Giáo án Tự chọn

Giáo án Tự chọn

I.Mục tiêu :

- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học về nói không với các chất ma tuý.

- Học sinh năm chắc bài về trả lời câu hỏi đúng chính xác.

- Giáo dục học sinh cần tránh xa các chất gây nghiện.

II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung bài.

III.Hoạt động dạy học :

1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2.Dạy bài mới:

a.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

b.Hướng dẫn học sinh ôn tập.

Bài tập 1: Đọc các thông tin và hoàn thành bảng sau.

 

doc 63 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1088Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn
Khoa học : ôn tập tuần 5
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học về nói không với các chất ma tuý.
- Học sinh năm chắc bài về trả lời câu hỏi đúng chính xác.
- Giáo dục học sinh cần tránh xa các chất gây nghiện.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b.Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Bài tập 1: Đọc các thông tin và hoàn thành bảng sau.
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch,
Gây các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh,
Sức khoẻ bị huỷ diẹt, hệ thần kinh bị tổn thương, giết người cướp của, ăn cắp,
Đối với người xung quanh
Hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.
Trẻ em dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,
Hay gây lộn, đánh nhau, tai nạn giao thông,
Gia đình bát hoà, con cái bị bỏ rơi, kinh tế sa sút, mất trật tự xã hội,
 Bài tập 2 : Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất.
a.Khói thuốc lá có thể gây ra những bệnh gì?
 Bệnh về tim mạch.  Ung thư phổi.
 Huyết áp cao.  Viêm phế quản. 
 Bệnh về tim mạch, huyết áp cao ; ung thư phổi, viêm phế quản.
b.Người nghiện rượu, bia có ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
 Gây sự, đánh nhau với người ngoài.  Gây tai nạn giao thông.
 Đánh vợ, chửi con 
 Gây sự, đânh nhau, gây tai nạn giao thông, đánh đập vợ, con. 
c.Ma tuý có tác hại gì?
 Huỷ hoại sức khoẻ ; mất khả năng lao động, học tập ; hệ thần kinh bị tổn hại ; dùng quá liều sẽ chết.
 Tiêm chích dung chung kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lay nhiễm HIV.
 Hao tốn tiền của bản thân và gia đình.
 Có thể dẫn đến hành vi phạm pháp để có tiền thoả mãn cơn nghiện.
 Tất cá các ý trên.
3.Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
Tự chọn
Khoa học : ôn tập tuần 6
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh nắm chắc các kiến thức về cách dùng thuốc an toàn và cách phòng bệnh sốt rét.
- Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập được tốt.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ : 
Chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi nào?
2.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:Đặt câu hỏi, HS trả lời.
- Chỉ nên dùng thuốc khi nào? (Khi thật sự cần thiết, biết cách dùng, liều lượng dùng, biết nơi sản xuất, hạn sử dụng,) 
- Sử dụng sai thuốc nguy hiểm như thế nào? (Không chữa được bệnh, còn làm cho bệnh nặng hơn)
- Khi dùng thuốc phải chú ý điều gì? (Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Phải biết các rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc. Ngừng thuốc ngay khi thấy bệnh không giảm hoặc dị ứng)
- Khi mua thuốc cần chú ý điều gì? (Đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng và bản hướng dẫn,)
Bài tập 2 : 
- Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? (Do một loại kí sinh trùng)
- Con vật trung gian tryuyền bẹnh sốt rét từ người bệnh sang người lành tên là gì? (Muỗi a-nô-phen)
- Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? (Gây thiếu máu ; bệnh nặng có thể làm chết người.)
Bài tập 3 : 
- Để cung cấp vi-ta-mincho cơ thể bạn cần làm như thế nào? (Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min)
- Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, bạn làm như thế nào? (Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min D)
- Bạn cần làm gì để diệt muỗi trưởng thành? (Vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi)
- àm gì để không cho muỗi đốt người? (BNgủ phải nằm màn, phun thuốc,)
- Làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? (Phát quang bụi rậm, khi chứa nước mưa phải đậy kín chum vại,)
3.Dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà ôn lại bài. 
Tự chọn
Khoa học : ôn tập tuần 7
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh viêm não.
- Học sinh nắm chắc bài vè biết vận dụng vào đời sống thực tế.
- Giáo dục học sinh ý thức phòng chống bệnh sốt rét và bệnh viêm não.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết?
2.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tâp.
Bài tập 1 :
- Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? (Do một loại vi trùng gây ra)
- Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì? (Muỗi vằn)
- Bọ gậy muỗi vằn thường sống ở đâu? (Các chum vại, bể nước,)
- Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ban ngày? 
(Để tránh muỗi vằn đốt.)
- Hiện nay đã có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết chưa? (Chưa)
Bài tập 2 : 
- Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày hay ban đêm? 
(Cả ban ngày và ban đêm)
- Ta nên làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết? 
(Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt bọ gậy, trấnh để muỗi đốt)
Bài tập 3 :
- ác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? (Do một loại vi rút gây ra)
- Lứa tuổi nào thường hay mắc bệnh viêm não nhiều nhất? (Trẻ em từ 3 – 15 tuổi )
- ệnh viêm não lây truyền như thế nào? 
(Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền sang người)
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? 
(Bị chết, để lại di chứng như bại liệt, mất trí nhớ)
Bài tập 4 :
- Hiện nay đã có thuốc đặc trị để chữa bệnh viêm não chưa?
(hiện nay chưa có thuốc đặc trị)
- Hiện nay đã có thuốc phòng bệnh viêm não chưa?
 	(Đã có thuốc phòng bệnh)
3.Dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn tập cho tốt.
Tự chọn
Lịch sử - Địa lí : ôn tập tuần 5
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh những kiến thức mà các em đã học về môn Lịch sưe - Địa lí trong tuần.
- Học sinh nắm chắc bài vè làm bài thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vai trò của biển ở nước ta?
Thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản để làm gì?
2.Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập.
Bài tập 1: a. Hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Diễn biến lịch sử
Năm 1904
Phan Bội Châu Lập Hội Duy tân, cử ra nước ngaòi để học tập.
Năm 1905
Ông tới Nhật Bản và được một số người Nhật giúp đỡ.
Năm 1908
Pháp câu kết với Nhật chống lại phong trào Đông Du
Đầu năm 1909
Phong trào Đông Du tan dã, Phan Nội Châu cùng với nhiều thành viên sang Quảng Châu rồi sang Xiêm tiếp tục hoạt động cứu nước.
b.Những thanh niên yêu nước Việt Nam tham gia phong trào Đong Du đã khắc phục khó khăn như thế nào để học tập?
Họ phải làm dủ cácviệc kể cả rửa bát trong các quán ăn để lấy tiền học tập.
Bài tập 2 : a.Hoàn thành bảng sau.
Đặc điểm của vùng biển nước ta
ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất
ở vùng biển nước ta, nước không bao giờ đóng băng.
Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
Gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống.
Nhân dân lợi dụng nước thuỷ triều làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản.
b.Đánh dấu x vào trước ý đúng nhất.
 Vai trò của biển đối với nước ta là:
 Điều hoà khí hậu.
 Tạora nhiều nơi du lich nghỉ mát.
 Cung cấp tài nguyên.
 Tạo điều kiện phát triển giao thông biển.
 Tất cả các ý trên.
3.Dặndò: Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài. 
Tự chọn
Lịch sử - Địa lí : ôn tập tuần 6
I. Mục tiêu :
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh những kiến thức về phân môn lich sử và địa lí đã học trong tuần.
- Học sinh nắm chắc bài và trả lời câu hỏi đúng.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
2.Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập.
Bài tập 1: 
a.Tại sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các vị tiền bối?
 Anh nghĩ rằng: Cụ Phan Bội Chau muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp, điều đó là nguy hiểm. Cụ yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu co, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được.
b.Em thích nhất câu nói nào trong đoạn đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành và Tư Lê tại Sài Gòn?
Khi anh Lê nói:
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây – anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói-chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
Bài tập 2 :
Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ và khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lí?
Rừng là tài nguyên vô tận, nếu ta không khai thác, sử dụng một cách hợp lí thì sẽ gây ảnh hưởng kfông tốt đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Bài tập 3 : 
a.Đánh dấu x vào  trước ý đúng nhất.
 Vai trò của rừng đối với đời sống, sản xuất là :
 Điều hoà khí hậu.
 Che phủ đất.
 Hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng một cách đột ngột.
 Cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.
 Tất cả các ý trên.
b.Đất phe-ra-lít ở, đất phù sa phân bố ở những vùng nào?
Đất phe-ra-lít phân bố ở vùng đồi núi có màu đỏ hoặc đỏ vàng.
Đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.
3.Dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
Tự chọn
lịch sử - địa lí : ôn tập tuần 7
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về phân môn lịch sử và địa lí đã học trong tuần qua.
- Học sinh nắm chắc nội dung bài và trả lời câu hỏi đúng.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ :
Học sinh đọc nội dung bài học.
2.Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập.
Bài tập 1 :
b.Hãy hoàn thành bảng sau:
Hội nghị hợp nhất tổ chức cộng sản (Hội nghị thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam)
Thời gian
Đầu xuân năm 1930
Địa điểm
Tại Hồng Kông
Người chủ trì
Nguyễn ái Quốc
Nội dung
Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy ten là Đảng Công sản Việt Nam, đề ra đường lối cho cách mạnh Việt Nam. 
c.Nêu ý nghĩa của ngày thành lập Đảng? (Ngày 3 – 2 -1930 Đảng Công sản Việt Nam đã ra đời. Từ đó cách mạnh Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.)
Bài tập 2: Hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Phần đất liền của nước ta có ắ diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng
Khí hậu
khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao. Gió và mưa thay đổi theo mùa.
Sông ngòi
Có nhiều sông nhưng ít sông lớn, nước sông thay đổi theo mùa.
Đất
Có nhiều loại đất nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc màu đỏ vàng ở đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng.
Rừng
Có hai loại rừng chính là: rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn
3.Dặn dò : Nhận xét giờ học, về nhà ôn lại bài cho tốt.
Tự chọn
Lịch s ... iệt Nam trong thời gian ngắn nhất.
2/ Nhà máy thủy đện Hòa Bình được khởi công xây dựng ngày tháng năm nào?
 Ngày 6 – 11 – 1979.
3/ Hoàn thành bảng sau.
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh về ôn tập.
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 29
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về sinh sản của động vật.
- Học sinh biết vẽ được quy trình sinh sản của ếch và của chim.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
1/ Êch thường đẻ trứng vào mùa nào?
Êch thường đẻ trứng vào mùa mưa.
2/ Êch đẻ trứng ở đâu? Trứng ếch nở thành gì?
Êch thường đẻ trứng ở dưới nước. Trứng ếch nử thành nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
3/ Hãy viết sơ đồ sự sinh sản của ếch?
 Êch đẻ trứng trứng nở thành nòng nọc 	 nòng nọc phát triển thành ếch . ếch trưởng thành xuống ao đẻ trứng
4/ Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
a/ Trứng chim nở thành gì?
ð Âú trùng.
ð Chim non.
b/ Hầu hết chim non mới nở có thể tự đi kiếm mồi ngay chưa?
ð Có thể tự đi kiém mồi.
ð Chưa thể tự đi kiếm mồi.
c/ Loài chim nuôi con bằng cách nào?
ð Cho con bú.
ð Kiếm mồi mớm cho con.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh về ôn tập
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 30
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về sự sinh sản của động vật.
- Học sinh biết phân biệt được động vật đẻ con và động vật đẻ trứng.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Thú con sinh ra đã có hình dạng giống mẹ chưa?
Thú con sinh ra đã có hình dạng giống mẹ.
2/ Thú con mới được ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
Thú con mới được ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa của mẹ đến khi tự đi kiếm ăn.
3/ Kể tên một số loài thú thươnghf đẻ mỗi lứa 1 con ; mỗi lứa nhiều con?
Động vật đẻ mỗi lứa 1 con: trâu, bò, ngựa
Động vật đẻ mỗi lứa nhiều con: Lợn, chó, mèo, chuột,
4/ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
 	Hổ thường sinh sản vào mùaxuân và mùa hạ.
5/ Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
Hổ con lúc mới sinh rất yếu nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu.
6/ Khi nào thì hổ mẹ dạy con săn mồi? Khi nào thì hổ con sống độc lập?
Khi hể con được hai tháng tuổi thì hổ mẹ dạy con săn mồi.
Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi thì hổ con có thể sống độc lập.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh về ôn tập
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 31
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về sự sinh sản của dộng vật
- Học sinh biết phân biệt được môi trường tự nhien và môi trường nhân tạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Kể tên một số cây thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng?
- Thụ phấn nhờ gió: ngô, lúa, hoa,..
- Thụ phấn nhờ côn trùng: bầu, bí, bưởi,
2/ Nêu sự sinh sản ở thực vật có hoa?
- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
3/ Đa số động vật được chia làm mấy giống?
Chia làm hai giống đó là giống đực và giống cái.
4/ Kể tên những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con?
- Động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngan, ngỗng, rùa, chim
- Động vật đẻ con: trâu, bò, lợn, chó, mèo, hổ, hươu, nai,..
5/ Thế nào là môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên?
- Môi trường nhân tạo là bao gồm những gì do con người tạo ra.
 	- Môi trường tự nhiên là những gì có xung quanh ta.
6/ Kể tên môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo?
- Môi trường nhân tạo: môi trường làng quê, thành phố, thị xã
- Môi trường tự nhiên: rừng, nước, biển, động thực vật
* Gọi học sinh trình bày ý tưởng của mình.
* Cả lớp và GV nhận xét và chốt ý đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh về ôn tập
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 32
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tài nguyên thiên nhiên và vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. -- Con người khai thác, sử dụng chúng có cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
2/ Em hãy kể tên một số tài nguyên mà em biết?
- Tài nguyên rừng, tài nguyên đất, khoáng sản, nước
3/ Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
- Môi trường cung cấp cho con người: Thức ăn, nước uống, khí thở, vui chơi, giải trí,và các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống.
- Môi trường tiếp nhận của con người những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
4/ Nối cột A với cột B cho phù hợp.
Môi trường cho
Thức ăn
Nước uống
Nước dùng trong sinh hoạt, 
công nhiệp
Chất đốt(rắn, lỏng, khí)
Môi trường nhận
Nước tiểu
Phân, rác thải
Khí thải, khói
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
* Học sinh trình bày bài.
* Cả lớp đóng góp ý kiến và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bị cho giờ sau.
 Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 33
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tác động của con người tới môi trường đất và rừng.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
Con người khai thác gỗ, và phá rừng để làm nhà, làm củi đun, đốt than.
2/ Nêu các nguyên nhân khác dẫn đến việc phá rừng bị tàn phá?
Do cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, làm đường
3/ Nêu hậu quả của việc phá rừng?
- Khí hậu thay đổi: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
4/ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, xử lí rác thải không hợp vệ sinh
* Gọi học sinh trả lời.
* Cả lớp đóng góp, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vè nhà chuẩn bị cho bài sau.
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 34
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tác động của con người tới môi trường không khí và nước. Biện pháp bảo vệ môi trường.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và nước?
 - Do nước thải của các nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ, rác thải
 - Do khói của các nhà máy thải ra, khói bụi, tiếng ồn
2/ Liệt kê những việc làm của bạn hoặc những người trong gia đình bạn có thể gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Thu gom rác thải, xử lí rác thải, dọn vệ sinh môi trường xung quanh
3/ Những việc làm nào ở địa phương bạn có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước?
- Thu gom và xử lí rác thải không đúng quy định.
- Thải chất thải bừa bãi.
4/ Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường?
- Dọn vệ sinh môi trường xung quanh.
- Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Làm ruộng bậc thang
5/ Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường?
- Dọn vệ sinh môi trường.
- Trồng cây xanh
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn tập cho tốt.
Khoa học (ôn)
ôn tập tuần 35
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc các kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Học sinh nắm chắc bài có hệ thống.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Sự chuẩn bị của học sinh.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
2.Dạy bài mới: Cho học sinh ôn tập theo từng câu hỏi.
GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học trong tuần.
Học sinh ôn theo nhóm và trả lời câu hỏi.
1/ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, xử lí rác thải không hợp vệ sinh
2/ Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. -- Con người khai thác, sử dụng chúng có cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
3/ Em hãy kể tên một số tài nguyên mà em biết?
- Tài nguyên rừng, tài nguyên đất, khoáng sản, nước
4/ Nêu các nguyên nhân khác dẫn đến việc phá rừng bị tàn phá?
Do cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, làm đường
5/ Nêu hậu quả của việc phá rừng?
- Khí hậu thay đổi: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
* Gọi học sinh trả lời.
* Cả lớp đóng góp, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vè nhà chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhie xa hoi 5 (on).doc