Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 4

Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 4

Môn: Tập đọc- Tiết CT: 7

Tên bài dạy: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. MỤC TIÊU :

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Môn: Tập đọc- Tiết CT: 7
Tên bài dạy: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU :
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : nhóm 6 HS
- 6 HS đọc vở kịch “Lòng dân” theo cách phân vai.
- 1 HS nói ý nghĩa vở kịch.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
a) GV đọc toàn bài 1 lượt.
- Giọng đọc: giọng chia sẻ, đồng cảm ở đoạn nói về bé Xa-da-cô, với giọng xúc động ở đoạn trẻ em trong nước Nhật và trên thế giới gửi cho Xa-da-cô những con sếu bằng giấy.
- HS lắng nghe.
- Chú ý đọc đúng số liệu, tên người, tên địa lý nước ngoài.
b) Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 4 đoạn.
- HS đánh dấu bằng viết chì vào SGK.
- Luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc: 100.000 người, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki.
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
c) Hướng dẫn HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc chú giải, 2 HS giải nghĩa từ như trong SGK.
- Cho HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc cả bài.
d) GV đọc diễn cảm cả bài 1 lần.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. 
a) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện lên và gạch chéo (/) một gạch ở dấu phẩy, 2 gạch (//) ở dấu chấm, gạch dưới những từ ngữ khó đọc.
- GV đọc trước đoạn cần luyện thêm 1 lần.
- Nhiều HS luyện đọc.
b) Hướng dẫn HS thi đọc.
- Nhiều cá nhân thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 16
Tên bài dạy: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU :
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần)
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 02 HS 
Hãy nêu các bước giải bài toán:
- Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
- Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
3.Bài mới :
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập. 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn HS quan sát sau đó đưa ra nhận xét SGK/18. 
- Gọi HS nhắc lại nhận xét. 
b. Bài toán:
- Gọi HS đọc đề bài toán. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đề bài. 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
- GV hướng dẫn HS giải bằng hai cách: rút về đơn vị và tìm tỉ số. 
Luyện tập. 
Bài 1/19:
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng. 
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp. 
- GV sửa bài. 
Bài 2/19:
- GV yêu cầu HS giải theo hai cách. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS đọc đề bài. 
- 2 HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS tóm tắt bài toán. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- 1 HS làmbài trên bảng. 
- HS làm bài vào nháp. 
HS giỏi lên bảng giải
GHI CHÚ
Môn: Đạo đức – Tiết CT: 4
Tên bài dạy: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( TT )
I. MỤC TIÊU :
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sữa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 vài mẫu truyện về người có trách nhiệm. 
- Bài tập 1 được viết sẵn lên trên giấy khổ lớn.
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
 2.Kiểm tra bài cũ :GV nêu tình huống
3.Bài mới :
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. 
Cách tiến hành:
HS trả lời và nêu ghi nhớ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm xử lý tình huống trong bài tập 3, SGK.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Kết luận: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. 
- HS làm việc theo nhóm nhỏ
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi, bổ sung.
Hoạt động 2:Tự liên hệ bản thân. 
Mục tiêu: giúp HS có thể tự liên hệ, kể 1 việc làm của mình và tự rút ra bài học.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi với bạn bên cạnh về các việc làm của mình đã có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm theo gợi ý:
 + Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
 + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? 
- GV yêu cầu 1 vài HS trình bày trước lớp
- GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống 1 cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, chúng ta cảm thấy áy náy trong lòng.
 Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
- HS cả lớp trao đổi theo cặp.
- 3 HS trả lời.
4. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới
- HS trả lời
GHI CHÚ
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Môn: Chính tả (nghe - viết) – Tiết CT: 4
Tên bài dạy: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bút dạ, phiếu phô tô sẵn mô hình cấu tạo tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 
- GV dán lên bảng lớp 2 phiếu mô hình cấu tạo tiếng.
- 2 HS lên bảng làm trên phiếu.
- HS còn lại làm trên giấy nháp.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nghe- viết.
a) GV đọc bài chính tả một lượt.
- HS lắng nghe.
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Phrăng-đơ Bô-em.
- HS luyện viết.
b) GV đọc cho HS viết.
c) Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại 1 lần.
- HS tự chữa lỗi.
- Chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm BT chính tả.
a) Hướng dẫn HS làm BT 1 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
 Cho HS kẻ mô hình cấu tạo.
 Ghi vần của tiếng nghĩa và tiếng chiến vào mô hình.
 Chỉ ra tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống và khác nhau.
