Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 27

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 27

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

TIẾT53: TRANH LÀNG HỒ

I.Mục tiêu:

-Đọc lưu loát, bài văn với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa nội dung bài dạy

III.Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời các câu hỏi về bài

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.

2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ 
Chung toàn trường 
 ---------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
Tiết53: Tranh làng Hồ
I.Mục tiêu:
-Đọc lưu loát, bài văn với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa nội dung bài dạy 
III.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời các câu hỏi về bài 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
 Tìm từ khó hiểu
- HS đọc đoạn thầm trong nhóm.
- HS đọc đoạn trước lớp.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
?Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
?Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
?Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
-Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c. Hướng dẫn luyện đọc lại :
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc lại
 Đoạn từ ngày con ít tuổihóm hỉnh và vui tươi trong nhóm.
-Thi đọc lại
-Cả lớp và GV nhận xét.
3 đoạn
-Gọi hs đọc nối tiếp đoạn 
HS nêu
HS đọc 
-Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh vẽ tố nữ.
ý 1: Các bức tranh làng Hồ thật sinh động và đẹp 
+Màu đen không pha bằng thuốc mà 
+ Rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí
ý 2: Tranh làng Hồ những màu sắc độc đáo tươi đẹp chỉ Việt Nam mới có.
-HS nêu.
ý nghĩa:Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc lại
-HS thi đọc.
 3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Tiết 131: Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học 
Nội dung bài dạy 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
2.Luyện tập:
*Bài1: (139): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào vở
-Mời 1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 2 : Viết tiếp vào ô trống (theo mẫu).
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bằng bút chì và SGK. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài3 : 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào vở
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 : ( Giảm tải)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Vận tốc chạy của đà điểu là:
 5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút.
 Hoặc bằng 17,5 m/ giây.
*Kết quả:
 Cột thứ nhất bằng: 49 km/ giờ
 Cột thứ hai bằng: 35 m/ giây
 Cột thứ ba bằng: 78 m/ phút
* Bài giải:
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
 25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ hay 1/ 2 giờ.
Vận tốc của ô tô là:
 20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
 Hay 20 : 1/ 2 = 40 (km/giờ)
 Đáp số: 40 km/giờ.
*Bài giải:
Thời gian đi của ca nô là:
 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1giờ 15 phút 
 1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
 30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
 Hoặc bằng 0,4 km/ phút
 Đáp số: 24 km/giờ.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
 -----------------------------------
Tiết 4: Chính tả (nhớ – viết)
Tiết 27: cửa sông
I.Mục tiêu:
 - Nhớ viết lại đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong sách giáo khoa, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người ,tên địa lý nước ngoài ( BT2)
II.Đồ dùng daỵ học:
Bảng lớn kẻ làm BT 2, 
Mỗi hs một phiếu .
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ.
HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 4 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
-Nêu nội dung chính của bài thơ?
-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
+Viết tên riêng như thế nào?
-HS tự nhớ và viết bài.
-Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
-GV nhận xét.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
-HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài. Gạch dưới trong VBT các tên riêng vừa tìm được ; giải thích cách viết các tên riêng đó.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
*Lời giải:
 Tên riêng
Tên người: Cri-xtô-phô-rô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Et-mâm Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay.
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
 Giải thích cách viết
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, Ân Độ, Pháp.
Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
3.Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. 
Tiết 5: Đạo đức
Tiết27: Em yêu hoà bình (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
 - Nêu được những điều tốt đẹp do do hoà bình đem lại cho trẻ em .
 - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày .
 - Yêu hoa bình , tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hựp với khả năng do nhà trường địa phương tổ chức .
 - Biết được ý nghĩa của hào bình .
 - Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng .
* Kỹ năng sống :- Kĩ năng xác định giá trị( Nhận thức được giá trị hòa bình ,yêu hòa bình).
 - Kĩ năng hợp tác với bạn bè .
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm,
 - Kĩ năng và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình,chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới .
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ /ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình,
II.Đồ dùng dạy học 
 Nội dung bài dạy 
III.Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.
	B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2.Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (BT4 – SGK)
*Mục tiêu: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
*Cách tiến hành:
	-Từng HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
	-GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh và kết luận:
	+Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
	-Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường hoăc địa phương tổ chức.
	Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình
*Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho học sinh.
*Cách tiến hành: 
	-GV hướng dẫn và cho HS vẽ tranh theo nhóm 2:
	+Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
	+Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mội người nói chung.
-Mời đại diện các nhóm HS lên giới thiệu về tranh của nhóm mình. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	-GV nhận xét, khen các nhóm vẽ tranh đẹp và KL (SGV-trang 55).
	Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình.
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành:
	-Cả lớp xem tranh và trao đổi.
	-HS hát, đọc thơ, về chủ đề Em yêu hoà bình.
	3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau:
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Luyện từ và câu
Tiết53: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I.Mục tiêu:
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ truyền thống trong những câu tục ngữ,ca dao quen thuộc theo yêu cầu bài tập 1,điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao ,tục ngữ ( BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
 -Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học:
 A.Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
-Cho HS thi làm việc theo nhóm 2, 
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài tập.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-GV cho HS làm bài theo nhóm 4
-Mời một số nhóm trình bày kết quả. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
 Lời giải :
a. Yêu nước:
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
b. Lao động cần cù:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
c. Đoàn kết:
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
d. Nhân ái:
Thương người như thể thương thân.
 *Lời giải:
1.cầu kiều
2.khác giống
3.núi ngồi
4.xe nghiêng
5.thương nhau
6.cá ươn
 7.nhớ kẻ cho
 8.nước còn
 9.lạch nào
 10.vững như cây
 11. nhớ thương
 12. thì nên
 13. ăn gạo
 14. uốn cây
 15. cơ đồ
 16. nhà có nóc
	3.Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau 
Tiết2: Toán
Tiết 132: Quãng đường
I.Mục tiêu: 
Giúp HS: 
-Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
-Thực hành tính quãng đường.
II.Đồ dùng dạy học 
 Nội dung bài dạy 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con BT 1 tiết trước.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.Kiến thức:
a.Bài toán 1:
-GV nêu ví dụ.
+Muốn tính quãng đường ô tô đó đi được trong 4 giờ là bao nhiêu km phải làm TN?
-Cho HS nêu lại cách tính.
+Muốn tính quãng đường ta phải làm thế nào?
+Nêu công thức tính diện tích?
b.Ví  ...  đi là:
 170 : 42,5 = 4 (giờ)
 Đáp số: 4 giờ.
+Ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
+t được tính như sau: t = s : v
-HS thực hiện: Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 42 : 36 = 7/6 (giờ) 
 7/6 (giờ) = 1giờ 10 phút
 Đáp số: 1 giờ 10 phút.
Luyện tập:
*Bài tập 1 (143): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (143): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài
-Cho HS làm vào vở
- 1 Hs lên bảng làm bài 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (Giảm tải): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
 -Cột 1 bằng: 2,5 giờ
 -Cột 2 bằng: 2,25 giờ
 *Bài giải:
a. Thời gian đi của người đó là:
 23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
b. Thời gian chạy của người đó là:
 2,5 : 10 = 0,25 (giờ)
 Đáp số: a. 1,75 giờ
 b. 0,25 giờ.
 *Bài giải:
 Thời gian máy bay bay hết là:
 2150 : 860 = 2,5 (giờ) = 2 giờ 30 phút
 Thời gian máy bay đến nơi là:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
 Đáp số: 11 giờ 15 phút.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 3: Khoa học
Tiết54: Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I.Mục tiêu: 
 - Rèn kỹ năng đọc cho học sinh đọc đúng âm lượng cường độ 
Sau bài học, HS biết:
	-Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
	-Kể tên một số cây có thể mọc từ thân , cành ,lá ,rễ của cây mẹ.
	II.Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 110, 111 SGK.
-Các nhóm chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng,.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2. Luyện đọc : Hs nối tiếp nhau luyện đọc kênh chữ trong Sgk
3. Tìm hiểu bài 
	a.Hoạt động 1: Quan sát.
*Mục tiêu: Giúp HS:
-Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
-Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
+Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110-SGK, kết hợp quan sát hình vẽ và vật thật:
+Tìm chồi trên vật thật: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng,.
+Chỉ vào từng hình trong H1 trang 110-SGK và nói về cách trồng mía.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
+GV kết luận: Ơ thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
*Đáp án: 
+Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía.
+Mỗi chỗ lõm ở củ khoai tây, củ gừng là một chồi.
+Trên phía đầu của củ hành, củ tỏi có chồi mọc lên.
+Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá.
b.Hoạt động 2: Thực hành.
*Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ
*Cách tiến hành:
	-GV phân khu vực cho các tổ.
	-Tổ trưởng cùng tổ mình trồng cây bằng thân, cành hoặc bằng lá của cây mẹ (do nhóm tự lựa chọn).
3.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau:
----------------------------------------------
Tiết 4: Mĩ thuật
Tiết27 : Tập Vẽ đề tài: môi trường
I.Mục tiêu :
-HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường
HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh ảnh về đề tài môi trường
 -Một số bài vẽ về đề tài môi trường của HS
III.Các hoạt động dạy -học:
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b..Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV cho HS quan sát tranh ảnh về đề tài môi trường .Gợi ý nhận xét.
+Những bức tranh vẽ về đề tài gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
C Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
-GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
-GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá theo cac tiêu chí:
+Nội dung: (rõ chủ đề)
+Bố cục: (có hình ảnh chính phụ)
+Hình ảnh:
 +Màu sắc:
* Các em phải biết bảo vệ môi trường xung quanh lớp học.
- HS quan sát và nhận xét
- Đề tài môi trường
- HS quan sát và trả lời.
+HS nhớ lại cácHĐ chính của từng tranh
+Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+Khung cảnh chung.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vẽ.
- Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
3. Củng cố dặn dò:
 Nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau:
 -----------------------------------
Tiết 5: Thể dục
Tiết 54: Ném bóng chúng đích
 ---------------------------------------
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Tập làm văn
Tiết 54: tả cây cối (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu:
	HS viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần ( Mở bài,thân bài,kết bài )
đúng yêu cầu của đề bài ,dùng từ đặt câu đúng ,diễn đạt rõ ý .
II.Đồ dùng dạy học: 
-Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
-Giấy kiểm tra.
III.Các hoạt động dạy học:
	1.Giới thiệu bài:
	Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả cây cối, viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh theo một trong 5 đề đã cho.
 2.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
-GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
 HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
-HS trình bày.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
	3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết làm bài - Liên hệ bài sau:
 ------------------------------------
Tiết 2: Toán
Tiết135: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của chuyển động.
- Biết quan hệ giữa thời gian , vận tốc và quãng đường.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Nội dung bài luyện tập 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động.
2.Luyện tập:
*Bài tập 1 (141): Viết số thích hợp vào ô trống.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào vở
-Mời 4 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp. 1 HS làm vào bảng lớp
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 : 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào vở
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (Giảm tải): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
 Thời gian ở cột 1 là: 4,35 giờ
 Thời gian ở cột 2 là: 2 giờ
 Thời gian ở cột 3 là: 6 giờ
 Thời gian ở cột 4 là: 2,4 giờ
*Bài giải:
 1,08 m = 108 cm
 Thời gian ốc sên bò là:
 108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút.
* Bài giải:
 Thời gian đại bàng bay quãng đường đó là:
 72 : 96 = 3/4 (giờ)
 3/4 giờ = 45 phút 
 Đáp số: 45 phút.
 Bài giải:
 10,5 km = 10500 m
 Thời gian rái cá bơi quãng đường đó là:
 10500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc học sinh về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lí
Tiết 27: Ôn tập 
I.Mục tiêu: 
 -Tìm được vị trí châu á , châu âu trên bản đồ .
 - Khái quát đặc điểm Châu á , châu âu về : diện tích , địa hình , khí hậu , dân cư , hoạt động kinh tế .	 
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ Việt Nam 
III.Các hoạt động dạy học:
	1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 23.
	2.Bài mới:
	a.Giới thệu bài: 
GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học. 
b.Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-GV phát phiếu học tập cho HS làm việc cá nhân điền vào lược đồ:
+Tên châu A, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
+Tên một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ.
-HS đổi phiếu kiểm tra chéo.
-HS nêu kết quả.
-GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
 c.Hoạt động 2: (Thảo luận )
-GV chia lớp thành 3 nhóm.
-Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
-Các nhóm trao đổi để thống nhất kết quả 
-Gọi đại diện nhóm trình bày 
-Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, kết luận 
-HS điền vào phiếu học tập theo hướng dẫn của GV.
-HS đổi phiếu kiểm tra chéo.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Nhận xét, đánh giá.
	3.Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau :
 ----------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Tiết27: lắp máy bay trực thăng ( T1)
I.Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng 
- Biết cách lắp được máy bay trực thăng theo mẫu ,máy bay lắp tương đối chắc chắn.
 -Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II.Đồ dùng dạy học: 
	-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	-Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1.Kiểm tra bài cũ: 
 ?Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
	2.Bài mới:
	Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a.Chọn chi tiết:
-Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào lắp hộp.
-GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b.Lắp từng bộ phận: 
-Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
-Cho HS thực hành lắp.
-GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
-Mời một HS nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
-Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm
-GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
-GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị điện và xếp gọn gàng vào hộp.
3.Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học - Liên hệ bài sau:
Tiết 5 :Sinh hoạt tuần 27
 I. Nhận xét :
1.Chuyên cần: 
 Các em đi học tương đối đều, tỉ lệ thường xuyên đạt :
2.Đạo đức: ngoan ngoãn lễ phép.
 Các em ngoan lễ phép biết chào hỏi người lớn
3.Học tập : 
 Đã có ý thức trong học tập và tự giác . Bên cạnh đó còn một số em còn làm việc riêng trong lớp. 
4. Lao động vệ sinh: 
 - Lao động theo khu vực đã quy định	
 - Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
5. Tham gia mọi hoạt động của nhà trường
II. Phương hướng tuần tới :
 1. Duy trì tốt công tác số lượng 
 2. ý thức tự giác học tập 
 3. Tham ra các hoạt động của nhà trường.
 4. Bảo vệ cây xanh khu vực nhà trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc