và học bài.
Tiết 3: Toán
Tiết 31:LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và 
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Luyện tập.
+ Bài tập 1:
- Cho HS làm Ra nháp.
- Cho HS nối tiếp nhau hỏi và trả lời, HS trả lời phải giải thích tại sao lại ra kết quả như vậy.
+ Bài tập 2:
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Chữa bài.
 + Bài tập 3:
- Mời 1 HS nêu bài toán.
- GV cùng HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
+ Bài tập 4: (Dạy vào buổi chiều)
*Lời giải:
 a) 1 : = 1 = 10 (lần)
Vì vậy 1 gấp 10 lần 
b) 10 (lần)
 Vì vậy gấp 10 lần 
 ( Các phần còn lại làm tương tự ).
- Các nhóm làm vào phiếu 
- 1 HS lên bảng , dưới lớp làm vào vở
 Bài giải: 
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là: 
 ( ) : 2 = (bể)
 Đáp số: (bể)
4. Củng cố, dặn dò 
 Củng cố bài học
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về xem lại bài.
Chiều thứ 2/26/9/2011
Tiết 1: Luyện toán
	ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH	
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Giải được bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Luyện tập.
+ Bài 1: a) Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
b) Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
 a)7 ha = 70 000m2
10ha= 100 000m2
 5km2= 500ha
23km2= 230 000ha
 b) 40 000m2 = 4ha
 600 000m2 = 60ha
 1200ha = 12km2
 35000ha = 350 km2
+ Bài 2: 
 3 m2 5dm2 > 35 dm2
	 305 dm2
	9 dm2 5 cm2 < 910 cm2
	 905 cm2
 650 ha < 65Km2
Bài 4 (Trang 32)
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm số mét vải có thể mua được theo giá mới là bao nhiêu ta làm thế nào?
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài.
- Học sinh làm bài vào phiếu theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày 
- HS làm bài vào vở 
- Một số HS nêu kết quả
- HS làm vào vở sau đó 1 HS nêu bài giải của mình
 Bài giải
 Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là:
 60 000 : 5 = 12 000 ( đồng)
 Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là:
 12 000 – 2000 = 10 000 (đồng)
 Số mét vải có thể mua theo giá mới là:
 60 000 : 10 000 = 6 (mét)
 Đáp số: 6 m 
 4. Củng cố, dặn dò 
 Củng cố bài học
 GV nhận xét giờ học 
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN.
Đề bài: Hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách viết 1 lá đơn theo qui định và trình bày đủ nguyện vọng trong đơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
* Hướng dẫn HS luyện tập:
GV đưa ra một số câu hỏi
- Chất độc màu da cam đã gây ra hậu quả gì đối với con người?
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
* Yêu cầu HS viết đơn
- GV gợi ý cho lớp nhận xét.
+ Đơn có viết đúng thể thức không?
+ Trình bày có sáng không?
+ Lí do, nguyện vọng có rõ không?
- GV chấm điểm 1 số đơn.
- GV cùng lớp nhận xét, chỉnh sửa.
 4. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
 HS trả lời.
- Phá huỷ hơn 1 triệu ha rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây những bệnh nguy hiểm cho con người và con cái của họ, ...
- Hỏi thăm, động viên giúp đỡ, ...
- Vận động mọi người giúp đỡ, ...
- Lao động công ích ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam .
- HS viết vào vở luyện 
- Cá nhân đọc đơn.
- Lớp nhận xét.
- Cá nhân dán bảng.
- Lớp sửa lại đơn của mình.
Tiết 3: Bồi dưỡng học sinh
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU:
- Viết được các số thập phân thành phân số thập phân.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Luyện tập.
+ Bài 1: Viết các số thập phân thành phân số thập phân:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở nháp.
- Mời 4 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
+ Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 9dm = m = m ; 
b) 5cm= m =m ;
c) 7mm = m = m
+ Bài 3: Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng bằng chiều dài.
a) Tính diện tích thửa ruộng đó. 
b) Biết rằng, trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 30 kg ngô .Hỏi trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?
*Kết quả:
 ; ; ; 
- HS làm vào phiếu bài tập theo nhóm sau đó lên trình bày trên bảng.
a) 9dm = m = 0,9m ; 
b) 5cm= m = 0,05m ;
c) 7mm = m = 0,007m
1 HS khá giỏi lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở 
- HD gợi ý HS yếu làm bài
 Bài giải
a) Chiều rộng của thửa ruộng là:
 100 = 60 ( m)
Diện tích thửa ruộng là:
 100 60 = 6000 (m)
b) 6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
 6000 : 10 = 60 (lần)
Số ngô thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
 30 60 = 1800 ( kg)
 1800 kg = 18 tạ
 Đáp số: 18 tạ
 4. Củng cố, Dặn dò
Chốt lại nội dung bài học
Nhận xét giờ học
Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Bài14: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi cảnh đẹp kì vĩ của của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơvề tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
- Thuộc lòng 2 khổ thơ.
* HS có quyền được đoàn kết, hữu nghị với bạn bè khắp năm châu.
* Quyền được có mức sống ngày càng cao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
	HS đọc truyện Những người bạn tốt, nêu ý nghĩa câu truyện.
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài:
 * Luyện đọc:
- Mời một HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (hai lượt) GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó:
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
- Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
* Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ:
- GV Treo bảng phụ viết khổ thơ 3 và đọc mẫu, cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm và thi HTL.
- GV cùng HS nhận xét
 4. Củng cố, dặn dò
 Qua bài chúng ta thấy các chuyên gia khắp năm châu đã giúp đỡ rất nhiều để xây dựng lên một công trình thuỷ điện lớn như vậy. Ta thấy mình có những quyền gì? 
+ Cao nguyên: Vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Trăng chơi vơi: Trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la.
- HS đọc theo nhóm 3( đại diện 2 nhóm đọc bài)
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
- Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga. Có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: Công trường say ngủ 
- HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
- HS nêu.
- 2 HS đọc nội dung chính của bài.
- HS luyện đọc theo c ...  sát, nhận xét:
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng như trong SGK.
- Phần nguyên của số thập phân gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào?
- Phần thập phân của số thập phân gồm mấy hàng ? Đó là những hàng nào?
- Các đơn vị của 2 hàng liền nhau có quan hệ với nhau như thế nào?
b) HS nêu cấu tạo số thập phân:
* Số thập phân: 375,406
- Phần nguyên gồm những chữ số nào?
- Phần thập phân gồm những chữ số nào?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc số thập phân 375,406 và cho HS viết vào bảng con.
*Số thập phân: 0,1985
 ( Thực hiện tương tự )
+) Muốn đọc viết số thập phân ta làm thế nào?
- Cho HS nêu sau đó cho HS nối tiếp đọc phần KL trong SGK.
- Gồm các hàng: Đơn, vị trục, trăm, nghìn 
- Gồm các hàng: Phần mười, phần trăm, phần ngìn 
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 hàng đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- Phần nguyên gồm có: 3trăm, 7trục, 5 đơn vị.
- Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn. 
- HS nêu.
- HS đọc trong SGK. 
	* Thực hành:
+ Bài tập 1:
- GV viết lên bảng lần lượt từng phần
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 2:
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét. 
- (Phần c,d,e dạy vào buổi chiều)
+ Bài tập 3: (Dạy vào buổi chiều)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS tiếp nối đọc số và phân tích số
- 1 HS lên bảng, dưới lớp làm vào nháp
 a) 5,9 ; b) 24,18 ; 
 (c) 55,555 ; d) 2002,08 ; e) 0, 001)
	4. Củng cố, dặn dò
Nhắc lại nội dung bài học
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 14: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2) ; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3.
- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	Thẻ câu BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức từ nhiều nghĩa 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài tập 1:
- GV cho HS thảo luận theo cặp sau đó gọi 1 hS lên bảng tìm thẻ ở cột B gắn vào thẻ thhích hợp ở cột A
- Lời giải:
 Từ chạy
 Các nghĩa khác nhau
(1) Bé chạy lon ton trên sân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.
(4) Dân làng khẩn chương chạy lũ.
- Sự chuyển nhanh bằng chân.(d) 
- Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông(c)
- Hoạt động của máy móc.(a)
- Khẩn trương tránh những điều không may sắp sảy đến. (b)
+ Bài tập 2:
- gv nêu vấn đề: từ chạy là từ nhiều nghĩa, các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? bài tập này sẽ giúp em hiểu điều đó.
- cho hs trao đổi nhóm 2.
 ( nếu có hs chọn dòng a, gv yêu cầu cả lớp thảo luận. có thể đặt câu hỏi: hoạt động của đồng hồ có thể coi là di chuyển bằng chân không? hs sẽ phát biểu: hoạt động của đồng hồ là sự vận động của máy móc (tạo ấn tượng nhanh).
+ bài tập 3:
- mời 1 hs đọc yêu cầu.
- cho hs làm bài rồi chữa bài.
+ bài tập 4:
- cho hs làm bài và vở.
- mời một số hs đọc bài làm của mình.
- cả lớp và gv nhận xét, gv tuyên dương những hs có câu văn hay.
- hs phát biểu ý kiến
 dòng b ( sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong các ví dụ ở bài tập 1.
*lời giải: từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc( ăn cơm)
- hs làm bài vào vở
	4. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học.
Chiều thứ 5/29/9/2011
Tiết 1: Luyện Toán
LUYỆN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Viết được các phân số thập phân thành số thập phân.
- Viết được các số thập phân thành phân số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Luyện tập.	
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 6dm = m =  m
 3cm = m =  m
b) 8cm = dm =  dm
 9 mm = m =  m
+ Bài 2: Điền phân số thập phân hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 0,5 =  ; = 
b) 0,038 =  ; =  
+ Bài 3: (T38)
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu:
 M: 3,5 = 3
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài.
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp
a) 6dm = m = 0,6 m
 3cm = m = 0,03 m
b) 8cm = dm = 0,8 dm
 9mm = m = 0,009 m
Các nhóm làm vào phiếu:
a) 0,5 = ; = 0,7
b) 0,038 = ; = 0,076 
- HS tự làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
 4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU
Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong 1 số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 * Luyện tập
Bài 1: Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của những từ sau: Đầu, lưỡi, chân, tay.
GV chữa bài
+ Bài 2: Đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài tập 1
- GV chấm điểm một số bài và nhận xét.
- HS làm bài theo nhóm. Các nhóm tìm từ vào phiếu:
VD: - Đầu: đầu làng, đầu đình, đầu nguồn, đầu mối, đầu đĩa,...
 - Lưỡi: Lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi búa,...
 - Chân: chân trời, chân núi, chân đồi,...
 - Tay: tay áo, tay tre, tay lái, tay hòm chìa khoá,...
- HS làm bài vào vở luyện
- Một số HS trình bày bài làm của mình
VD: - Đầu làng em có cây gạo rất to
 - Trời mưa đầu nguồn nên lũ về nhanh quá
 - Phía chân trời mây đen đang ùn ùn kéo về.
 - tay áo của bạn Hoàng bị ướt 
...
 4. Củng cố, dặn dò
Chốt lại nội dung bài học
Nhận xét giờ học
	Thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011	
Tiết 1: Toán
Tiết 35: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS: 	
Biết cách chuyển một phần số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số tập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với số đo thích hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
	Nêu các đọc và cách viết số thập phân?
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	* Luyện tập:
+ Bài 1:
a) GV hướng dẫn HS chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số. Chẳng hạn, để chuyển thành hỗn số, GV có thể hướng dẫn HS làm theo 2 bước
 * Lấy tử số chia cho mẫu số.
* Thương tìm được là phần nguyên ; Viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. 
b) Khi đã có các hỗn số, GV cho HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân. 
- Cho HS tự chuyển các hỗn số mới tìm được thành số thập phân. 
 + Bài 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân. ( Như bài 1) 
- Cho HS làm ra nháp.
- Chữa bài. 
+ Bài 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét. 
+ Bài 4: (Dạy vào buổi chiều) 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
(Làm vào bảng con)
*Kết quả: = 16
VD: 16= 16,2
- HS làm bài vào vở nháp, sau đó chữa bài.
 - HS làm bài vào vở 
 *Bài làm: 5,27m = 537cm 
 8,3m = 830cm
 3,15m = 315 cm
	4. Cñng cè, dÆn dß: GV nhËn xÐt giê häc
Tiết 2: Tập làm văn
Tiết 14: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
 HS biết chuyển một phần của dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
HS đọc câu văn mở đoạn của em- BT3 (tiết TLV trước)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV trước, các em đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
- Cho HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao chùm toàn đoạn.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm súc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. 
- HS đọc thầm.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- HS viết đoạn văn vào vở, 1 HS viết vào giấy khổ to.
- HS đọc.
- HS bình chọn.
	4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Chiều thứ 6/30/9/2011
Tiết 1: Luyện toán
LUYỆN TẬP VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
 I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS về cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
 - Rèn kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo cho học sinh.
 - Giúp học sinh có ý thức học toán.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở luyện của học sinh và nội dung luyện tập của GV.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đứng tại chỗ nêu lại bảng đơn vị đo độ dài, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị
Cả lớp và GV chữa bài: 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn HS luyện tập.
+ Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4 m 25 cm =  m ; b) 9dm8 cm5mm = dm
 12 m 8dm = m 2m6dm3cm =m
 26m8cm = m 4dm4mm =dm
c) 248dm = ..m d) 3561 m = km
 36dm = m 542m = .km
 5dm = m 9m = km
 Cả lớp và gv chữa bài
+ Bài 2: >, <, = 
5,8m 5,799m ; 0,2m .20cm
0,64m .6,5dm ; 9,3m 9m3cm
chữa bài
+ Bài 3: Mẹ mua về một túi gạo có 2 kg 500g gạo. Bữa trưa mẹ đã dùng kg gạo, bữa tối mẹ dùng kg gạo. Hỏi trong túi gạo còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch giải.
- GV chữa bài
+ Bài 4: Xếp các số đo dưới đây theo thứ tự từ bé đến lớn:
8,62m; 82,6m; 8,597m; 86,2m
chữa bài
- 2,3 HS yếu đọc yêu cầu 
HS trả lời nối tiếp qua trò chơi “Truyền điện”
- HS TB, yếu lên bảng,
Dưới lớp làm bài vào vở nháp
- HS khá, giỏi làm bài vào vở nháp.
 Bài giải
Đổi: 2 kg 500g = 2kg = kg = kg
 Cả hai lần đã dùng là:
 (kg)
 Lượng gạo còn lại là:
 (kg) = 1(kg)
 Đáp số: 1kg
HS chơi trò chơi xếp cá theo nhóm
Kết quả:
8,597m ; 8,62m ; 82,6m ; 86,2m
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học
Nhận xét giờ học
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
 - Kiểm điểm tình hình trong tuần
 - Đề ra kế hoạch tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc