Tiết : PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kể tên những hoạt động dễ gây té ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
2. Kỹ năng:
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 36, 37.
- HS: SGK.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết : PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG I. Mục tiêu Kiến thức: Kể tên những hoạt động dễ gây té ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Kỹ năng: Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 36, 37. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Các thành viên trong nhà trường. Nêu công việc của Cô Hiệu Trưởng? Nêu công việc của GV? Bác lao công thường làm gì? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trò chơi bịt mắt bắt dê. Nếu có sân trường rộng nên cho HS ra ngoài chơi. Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi cho HS trả lời: Các em có vui không? Trong khi chơi có em nào bị ngã không? GV phân tích cho HS: Đây là hoạt động vui chơi, thư giãn nhưng trong quá trình chơi cần chú ý: Chạy từ từ, không xô đẩy nhau để tránh té ngã. Liên hệ vào bài mới: Đó cũng chính là nội dung của bài mới mà chúng ta học hôm nay: Phòng tránh té ngã khi ở trường. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh. Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận. ị ĐDDH: SGK. Bước 1: Động não. GV nêu câu hỏi, mỗi HS nói 1 câu: Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường? GV ghi lại các ý kiến lên bảng. Bước 2: Làm việc theo cặp. Treo tranh hình 1, 2, 3, 4 trang 36, 37, gợi ý HS quan sát. Bước 3: Làm việc cả lớp. Gọi 1 số HS trình bày. Những hoạt động ở bức tranh thứ nhất? Những hoạt động ở bức tranh thứ hai? Bức tranh thứ ba vẽ gì? Bức tranh thứ tư minh họa gì? Trong những hoạt trên, những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm? Hậu quả xấu nào có thể xảy ra? Lấy VD cụ thể cho từng hoạt động. Nên học tập những hoạt động nào? Kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác. v Hoạt động 2: Lựa chọn trò chơi bổ ích. Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Chuẩn bị trò chơi. Bước 1: Làm việc theo nhóm. Mỗi HS tự chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm (GV có thể cho HS ra sân chơi 10 phút) Bước 2: Làm việc cả lớp. Thảo luận theo các câu hỏi sau: Nhóm em chơi trò gì? Em cảm thấy thế nào khi chơi trò này? Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không? Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò này để khỏi gây ra tai nạn? v Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập. Phương pháp: Thi đua. ị ĐDDH: Phiếu bài tập GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập như dưới đây. Yêu cầu các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều ý trong phiếu bài tập là nhóm đó thắng. PHIẾU BÀI TẬP Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường? Hãy điền vào hai cột dưới đây những hoạt động nên và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho người khác khi ở trường. Hoạt động nên tham gia Hoạt động không nên tham gia 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Giữ trường học sạch đẹp. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Dạ vui. - Đuổi bắt. - Chạy nhảy. - Đu quay, . . . - HS quan sát tranh theo gợi ý. Chỉ nói hoạt động của các bạn trong từng hình. Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm. - Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi, - Nhoài người ra khỏi cửa sổ tầng hai, vịn cành để hái hoa. - Một bạn trai đang đẩy một bạn khác trên cầu thang. - Các bạn đi lên, xuống cầu thang theo hàng lối ngay ngắn. - Đuổi bắt, trèo cây, nhoài người ra cửa sổ, xô đẩy ở cầu thang, - Đuổi bắt dẫn đến bị ngã làm bạn có thể bị thương. - Nhoài người vịn cành, hái hoa có thể bị ngã xuống tầng dưới (làm gẫy chân, gẫy tay, , thậm chí gây chết người), - Hoạt động vẽ ở bức tranh 4. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: