Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 31

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 31

TẬP ĐỌC

 CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I- MỤC TIÊU: Giúp hs:

 1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

 2 . Hiểu nội dung của bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

A/ Kiểm tra bài cũ:

 1HS đọc lại bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi trong bài

B/ Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài .

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

a) Luyện đọc :

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.

- Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt)

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài .

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
 công việc đầu tiên
I- Mục tiêu: Giúp hs:
 1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
 2 . Hiểu nội dung của bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ: 
 1HS đọc lại bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi trong bài 
B/ Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc :
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn. 
- Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt) 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em, giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài .
- HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
+ HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi SGK .
+ HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng.
- GV hỏi về nội dung của bài văn? 
( Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng). 
c) Đọc diễn cảm :
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối. 
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp .
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò :
HS nhắc lại nội dung của bài .
GV nhận xét tiết học . 
Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Bầm ơi.”
Toán
 Phép trừ
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/ Bài cũ 
 Gọi 1HS chữa bài tập 3 SGK 
2/ Bài mới 
Hoạt động 1: Ôn về phép trừ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ. 
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Một số tính chất của phép trừ ... (như SGK)
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:HS làm bài vào vở . 
 Cho học sinh tự tính,thử lại rồi chữa bài. 
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Khi chữa bài cho học sinh củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết. 
Bài 3: Cho học sinh tự giải rồi chữa bài. 
HS dưới lớp tự kiểm tra kết quả lẫn nhau.
Gv chấm một số bài và nx chung . 
IV. Dặn dò
Về làm bài tập trong SGK.
 .
 Buổi chiều Chính tả (Nghe – viết) 
 tà áo dài việt nam
I- Mục tiêu : Giúp hs:
 1. Nghe – viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam. 
 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/Kiểm tra bài cũ:
HS viết tên một số huân chương trong BT 3 tiết chính tả trước.
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học .
2/ Hướng dẫn HS nghe -viết : 
- GV đọc bài chính tả Tà áo dài Việt Nam. HS theo dõi trong SGK. 
- GV hỏi : Đoạn văn kể điều gì? ( Đặc điểm của hai loại áo dàicổ truyền của phụ nữ Việt Nam.Từ những năm 30 của thế kỉ XX,chiếc áo dài Việt Nam đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời)
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày những chữ cần viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- GV đọc bài chính tả cho HS viết. GV đọc lại để HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau . 
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2 
- Một HS đọc nội dung BT. 
- HS làm bài vào vở BT 
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng .
Bài tập 3.
- HS đọc lại nội dung bài tập 3.
- 1 HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi nhận xét,GV chốt lời giải đúng.
4/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
  Ôn Toán
ÔN tập về phép cộng , phép trừ .
I . Mục tiêu : 
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép phép cộng , phép trừ .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Bài 1:Tính bằng cách thuận tiện 
 (689 + 875) + 125 5,87 + 28,69 + 4,13 
 789 + (876 + 211) 28,13 + (5,87 + 4,18) 
Cho học sinh tự tính rồi chữa bài. 
Học sinh cùng bàn đổi vở kiểm tra. 
Bài 2: Tính rồi thử lại :
Cho học sinh làm bài và sau đó chữa bài . 
106,89 - 75,125 
 0,867 – 0,219
Bài 3:Tìm x 
 Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
x + 5,87 = 9,15 x – 0,35 = 2,55
 Dặn dò
Về nhà tiếp tục ôn tập.
 .
 Ôn Tiếng Việt
Luyện tập về chủ đề “nam và nữ ”
 tập viết đoạn đối thoại .
I/. Mục tiêu: Giúp hs: 
-Củng cố,hệ thống hoá từ ngữ về chủ đề Nam và nữ.
-Luyện tập viết đoạn đối thoại .
 II./ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1:HDHS làm BT.
Bài 1 : Em hãy nêu : 
Những phẩm chất quan trọng nhất của người nam giới .
Những phẩm chất quan trọng nhất của người phụ nữ .
Bài 2 : Em hãy nêu những câu thành ngữ , tục ngữ nói về chủ đề Nam và nữ .
 -HS làm bài vào vở . GV theo dõi .
 -Gọi lần lượt HS trình bày 
 -GVnx , cho điểm 1 vài em làm tốt .
Hoạt động 2: HDHS tập viết đoạn đối thoại .
 Cho HS đọc lại màn kịch “Một vụ đắm tàu ” đã viết .
 - Tổ chức cho HS phân vai đọc lại màn kịch trên .
 Củng cố – Dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau
Đạo đức
 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
 - Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
II. Tài liệu và phương tiện.
- SGK Đạo đức 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Học sinh giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và của địa phương
1. Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh minh hoạ.
2. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Giáo viên nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như:
- Mỏ than Quảng Ninh;
- Dầu khí Vũng Tàu;
- Mỏ A-pa-tít Lào Cai.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 5, SGK.
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thảo luận bài tập 5.
2. Các nhóm thảo luận .
3. Đại diện cho từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Giáo viên kết luận: Có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm theo bài tập 6, SKG.
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quý hiếm 
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Giáo viên lết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Về nhà tìm hiểu về truyền thống nhân văn, văn hoá địa phương : Thôn em sống 
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Thể dục 
 Môn thể thao tự chọn
Trò chơi “nhảy ô tiếp sức ”.
I- Mục tiêu: Giúp hs:
- Ôn tâng hoặc kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân . Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và đạt thành tích.
II- Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu và kẻ sân xác định vị trí học sinh khi kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra: 1 phút.
* Đứng vỗ tay và hát: 1 - 2 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung .
Hoạt động 2: Ôn tập môn thể thao tự chọn:
- Ôn tập: Nội dung và phương pháp dạy như bài 60.
- Kiểm tra: Nội dung và cách tổ chức như sau:
- Đá cầu: 15 - 17 phút.
Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. 
Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân: 10 - 12 phút. 
Hoạt động 3: Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức": 4 - 5 phút.
Nội dung và phương pháp như bài 58.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút.
* Trò chơi hồi tĩnh: 1 phút
- Một số động tác hồi tĩnh: 1- 2 phút
- Giáo viên nhận xét công bố kết quả kiểm tra: 2 phút.
- Giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
.
Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh củng cố việc vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. 
II. Chuẩn bị: 
- 4 Bảng nhóm cho HS thực hiện hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ:
 - GV kiểm tra VBT của 5 HS, nhận xét.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1:Ôn về cộng, phép trừ.
- Cho học sinh nêu tính chất của phép cộng, phép trừ. 
- Cho học sinh lên viết tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
a + b = b + a
 (a + b) + c = a + (b + c)
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Kĩ năng cộng, trừ phân số, số thập phân.
- GV: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Bài 2: Vận dụng t/c phép toán cộng, trừ .
- GV: Cho học sinh tự làm, 4 HS làm vào bảng nhóm 4 phép
- HS: chữa bài.Nêu lại tính chất phép cộng, trừ.
Bài 3: Vận dụng thực hành giải toán.
- GV: Yêu cầu HS đọc đề, tó tắt đề.
Hướng dẫn cách giải.
- HS: thực hành giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS: HS đổi vở, kiểm tra lẫn nhau. 
 1 HS chữa bài( trình bầy bảng phụ), lớp nhận xét.
- GV: củng cố, nhận xét sau khi chấm vở HS.
Đáp số: a. 15% ; b. 600.000 đồng
 3. Củng cố dặn dò
 - Về làm bài tập trong SGK.
 ..
Luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ: nam và nữ
I. Mục tiêu : Giúp hs:
 1. Mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 2. Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó. 
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ :
2HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét và bổ sung .
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài. 
- HS trình bày kết quả . Cả lớp nhận xét và bổ sung.
Bài tập 3. 
- HS đọc nội dung bài tập. GV nhắc HS hiểu đúng y ... - bốt.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp đầu rô- bốt (H.4-SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tiến hành lắp đầu rô- bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
* Lắp các bộ phận khác 
- Lắp tay rô- bốt (H.5a-SGK)	
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Trong các bước lắp, GV cần chú ý: 
- Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của hai tay rô- bốt.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
IV . Củng cố – dặn dò .
GV nx tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
trò chơi "chuyển đồ vật"
I- Mục tiêu: Giúp hs:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực),bằng một tay (trên vai). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu hoặc mỗi tổ có 3 - 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới, kẻ sân và chuẩn bị thiết bị để tổ chức trò chơi.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung. 
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút.
- Đá cầu: 14 - 16 phút
Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 7 - 8 phút. Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân (do giáo viên chọn): 4 - 5 phút. 
- Ném bóng: 14 - 16 phút.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai) : 7 - 8 phút. 
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực): 7 - 8 phút. Địa điểm, đội hình tập và phương pháp dạy như trên.
Hoạt động 3: Trò chơi "Chuyển đồ vật": 5 - 6 phút.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- Đi đường theo 2 - 4 hàng dọc và hát 1 bài : 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh: 1 phút.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toán 
 Phép chia
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm và giải bài toán.
II. Chuẩn bị: 
- Băng giấy ghi các chú ý của phép chia( như SGK)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra vở BT nhận xét việc làm lại bài toán 4 SGK tiết trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập những hiểu biết chung về phép chia. 
- GV: Hướng dẫn HS tự nhắc lại: 
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Phép chia hết và phép chia có dư.
- GV: Đưa ra ví dụ để ôn lại các chú ý của phép chia ... (như chuẩn bị)
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1,2: Kĩ năng thực hành cơ bản về phép chia.
 Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
 HS cùng bàn đổi vở, kiểm tra bài.
Bài 3: Rèn luyện kĩ năng nhân/chia nhẩm số thập phân 
