Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 – Tuần 25 – Trường Tiểu học Mậu Đức - Tiết 49: Động vật

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 – Tuần 25 – Trường Tiểu học Mậu Đức - Tiết 49: Động vật

 I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết :

- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên

- Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.

 II/ CHUẨN BỊ :

Các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 – Tuần 25 – Trường Tiểu học Mậu Đức - Tiết 49: Động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 	Ngày dạy :/./ 2012 
 Tiết 49 ĐỘNG VẬT 
 I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
 II/ CHUẨN BỊ :
Các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định, tổ chức lớp.
B.Bài cũ : Quả 
 + Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ
 + Hạt có chức năng gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Học sinh trình bày 
C.Bài mới :
1-Phần đầu:KHÁM PHÁ
Giới thiệu bài: Động vật 
Giáo viên cho học sinh tạo thành nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con vật. Cho các nhóm hát và cho biết con vật trong bài hát đó là con gì.
Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thế giới động vật phong phú qua bài: “Động vật” -Ghi tựa bài lên bảng.
Các nhóm chọn bài hát.
Ví dụ: bài “Chú ếch con”, “Chị Ong Nâu và em bé”, “Một con vịt”, “Mẹ yêu không nào”
2.Phần hoạt động: KẾT NỐI
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên 
Cách tiến hành :
GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 94, 95 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?
Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật đang quan sát. 
Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng đều có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích.
Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật 
Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
-Các nhóm khác nghe, BS.
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh.
 Học sinh lắng nghe
3.Củng cố :
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”
Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu
của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên.
Gọi 10 học sinh lên chơi.
-10 học sinh lên chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. 
Cho học sinh nhận xét
-Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh biết giả tiếng kêu của các con vật. 
-HS tiếp thu.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Ổn định
-Hát đầu giờ
B.Bài cũ: Động vật 
Cơ thể động vật có mấy phần? -Nhận xét
Học sinh nêu. 
C.Bài mới :
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
+Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? 
Học sinh quan sát đếm số chân và trả lời: 6 chân
+Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
+Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
Chân chia thành các đốt.
+Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? 
Bên trong cơ thể chúng không có xương sống 
+Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Trên đầu côn trùng thường có mắt, râu, mồm
-GVKL: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn.
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát.
GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
® Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đầu có cánh.
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
* Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người .Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
* Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và phân loại 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.
Nhận xét, tuyên dương 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
=> Giáo viên giúp cho học sinh hiểu: có nhiều loại côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi, muỗi  ; cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia sức, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng như sâu đục thân, châu chấu có thể dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên địch 9 dùng sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác trong tự nhiên).
Nhận xét – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
-Chuẩn bị bài : Tôm, cua . 
-HS thực hiện.
	Ngày dạy : ......./........../ 2012
 Tiết 50 CÔN TRÙNG 
 I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
- Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
- Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
- GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
 II/ CHUẨN BỊ :
Các hình trang 96, 97 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh côn trùng ( hoặc các côn trùng có thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(32).doc