Giáo án tuần 25 lớp 3

Giáo án tuần 25 lớp 3

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu; Biết cách sử dơng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.

- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.

- BT cần làm: Bài 1; 2 (a, b); 3; 4. (có thể thay đổi giá tiền cho phù hợ với thực tiễn)

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Đồ dùng dạy học: Các loại tiền đã học.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 25 lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Thứ 2
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu; Biết cách sử dơng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
- BT cần làm: Bài 1; 2 (a, b); 3; 4. (có thể thay đổi giá tiền cho phù hợ với thực tiễn)
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: Các loại tiền đã học.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 1 phút)
2; Luyện tập (30 phút)
Bài 1 : Xem tranh
- HD HS quan sát 4 chiếc ví.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 2 : Xem các tờ giấy bạc
- YC HS chọn các tờ giấy bạc.
- GV nhận xét.
Bài 3: Xem tranh
- HD xem tranh và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 4: Bài toán
- HD tóm tắt rồi giải.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và CB bài sau.
* HS quan sát lần lượt các chiếc ví rồi trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét. Ví c nhiều tiền nhất.
- HS chọn giấy bạc phù hợp với số tiền 
* HS xem tranh rồi trả lời theo số tiền bên phải.
* HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Đáp án: a) Mua được một cái kéo.
b) Mua được bộ sáp màu và thước kẻ hoặc bút và kéo.
* 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét và nêu cách làm.
Bài giải
Mẹ mua sữa và kẹo hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
10 000 - 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
Tiết 3+4: Tập đọc+ kể chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục tiªu :
* Tập đọc: Đọc trôi chảy cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Kể chuyện: kể lại được từng đoạn của câu chuyện. HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn câu chuyện.
* GDHS các kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK; Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS đọc bài Héi ®ua voi ë T©y Nguyªn và trả lời câu hỏi nội dung bài.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện đọc (12 phút)
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó - luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
+ HD luyện đọc đoạn 
+ Hiểu từ mới SGK 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (14 phút)
- YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
- YC đọc thầm đoạn 2, trả lời : 
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- YC đọc thành tiếng đoạn 3, trả lời :
+Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- YC đọc thầm các đoạn 4, trả lời :
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
4. Luyện đọc lại (12 phút)
- GV chọn đọc lại một, hai đoạn của bài.
- HDđọc đoạn:"Nhà nghèo... đành ở không
"Nào ngờ khóm lau mà tắm"
- Mỗi HS đọc tiếp nối từng câu
- Luyện đọc
- 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp.
- Các nhóm thi đọc bài trước lớp
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài
+ Mẹ mất sớm. 2cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
+ 2 người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn hiển linh giúp dân đánh giặc.
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm,...làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- HS luyện đọc đoạn văn
- Vài HS đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả truyện.
Kể chuyện (20 phút)
1. GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại được từng đoạn.
2. HD HS kể chuyện
a. Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn
- HDHS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ SGK, nhớ ND từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn (HS khá, giỏi).
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện
- YC HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (mỗi em kể 1 tranh )
C. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- YC HS về kể lại câu chuyện.
- HS quan sát lần lượt các tranh.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1 : Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau.
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Ở hiền gặp lành.
+ Tranh 3 : Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng cấy / Giúp dân.
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn / Lễ hội hằng năm.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
Tiết 5: Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
I. Mục tiêu: LÊy chøng cø 1,2 nhËn xÐt 8.
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 + Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện.
* GDHS các kĩ năng sống: kĩ năng tự trọng; kĩ năng làm chủ bản thân, ra quyết định.
II. Tư liệu và phương tiện:VBT, tranh SGK, phiếu học tập (HĐ1&2), phiếu thảo luận nhóm (HĐ2, tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS nhắc lại ghi nhớ bài Tôn trọng đám tang.
- Nêu những việc làm thể hiện sự tôn trọng đám tang.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Xử lý tình huống qua đóng vai
