Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 1 đến tuần 5

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 1 đến tuần 5

Toán

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I .Mục tiêu:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viét phân số

- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số

II. Đồ dùng

- Bảng phụ

III.Hoạt động dạy học

1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: 5-7 phút

- GV đưa trực quan

- HS viết phân số chỉ số phần đã lấy

- HS đọc và nêu ý nghĩa của phân số đó

2. Ôn tập cách viết thương, víêt số tự nhiên dưối dạng phân số đó: 5-7 phút

- GV đưa một số phép chia và một số tự nhiên bất kì

- HS viết dưới dạng phân số

3. Thực hành: 20-22 phút

Bài 1(M): 6-7 phút.

- HS đọc nêu yêu cầu.

- HS thực hiện.

- Chữa, chốt: Cách đọc phân số.

 Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số :6-7 phút.

 

doc 82 trang Người đăng hang30 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2012
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
I .Mục tiêu:
Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viét phân số
Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số
II. Đồ dùng
Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học
Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: 5-7 phút
GV đưa trực quan
HS viết phân số chỉ số phần đã lấy
HS đọc và nêu ý nghĩa của phân số đó
Ôn tập cách viết thương, víêt số tự nhiên dưối dạng phân số đó: 5-7 phút
GV đưa một số phép chia và một số tự nhiên bất kì
HS viết dưới dạng phân số
Thực hành: 20-22 phút
Bài 1(M): 6-7 phút.
HS đọc nêu yêu cầu.
HS thực hiện.
Chữa, chốt: Cách đọc phân số.
 Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số :6-7 phút.
HS đọc nêu yêu cầu.
HS làm bảng con.
Chốt: Phép chia hai số tự nhiên được viết dưới dạng phân số
Bài 3: Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1: 6-7 phút
HS đọc nêu yêu cầu.
HS làm vở.
Chốt: Mội số tự nhiên được viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Dự kiến sai lầm.
HS viết và trình bày phân số không đúng mẫu.
Củng cố.
HS nêu cách đọc, viết phân số.
GV nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................... 
 Tập đọc
Thư gửi các học sinh
Yêu cầu.
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
Hiểu các từ ngữ trong bài và hiểu nội dung bức thư: Bác khuyên học sinh chăm học và tin tưởng các em tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha.
Học thuộc lòng đoạn văn.
Đồ dùng.
Tranh minh họa bài học.
Hoạt động dạy học.
GTB: 1-2/
Giới thiệu chủ điểm Việt Nam Tổ quốc em
Giới thiệu bài học
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a/ Luyện đọc đúng: 10-12 phút
Một hs khá đọc bài, lớp đọc thầm chia đoạn.
HS đọc nối đoạn.
Luyện đọc đoạn
+ Đọan 1:Đọc đúng:tựu trường, nền giáo dục.
 Giải nghĩa: Việt Nam dân chủ cộng hòa, bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường.
+Đoạn 2:Đọc đúng: Nô lệ, câu “non sông Việt Nam.của các em”
 Giải nghĩa: 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường HS đọc nhóm đôi.
GV hướng dẫn đọc toàn bài.
GV đọc mẫu.
 b/ Tìm hiểu bài: 10-12 phút
HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1.
 Từ ngày khai trường các em được hưởng một nền GD hoàn toàn Việt Nam
HS đọc thầm đoạn 2, trả lồi câu hỏi 2, 3
HS nêu ý chính của bài, GV nghi bảng
c/ Đọc diễn cảm 10-12 phút.
GV hướng dẫn đọc từng đoạn.HS đọc từng đoạn.
GV hưỡng dẫn đọc diễn cảm toàn bài: Giọng đọc to, rõ ràng, trừu mến, thiết tha
GV đọc mẫu
HS đọc đoạn em thíchHS nhảm học thuộc lòng một đoạn
Củng cố 2-4 phút.
HS liên hệ bản thân
GV nhận xét bài học
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
Bình tây đại nguyên soái: Trương Định
I.Mục tiêu
-Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ.
-Với lòng yêu nước Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dânh chống thực dân Pháp xâm lược.
1/Đồ dùng.
Tranh phóng to: Bản đồ hành chính Việt Nam.
2/Hoạt động dạy học
1/Hoạt động 1: Làm việc cả lớp : 10 -12 ph
