Giáo án Tuần 24 - Học kỳ 2 Lớp 5

Giáo án Tuần 24 - Học kỳ 2 Lớp 5

TOÁN

116. LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tíchcác hình đã học để giải các bài toán liên quan với yêu cầu tổng hợp.

II. CHUẨN BỊ : HS ôn tập các kiến thức nêu trên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.

2. Kiểm tra: HS nhắc lại công thức tính diện tích sung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương, hình hộp chữ nhât, đơn vị đo thể tích.

 GV NX cho điểm từng HS.

3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.

 b. Nội dung:

 

doc 20 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 24 - Học kỳ 2 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán 
116. Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tíchcác hình đã học để giải các bài toán liên quan với yêu cầu tổng hợp. 
II. Chuẩn bị : HS ôn tập các kiến thức nêu trên.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra: HS nhắc lại công thức tính diện tích sung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương, hình hộp chữ nhât, đơn vị đo thể tích.
 GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
- G/v y/c HS nêu hướng giải bài toán.
- HS giải bài toán, neu kết quả. HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2(cột1): Hệ thống và củng cố các quy tắc tính diện tích x/q và thể tích của HHCN.
- HS nêu quy tắc tính diện tích x/q và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Y/c HS tự giải bài toán. HS trao đổi bài cho bạn kiểm tra nhận xét bài của bạn.
- HS nêu kết quả.GVđánh giá bài làm của HS.
Bài 3(học sinh làm thêm): Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp CN để giải toán.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán và nêu hướng giải. 
- GV nhận xét: Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán và gọi 1 HS trình bày bài giải.
- Y/c các HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải.
Toán
Luyện tập chung 
Bài1: Giải
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích của hình lập phương đó là:
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625(cm3)
Bài3(hs giải thêm): 
Giải
 Thể tích khối gỗ hình hộp CN là: 9 x6 x5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 ( cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 – 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3.
4. Củng cố(4p): - GV hệ thống bài, nhắc những lưu ý cần thiết qua bài làm.
 GV NX đánh giá tiết học.
5. Dăn dò(1p): Về nhà học bài và CBị bài sau.	 
Tập đọc
 47. Luật xưa của người Ê- đê
I. Mục tiêu: - Đọc với giọng, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ý nghĩa bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa, kể được 1 đến 2 luật tục của nước ta. (trả lời được các câu hỏi trong sách GK)
II. Đồ dùng dạy –học:- Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên .
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to (để HS thi trả lời câu hỏi 4) - Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần,Nêu ND bài.- GV nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới(30p): a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:- GV đọc bài văn. Chú ý đọc rõ ràn, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Từng tốp HS mỗi tốp 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài(2-3 lượt): + Đoạn 1 : Về cách sử phạt. + Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng. + Đoạn 3: Về các tội.
GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài; uốn nắn cách đọc của HS.Luyện đọc theo cặp.HS tiếp nối nhau đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài
- Chia nhóm theo bàn, HS đọc thầm, đọc lướt và trả lời các câu hỏi. GV phát bút dạ và giấy cho nhóm trả lời viết câu hỏi 4. Đại diện các nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và tổng kết.
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định sử phạt rất công bằng?
 - GV giảng thêm về luật tục của người Ê-đê, sâu đó nêu câu hỏi:
+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay nay em biêt?
HS các nhóm trình bày, GV mở bảng phụ viết sẵn khoảng 5 luật của nước ta. Một HS nhìn bảng đọc lại.
c. Luyện đọc lại
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện nội dung của từng đoạn.- Hướng dẫn HS đọc 1 đoạn tiêu biểu:"Tội không hỏi mẹ chanói cùng nói với kẻ có tội là có tội".
Tập đọc
Luật xưa của người Ê- đê
I. Luyện đọc:
- Luật tục
- Ê- đê 
II.Tìm hiểu bài:
1. Về cách xử phạt luật tục.
2. Về tang chứng và nhân chứng.
- Nhìn tận mắt. 
- Bắt tận tay.
3. Về các tội.
- tội không hỏi cha mẹ.
- tội ăn cắp.
- tội giúp kẻ có tội.
- tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
4. Củng cố(4p): - GV hỏi về nội dung bài.- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò(1p):- HSTB về đọc lại toàn bài. CB bài sau: Chú đi tuần.
Đạo đức
24. em yêu tổ quốc việt nam ( tiếp)
I. Mục tiêu: 
- Biết tổ quốc của em là Việt Nam, tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vàođời sống quốc tế. 
- Có ý thức học tập , rèn luyện để góp sức xây dựng và bảo vệ t quê hương đất nước.
- Có một số hiểu biết về và lịch sử văn hóa và kinh tế của Tổ Quốc Việt Nam.
- Yêu tổ quốc Việt Nam.
II. Chuẩn bị: 
Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh , ảnh , sự kiện lịch sử, có liên quan đến chủ đề . Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra: Hãy giới thiệu về hoạt động xã phường nơi mình ở ? 
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
M/ tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước VN. 
Cách tiến hành: Giới thiệu một sự kiên, bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong bt 1.
- Từng nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ xung ý kiến. GV kết luận. 
Hoạt động 2 : Đóng vai ( Bài tập 3, SGK )
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
Cách tiến hành:- HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về 1 trong các chủ đề: Văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người VN, việc thực hiện quyền trẻ em ở V N,
- Từng nhóm trình bầy .- Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến.GVNX, tuyên dương.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ ( bài tập 4, SGK) Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.HS cả lớp xem tranh và trao đổi.
- GVNX tranh vẽ , HS hát, đọc thơ, về chủ đề 
Em yêu Tổ quốc VN.
Đạo đức
 em yêu tổ quốc
 việt nam (tiếp)
+ KL:Ngày 2-9 -1945 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta. Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngày 30- 4-1975 đã giải phóng Miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Sông Bạch Đằng gắn liền với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.- Bến nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- Cây đa Tân Trào : Nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16- 8-1945.
4. Củng cố dặn dò: - HS đọc lại ghi nhớ. GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Địa lí 
 24. ôn tập 
I. Mục tiêu: 
- Tìm được vị trí châu á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu á, châu âuvề diện tích địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới. 
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(3p): KT sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới(32p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học. 
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi.
HS làm việc với bản đồ Tự nhiên thế giới:
+ Chỉ và mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu á, châu Âu trên bản đồ.
+ Chỉ một số dãy núi: Hi- ma- lay- a; Trường Sơn, U- ran, An-pơ trên bản đồ.
- H/ sinh các nhóm trình bày trên bảng lớp. 
- Các nhóm khác nhận xét .
Hoạt động 2:
Chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”- Hoạt động theo nhóm tổ.
- Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi: Khi giáo viên đọc câu hỏi, tổ nào có tín hiệu trước được quyền trả lời.
- Trả lời đúng 1 câu hỏi được 5 điểm.
VD: giáo viên đưa câu hỏi:
+ Có diện tích 10 triệu km2.
+ Có diện tích 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục.
- Học sinh tiến hành chơi.
- NX tổ nào có số điểm cao nhất thì thắng cuộc.
Địa lí
 ôn tập
+ Châu á:
- Diện tích: 44 triệu km2.
- Khí hậu: Có đủ các đới khí hậu.
-Địa hình: Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích.
- Chủng tộc: Chủ yếu là người da vàng.
- Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp là ngành sản xuất chính.
+ Châu Âu:
- DT: 10 triệu km2.
- Khí hậu: Ôn hoà.
- Địa hình: 2/3 diện tích là đồng bằng.
- chủng tộc: Chủ yếu là người da trắng.
- HĐKT: Công nghiệp phát triển.
4. Củng cố(3p): - GV tổng kết bài. Giáo viên nhận xét tiết học.Tuyên dương một số em học tập tốt.
5. Dặn dò(1p) : - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán 
117. Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
- Biết Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác
II. Chuẩn bị: Nội dung bài. HS ôn lại kiến thức phần này.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1p): Cho lớp hát.
2. Kiểm tra(4p): 
 HS làm bài tập của tiết trước.
 - GV NX cho điểm từng HS.
3.Bài mới(30p): 
 a. GT bài- Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy- TRò
NộI DUNG
Bài 1: GV hướng dẫn HS tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung ( như SGK)
a. Cho HS nêu yêu cầu của BT rồi tự HS làm bài theo gợi ý SGK.
b. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 2: Cho HS tự nêu bài tập rồi làm bài và chữa bài.