- GV: Y/c HS nêu cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01; 0,001; 0,25; 0,5...
- HS: Tự làm và chữa bài. 
- GV chấm bài làm của HS, gọi một số HS trung bình, HS còn yếu lên chữa bài. 
- HS: nhận xét, GV củng cố.
Bài 4: Vận dụng kĩ thuật một tổng chia cho một số.
- GV: Cho HS nhắc lại, GV ghi bảng: (a+b):c= a: c + b: c
- HS: Tự làm rồi chữa bài. 
3.Củng cố dặn dò:- Về làm lại BT 4 theo 3 cách và làm bài tập 
Luyện từ và câu
 ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy )
I- Mục tiêu: Giúp hs:
1. Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy.
2. Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức trân trọng khi sử dụng dấu phẩy. 
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ : 
HS làm lại bài tập 3 của tiết trước .
B/ Dạy học bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu của BT1 . Cả lớp theo dõi trong SGK.
1 HS nói lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
GV hướng dẫn HS cách làm bài.
HS làm bài vào vở bài tập. 
HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
-HS đọc yêu cầu của BT2.Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh,suy nghĩ làm bài.
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài .
- HS làm bài vào vở bài tập. 
HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
 - HS đọc yêu cầu của bài.
GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó.
HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài.
HS chữa bài. Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . 
- Chuẩn bị cho tiết sau . 
Khoa học
 môi trường
I. Mục tiêu: Giúp hs biết:
 -Khái niệm ban đầu về môi trường
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sồng.
II. Đồ dùng dạy – học
Thông tin và hình trang 128, 129 SGK
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động1: Quan sát và thảo luận
* Cách tiến hành:
	Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
	Bước 2: Làm việc theo nhóm
	Bước 3: Làm việc cả lớp
Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với két quả của nhóm mình.
	Dưới đây là đáp án:
	Hình 1 – c; hình 2 – d; hình 3 – a; hình 4 – b.
	Tiếp theo, GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì ?
 Kết luận:
 Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta; những gì có trên Trái Đất hoặc nhhững gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có nhưũng yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt Trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
Hoạt động 2: Thảo luận
* Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị ?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
	- Tuỳ môi trường sống của HS, GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này.
IV. Củng cố – dặn dò 
Gvnx tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Địa lí
địa lí địa phương : “địa lí tỉnh Thanh Hoá”
I. Mục tiêu : Giúp HS có những kiến thức cơ bản , khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra ở địa phương mình.
II. đồ dùng dạy học
Bản đồ Thanh Hoá
III. Các hoạt động dạy học 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
- Vị trí: GV treo bản đồ Thanh Hoá và giới thiệu cho HS biết :
 Thanh Hoá nằm về phía bắc của nước ta và thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp với Sơn La , Ninh Bình, phía nam giáp với Nghệ An, phía đông giáp với Biển đông, phía tây giáp với Lào.
 Diện tích: 11 106,300 km2
- Sự phân chia hành chính
Gồm 27 đơn vị hành chính: 
+ 1 thành phố: Thanh Hoá
+ 2 thị xã: Bỉm Sơn, Sầm Sơn
+ 24 huyện: 
 -11 huyện miền núi là Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân.
 -5 huyện ven biển là Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá.
 - 8 huyện đồng bằng là Nông Cống, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Yên Định, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn.
Hoạt động 2 : Điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
- Địa hình
Phức tạp và bị chia cắt nhiều, 3/4 diện tích là miền núi.
- Khí hậu 
Nhiệt đới gió mùa, có hai mùa chính đó là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Khoáng sản
Có mỏ crô mit ở Cổ Định.
 Hoạt động 3. Dân cư, kinh tế
-Số dân: 3 474 300 người 
-Tỉ lệ tăng dân số nhanh.
-Mật độ dân số: 313 người/km2, phân bố dân cư không đều giữa các vùng.
c. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học.
Buổi chiều Ôn Toán
ÔN tập về phép nhân , phép chia .
I . Mục tiêu : 
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép nhân , phép chia .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Bài 1:Tính bằng cách thuận tiện 
 689 875 + 125 689 0,5 9,6 2 
-Cho học sinh tự tính rồi chữa bài. 
-Học sinh cùng bàn đổi vở kiểm tra. 
Bài 2: Tính nhẩm 
3,5 : 0,1 8,4 : 0,01 
7,2 : 0,01 921,8 : 0,1 
9,4 : 0,1 0,162 : 0,01 
12: 0,5 20 : 0,25 
11 : 0, 25 24 : 0,5 
Cho học sinh làm bài và sau đó chữa bài . 
Bài 3:Tìm x 
 Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
x : 5,87 = 9,15 x : 0,35 = 2,55
III. Dặn dò
Về nhà tiếp tục ôn tập.
 .
Tập làm văn
 ôn tập về Tả cảnh
I- Mục tiêu : Giúp hs:
 1. Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh- một dàn ý với những ý riêng của mình.
 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu
A/ Kiểm tra bài cũ: 1 HS trình bày một dàn ý bài văn tả cảnh đã học.
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài : 
GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung bài tập 1.
 Gv nhắc HS: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu- nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của các em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn.
- Dựa theo gợi ý 1 HS viết nhanh dàn ý bài văn.
- HS trình bày kết quả.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT, dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
3/ Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau.
 *********************************************
Sinh hoạt sao

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 31 lop 5.doc