-GV giới thiệu bài: dùng bản đồ hành chính chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền đông, miền Tây Nam Kỳ.
-GV giao nhiệm vụ, các nhóm thảo luận:
+ Khi nhận lệnh của triều đình, điều gì làm TRương Định băn khoăn, suy nghĩ.
+ Trước băn khoăn đó nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin đó?
-Các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Chốt: Trương Định là tấm gương tiêu biểu cho cách mạng Việt Nam.
2..Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: 8 -10 ph
-HS đọc thầm SGK và thảo luận các yêu cầu:
-Ghi tóm tắt nội dung thảo luận vào phiếu
-HS trình bày, GV chốt lại nội dung chính
3.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: 10 -12 ph
-HS nhắc lại các nội dung đã thảo luận ở trên, GV nhấn mạnh nội dung chính.
-HS liên hệ: Em biết thêm điều gì về TRương Định, Đương phố, trường học mang tên ông?
4.Củng cố: 1- 2 ph
-HS đọc ghi nhớ: -GV nhận xét gìơ học.
Âm nhac
( Giáo viên chuyên dạy )
 Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2012
 Toán
Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
Mục tiêu:
Giúp học sinh: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phan số.
Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân ssố, quy đồng mẫu số các phân số.
Đồ dùng. SGK
Hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút 
Viết thương dưới dạng phân số: 7 : 9, 0 : 5, 4 : 3
Chốt : cách viết phân số.
Dạy bài mới.
a/ Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: 7 -10 phút
HS thực hiện ví dụ 1 và ví dụ 2. Từ đó rút ra nhận xét:
+ Tính chất cơ bản của phân số
+ Rút gọn thành phân số tối giản.
+ Chọn mẫu số chung nhỏ nhất.
b/ Luyện tập: 20 -25 phút
Bài 1: Rút gọn phân số : 6- 7 phút
HS đọc thầm, nêu yêu càu; nHS làm nháp, nêu miệng kết quả
Chốt: Rút gọn phân số để trở thành phân số tối giản.
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số: 6- 7 phút.
HS đọc thầm, nêu yêu cầu.; HS làm bài ra vở.
Chốt : chọn mẫu số chunh nhỏ nhất.
Bài 3: Tìm phân số bằng nhau trong các phân số đã cho: 5- 7 phút
HS đọc và làm bài.
Chốt: Hai phân số bằng nhau.
Dự kiến sai lầm: HS quy đồnh nhầm.
Củng cố: 2 -4 phút
HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số
GV nhận xét gìơ học
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................
 Mĩ thuât
( Giáo viên chuyên dạy )
 Chính tả( nghe viết)
Việt Nam thân yêu
I.Yêu cầu.
-Nghe, trình bày đúng bài Việt Nam thân yêu.
-Củng cố quy tắc viết lẫn: ngh/ng, c/k.
1.Đồ dùng
Vở bài tập; Bút dạ
2.Hoạt động dạy học.
GVnêu một số nội quy của gìơ chính tả.
Dạy bài mới.
a/ GTB: 1-2 phút
b/ Hướng dẫn chính tả: 10-12 phút.
GV đọc mẫu bài viết, HS đọc thầm gạch chân danh từ riêng có trong bài.
Hỏi nội dung: Bài thơ nói về điều gì?
GV đưa từ khó: bay lả dập dờn, in sâu, nâu, nghèo, lên, gươm.
HS phân tích tiếng khó: lả, dờn, sâu, nâu, nghèo, lên , gươm.
GV tách các bộ phận của tiếng.
HS đọc từ khó.; viết bảng con.
c/ Viết chính tả: 13- 15 phút.
HS nhắc lại cáh trình bày.GV đọc ,HS viết bài.
Soát lỗi, chấm, chữa.
Bài tập: 7- 9 phút.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu và trình bày bài vào vở
 Chốt : cần đặt từ trong văn cảnh.
Bài 3: -HS nêu yêu càu và làm bài.
GV chấm bài, nhận xét.
Củng cố: 1-2 phút
-HS nêu quy tắc viết c/k, ngh/ng, g/gh.
 - GV nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ cà câu
Từ đồng nghĩa
Yêu cầu
Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
Vận dụng những hiểu biết đó làm đúng các bài tập.
Đồ dùng
Bảng phụ
Hoạt động dạy học
GTB: 1- 2 phút
Dạy bài mới:
a/ Hình thành khái niệm: 10 – 12 phút
Bài 1: - HS đọc thầm, nêu yêu cầu bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi: nêu các từ in đậm, so sánh nghĩa của các từ in đậm đó.
HS trình bày, GV nhận xét
Chốt: Nhữg từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa
Bài 2: - HS đọc thầm, nêu yêu cầu
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét chốt: có hai kiểu từ đồng nghĩa
HS đọc ghi nhớ
b/ Luyện tập: 20 – 22 phút
Bài 1: Xếp từ thành các nhóm từ đồng nghĩa
HS đọc thầm, nêu yêu càu
HS trao đổi nhóm đôi
Chốt : Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa
HS đọc bài, nêu yêu cầu
- HS làm miệng
 Chốt: Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau
Bài 3: Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa
HS đọc thầm, nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở
 Chốt: Câu phải có từ cần đặt
Củng cố: 2- 3 phút
HS đọc ghi nhớ
GV nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................
 Khoa học
Sự sinh sản
 I .Mục tiêu:
 HS biết:- Mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mệ mình
Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
II. Đồ dùng
Phiếu; Hình trang 4 SGK
III.Hoạt động dạy học
HĐ1: Trò chơi bé là con ai: 15-17 phút
Mục tiêu: Mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mệ mình
Cách tiến hành
+ GV phổ biến cách chơi
+ HS chơi
+ HS trả lời câu hỏi: Tại sao chúnh ta tìm được bố mẹ cho em bé? Qua trò chơi các em rút ra điều gì
- Kết luận: Mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mệ mình
 2.HĐ2: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
- Cách tiến hành
+ HS quan sát tranh và đọc lời thoại sau đó liên hệ gia đình mình.
+ HS làm việc theo cặp
+ HS trình bày
GV hỏi: Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ? điều gì sẽ xẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản
Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đinh, dòng họ được duy trì, nối tiếp nhau
Củng cố : 2-4 phút
HS đọc kết luận
GV nhận xét
Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2011
 Toán
Ôn tập so sánh hai phân số
Mục tiêu:
Giúp học sinh nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số có mẫu số khác nhau.
Biết sâp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Đồ dùng
-SGK
III. Hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 2 - 3 phút
Hs rút gọn phân số 
Dạy bài mới:
a/ Ôn tập so sánh hai phân số: 13 -15 phút
GV đưa phân số cùng mẫu, HS so sánh và giải thích
HS rút ra ghi nhớ: cách so sánh hai phân số bằng nhau
Tương tự hai phân số khác mẫu.
b/ Thực hành: 20 - 22 phút
Bài 1: So sánh hai phân số
HS đọc bài, nêu yêu cầu
HS làm nháp, nêu miệng kết quả 
Chốt: cácg so sánh hai phân số.
Bài 2: Sắp xếp các phân số theo thứ tự
HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
HS làm vở
Chốt: dùng dấu >, < để biểu thị mối quan hệ giữa các phân số.
Dự kiến sai lầm: HS trình bày sai 
Củng cố: 2- 3 phút
HS nhắc lại nội dung bài học.
GV nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm: ............................................. ... thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn tới cuộc sống
-Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân
-Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội
II. Tài liệu và phương tiện
- Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó ( ở địa phương càng tốt )như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung. Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mọi người cần phải lưu ý điều gì trước việc làm của mình?
- Đánh giá những việc em đã làm từ đầu năm học tới nay?
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng 
Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng
Cách tiến hành:
HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng ( trong SGK )
HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 ( trong SGK).
GV kết luận:
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
Cách tiến hành
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào ?
Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để tiếp tục đi học ?
HS thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận :
+ Hoạt động 3: Làm bài tập 1-2, SGK
Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
Cách tiến hành
Hai HS ngồi liền nhau làm thành một cặp cùng trao đổi từng trường hợp của bài tập 1.
GV lần lượt nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình (thẻ đỏ : biểu hiện có ý chí, thẻ xanh không có ý chí ).
HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên.
GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận:
Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và trong cả đời sống.
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK 
Hoạt động nối tiếp
Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những gương HS “có chí thì nên” hoặc trên	
Thể dục
( Giáo viên chuyên dạy )
______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
 Toán
mi - li - mét vuông. bảng đơn vị đo diện tích 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của Mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa Mi-li-mét vuông và Xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. 
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Bảng phụ có vẽ sẵn các dòng, cột như phần b SGK (để trống) hình vuông cạnh 1cm.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (2’ - 3’)
- Bảng con : Viết các đơn vị đo diện tích đã học.
HĐ2: Bài mới (12’ - 13’)
2.1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông:
- GV : “ Để đo những diện tích rất bé người ta cần dùng đơn vị mi-li-mét vuông”.
- Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Có thể cho HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 rồi đọc theo dẫy.
- GV đưa hình vuông có cạnh dài 1cm (phóng to) được chia thành các hình vuông nhỏ yêu cầu HS nhận xét và nêu mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông: 1 cm2 = 100 mm2 1mm2 = cm2
2.2 Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích:
a. GV hướng dẫn HS hệ thống hoá bảng đơn vị đo diện tích:
- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (có thể không theo thứ tự).
- Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. GV điền vào bảng kẻ sẵn.
- Kể tên những đơn vị bé hơn mét vuông. (lớn hơn mét vuông)? Vị trí của chúng so với cột ghi mét vuông.
- Nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó? GV ghi bảng.
b. Yêu cầu HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích? Có điểm gì khác so với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng)?
- Gọi HS đọc theo dãy bảng đơn vị đo diện tích này. Yêu cầu về nhà học thuộc.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’ - 22’)
a) Miệng + Bảng : Bài 1/28 ( 4’)
- KT: Đọc, viết các số đo diện tích.
- Chốt: Cách đọc, viết.
b) SGK: * Bài 2/28 ( 8’ - 10’)
- KT: Đổi đơn vị đo diện tích.
- DKSL: Đổi từ một đơn vị đo diện tích thành hai đơn vị đo diện tích còn sai.
- Chốt: Cách đổi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
c) Vở: Bài 3/26 ( 8’)
- KT: Đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn.
- Chốt: Cách đổi.
HĐ 4: Củng cố ( 2’ - 3’)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? đọc bảng đơn vị đo diện tích (xuôi, ngược). 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm
- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập
- Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng ,hoạt động có tên gọi giống nhau
III. Các hoạt động dạy học:
 1Kiểm tra: 2 – 3ph
HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố của tiết trước
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1 – 2ph: Nêu MĐYC của tiết học
b. Phần nhận xét: 13 – 15ph
- Gọi HS đọc phần nhận xét. Cho HS suy nghĩ và nêu câu trả lời
- Gọi HS trả lời. GV chốt lại kiến thức, từ đồng âm là những từ cùng âm khác nghĩa.
c. Phần ghi nhớ: 3 – 4ph
- Cho lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ SGK
- Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
3. Phần luyện tập: 18 – 20 ph
Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm: 5 – 7ph
- Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS làm việc theo cặp
- Gọi HS trình bày bài. Nhận xét và bổ sung
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: 5 – 7 ph
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. Cho HS làm việc cá nhân
- Gọi HS trình bày
Bài tập 3: Đọc chuyện vui: 5 – 6ph
- Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS làm việc cá nhân
- Gọi HS trình bày. Nhận xét và bổ sung
Bài tập 4: Đố vui: 3 – 5ph
- Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS làm việc cá nhân
- Gọi HS trình bày và thi giải nhanh câu đố. Nhận xét và bổ sung
3. Củng cố dặn dò: 2 – 3ph
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Học thuộc 2 câu đố để đố lại bạn và tiếp tục chuẩn bị bài sau
 Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi đề bài của tiết tả cảnh; một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: chấm bảng thống kê trong vở của học sinh
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học: 1 – 2ph
b. Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình: 10 – 12 ph
- GV sử dụng bảng lớp viết sẵn đề bài và một số lỗi điển hình để: 
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Hướng dẫn chữa lỗi điển hình
- Gọi học sinh lên bảng chữa lỗi : 
+ Gọi một số em lên bảng lần lượt chữa
+ Cho học sinh trao đổi về bài chữa trên bảng
- Giáo viên chữa lại cho đúng
3. Trả bài và hướng dẫn chữa bài: 15 – 17ph
- Giáo viên trả bài cho học sinh tự chữa. Sửa lỗi trong bài
- Học tập những đoạn văn bài văn hay. Viết lại một đoạn văn trong bài làm
3. Củng cố dặn dò: 2 – 3ph
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. Biểu dương những học sinh viết bài được điểm cao
- Dặn HS về nhà viết lại bài cho tốt hơn
Khoa học
Thực hành nói không với các chất gây nghiện( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện kĩ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
- Có ý thức đề phòng và tránh xa nguy hiểm.
II. Đồ dùng:
- GV: Một chiếc ghế, khăn phủ, tình huống.HS: Trò chơi sắm vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:(3'-5')
- Nêu tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý?
2. Giới thiệu bài.
Thực hành: Nói không với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ( tiết 2)
3. Dạy bài mớ :(20'-25')
3.1. Hoạt động 1. Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”.( 8'-10')
* Mục tiêu: Học sinh nhận ra “ Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác → học sinh có ý thức tránh xa nguy hiểm”
*Cách tiến hành: 
- Bước 1. GV tổ chức và hướng dẫn luật chơi.
- Bước 2. Giáo viên nêu tình huống → học sinh chơi.
- Bước 3. Thảo luận lớp.+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
Tại sao khi đi qua chiếc ghế một số bạn đi chậm và rất thận trọng để không chạm vào chiếc ghế?
Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn , làm cho bạn chạm vào ghế?
 + Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để khiông ngã vào ghế?
 + Tại soa có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế?
→ Giáo viên kết luận.
3.2. Hoạt động 2. Đóng vai.
* Mục tiêu : HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
* Cách tiến hành:- Bước 1: Thảo luận. Giáo viên nêu tình huống.
+ Khi chúng ta từ chối ai điều gì, em sẽ nói như thế nào? ( Học sinh nêu ý kiến) Mở SGK đọc.
 - Bước 2. Giáo viên phát phiếu ghi tình huống.
Học sinh đọc, nhập vai, hội ý cách diễn.
 Bước 3. Trình diễn và thảo luận
Các nhóm đóng vai theo tình huống.
Thảo luận: Việc từ chối hút thuốc lá, rượu, bia có dễ dàng không?
Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta phải làm gì?
Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai để giải quyết được?
 Giáo viên kết luận.
4. Củng cố:- Đọc ghi nhớ SGK.
- Hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh?
- Rươu, bia, ma tuý là những chất gây nghiện, có hại cho sức khoẻ, môi trường, emcầnlàmgìđểtránhxachúng? 
____________________________________________________________________
Tuần 6
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Hoạt động tập thể
1. Kiểm điểm, đánh giá công tác tuần 5
- Lớp trưởng nhận xét chi tiết về các hoạt động của lớp, từng cá nhân.
 - Giáo viên nêu các nhận xét: tuyên dương, phê bình.
2. Phổ biến công tác tuần 6
- Tiếp tục duy trì tốt mọi hoạt động, nề nếp học tập.
- Tiếp tục kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập.
Tiếp tuc phân luồng HS.
- Bồi dưỡng HS yếu kém:..............................................
- Rèn chữ viết xấu cho HS: .........................................................
 3. Nội dung chính trong tuần:
........

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 t1- 5. 2012-2013.doc