- GV YC các nhóm thảo luận qua trò chơi đóng vai.
* GV nêu câu hỏi - thảo luận lớp :
- Trong những cách giải quyết mag các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
- Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
* Kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm	
- GV chia nhóm, phát phiếu giao việc mỗi nhóm thảo luận (như VBT)
* Kết luận: Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
- Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần ; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
c) Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
- YC từng cặp HS trao đổi với nhau theo câu hỏi :
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai ?
+ Việc đó xảy ra như thế nào ?
- GV tổng kết, khen ngợi những HS đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
3. Hướng dẫn thực hành (2 phút)
-Thực hiện: tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm thảo luận đóng vai, tìm cách giải quyết, rồi phân vai cho nhau.
- Một số nhóm đóng vai trước lớp
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả theo từng nội dung.
- Một số HS trình bày trước lớp.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Thứ 2
Tiết 1: Toán
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I. Mục tiêu: Bước đầu làm quae với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản).
- BT cần làm: Bài 1; 3. HS khá, giỏi làm tất cả các bài tập.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút): 1 HS chữa BT4 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (15 phút)
a) Làm quen với dãy số liệu
* Quan sát để hình thành dãy số liệu
- HD quan sát bức tranh SGK và hỏi :
+ Bức tranh này nói về điều gì ?
+ YC 1 HS đọc các số đo
Sau đó giới thiệu các số đo chiều cao trên dãy số liệu
* Làm quen với thứ tự và số các số hạng của dãy
- Hỏi: Số 122cm là số thứ mấy trong dãy ? 
- Các số khác hỏi tương tự
Sau đó hỏi tiếp: Dãy số liệu trên có mấy số ?
- YC 1 HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên.
3.Thực hành (15 phút)
-HD HS thực hành bài 1, 3 SGK/ 135. HS khá, giỏi có thể làm tất cả các BT.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài và trả lời từng câu vào vở.
- Nhận xét
Bài 3: HDHS quan sát tranh, làm vào vở theo yêu cầu.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 2 và 4: Gọi HS khá, giỏi trả lời.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
4. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm tiếp BT2 và 4 (nếu chưa làm xong).
- HS quan sát tranh SGK
+ Các số đo chiều cao trên dãy số liệu
+ 1 HS đọc các số đo : 122cm; ... ùc, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK hoặc vật thật, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tr bài cũ (5 phút): Tôm, cua sống ở đâu ?
- Nêu ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
- YC quan sát các hình con cá trong SGK/100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được (hoặc vật thật).
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển thảo luận: 
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
* Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp
- GV đặt vấn đề :
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
+ Nêu ích lợi của cá.
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
* Kết luận: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
3. Củng cố - dặn dò (3 phút)
- Tổ chức ghi nhanh tên một số loài cá.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và CB bài 53 SGK.
- Các nhóm thảo luận
- Trình bày kết quả thảo luận.
+ HS nêu tên các con cá. Độ lớn của các con cá không bằng nhau.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá có vẩy có vây. Bên trong có xương sống.
+ Cá sống dưới nước. Chúng thở bằng mang. Di chuyển bằng cách dùng vảy và đuôi để bơi.
+ HS kể
+ Cá dùng làm thức ăn ngon và bổ. Chứa nhiều chất đạm.
+ Nuôi cá trong ao, hầm. Đánh bắt bằng nhiều cách,... chế biến bằng nhiều cách khác nhau: Kho, gián, đóng hộp,...
- HS thi ghi nhanh tên một số loài cá.
Thø s¸u ngµy 11 th¸ng 3 n¨m 2011
TËp lµm v¨n
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục tiêu: Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- GDHS kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS kể về quang cảnh và HĐ của những người tham gia lễ hội (BT2) tiết trước.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Hướng dẫn HS kể (30 phút)
a. BT1 (kể miệng)
Nhắc HS : 
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội (VD : lễ hội kỉ niệm một vị thánh có công với làng, với nước : hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc,)
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim,
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- YCHS giỏi kể mẫu (theo 6 gợi ý). Nhận xét.
b. BT2 ( kể viết )
- Nhắc HS : Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội (gợi ý e). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- YC HS viết bài
- Nhận xét. Chấm điểm một số bài
3. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm lại BT2.
- 1 HS đọc YC của BT
- 1 HS giỏi kể mẫu
- Nhiều HS tiếp nối nhau thi kể.
VD : Quê em có hội Lim. Hội được tổ chức hằng năm vào đầu xuân, sau ngày Tết. Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và ở những bãi đất rộng, 
- 1 HS đọc YC của bài
- HS viết bài VBT
- Một số HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét.
ChÝnh t¶
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT2a. HS khá, giỏi làm cả BT2.
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết nội dung BT2a; bảng con
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV đọc cho HS viết trên bảng lớp và bảng con một số từ ngữ: ròn rã, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ,YC tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - viết (25 phút)
a) Tìm hiểu bài viết
- Đọc lần 1 đoạn văn viết. Hỏi:
+ Mâm cỗ trung thu của Tâm có những gì?
b) HD cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
c) HD viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ viết sai chính tả; GV đọc cho HS luyện viết trên bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét, chữa lỗi.
d) Viết chính tả 
- Đọc mẫu lần 2.
- Đọc cho HS viết bài vào vở ô li.
- Đọc cho HS soát lỗi.
e) Chấm bài, chữa lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét và chữa lỗi HS viết sai nhiều.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (7 phút)
Bài tập 2a.
 - Giúp HS nắm YC của BT.
- Yêu cầu HS làm ýa. HS khá, giỏi làm cả ýb.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- YC VN chữa lỗi sai.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS đọc lại
- Mâm cỗ Tết trung thu của Tâm có bưởi, ổi, chuối và mía.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Các chữ đầu câu; tên riêng Tết trung thu, Tâm.
- HS đọc bài nêu từ khó.
- Viết bảng con và bảng lớp các từ: sắm, quả bưởi, xung quanh,...
- Viết bài vào vở.
- Soát bài.
- Đổi vở soát lỗi.
- Nêu yêu cầu và làm vào VBT.
- 2 HS làm trên bảng.
a. r : rổ, rá, rựa, rương, rắn, rùa, rết,
d : dao, dây, dê, dế, 
gi : giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày da, giấy, giẻ (lau), (con) gián,.
b. ên : bền, bển, bến, bện, đền, đến, lên, mền, mến, rên rĩ, sên, 
ênh : bênh, bệnh, lệnh, mệnh, tênh,...
To¸n
TiÕt 130 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu: Tập trung vào việc đánh giá:
- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có 4 chữ số; xá định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn chữ số, mỗi số đều có đến bốn chữ số.
- Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhỡ hai lần không liên tiếp; nhân, chia số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Đổi đơn vị đo độ dài có tên hai đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Biết số góc vuông trong một hình.
- Giải toán bằng hai phép tính.
II. Đề kiểm tra
	Phần I. Mỗi BT dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 1. Số liền sau của 7529 là:
 A. 7528
 B. 7519
 C. 7530
 D. 7539
 2. Trong các số 8572; 7852; 7285; 8752 số lớn nhất là:
 A. 8572
 B. 7852
 C. 7258
 D. 8752
 3. Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là thứ năm, ngày 5 tháng 4 là:
 A. Thứ tư
 B. Thứ năm
 C. Thứ sáu
 D. Thứ bảy
 4. Số góc vuông trong hình bên là:
 A. 2 C. 4
 B. 3 D. 5
 5. 2m 5cm = ...cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
 A. 7
 B. 28
 C. 250
 D. 205
	Phần 2. Làm các bài tập sau:
 1. Đặt tính rồi tính:
 5739 + 2446
 7482 - 946
 1928 x 3
 8970 : 6
 2. Giải bài toán:
 Có 3 ô tô, mỗi ô tô chở 2205 kg rau. Người ta đã chuyển xuống được 4000 kg rau từ các ô tô đó. Hỏi còn bao nhiêu ki-lô-gam rau chưa chuyển xuống?
III. Hướng dẫn đánh giá:
 Phần 1. (3 điểm). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được điểm.
 Phần 2. (7 điểm): Bài 1 (4 điểm) ; Bài 2 (3 điểm)
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Chơi trò chời “ Hoàng Anh, Hoàng Yến”
Kĩ năng: Thực hiện động tác nhảy dây nhanh chóng. Nắm vững cách chơi, tham gia chơi đúng luật. Chơi tương đối chủ động
Thái độ, hành vi: Giáo dục tính nhanh nhẹn, trật tự, kỉ luật, tinh thần đồng đội.
II. CHUẨN BỊ: sân trường sạch sẽ
	 Còi, dây nhảy
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Phần
Nội dung hoạt động
Định lượng
Phương pháp tổ chức luyện tập
Mở đầu
7 phút
Ổn định: lớp trưởng tập hợp báo cáo
Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu
Khởi động: xoay các khớp cổ tay 
Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 
Chơi trò chơi: “kết bạn”
 1 phút
1 phút
1 phút
2 phút
2 phút
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
Cơ bản
 23 phút
Bài mới:
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
Thi trình diễn giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
 * Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
Chia bốn nhóm luyện tập trên bốn khu vực quy định.
Giáo viên tăng yêu cầu đối với học sinh khá trong thời gian quy có số lần nhảy nhảy nhiều hơn
Chơi trò chơi: "Hoàng Anh, Hoàng Yến”
Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
Cách chơi như các bài trước
Chú ý, phản ứng nhanh, chạy hoặc đuổi nhanh theo đúng lệnh.
Đội thắng được khen, đội thua nắm tay nhau thành vòng tròn vừa nhảy vừa hát “Lớp chúng mình là lá la”
5 phút
1 lần 2 x 8 nhịp
10 phút
8 phút
Kết thúc
5 phút
Đi thường theo nhịp vừa đi vừa hát
Đứng taị chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng
Hệ thống bài
Dặn dò: ôn nhảy dây
 2 phút
 1phút
1phút 
1 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 tuan 25 2011.doc