Bài 3: GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ để có cơ sở làm bài và chữa bài. 
Khi HS chữa bài, GV cho HS phân tích trên hình vẽ của SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán.
Toán 
 Luyện tập chung 
Bài 1:
Chẳng hạn:
 a. N/x: 17,5%=10% + 5% + 2,5 %
 10% của 240 là 24
 5% của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6. ... ): vừa đã
Câu c): càng  càng
Bài tập 2: âu a: càng càng
Câu b: mới đã
 chưa đã
 vừa đã
Câu c: bao nhiêu bấy nhiêu
4. Củng cố Dặn dò (4p): GV nhận xét tiết học. Dặn HS Học thuộc phần ghi nhớ
Lịch sử 
24. đường trường sơn.
I- Mục tiêu: Biết:Đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của Miền Bắc cho Cách Mạng Miền Nam góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách Mạng miền Nam:
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho MN ngày 19-5 -1959trung ương đảng quyết định mở đường Trường Sơn( đường Hồ Chí Minh). - Qua đường Trường Sơn Miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho Miền Nam góp phần to lớn vào sự nghiệp giảI phóng MN. 
II- Đồ dùng dạy học:- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn ). Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn , về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p): Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p) : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới(30p): a. GT bài - Nêu mục tiêu , n/v bài học.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy- Trò
NộI DUNG
*Hoạt động 1(làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu về nhiẹm vụ của 2 miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến cứu nước.
- GV nêu nhiệm vụ học tập: + Xác định phạm vi hệ thống tuyến đường Trường Sơn (trên bản đồ) .+ Mục đích ta mở đường Trường Sơn. + Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiẹp thống nhất đất nước.
* Hoạt động 2(làm việc cả lớp)
- HS đọc SGK trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
GVnhấn mạnh: Mục đích mở đường Trường Sơn: Chi viện cho miền Nam thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3(làm việc theo nhóm hoặc cả lớp)
- GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh.
GVy/c HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong HS đã sưu tầm được (qua sách, báo, truyền hình hoặc nghe kể lại)
* Hoạt động 4 ( làm việc nhóm)
HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh 2 bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
* Hoạt động 5 ( làm việc cả lớp )
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn.
- GV: Nay đường Trường Sơn đã được mở rộng, đường HC Minh.
Lịch sử 
đường trường sơn.
1. Sự ra đờicủa đường Trường Sơn:
- Trong chống Pháp là đường giao liên Bắc Nam.
2. Mục đích ta mở đường Trường Sơn:
- Chi viện cho miền Nam.
3. ý nghĩa lịch sử của đường Trường Sơn:
- Góp phần to lớn vào sự nhiệp giải phóng miền Nam.
4. Củng cố dặn dò(4p) : GV hệ thống bài. HS đọc ghi nhớ sgk, chuẩn bị bài sau.
 Ngàysoạn: Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Toán
120. Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính diện tích , thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
II. Chuẩn bị : HS chuẩn bị nội dung bài.
 Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p): Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p) : GV kiểm tra vở bài tập của HS.
3. Bài mới(30p):
 a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy- Trò
NộI DUNG
Bài1(a,b):
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở ? Nêu cách tính diện tích xung quanh, DT đáy, thể tích của HHCN?
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: 
- Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở .
? Tính DT xung quanh, DT toàn phần, thể tích của HLP?
- Gọi HS NX chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm từng học sinh.
Bài3 (Hs làm thêm)
- Gọi HS đọc đề bài , quan sát hình và trao đổi với bạn để tìm cách giải .
- Gọi HS trình bày cách giải , lớp nghe nhận xét bổ sung . + Tính DT XQ, DT toàn phần, Thể tích từng hình rồi so sánh .
- HS giải vào vở , 1 HS lên bảng làm .
- HS cùng Gv NX chữa bài .
Toán
Luyện tập chung 
+Bài 1:
Giải
DTXQ: (10 + 5 ) x 2 x6 = 180 ( dm2)
DT đáy : 10 x 5 = 50 (dm2)
DT kính làm bể :180 + 50 = 230 ( dm2)
Thể tíc lòng bể :10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
Thể tích nước 300 ; 4 x 3 = 225 ( dm3
+ Bài 2:
Giải:
DT xung quanh của HLP:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
DT toàn phần : 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 ..
Thể tích hình lập phương .
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3
+ Bài 3(không bắt buộc):
+ DT toàn phần hình M gấp 9 lần hình N.
+ Thể tích hình M gầp 27 hình N.
4. Củng cố(4p):- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò(1p):- Dặn chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
Chính tả 
24. Nghe- viết: núi non hùng vĩ
I - Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong bài thoe oẻ BT2.
II- Đồ dùng dạy học: -Bút dạ và 3- 4 tờ phiếu để làm BT3 . Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(4p): - 2,3 HS nhắc lại quy tắc viết hoa. 
	 - GV nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
2.Hướng dẫn HS nghe- viết: 
 a) Trao đổi về ND bài viết.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn
? Đoạn văn miêu tả cảnh vật ở nơi đâu?( Đoạn văn miêu tả vùng biên cươngTây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới nước ta và Trung Quốc.)
 b) Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
 c) Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả.
 d) Thu, chấm bài.
- GV chấm chữa 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm.
- GV nhận xét cho điểm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC.
- Tổ chức cho HS thi giải câu đố.
- Tổng kết cuộc thi.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu đố.
- Thi đọc thuộc câu đố.
Chính tả
Nghe- viết: núi non hùng vĩ
1.Nghe- viết:
2. Bài tập:
Bài 2:
+ Lời giải đúng:
a) Tên người, tên dân tộc: Đăm san, Y Sun, Nơ Ttang Lơng, A- ma- Dơ- hao, Mơ- nông
b) Tên địa lý: Tây Nguyên, ( sông) Ba.
Bài 3:
+ Lời giải:
1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
2. Vua Quang Trung( Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng( Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn)
5. Lê Thánh Tông( Lê Tư thành)
4. Củng cố(4p):
 - Giáo viên nhận xét tiết học.Tuyên dương một số em học tập tốt.
5. Dặn dò(1p): Dặn ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người , tên địa lý Việt Nam. Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng .Về học thuộc câu đố, CB bài sau.
Tập làm văn
48. ôn tập tả đồ vật
I - Mục tiêu:
1. Lập được dàn bài bài văn tả đồ vật.
2. Trình bày miệng văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng đúng ý.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hoặc một số vật dụng.
III- Các hoạt động - dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(4p): - 2,3 - Học sinh đọc một đoạn văn tả hình dáng của tiết trước.
	 - GV nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
Chọn đề bài
- 5 học sinh đọc nối tiếp 5 đề bài trong sách giáo khoa .
- Học sinh tự chọn cho mình một đề.
- Học sinh nói về đề bài mình chọn.
* Lập dàn ý
- Học sinh đọc gợi ý 1 trong sách giáo khoa .
- Học sinh viết nhanh dàn ý.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2 và gợi ý 2 sách giáo khoa .
- Học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu cấu tạo củ bài văn tả đồ vật?
- Giáo viên chốt ý.
Tập làm văn
 ôn tập tả đồ vật
Bài tập 1:
 Lập dàn ý miêu tả cho một trong các đồ vật sau.
Đề bài : Trang 66 SGK
Bàitập2:
Trìnhbày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lậpdàn ý.
4. Củng cố(4p):
- Đọc lại bài băn hay.
- Hệ thống bài.- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dăn dò (1p): Về nhà học bài và CBị bài sau.
Khoa học
48. an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết 
	- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn tiết kiệm điện nhà.
	- Có ý thứ tiết kiệm năng lượng điện.
II- Đồ dùng dạy học. - Đèn đồng hồ, đồ chơi ( chạy bằng pin )	- Cầu chì.
	- Hình trang 98,99 SGK.
III- Hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: - Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học.
2. Kiểm tra: -Nêu cách sử dụng năng lượng điện? - GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung bài :
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
 Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật.
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Thực hành.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 trong SGK.
 - Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện.
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây cầu chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác.
Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
- HS thảo luận theo các câu hỏi:
? Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện ?
? Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- GV nhận xét, kết luận.
Khoa học
an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
+ Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở trên đường dây.
+ Khi thấy đường dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết...
4. Củng cố: GV cho HS nhắc lại ND tiết học. GVNX đánh giá tiết học.
5. Dăn dò : Về nhà học bài và CBị bài sau.
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc