Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 11 đến tuần 15

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 11 đến tuần 15

Tiếng Anh

( Giáo viên chuyên dạy )

 Toán

 LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Kĩ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân

- Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện

- So sánh các số thập phân

- Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân

- HS Có ý thức học tốt

II- Đồ dùng dạy học: SGK, thước

II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:2 – 3

- Cách tính tổng nhiều số thập phân?.Tính ( 2,5 + 6,8 ) + 1,2

2. Bài mới: GT bài

 Bài 1:Tính: 7 – 8

 - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân

 - GV yêu cầu HS làm bài

 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - GV nhận xét và cho điểm HS

 

doc 98 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 11 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
Hoạt động tập thể
1. Phổ biến công tác tuần 11
- Chào cờ đầu tuần.
- Tiếp tục duy trì tốt mọi hoạt động, nề nếp học tập.
- Tiếp tục kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập.
Tiếp tuc phân luồng HS.
- Bồi dưỡng HS yếu kém:..............................................
- Rèn chữ viết xấu cho HS: .........................................................
 2. Nội dung chính trong tuần:
.....................................................................................................................
Tiếng Anh
( Giáo viên chuyên dạy )
 Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân
- Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện
- So sánh các số thập phân
- Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân
- HS Có ý thức học tốt
II- Đồ dùng dạy học: SGK, thước
II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:2 – 3’
- Cách tính tổng nhiều số thập phân?.Tính ( 2,5 + 6,8 ) + 1,2
2. Bài mới: GT bài
 Bài 1:Tính: 7 – 8’
 - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân
 - GV yêu cầu HS làm bài
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2: Tính nhanh: 7 – 8’
 - GV yêu cầu HS đọc đề 
 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV yêu cầu HS làm bài, yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên
- Hãy nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét .
Bài 3: So sánh giá trị số: 7 – 8’
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài. GV yêu cầu HS làm bài.
- Chốt: So sánh giá trị số của biểu thức.
Bài 4: GiảI toán: 7 – 8’
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toá	
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải
- GV gọi HS chữa bai làm của bạn rên bảng sau đó nhận xét và cho điểm HS
* Dự kiến sai lầm: HS điền dấu sai
* Biện pháp khắc phục:
.
3. Củng cố, dăn dò: 2 - 3’
 - Cách thực hiện cộng các số thập phân
* Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tập đọc
 chuyện một khu vườn nhỏ 
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài, phù hợp với tâm lý nhân vật và nội dung bài văn. 
- Hiểu một số từ ngữ: săm soi, cầu viện.
- Nội dung: Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ, tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1- 2’).
2. Hướng dẫn luyện đọc đúng ( 10 - 12’).
- 1 HS khá đọc bài - Lớp đọc thầm và chia đoạn. Bài chia làm mấy đoạn?
 + Đ1: Câu đầu 
 + Đ2: “ Cây quỳnh  là vườn”
 + Đ3 : Còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
* Đoạn 1:- Đọc chậm, rõ ràng. HS . Đọc đoạn 1 theo dãy.
* Đoạn 2: - Câu 2 đọc đúng từ: leo trèo. Câu 6 đọc đúng: lá nâu
 - Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Học sinh đọc đoạn 2 theo dãy.
* Đoạn 3: Giải nghĩa từ: săm soi, cầu viện. Đọc đúng các câu kể: câu hỏi, câu cảm.Học sinh đọc đoạn 3 theo dãy.
- Học sinh đọc nhóm đôi.
- Cả bài: Đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.HS đọc bài (1 - 2 em).
- GV đọc mẫu lần 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10- 12’)
* HS đọc thầm đoạn 1+2 và câu hỏi 1, 2.
Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?Mỗi loài cây trên ban công nhà bé 
Thu có gì đặc biệt ?	
=> Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng làm cho Thu thấy ban công nhà mình giống như một khu vườn nhỏ.
* HS đọc to đoạn 3 và câu hỏi 3, 4.
Vì sao khi thấy chim đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
Em hiểu “ Đất lành chim đậu” như thế nào ?
Môi trường thiên nhiên sạch sẽ. Bằng tình yêu thiên nhiên, hoa lá mỗi gia đình chúng ta đều có thể tạo một khu vườn dù chỉ nhỏ như khu vườn trên ban công nhà Thu thì môi trường sống xung quanh ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
- Nêu ND chính của bài ?
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm ( 10 - 12’) 
* Đoạn 1: Đọc nhẹ nhàng. 1 Học sinh đọc
* Đoạn 2: Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả:leo trèo, ngọ nguậy, bé xíu, hé nở, nhọn hoắt - Đọc giọng tự nhiên. Học sinh đọc đoạn 2 theo dãy
* Đoạn 3: Nhấn giọng các từ: hé, sà xuống, săm soi  Đọc rõ giọng hiền nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, chậm rãi của ông. Học sinh đọc đoạn 3 theo dãy
* Giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài
- NX, uốn nắn, cho điểm
5. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc . Chuẩn bị bài sau	
* Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________________________
	Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012 
 Toán:
Trừ hai số thập phân
 I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân
 - Rèn kỹ năng trừ số thập phân.
 - HS Có ý thức học tốt
 II. Đồ dùng dạy học : SGK, thước
 III. hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra:- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 4,68 + 6,03 + 3,97; 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
- Đánh giá - Cho điểm HS
2. Bài mới: Hình thành kiến thức: 13 -15p
a, Ví dụ 1: - Hình thành phép trừ:
 - GV nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC dài 4,29 m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84 m H ỏ i đoạn thẳng BC dài bao nhiêu m 
- Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phả i làm ntn? Hãy đọc phép tính đó
 - GV nêu: 4,29 – 1,84 đây là một phép trừ STP.
- GV gọi HS nêu cách tính trước lớp
- GV nhận xét cách tính của HS. GV cho HS có cách tính đúng trình bày cách tính trước lớp
+ GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ:
 429 4,29
- -
 184 1,84
 245 2,45
 - Nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số TP
b, Ví dụ 2:- GV nêu VD: Đặt tính rồi tính:
 45,8 – 19,26
 Tượng tự VD 1
* Ghi nhớ(SGK)
 3. Luyện tập – Thực hành:18 -20’
Bài 1:Tính: 5 -6p
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài: - nhận xét bài làm của bạn trên bảng?
 - Nêu rõ cách thực hiện tính của mình.GV nhận xét và cho điểm từng HS
 - Chốt: cách đặt tính và tính
Bài 2: Đặt tính: 5 -7p
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài: nhận xét bài làm của bạn trên bảng?
 - GV nhận xét và cho điểm HS
 - chốt : cách đặt tính và tính
Bài 3: Bài toán: 5 -8 p 
- GV gọi HS đọc đề bài toán- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV chữa bài, cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- Chốt: Cách trình bày bài toán.
* Dự kiến sai lầm: HS đặt tính sai dẫn đến sai kết quả.
* Biện pháp khắc phục:.
..
3. Củng cố – Dặn dò: 2 – 3p
 - Cách trừ hai số TP ?
 - Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
Chính tả (nghe - viết)
 Luật bảo vệ môi trường
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết bài “Luật bảo vệ môi trường”.
- Ôn lại cách viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu l/n.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài(1 - 2’)
2. Hướng dẫn chính tả ( 10 - 12’)
- GV đọc mẫu bài viết.
- Điều 3 khoản 3 luật bảo vệ môi trường nói về điều gì? (trách nhiệm bảo vệ môi trường ở Việt Nam của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).
- GV giới thiệu1 số từ khó viết: trong lành, (phòng) ngừa, suy thoái.
- HS đọc, phân tích từng tiếng.
- GV chú ý âm đầu (vần) dễ lẫn.
- HS viết bảng con.
- GV hướng dẫn cách trình bày các điều luật.
+ Từ viết trong ngoặc kép
+ Những chữ viết hoa.
3. Viết chính tả ( 12 - 14’)
- HD tư thế ngồi viết 
- Giáo viên đọc- Học sinh viết bài.
4. Chấm - chữa ( 3 - 5’)
- GV đọc - HS soát lỗi và chữa lỗi (2 lần)
- GV chấm 1 số bài
5. Hướng dẫn bài tập (8 -10 ’)
* Bài 2/a 104 (miệng): HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi, ghi vở BT. Chữa: HS phát biểu ý kiến.Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt các từ ngữ đúng:	+ lắm điều – nắm tay
 + lấm tay – cây nấm
 + tiền lương – nương rẫy
 + ngọn lửa – nửa chừng....
* Bài 3 (a) (vở): HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở
- 1 H làm bảng phụ.Chữa: Nhận xét các từ láy bạn tìm ? Cả lớp bổ sung
- Giáo viên chốt những ý đúng: nũng nịu, non nớt, nôn nao, náo nức, nâng niu, nắn nót....
6. Củng cố dặn dò ( 2 - 4’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm lại bài 2, 3 vào vở BTTV ; Chuẩn bị bài tiết sau.
* Rút kinh nghiệm :.......................................................................................................
.............................................................................................................................................
Luyện từ và câu
đại từ xưng hô
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được khái niệm: Đại từ xưng hô
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bắt đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài (1- 2’)
2. Hình thành khái niệm( 10-12’)
* Bài 1:- HS đọc yêu cầu
- Giáo viên gợi ý:Đoạn văn có những nhân vật nào? Các nhân vật làm gì?
- Cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu bài.
- Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: (yêu cầu học sinh chỉ rõ trong từng câu) Những từ in đậm trong đoạn văn được gọi là đại từ xưng hô.
- Đại từ xưng hô dùng để làm gì ?
=> Đại từ xưng hô được chia làm 3 ngôi:
+ Ngôi thứ nhất (tự chỉ): tôi, chúng tôi, tao, ta...
+ Ngôi thứ 2 (chỉ người nghe): mày, chúng mày, ngươi.
+ Ngôi thứ 3 (chỉ người vật mà câu chuyện nói đến): nó, chúng nó.
- Học sinh nhắc lại
* Bài 2: Đọc lại lời nói của nhân vật và nhận xét thái độ của từng nhân vật ?
- Cả lớp nhận xét.
- Giáo viên chốt ý đúng:
=> Ngoài cách dùng đại từ để xưng hô, người Việt Nam còn dùng các danh từ chỉ người để xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh , chị ....
* Bài 3: HS đọc yêu cầu bài
- HS nối tiếp nhau trả lời
=> Khi xưng hô các em cần chú ý điều gì? Vì sao? - Đại từ xưng hô dùng để làm gì? Khi dùng đại từ xưng hô ta cần chú ý điều
gì? Học sinh đọc ghi nhớ SGK/105
3. Hướng dẫn luyện tập ( 20-22’)
* Bài 1/106 ( 10’) Tìm đại từ xưng hô có trong đoạn văn
Đọc thầm đoạn văn: gạch chân dưới các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật.
- Chữa:
- Giáo viên chốt ý đúng 
Qua cách x ... u trả lời còn dài, còn lủng củng.
CKP :Nhắc HS đọc kĩ đề bài
- Chốt: Cách tìm tỉ số % của hai số, lời giải
* Dự kiến sai lầm: HS tìm tỉ số phần trăm còn hay nhầm.
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 1 -2’)
Một vài học sinh giải thích tỷ số phần trăm ở bài 1 
RKN:.
 Tập làm văn
LUYệN TậP Tả NGƯời
( Tả hoạt động )
I. Mục đích yêu cầu
1. Xác định được các đoạn của bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn.
2. Viết được đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện khả năng quan sát và diễn đạt. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32- 34’)
* Bài 1/150 (12-14’) - 1 HS nêu yêu cầu BT
- Đọc thầm bài văn, làm bài vào SGK
- Phát biểu, nhận xét, bổ sung
Chốt: a) Bài văn có 3 đoạn... b) Nội dung chính: + Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường + Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm + Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá xong... c.Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: 
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường .
* Bài tập 2/150 (20-22’)
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Vài HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả
- Nhận xét : +Bạn tả ai ?
 + Tả hoạt động của người đó qua công việc cụ thể nào ?
 + Cách dùng từ, diễn đạt ? 
c. Củng cố, dặn dò (2 - 4): Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ?; VN: chuẩn bị bài sau. RKN:
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ(Tiết 2)
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK): 13 -15’
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
Cách tiến hành
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống bài tập 3.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2 : Làm bài tập 4, SGK: 8 -10’
Mục tiêu : HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
Cách tiến hành
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận :
Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
Hội phụ nữ, Câu lạc bộ nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3 : Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK).: 7 -8’
Mục tiêu : HS củng cố bài học.
Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
Thể dục
( Giáo viên chuyên dạy )
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
 Toán	
Giải toán về tỷ số phần trăm
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết vận dùng tìn tỷ số phần trăm của 2 số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỷ số phần trăm của 2 số
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
1
=
...
= ....%
480
= ....%
2
100
4000
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
- BC: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- Nêu cách viết. 
Hoạt động 2: Bài mới (15’)
2.1: Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 :
* Ví dụ 1: Dựa vào VD để hình thành các bước tìm tỉ số phần trăm của học sinh nữ với học sinh toàn trường.
- Muốn tìm tỷ số phần trăm của h/s nữ với h/s toàn trường ta làm như thế nào?
- Muốn tìm tỷ số phần trăm của số 315 và 600 ta làm như thế nào? -> HS đọc SGK.
2.2: Hướng dẫn giải toán về tìm tỉ số phần trăm:
* Bài toán: Dựa vào BT: Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển GV hướng dẫn HS cách giải toán về tìm tỉ số phần trăm ->Giải thích tỉ số vừa tìm được.
2.3: Chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành (17 - 18’)
a) Bảng con: * Bài 1/75 (2 - 3’)
- KT: Biết chuyển từ số thập phân sang tỷ số phần trăm.
- Chốt: Cách viết
b) Nháp: 	* Bài 2/75 ( 5 - 6’) 
- KT: Tính tỉ số phần trăm của 2 số.
- DKSL: Tìm thương của 2 số xong quên nhân với 100, quên viết kí hiệu %.
CKP: nhắc HS nhớ quy tắc
- Chốt: Muốn tìm tỉ số % của hai số em làm thế nào?
c) Vở:	* Bài 3/75 ( 8’)
- KT: Giải toán có liên quan đến tìm tỷ số phần trăm của 2 số.
- Chốt: Cách làm, lời giải.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 1 - 2’)
- Muốn tìm tỷ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Luyện từ và câu
TổNG KếT VốN Từ 
I. Mục đích yêu cầu
1. HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
2. Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2- 3’)
- Tìm một từ đồng nghĩa, một từ trái nghĩa vời từ hạnh phúc?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1- 2’) GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32-34’)
* Bài 1/151(4-6’) - 1 HS nêu yêu cầu + mẫu
HS làm miệng
* Giải nghĩa một số thành ngữ mà em tìm được ?
Bài 3/151(8-10’) - Đọc nội dung BT + mẫu
- Dựa vào mẫu, tìm từ
- Tiếp nối nhau phát biểu
, chốt lời giải đúng :
a. Miêu tả mái tóc: đen mượt, óng mượt, dày dặn, xơ xác, lơ thơ
b. Miêu tả đôi mắt: Bồ câu, ti hí, đen nhánh, mơ màng, tinh nhanh, long lanh 
c. Miêu tả khuôn mặt: phúc hậu, bầu bĩnh, đầy đạn, vuông chữ điền, bánh đúc ..
d. Miêu tả làn da: nõn nà, bánh mật, trắng hồng, ngăm đen ..
e. Miêu tả vóc người: mập mạp, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, mảnh mai 
* Bài 4/151 (12-14’) - Nêu yêu cầu
- Viết đoạn văn miêu tả dáng người của người thân hoặc một người em biết vào vở.
- Lưu ý: không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét:+ Nội dung+ Dùng từ+ Diễn đạt
d. Củng cố, dặn dò (2- 4’)
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tập làm văn
LUYệN TậP Tả NGƯờI 
(Tả hoạt động)
I. Mục đích yêu cầu
1. Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ; Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Đọc đoạn văn tả một người mà em yêu mến.
- 1-2 HS đọc
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32- 34’)
* Bài 1/152 (15-17’)
- Đọc yêu cầu BT + gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Gạch chân từ trong tâm: tả hoạt động, bạn nhỏ, em bé, tập nói, tập đi
- Vài HS nói đối tượng mình chọn tả
- Dựa vào gợi ý kết hợp quan sát tranh minh hoạ, lập dàn ý vào vở
- Trình bày trước lớp, NX, bổ sung.
- Nhận xét, hoàn thiện dàn ý : 
a. Mở bài: Giới thiệu em bé định tả: là bé trai hay bé gái, mấy tuổi, tên là gì ? có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu.
b. Thân bài:
- Tả bao quát về hình dáng + Thân hình , mái tóc , khuôn mặt , chân tay
* Bài 2/152 (17- 19’)
- Nêu yêu cầu- Nhắc HS: Thân bài có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn phần tiêu biểu để tả; Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn; Thể hiện cảm xúc của người viết...
- Viết bài vào vở
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét :Nội dung, dùng từ, diễn đạt 
c. Củng cố, dặn dò (2- 4’): Nhận xét tiết học; VN: 
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Khoa học
Cao su
I. Mục tiêu:
	- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
	- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
	- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng:
	- Hình SGK.
	- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh.
2. Dạy bài mới (32’):
	- GV giới thiệu bài:
 GV có thể sử dụng phương pháp hỏi - đáp hoặc phương pháp trò chơi để yêu cầu HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su mà các em biết. Đối với những vùng HS ít có điều kiện tiếp xúc với các đồ dùng bằng cao su, GV có thể cho HS quan sát các hình trang 62/SGK và kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su có trong hình vẽ. 
	- Hình 1: ủng, cục tẩy, đệm.
	- Hình 2: Lốp, săm ôtô.
Hoạt động 1: Thực hành (10’):
	* Mục tiêu: 
 - HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
	* Cách tiến hành: 
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
	+ Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63/SGK.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
	+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết qủa làm thực hành của nhóm mình. Nội dung phần trình bày của HS cần nêu được:
	Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
	Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
	-> Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
Hoạt động 2: Thảo luận (20’):
	* Mục tiêu: 
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
	* Cách tiến hành: 
	- Bước 1: Làm việc cá nhân:
	+ HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết trang 63/SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
	GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
	+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
	+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
	+ Cao su được sử dụng để làm gì?
	+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
 -> Kết luận: 
	- Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên ( được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ).
	- Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
	- Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
	- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao ( cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hoá chất dính vào cao su.
 3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Giờ sau: Bài 31.
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 t11-15, 2012-13,thuy.doc