Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3: Ngày và đêm trên trái đất

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3: Ngày và đêm trên trái đất

I/ MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên TĐ ở mức độ đơn giản.

- Biết thời gian để TĐ quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.

- Biết một ngày có 24 giờ .

Thực hành biểu diễn ngày và đêm.

II/ CHUẨN BỊ:

-Các hình trong SGK trang 120, 121.

-Đèn điện để bàn (hoặc đèn pin,nến )

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3: Ngày và đêm trên trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên TĐ ở mức độ đơn giản.
- Biết thời gian để TĐ quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.
- Biết một ngày có 24 giờ .
Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II/ CHUẨN BỊ:
-Các hình trong SGK trang 120, 121.
-Đèn điện để bàn (hoặc đèn pin,nến )
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
T.G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Mặt Trăng là vệ tinh của TĐ . 
Bài mới:
* Hoạt động 1: QUAN SÁT TRANH THEO CẶP
- Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm.
- Cách tiến hành:
Bước 1: 
- GV h dẫn HS quan sát hình 1và 2 trong SGK ,trang 120, 121 và trả lời câu hỏi :
-Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
-Khoảng thời gian phần TĐ được M Trời chiếu sáng gọi là gì ? (Ban ngày )
-Khoảng thời gian phần TĐ không được M Trời chiếu sáng gọi là gì ? (Ban đêm )
Bước 2: 
-GV gọi HS trả lời trước lớp.
-GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên M Trời chỉ chiếu sángmột phần. Khoảng thời gian phần TĐ được M Trời chiếu sáng gọi là ban ngày ,phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
 * Hoạt động 2: THỰC HÀNH THEO NHÓM
- Mục tiêu: 
-Biết khắp mọi nơi trên TĐ đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
-Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
- Cách tiến hành:
Bước 1: 
-GV chia nhóm.
-HS làm thực hành như h dẫn trong SGK.
Bước 2: 
- GV gọi HS lên thực hành trước lớp.
* Kết luận : Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó ,nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được M Trời chiếu sáng rối lại vào bóng tối.Vì vậy ,trên bề mặt TĐ có ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng.
*Hoạt động 3 : THẢO LUẬN CẢ LỚP
*Mục tiêu:
- Biết thời gian để TĐ quay được một vòng thời gian để TĐ quay được một vòng
- Biết một ngày có 24 giờ .
*Cách tiến hành :
Bước 1: 
-GV đánh dấu một điểm trên quả điạ cầu.
-GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống ) có nghĩa làđiểm đánh dấu trở về chỗ cũ.
- GV nói : thời gian đểTĐ quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày.
Bước 2: 
GV hỏi :
-Một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Hãy tưởng tượng nếu TĐ ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên TĐ ntn ? 
*Kết luận: Thời gian để TĐ quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ. 
Tổng kết– dặn dò
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau:.Bài 64
Nhận xét bài học.
HS quan sát, thảo luận nhóm.
HS trả lời
- HS thực hành
 -HS nhận xét
-HS theo dõi
HS lắng nghe
	Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có khả năng:
-Thời gian để TĐ chuyển động được một vòng quanh M Trời là một năm.
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
-Một năm thường có 4 mùa.
II/ CHUẨN BỊ:
-Các hình trong SGK trang 122, 123.
-Một số quyển lịch.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
T.G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Trái Đất - Quả địa cầu.. 
Bài mới Nhóm:
* Hoạt động 1: THẢO LUẬN THEO NHÓM
- Mục tiêu: 
- Biết thời gian để TĐ chuyển động được một vòng quanh M Trời là một năm ,một năm thường có 365 ngày
 - Cách tiến hành:
Bước 1: 
-GV chia nhóm
HS trong nhóm quan sát lịch, thảo luận :
- Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
- Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
- Những tháng nào có 31 ngày,30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
Bước 2: 
- Đại diện nhóm trình bày.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK/ 122 và giảng cho HS biết thời gian để TĐ chuyển động được một vòng quanh M Trời là một năm.
- GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh M Trời, TĐ đã tự quay quanh mình nó 9ược bao nhiêu vòng ?
*Kết luận : -Thời gian để TĐ chuyển động được một vòng quanh M Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
* Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI SGK THEO CẶP
- Mục tiêu: Biết 1 năm thường có 4 mùa.
- Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Hai HS làm việc với nhau theo gợi ý sau :
+ Trong các vị trí A ,B ,C ,D của TĐ trên hình 2/123 SGK, vị trí nào của TĐ thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. 
Bứơc 2:
-GV gọi HS trả lời.
-GV bổ sung.
*Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, 1 năm có 4 mùa : xuân ,hạ , thu ,đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau .
Hoạt động 3:CHƠI TRÒ CHƠI XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG
 * Mục tiêu :HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
* Cách tiến hành:
Bứơc 1:
GV hỏi :
- Khi mùa xuân em cảm thấy thế nào ?
- Khi mùa hạ em cảm thấy thế nào ?
- Khi mùa thu em cảm thấy thế nào ?
- Khi mùa đông em cảm thấy thế nào ?
Bước 2 :
GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 3 : HS có thể tổ chức chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
4. Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bài 65 .
HS quan sát, thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
HS lắng nghe .
HS bổ sung
HS lắng nghe
	Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH TUAN32.doc