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chốt lại
b) Hướng dẫn HS làm BT 2 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
 Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng nghĩa và tiếng chiến.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 17
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
3.Bài mới :
Bài 1 : Yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “Rút về đơn vị”
Bài 3 : cho HS tự giải ( nên chọn cách rút về đơn vị )
Bài 4 : cho HS giải bài toán ( tương tự như bài tập 1 ) nên chọn cách rút về đơn vị 
HS thực hành trên vở
Tóm tắt :
 12 quyển : 24.000 đồng
 30 quyển : đồng ?
Bài giải :
Giá tiền 1 quyển vở là :
24.000 : 12 = 2000(đồng)
số tiền mua 21 quyển vở là :
2000 x 30 = 60.000 (đồng)
Đáp số : 60.000 đồng
Một ô tô chở được số học sinh :
 120 : 3 = 40 ( học sinh )
để chở 160 HS thì cần :
 160 : 40 = 4 ( ô tô ) 
Số tiền trả cho 1 ngày công là :
 72000 : 2 = 36000 ( đồng )
số tiền trả cho 5 ngày công là :
 36000 X 5 = 18 000 ( đồng )
GHI CHÚ
Môn: Luyện từ và câu –Tiết CT: 7
Tên bài dạy: TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ, biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Từ điển tiếng Việt.
- 3,4 tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra 3 HS
- HS 1 làm lại BT1 ( điền các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác vào chỗ trống trong đoạn văn)
- GV nhận xét
- 2 HS làm BT3: Đọc đoạn văn miêu tả màu sắc ở tiết tập làm văn trước.
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT1 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- GV giao việc
 + Các em tìm nghĩa của từ phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển
 + So sánh nghĩa của hai từ
- HS nhận việc
- Cho HS làm bài
-HS làm bài cá nhân ( hoặc theo nhóm)
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- Một số cá nhân trình bày ( hoặc đại diện các nhóm trình bày)
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
- Lớp nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 
( Cách tiến hành như ở BT1)
- GV nhận xét và chốt lại.
- HS tra từ điển để tìm nghĩa
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT2 
( Cách tiến hành như ở BT1)
- GV nhận xét và chốt lại.
Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo
- Cho HS tìm ví dụ.
- 2 HS tìm ví dụ về từ trái nghĩa và giải thích từ.
Luyện tập: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- GV giao việc: các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu a,b,c,d 
- Cho HS làm bài
- HS làm bài cá nhân, dùng bút chì gạch chân từ trái nghĩa có trong 4 câu
- Cho HS trình bày kết quả
- Vài HS phát biểu ý kiến về các cặp từ trái nghĩa
- GV nhận xét và chốt lại các cặp từ trái nghĩa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- GV giao việc: 
+ Các em đọc lại 4 câu a,b,c,d
+ Các em tìm từ trái nghĩa với từ hẹp đ ... ét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết sắp tới bằng việc xem lại các tiết Tập làm văn tả cảnh đã học.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 19
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
3.Bài mới :
Cho HS thực hành 
Bài 1 : Yêu cầu HS biết tóm tắt rồi giải bài toán bằng cách “tìm tỉ số”
Bài 3 : yêu cầu H đọc đề toán , hướng dẫn H trước hết tìm số người đào mương sau khi bổ sung thêm là bao nhiêu người ?) 10 +20 = 30
(người) sau đó giải toán theo lối “tìm tỉ số”
Bài 2 : Yêu cầu HS biết tóm tắt rồi giải bài toán
Tóm tắt :
 3000 đồng / 1 quyển : 25 quyển
1500đồng / 1 quyển : . quyển ?
Bài giải :
	3000 đồng so với 1500 đồng thì gấp :
	3000 : 1500 = 2 ( lần )
như vậy với giá 1500 đồng /1 quyển thì mua được số quyển vở là :
 25 x 2 = 50 ( quyển )
 Đáp số : 50 ( quyển )
1 HS lên bảng giải
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là :
800 000 x 3 = 2 400 000 ( đồng )
với gia đình có 4 người ( thêm 1 con) mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân mỗi tháng thu nhập của mỗi người sẽ là :
2 400 000 : 4 = 600 000 ( đồng )
như vậy thu nhập bình quân mỗi người một tháng bị giảm đi :
800 000 – 600 000 = 200 000 ( đồng )
Đáp số : 200 000 ( đồng )
GHI CHÚ
Môn: Luyện từ và câu - Tiết CT: 8
 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU :
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a,b,c,d); đặt được câu để phân biệt được 1cawpj từ trái nghĩa tìm được ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Từ điển học sinh.	
- Bút dạ, 3 tờ phiếu.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 
- 3 HS lần lượt làm các BT 1, 2, 3 ở phần luyện tập về từ trái nghĩa.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập 
a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
 Tìm các từ trái nghĩa nhau trong 4 câu a, b, c, d.
- Cho HS làm bài, GV phát phiếu cho 3 HS.
- HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại. (SGV)
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
( Cách tiến hành như BT 1)
Kết quả: 
a) lớn b) già c) dưới d) sống
c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
( Cách tiến hành như BT1)
Kết quả:
a) nhỏ b) lành c) khuya d) sống
d) Hướng dẫn HS làm bài tập 4.
- GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
 Tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái và tả phẩm chất.
- Cho HS làm việc, GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.(SGV)
e) Hướng dẫn HS làm bài tập 5.
- GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
 Chọn một cặp từ trong các cặp từ vừa tìm được và đặt câu với cặp từ đó.
- Cho HS đặt câu.
- Mỗi HS đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các BT 4,5.
GHI CHÚ
Môn: Địa lí – Tiết CT: 4
Tên bài dạy: SÔNG NGÒI
I. MỤC TIÊU :
Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Sông ngòi có lương nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn, mùa khô nước sông hạ thấp.
Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ, lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn (nếu có). Phiếu thảo luận nhóm – SGV/86.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời 3 câu hỏi – SGK/74.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài
1 – Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
* Hoạt động 1 : làm việc cá nhân, cặp
Bước 1 : HS quan sát H1 SGK, trả lời các câu hỏi:
- Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ trên H1 vị trí một số sông ở VN.
- Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
- Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
Bước 2 : HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí TN VN các sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
GV chốt ý : Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
2 – Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 1 : HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2, hình 3 hoặc tranh ảnh sưu tầm rồi hoàn thành PBT - SGV / 86.
Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc –HS khác bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
-Màu nước của con sông địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
3 – Vai trò của sông ngòi
* Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- Kể về vai trò của sông ngòi?
- Chỉ vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng; Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-ta-ly và Trị An. 
- GV kết luận.
Bài học SGK
4. Củng cố, dặn dò : 
Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
Về nhà học bài và đọc trước bài 5/77.
- HS trả lời.
- Vài HS chỉ trên bản đồ.
- Nhóm 6 (3’)
- HS trình bày.
- HS trả lời.
- HS chỉ trên BĐ Địa lí TN VN.
- Vài HS đọc.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Môn: Tập làm văn - Tiết CT: 8
Tên bài dạy: TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT ) 
I. MỤC TIÊU :
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa như nội dung kiểm tra trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài Kiểm tra.
- GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh vì vậy các em đọc kĩ một số đề cô đã ghi trên bảng và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi. 
- HS đọc đề trên bảng và chọn đề.
3. HS làm bài. 
- GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài.
- HS làm bài.
- GV thu bài cuối giờ.
- HS nộp bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước Đề bài, gợi ý của tiết Tập làm văn tuần sau.
GHI CHÚ
Môn : Khoa học – Tiết CT: 8
Tên bài dạy: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 18, 19 SGK.
- Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ, một mặt ghi chữ Đ (đúng), mặt kia ghi chữ S (sai).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : 
HS trả bài: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Động não.
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
- GV giảng và nêu đặt vấn đề.
- HS lắng nghe.
- GV sử dụng phương pháp động não, yêu câu mỗi HS trong lớp nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến.
- Chốt lại những việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể.
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia lớp thành nhóm nam và nữ riêng.
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.
 Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
 Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
- Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nữ.
Hoạt động 4: Quan sát tranh và thảo luận.
Mục tiêu: HS xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện từng nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
Kết luận:
Hoạt động 5: Trò chơi “Tập làm diễn giả”.
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Môn: Toán – Tiết CT: 20
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
3.Bài mới :
Bài 1/22:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài. 
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt. 
- Yêu cầu HS tự giải. 
- GV nhận xét và ghi điểm, sửa bài. 
Bài 2/22:
- GV tiến hành tương tự bài tập 1. 
- Nhắc HS chú ý công thức tính chu vi hình chữ nhật. 
Bài 3/22:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Bài toán này thuộc dạng gì?
- Em có thể giải bài toán này theo những cách nào?
- Yêu cầu HS thực hiện bài theo hai cách, GV có thể tổ chức cho HS làm bài theo nhóm tổ. 
- GV sửa bài, nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập, sửa bài sai vào vở. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
- HS tóm tắt và giải. 
- 1 HS nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật. 
- 1 HS đọc đề bài. 
- Bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 
- HS nêu 2 cách giải. 
- HS làm việc theo nhóm. 
GHI CHÚ
SINH HOẠT TẬP THỂ
I/ MỤC TIÊU:
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Đánh giá các hoạt đông trong tuần:
1/ Cán sự lớp báo cáo:
2/ GV nhận xét:
B/ Kế hoạch tuần sau:
C/ Văn nghệ
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT - KÍ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc