TOÁN
131. LUYỆN TẬP . (Tr. 139)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về cách tính vận tốccủa một chuyển động .
- Vận dụng tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau . BT 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học :
Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra: HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS.
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung:
Tuần 27 Ngày soạn: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Toán 131. Luyện tập . (Tr. 139) I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố về cách tính vận tốccủa một chuyển động . - Vận dụng tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau . BT 1, 2, 3. II. Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Bài1: - Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở ? Nêu lại cách tính vận tốc ? - Gọi vài HS nêu bài làm , chú ý đơn vị đo HS dưới lớp đổi vở KT. - Gọi HS NX bài làm trên bảng. - GV chữa bài và cho điểm HS. ?có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/ giây được không ? Bài2: - Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở . ? Nêu cách tính vận tốc và cách trình bày ? - Gọi HS nêu cách thực hiện 1-2 phép tính mẫu . HS NX chữa bài trên bảng. - Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm từng học sinh Bài3: - Gọi HS đọc đề bài và trao đổi với bạn để tìm cách giải . - Gọi HS trình bày cách giải , lớp nghe nhận xét bổ sung . - HS giải vào vở , 1 HS lên bảng làm . - HS cùng GV NX chữa bài . Toán Luyện tập Bài1: Giải Vận tốc chạy của đà điểu là : 5250 : 5 = 1050 ( m/phút ) Đáp số : 1050 m/phút. Bài2: Với s = 130km ; t= 4 thì v = 130 : 4 = 32,5( km/giờ) Bài3: Giải QĐ người đó đi bằng ô tô là : 25 -5 = 20 (km ) Thời gian người đó đi bằng ô tô là : 0,5 giờ. Vận tốc của ô tô là : 20 : 0,5 = 40 (km ) Đáp số: 40km. 4. Củng cố: - Một HS nhắc lại cách tính vận tốc. GV NX đánh giá tiết học. 5. Dăn dò: Về nhà học bài và CBị bài sau. Tập đọc 53. Tranh làng Hồ I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi tự hào. - Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi biết ơn những nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra những dân gian độc đáo. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3. II.Đồ dùng dạy –học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một vài bức tranh làng Hồ. III.Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn. Nêu ND bài.- GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Một HS khá, giỏi đọc bài văn - HS xem tranh làng Hồ trong SGK, tranh dân gian sưu tầm được. - HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn. - GV uốn nắn, hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả như tranh thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa tranh màu đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánhkết hợp hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu nghiac các từ ngữ được chú giải sau bài. -Từng cặp HS luyện đọc.- Một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc bài. b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài văn, thảo luận nhóm theo bàn và trả lời 4 câu hỏi trong SGK. - HS khác bổ sung thêm cho hoàn chỉnh, - GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và qưê hương, những nghhệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. - GV yêu cầu HS kể tên một số nghề truyền thống và địa phương làm nghề đó. c) Đọc diễn cảm - Ba HS nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV. - GV chọn đoạn 1 hướng dẫn HS đọc diễn cảm: tìm giọng đọc diễn cảm, cách nhấn giọng, ngắt giọng. Tập đọc Tranh làng Hồ I. Luyện đọc: + Thuần phác. + Nền đem lĩnh. II.Tìm hiểu bài: 1. Tranh làng Hồ rất gần gũi với cuộc sống của con người Việt Nam. 2. Tranh làng Hồ có kĩ thuật tạo màu đặc biệt đạt tới độ tinh tuý cao. + Nền đen lĩnh. + Màu trắng điệp 3. Ca ngợi những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. 4. Củng cố: - GV hỏi về nội dung bài.- GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - HS về đọc lại toàn bài và chuẩn bị bài sau. Đạo đức 27. Em yêu hoà bình I Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Giá trị của hoà bình ; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh, ảnh băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.- Giấy khổ to, bút màu.- Điều 38, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì ? - GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy HĐ1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm ( BT 4, SGK ) * MT: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. * TH:- GV giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. - GV giới thiệu thêm và kết luận: HĐ 2: " Vẽ cây hoà bình " * MT: Củng cố nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho HS. * TH:- GV chia nhóm và hướng dẫn HS các nhóm vẽ " Cây hoà bình ".+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, + Hoa và lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em , mọi người . - Các nhóm vẽ tranh.- Đại diện nhóm giới thiệu tranh vẽ của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.- GV xem tranh vẽ và kết luận: Đạo đức Em yêu hoà bình KL:- Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình chống chiến tranh. - Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động đó do nhà trường, địa phương tổ chức. 4.Củng cố: - HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểunphẩm về chủ đề . 5. Dặn dò: GV nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng. - HS đọc lại ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. Địa lý 27. châu mĩ I - Mục tiêu: - Dựa vào lược đồ, địa cầu để xác định, vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ - Nêu được một số đặc điểm về địa hình , khí hậu châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, cao nguyên, sông và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ. II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Quả địa cầu. III- Các hoạt động- dạy học: 1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học. 2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm dân cư Châu Phi? - GV NX cho điểm từng HS. 3.Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung bài : Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy 1.Vị trí địa lí, giới hạn Hoạt động 1:Hoạt động nhóm đôi. Học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi mục 1 sách giáo khoa . + Châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu tây? + Châu Mĩ giáp với đại dương nào? + Có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới? - Các nhióm khác nhận xét, bổ sung. Học sinh trả lời câu hỏi mục 2 sách giáo khoa . * Kết luận : 2. Đặc điểm tự nhiên Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ Học sinh dựa vào sách giáo khoa , lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh, trả lời các câu hỏi: + Địa hình châu Mĩ có đặc điểm gì? + Các dãy núi ở phía tây châu Mĩ? + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ? + Hai con sông lớn ở châu Mĩ? Học sinh trình bày kết quả, mỗi nhóm trình bày một nội dung. Hoạt động 3: + Châu Mĩ có nhữnh đới khí hậu nào? + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma- dôn? * Kết luận: Sách giáo khoa Địa lý châu mĩ 1.Vị trí địa lí, giới hạn - Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu tây bao gồm: Bắc mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ - có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục 2. Đặc điểm tự nhiên - phía tây là hai dãy núi cao, đồ sộ Cooc- đi- e và An- đét; - ở giữa là đồng bằng lớn - phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên A- pa- lát và Bra- xin 4. Củng cố- Dặn dò: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 Toán 132. Quãng đường . (Tr.140) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều . - Thực hành tính quãng đường . BT1, 2. II. Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy A.)Hính thành cách tính quãng đường . a) Bài toán 1: - GV nêu bài toán như SGK . - HS suy nghĩ và tìm kết quả . - Gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải . ? Vận tốc của ô tô 42,5km/giờ có nghĩa như thế nào ? ? Tính quãng đường ô tô đi được khi biết vận tốc và thời gian làm thế nào ? + GV nếu gọi QĐ là S, thời gian là t, vận tốc là v ? Em hãy viết công thức tính quãng đường . b) Bài toán 2: - GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán - Gọi HS nêu cách tính quãng đường và trình bày lời giải bài toán .? Em có NX gì về đơn vị đo thời gian trong bài toán này ? em cần làm gì để giải BT ? - Gọi 2 HS nhắc lại cách tính QĐ . B) Luyện tập : Bài 1: - GV YC HS đọc đề và tự làm bài. - Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng ?Để tìm được QĐ của ca nô em làm gì ? - GV NX và cho điểm HS. Bài2: - Gọi HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở - HS dưới lớp trình bày cách làm . ? Em có NX gì về đơn vị đo thời gian và vận tốc trong bài ? ? Có cách giải nào khác ? - HS, GV chữa bài và cho điểm HS. Bài3: Hướng đẫn tương tự bài 2. Toán Quãng đường A.)Hình thành cách tính quãng đường . a) Bài toán 1: Giải Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là : 42,5 x 4 = 170 ( km ) Quy tắc : SGK Công thức: S = V x t b) Bài toán 2: Đổi: 2giờ30 phút = 2,5 giờ QĐ người đó đã đi được là : 12 x2,5 = 30(km) B) Luyện tập : Bài 1: Bài giải Quãng đường của ca nô đi trong 3giờ là: 15,2 x 3 = 45,6 (km ) Bài2: Giải 15 phút = 0,25 giờ QĐ đi được của người đó là : 12,6 x 0, 25 =3,15 (km) Bài3: ( HS Khá- Giỏi) 4. Củng cố: - Một HS nhắc lại cách tính quãng đường. GV N ... ài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung bài : Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy 1. Nhận xét: Bài tập 1:Làm việc cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. - Nêu yêu cầu bài tập? - Các từ in đậm có tác dụng gì? - Giáo viên chốt ý đúng. . - Cụm từ vì vậy nối câu1 với câu2 . Giúp ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu. Bài tập 2: Thảo luận nhóm - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Các nhóm thảo luận 3’ - Trình bày trước lớp. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. 2. Ghi nhớ: 2-3 h/s đọc sách giáo khoa – 1 h/s nhắc lại không nhìn sách. 3. Phần luyện tập Bài tập 1:- Một học sinh đọc nội dung bài tập. - Bài tập yêu cầu gì?- Học sinh tiến hành làm bài. - Chữa bài trên bảng lớp. - Giáo viên giúp học sinh yếu.- Giáo viên chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - 1 học sinh đọc nội dung bài tập 2. - Học sinh tự tìm chỗ dùng từ nối sai. - Chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét, bổ sung Luyện từ và câu liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối 1. Nhận xét Bài tập 1 -Từ hoặc nối từ em bé với từ chú mèo trong câu1 - Cụm từ vì vậy nối câu1 với câu2. Bài tập 2: - tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, 2. Ghi nhớ: SGK. 3. Luyện tập Bài tập 1: Đ1:nhưng nối câu3 với câu2. Đ2:vì thế nối câu4 với câu3, nối Đ2 với Đ1. rồi nối câu5 với câu4 Đ3,45,6,7( tương tự) Bài tập 2: - Thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì. 4. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học.H/s đọc thuộc lòng ghi nhớ. 5. Dặn dò: Dặn học sinh xem lại bài và chuẩn bị bài sau . Lịch sử 27. Lễ kí hiệp định Pa- ri I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN. - Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN; II- Đồ dùng dạy học: ảnh tư liệu về lễ kí hiệp định Pa- ri. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: Tại sao Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội? 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy * Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp ) - GV trình bày hình hình dẫn đến việc kí hiệp định Pa- ri. - Nêu các nhiệm vụ học tập: + Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri? + Lễ kí hiệp định diễn ra như thế nào? + Nội dung chính của hiệp định. + Việc kí hiệp định có ý nghĩa gì ? * Hoạt động 2 ( Làm việc theo nhóm ) - GV cho HS thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định.+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa- ri là do đâu? + Tại sao vào thời điểm sau 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa- ri ?- GV thuật lại lễ kí hiệp định Pa- ri, nêu hai nhiệm vụ: + Thuật lại diễn biến lễ kí. + Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa- ri. * Hoạt động 3 ( làm theo nhóm hoặc cả lớp ) - GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp Định Pa- ri về Việt Nam. - HS đọc SGK, thảo luận, đi đến các ý: + Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam. + Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược : Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam. * Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp ) GV nhắc lại 4 câu thơ chúc tết năm 1969 của Bác Hồ : " Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào "Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa- ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: chúng ta đã "đánh cho Mĩ cút ", để sau đó 2 năm, vào mùa xuân 1975 lại " đánh cho nguỵ nhào ", giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. Lịch sử Lễ kí hiệp định Pa- ri 1. Vì sao Mĩ phảI kí hiệp định Pa- ri - Năm 1972: Mĩ thiệt hại nặng nề 2. Những điểm cơ bản của hiệp định Pa – ri - 27/1/1973 - Mĩ tôn trọng chủ quyền VN - rút toàn bộ quân - có trạch nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh 3. ý nghĩa - Đánh dấu sự phát triển của cách mạng - tạo điều kiện thuận lợi cho giải phóng miền nam thống nhất đất nước 4. Củng cố: H/s đọc ghi nhớ. 5. Dặn dò: Nhắc h/s học bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 Toán 135. Luyện tập . (Tr.143) I. Mục tiêu: Giúp HS:- Biết tính thời gian của chuyển động đều, mối quan hệ của thời gian với vận tốc và quãng đường . - BT1; BT2; BT3. II. Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: HS làm bài tập của tiết trước.- GV NX cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp - Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy Bài1: - Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở ? Nêu lại cách tính thời gian và viết công thức tính ? - Chọn 1 trường hợp YC HS nêu cách làm , chú ý phần đổi đơn vị đo HS dưới lớp đổi vở KT. - Gọi HS NX bài làm trên bảng. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài2: - Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở . ? Để tính được thời gian em cần làm gì? - Gọi HS nêu cách giải bài toán . ? Còn cách giải nào khác ? - HS NX chữa bài trên bảng. - Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài . - GV NX cho điểm học sinh. Bài3: - Gọi HS đọc đề bài và trao đổi với bạn để tìm cách giải . - Gọi HS trình bày cách giải , lớp nghe nhận xét bổ sung . - HS giải vào vở , 1 HS lên bảng làm . - HS cùng GV NX chữa bài . Toán Luyện tập Bài1: Với s = 261km; v = 60 km/giờ . thì: t = 261 : 60 = 4,35 ( giờ ) Bài2: .Giải Đổi 1,08m = 108cm Thời gian ốc sên bò hết quãng đường : 108 : 12 = 9 ( phút ) Bài3: Giải Thời gian để đại bàng bay quãng đường đó là : 72 : 96 = 0,75 (giờ ) = 45 phút 4. Củng cố: - Một HS nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. GV NX đánh giá tiết học. 5. Dăn dò: Về nhà học bài , làm bài tập 4 và CBị bài sau. Chính tả 27. nhớ viết: cửa sông I. Mục tiêu: 1. Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ cuối của bài Cửa sông. 2. Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2). II.Đồ dùng dạy- học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5. III.Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học. 2. Kiểm tra: - Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung bài : Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy HĐ1.Hướng dẫn HS nhớ- viết: a) Trao đổi về ND bài viết. - Gọi h/s đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối bài - Yêu cầu HS nhớ lại 4 khổ thơ ? Nội dung của bài thơ là gì? b) Hướng dẫn viết từ khó. -Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong bài( nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá) - Gọi HS lên bảng viết . - Tìm một số từ dễ viết sai, những từ cần viết hoa. c) Viết chính tả. - HS gấp sách, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài. - GV đọc lại toàn bài chính tả. d) Thu, chấm bài. - GV chấm chữa 10 bài.H/s đổi vở- tự soát lỗi . Gv N/xét chung và chữa một số lỗi. 3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh tiến hành làm bài. - Cả lớp nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Giáo viên chốt lại ý đúng. Chính tả nhớ viết: cửa sông 1. Nhớ- viết: 2. Bài tập: Bài tập 2: + Tên riêng: - tên người: Cri- xtô-phô- rô Cô- lôm- bô,... - tên địa lí: I- ta- li- a, Lo- ren...Mĩ, ấn Độ, Pháp. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò:- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn 54. tả cây cối ( Kiểm tra viết) I - Mục tiêu: - Học sinh viết được hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý. II- Đồ dùng dạy học: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . III- Các hoạt động- dạy học: 1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học. 2. Kiểm tra: Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối? - GV NX cho điểm từng HS. 3.Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung bài : Hoạt động của thày và trò Nội dung bài dạy + Hướng dẫn học sinh làm bài - Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đề trong sách giáo khoa. - 2 học sinh đọc gợi ý SGK trang 99. - Học sinh nối tiếp nhau nói tên đề mình chọn. - lớp đọc thầm lại các đề văn tả cây cối - Giáo viên hỏi h/s chuẩn bị làm dàn ý bài trên nháp ( chọn đề, quan sát cây, trái theo đề đã chọn) như thế nào. - giáo viên theo dõi giúp đỡ từng em - Học sinh viết bài. Giáo viên quán xuyến lớp. Tập làm văn tả cây cối ( Kiểm tra viết) Đề bài: Tả một loài hoa mà em thích Tả một loại trái cây mà em thích Tả một giàn dây leo Tả một cây non mới trồng Tả một cây cổ thụ 4. Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Thu bài của học sinh . 5. Dặn dò: Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau . Khoa học 54. Cây con có thể mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : - Quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. - Thực hành trồng cây từ một bộ phận của cây mẹ. II- Đồ dùng dạy học: - Hình trang 110, 111 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, hành, tỏi. + Một thùng giấy to đựng đất. III- Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học. 2. Kiểm tra: HS nêu lại ND bài của tiết trước. - GV NX cho điểm từng HS. 3.Bài mới: a. GT bài; Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung bài: Các hoạt động của thầy- Trò NộI Dung Hoạt động 1: Quan sát * Mục tiêu: Giúp HS : - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm - Nhóm trưởng điều khiẻn nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở tr. 110 SGK, HS kết hợp quan sát hình vẽ trong SGK và vật thật : + Tìm chồi trên vật thật hoặc hình vẽ. + Chỉ vào hình 1 trong SGK nói về cách trồng mía. - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. - GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một số bộ phận của cây mẹ. Hoạt động 2 : Thực hành. * Mục tiêu : HS thực hành trồng cây từ một bộ phận của cây mẹ. * Cách tiến hành : Các nhóm trồng cây vào thùng chậu như trên. Khoa học Cây con có thể mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ Kết luận : ở thực vật cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 4. Củng cố: GV cho HS nhắc lại ND bài Học. 5. Dặn dò: Dặn học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét, ký duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: