Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 24

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 24

Tập đọc

TIẾT 47 : LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê -ĐÊ

I-Mục tiêu :

1. Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.

II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

A/ Kiểm tra bài cũ

2HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần , trả lời câu hỏi về bài đọc.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2008
Tập đọc
Tiết 47 : Luật tục xưa của người ê -đê
I-Mục tiêu :
1. Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ
2HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần , trả lời câu hỏi về bài đọc.
 B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc :
- GV đọc bài văn. 
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt): đoạn 1 (Về cách xử phạt), đoạn 2 (Về tang chứng và nhân chứng), đoạn 3 (Về các tội).
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng.); uốn nắn cách đọc của HS.
- HS luyện đọc theo cặp
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài.
 - Gv đọc mẫu toàn bài 
b) Tìm hiểu bài :
HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Người xa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng).
-Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. (Tội không hỏi mẹ cha – Tội ăn cắp- Tội gíup kẻ có tội – Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình) 
-Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
GV : ngay từ ngày xa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ ràng từng lọại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Ngời Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
-Hãy kể một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
Sau khi đại diện các nhóm HS trình bày, GV chốt tên khoảng 5 luật của nước ta. 1 HS nhắc lại.(VD: Luật Giáo Dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường. Luật Giao thông đường bộ,)
- HS nêu ND , ý nghĩa bài văn. GV chốt .
c).Luyện đọc lại
- Ba HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
( Tội không hỏi mẹ cha..........nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.)
3/ Củng cố, dặn dò : 
- 2HS nhắc nội dung bài văn.
- GV nhận xét tiết học. chuẩn bị bài " Hộp thư mật "
 .
Toán 
Tiết 116: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- HS hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- HS vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. 
II. Chuẩn bị: 
 Bảng phụ vẽ BT2 (SGK)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
A/ Kiểm tra bài cũ 
 Gọi Hs chữa bài tập 3 .
B/ Bài mới 
Hoạt động 1: Ôn công thức tính Stp, thể tích hình lập phương.
- GV Yêu cầu HS đọc Y/c BT1; nhắc lại các công thức tính liên quan.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- GV nhấn mạnh mối quan hệ giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích, diện tích. 
- HS thực hiện vào vở; HS báo cáo kết quả;
- HS nhận xét, GV nhận xét, củng cố .
*Hoạt động 2: Ôn công thức tính SHCN,SXq, thể tích hình hộp chữ nhật. 
Bài 2: GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- HS nêu các công thức liện quan, cách thực hiện.
- GV treo bảng phụ. 
- Tất cả HS tự làm bài tập.
- GV yêu cầu một số HS điền kết quả, HS khác nhận xét. 
- GV kết luận. 
*Hoạt động 3: Vận dụng thực tiễn đơn giản.
Bài 3: GV tổ chức hoạt động theo nhóm để HS quan sát hình vẽ, thảo luận. 
- Các nhóm tự phát hiện ra cách tính thể tích của khối gỗ. 
- GV đánh giá kết quả bài làm của từng nhóm và kết luận. 
*Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò 
 Về làm bài tập trong VBT.
 .
Âm nhạc
Tiết 24 : Học hát bài : Màu xanh quê hương 
I. MUẽC TIEÂU
	- HS bieỏt baứi haựt Màu xanh quê hương 
	- HS Haựt thuoọc lụứi ca, haựt ủuựng giai ủieọu, tieỏt taỏu, theồ hieọn caực tieỏng coự luyeỏn trong baứi haựt.
	- Giaựo duùc HS thêm yêu quê hương .
II. CHUAÅN Bề CUÛA GIAÙO VIEÂN
	- Nhaùc cuù quen duứng, nhaùc cuù goừ ủeọm theo baứi haựt.
III. CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY – HOẽC CHUÛ YEÁU
1. OÅn ủũnh lụựp – Nhaộc HS tử theỏ ngoài hoùc ngay ngaộn.
2. Kieồm tra baứi cuừ	
3. Baứi mụựi:
Hoaùt ủoọng 1: Daùy baứi haựt Màu xanh quê hương 
- GV giụựi thieọu baứi haựt, taực giaỷ, noọi dung baứi haựt
- Cho HS nghe haựt maóu (GV haựt).
- Hửụựng daón HS taọp ủoùc lụứi ca ủoàng thanh theo tieỏt taỏu .
 - Daùy haựt: daùy tửứng caõu vaứ chuự yự noỏi tieỏp cho ủeỏn heỏt baứi. 
GV hửụựng daón kú ủeồ giuựp HS haựt ủuựng.
- Taọp xong, cho HS oõn haựt laùi nhieàu laàn ủeồ thuoọc lụứi, ủuựng giai ủieọu, tieỏt taỏu baứi haựt. GV giửừ nhũp ủeàu cho HS trong quaự trỡnh luyeọn haựt (sửỷa cho HS haựt chửa ủuựng
Hoaùt ủoọng 2: Haựt keỏt hụùp goừ ủeọm.
- Hửụựng daón HS haựt keỏt hụùp goừ ủeọm theo phaựch (GV thửùc hieọn maóu): 
- Hửụựng daón HS goừ ủeọm theo tieỏt taỏu chớnh cuỷa baứi haựt.
4. Cuỷng coỏ – Daởn doứ
	- HS nhaộc laùi teõn baứi haựt vửứa hoùc, taực giaỷ? Caỷ lụựp haựt ủoàng thanh baứi haựt theo hửụựng daón cuỷa GV
	- Daởn HS veà hoùc thuoọc lụứi 1 baứi haựt: Em yeõu trửụứng em.
 ..
Đạo đức:
Tiết 24 : Em yêu tổ quốc Việt Nam ( Tiết 2 )
I - Mục tiêu
Sau khi học bài này, HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam: Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II – Tài liệu và phương tiện
Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
* Cách tiến hành
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
2. Từng nhóm thảo luận
3. Đại diện lên trình bày về một mốc Thời gian hoặc một địa danh.
4. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
5. GVkết luận: 
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
- Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
- Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3, SGK)
* Cách tiến hành:
1. GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch (các HS khác trong lớp đóng )về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai
3. Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
4. Các nhóm khác nhận xét v à bổ sung ý kiến.
5. GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
* Cách tiến hành
1. GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
2. HS cả lớp xem và trao đổi tranh
3. GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
4. HS hát, đọc thơ, về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Buổi chiều 
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập về câu ghép. Luyện viết. 
I/ Mục tiêu 
 Củng cố về câu ghép , cách nối các vế câu ghép .
 Luyện viết chữ đẹp .
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : HDHS củng cố về các khái niệm 
Y/c HS trả lời :
+ Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ .
+ Các vế câu ghép ngăn cách nhau bằng cách nào ?
Hs trả lời miệng 
Hs nx bổ sung . GV kết luận .
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập .
*Xác định các vế của câu ghép và chỉ ra dấu hiệu ngăn cách các vế câu ghép .
 *Hãy chỉ ra mỗi câu ghép trên chỉ quan hệ gì ?
Vì trời mưa nên đường trơn .
Nếu thời tiết đẹp thì lớp ta sẽ đi cắm trại .
Bạn Hồng không những học giỏi mà bạn Hồng còn hát rất hay.
Tuy nhà bạn Lan ở xa nhưng bạn Lan không bao giờ đến lớp muộn .
HS trả lời về từng câu ghép 
HSnx – GV kết luận .
III/ Củng cố – dặn dò 
GVnx tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài ôn sau .
 ..
Ôn toán
Ôn tập về tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương .
I/ Mục tiêu :
Tiếp tục củng cố về tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương .
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : Ôn tập lí thuyết 
GV y/c HS trả lời :
+ Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
+ Nêu cách tính thể tích hình lập phương ?
HS trả lời – GV củng cố .
Gọi 1 HS lên bảng viết công thức .
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập .
GV đưa ra hệ thống bài tập – HS làm vào vở 
Gọi lần lượt 3HS lên chữa bài .
GV kết hợp chấm một số bài và nx chung .
 Bài 1 : Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a , chiều rộng b , chiều cao c : a, a = 25cm; b = 24dm ; c = 1,8m 
 b, a = 2,05 m ; b = 13 dm; c = 17 dm.
Bài 2/ Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,56m . Mỗi đề – xi – mét khối kim đó cân nặng 12 kg .Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki- lô -gam ? 
Bài 3 : Một hình lập phương có cạnh 3,5m . Tính diện tích một mặt , diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó .
 III/ Củng cố – dặn dò 
GVnx tiết học .Dặn HS ôn tập tiếp .
 Thể dục
Tiết 47 : phối hợp chạy và bật nhảy
trò chơi “Qua cầu tiếp sức”
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn phối hợp chạy – mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
- Học phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu à tham gia chơi tương đối chủ động. 
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và 2 – 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá. 
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Mở đầu 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- Chạy c ... 2: Ôn chạy và bật nháy: 5- 6 phút.
Tập theo đội hình 2 – 4 hàng dọc theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàn cách nhau tối thiểu 2m. 
Hoạt động 3: Học trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”: 8 –10 phút. 
Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử (chọn những học sinh đã nắm được cách chơi). Tổ chức chơi: Chia số học sinh trong lớp thành 2 – 4 nhóm tương đương nhau về thể lực và tỉ lệ nam, nữ, giáo viên cho cả lớp chơi thử 1 lần. Sau đó, cho thi đấu 2 lần, đội nào thua bị phạt (hình thức thưởng phạt do giáo viên và học sinh thống nhất trước khi chơi). 
Hoạt động 4: Kết thúc 4 – 6 phút
- Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát: 1 – 2 phút. 
- Học sinh di chuyển thành 4 hàng theo tổ, giáo viên hệ thống lại bài học: 1 – 2 phút.
* Trò chơi hồi tĩnh: 1 phút. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao: 1 phút. 
Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2008
Toán
Tiết 120: Luyệt tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ vẽ minh hoạ hình BT1 (SGK).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1. Bài cũ: Ôn các công thức tính. 
- GV: Y/c HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình đã học.
- HS nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, ghi bảng.
2. Bài mới:
HĐ1: Vận dụng vào hình hộp chữ nhật
Bài 1: - GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV treo bảng phụ, HD phân tích các yêu cầu bài toán trên hình vẽ.
- HS tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả.
Đáp số: a. 2,3m2 ; b. 0,3m3 ; c. 0,225m3
HĐ2: Vận dụng vào hình lập phương
Bài 2: HS cần nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương. 
- HS tự làm.
- HS đọc đáp số; GV cho HS đối chiếu, nhận xét
Bài 3: HS đọc đề. 
- Cho HS thảo luận trong nhóm đôi. 
- GV hướng dẫn HS cách làm cụ thể hay khái quát. 
Cạnh hình 2 gấp 3 lần cạnh hình 1 : vậy cạnh hình 1 là a thì cạnh hình 2 là 3 x a : Sxq = a x a x 4 và (3 x a) x (3 x a) = 9 x (a x a)
Thể tích V1=a x a x a; V2= (3 x a) x (3 x a) x (3 x a)= 27 x (a x a x a)
Từ đó HS nêu nhận xét.
HĐ 3: Dặn dò
- Về nhà làm bài tập troang SGK
Luyện từ và câu 
Tiết 48 : Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I- Mục tiêu 
1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
2. Biết tạo câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp
ii- Các hoạt động dạy – học
A - Kiểm tra bài cũ :
HS làm lại BT3 của tiết TLVC Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh.
B – Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2/ Phần nhận xét : 
Bài tập 1:- Một HS đọc yêu cầu của bài 
Cả lớp đọc thầm lại hai câu ghép; phân tích cấu tạo: xác định các vế câu trong mỗi câu, bộ phận C-V của mỗi vế câu.
 GV mời 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của 2 câu ghép.
 Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại 2 câu văn ở BT1, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
ý a: Các từ vừađã, đâu đấy trong 2 câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
ý b: Nếu lược bỏ các từ vừađã, đâuđấy, thì:
+ QH giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước. 
+ Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh – câu b.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài; suy nghĩ thay thế những từ được in đậm ở BT1 bằng những từ khác.
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng:
3/ Phần ghi nhớ : Hai HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
4/ Luyện Tập : 
 Bài tập 1- HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân – các em gạch một gạch chéo phân cách hai vế câu, khoanh tròn (hoặc gạch 2 gạch ) dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- GV gọi HS trình bày kết qủa. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT2 , làm bài cá nhân
- GV mời 3-4 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tính điểm cao hơn cho những HS có nhiều phương án điền từ.
5/ Củng cố, dặn dò : 
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
 . 
Khoa học
Tiết 48 : an toàn và tránh lãng phí
Khi sử dụng điện
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
	- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
	- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II/ Hoạt động dạy – học chủ yếu :
A- Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 2 HS nêu cách lắp mạch điện đơn giản .
B - Dạy bài –ới :
1/ Giới thiêụ bài : GV nêu mục tiêu tiết học
2/Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK)
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm bổ sung kết quả. GV kết luận .
3/Hoạt động 2: Thực hành
Bước 1: làm việc theo nhóm
HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày kết qủa
- GV ch HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn)
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu t hêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
4/Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS thảo luận theo các câu hỏi:
- Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí
Bước 3: 
 HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà .HS thảo luận theo cặp, sau đó cho HS trình bày . Lớp và GV nhận xét .
5/ Củng cố dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học . 
 - Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau .
 ..
Địa lí
Tiết 24 : ôn tập
I - MỤC TIấU : 
Học xong bài này, HS
- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á , châu Âu .
- Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu á , châu Âu .
- Biết so sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục .
- Điền đúng tên , vị trí ( hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí ) của 4 dãy núi : Hi-ma-lay-a , Trường Sơn , U-ran , An - pơ trên bản đồ tự nhiên Thế giới
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bản đồ thế giới
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
A/ Kiểm tra bài cũ : 2HS nêu đăc điểm tự nhiên ở Châu Âu.
B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài 
2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Liên bang Nga
Bước 1:
 HS kẻ bảng có 2 cột : ghi các yếu tố và đặc điểm sản phẩm chính của nghành SX 
Bước 2 : HS đọc trong SGK để điền các tư liệu vào trong bảng
Bước 3 : - Gọi một số HS trả lời trước lớp .
	 - HS nhận xét . GV kết luận .
3/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Pháp
Bước 1: - HS sử dụng hình 1 để xác định vị trí địa lí nước Pháp .
 - HS so sánh vị trí địa lí , khí hậu nước Pháp với LB Nga .
 - Một số em trình bày kết quả. 
 - HS nhận xét ( mỗi em một ý )
 - GV kết luận .
4/ Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu .
Bước 1: - Cho HS thảo luận nhóm đôi theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
 - GV cung cấp thêm thông tin cho HS .
Bước 2 : Một số nhóm nêu kết quả. HS nhận xét . GV kết luận 
5/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau .
Buổi chiều 
Ôn Toán
Ôn tập về tính diện tích xq và diện tích toàn phần , thể tích của HHCN và hình lập phương .
I . Mục tiêu 
Tiếp tục củng cố về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, hình lập phương .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : HDHS ôn tập về lí thuyết 
+ Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần , thể tích HHCN?
+ Nêu cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần và thể tích HLP ? 
Gv ghi bảng lần lượt các công thức lên bảng . 
Gọi 1 số HS nhắc lại 
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập 
 -GV đưa ra hệ thống các bài tập .
GV gợi ý 
HS làm vào vở bài tập
Gọi lần lượt HS chữa bài . 
Bài 1 : Một bể kính nuôi cá dạng HHCN có chiều dài 1m , chiều rộng 50cm , chiều cao 60cm . Tính 
Diện tích kính dùng làm bể cá đó 
Thể tích bể cá đó .
Bài 2 : Viết số đo thích hợp vào ô trống :
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
2,5 m
3,5 dm
0,4m
Chiều rộng
0,4 dm
Chiều cao
5m
1,3 cm
0,4 dm
Chu vi mặt đáy
11m
2cm
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
Bài 3 : Hãy kể tên một vài đồ vật có dạng :
Hình trụ .
Hình cầu .
III/ Củng cố – dặn dò .
Tập làm văn
Tiết 48 : ôn tập về tả đồ vật
I- Mục tiêu: 
1.Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2.Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi (BT2) tiết TLV trước
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn HS luyện tập : 
Bài tập 1 Chọn đề bài
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý cho HS lập dàn ý .
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1 trong SGK (Tìm ý cho bài văn)
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. 
Bài tập 2- Một HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý 2. Chia lớp thành 6 nhóm .
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lâp, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm. GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, Gv và cả lớp theo dõi nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
 ..
sinh hoạt lớp
Tuần 24
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 24 của lớp .
-Triển khai hoạt động tuần 25 .
II/ Các hoạt động chủ yếu :
1/ Đánh giá hoạt động tuần 24 :
- Các tổ trưởng nêu kết quả theo dõi hoạt động của tổ .
- Lớp trưởng bổ sung về kết quả của từng tổ .
- HS phát biểu ý kiến .
- GV nhận xét và kết luận.
2/ Triển khai nội dung tuần 25 
GV triển khai một số hoạt động của nhà trường và công tác đội :
Thực hiện tốt các nề nếp của lớp cũng như của trường .
Chuẩn bị tốt cho thi kể chuyện về Bác Hồ .

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 24 lop 5.doc