Giáo án tuần 3 - Trần Văn Sáu

Giáo án tuần 3 - Trần Văn Sáu

Tập đọc

Tiết 5 : Lòng dân (phần 1)

I. Mục tiu :

- Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể:

+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 vở kịch. Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 3 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc
Tiết 5 : Lòng dân (phần 1)
I. Mục tiêu : 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể: 
+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 vở kịch. Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ bài dạy. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III . Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ- Gọi4 hs đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu h / s yêu”
 (?)Mỗi sắc màu trong bài gợi ra những hình ảnh nào ?
 (?)Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước ? 
2.Bài mới :Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động dạy của GV 
Hoạt động học của hs
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
-Cho HS đọc lời mở đầu.
-GV đọc diễn cảm màn kịch.
+Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, chú ý đổi giọng khi đọc những chữ trong ( ) nói về hành động , thái độ của nhân vật.
+Giọng của cai lính hống hách, xấc xược
+Giọng cuả dì Năm: Tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
Hướng dẫn hs đọc đoạn kịch.
-GV chia 3 đoạn
+Đoạn 1: từ đầu đến lời dì Năm(.. là con)
+Đoạn 2: Chồng chị à => rục rịch tao bắn.
+Đoạn 3: còn lại.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1.
-HS luyện đọc những từ khó: quẹo, xẵng giọng, ráng
-Cho HS đọc lần 2 + giải nghĩa từ
-HS luyện đọc nhóm đôi.
-Cho HS đọc cả bài
-GV đọc lại toàn bài
-1 HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
-HS lắng nghe GV đọc bài.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1
-Hướng dẫn HS luyện đọc tư:ø quẹo, xẵng giọng, ráng
-HS đọc lần 2 + giải nghĩa từ.
-HS đọc theo nhóm đôi
-2 HS đọc cả bài
-HS lắng nghe .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
+GV cho HS đọc phần mở đầu.
-GV giao việc: Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp đọc lướt bài thảo luận câu hỏi 1, 2 trong SGK.GV chốt ý đúng
 (?) Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì?
(?) Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+GV cho HS thảo luận câu hỏi 2,3 sau khi đã đọc thầm lại bài.
(?) Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ chú cán bộ?
(?) Tình huống nào trong đoạn kịch làm hs thích thú nhất vì sao?
=>Trong đoạn kịch tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng dì sắp khai nhưng chúng tẽm tò khi dì Năm căn dặn con trai mình. Tình huống đó thể hiện mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo
-1 HS đọc giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
-Lớp trưởng điều khiển, nêu câu hỏi
-Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm.
-Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.
-HS đọc thầm lại bài, thảo luận.
-Dì bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai, dì nhận chú cán bộ là chồng, dì kêu oan khi bị giặc trói, giả vờ chối trăng, căn dặn con mấy lời.
-Hs tự lụa chọn tình huống mình thích.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
-GV nhắc hs chú ý: nhấn giọng ở những từ ngữ: có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui
-Nghỉ 2 nhịp ở chỗ ngăn cách giữa nhân vật và lời của nhân vật, ở cuối các câu.
-Nghỉ 1 nhịp ở chỗ dấu phẩy. Dùng phấn màu gạch nhịp, gạch dưới từ ngữ quan trọng sau đó tổ chức cho HS đọc.
-GV cho HS đọc phân vai: chia HS thành nhóm 6 hs mỗi hs sắm 1 vai, nhắc HS đọc vai người dẫn chuyện nhớ đọc mở đầu và đọc tất cả phần ghi trong dấu ( )
- Cho HS thi đọc 
-GV nhận xét, khen nhóm HS đọc hay.
-HS theo dõi
-Dùng viết chì gạch trong sách GK.
-HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng
-Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
-HS chia nhóm và từng nhóm được phân vai
-2 nhóm lên thi đọc. Lớp nhận xét.
3.Củng cố dặn dò :GV nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt. Yêu cầu HS các nhóm về tập đóng màn kịch trên. Dặn HS về nhà tiếp chuẩn bị bài: Lòng dân t2: màn 2
Toán
Tiết 11 : Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, làm tính, so sánh hỗn số.
-HS chuyển đổi được hỗn số thành phân số, làm tính, so sánh hỗn số khá thành thạo.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II.Hoạt động dạy và học:
	1. Bài cũ: Chuyển hỗn số thành p /s rồi tính :
 ; ; 
2. Bài mới:Giới thiệu bài
Hoạt động của GV 
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài tập, 2 HS lên bảng làm bài. GV chữa bài, nhận xét ghi điểm.
Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài, GV chép bài lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ, tìm cách so sánh 2 hỗn số trên.
-GV nhận xét => khi so sánh hỗn số ngoài so sánh phần nguyên ta có thể đổi hỗn số thành PS rồi so sánh như so sánh 2 PS.
-GV gọi HS đọc bài làm của mình, nhận xét ghi điểm.
-Phần b,c chuyển về nhà làm
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài, và nêu yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS làm bài. Gọi HS nhận xét bài của bạn, củng cố kiến thức, nhận xét cho điểm.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
2 = ; 5 = ; 9 = ; 12 = 
- Lớp theo dõi nhận xét.
-HS đọc đề, HS trao đổi tìm cách so sánh. 1 HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp
a)So sánh: với 
-=; = ta có>=> > 
-Hay so sánh phần nguyên của 2 hỗn số:
Vì 3 >2=> > 
d. 3 = ; 3 = = vậy 3 = 3
- HS đọc đề bài, và nêu yêu cầu của bài, HS làm bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS làm bài vào vở.
-HS nhận xét, nêu kết quả, bồ sung ý kiến.
3. Củng cố-Dặn dò:Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. Về nhà làm phần b,c bài tập 2.
Đạo đức
 Tuần 3 : Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 1)
I.Mục tiêu:
-HS nắm được mỗi người cần suy nghĩ kỹ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù vô ý.
-Rèn thái độ dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình
- Phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả, ảnh hưởng xấu cho người khác.
II.Đồ dùng dạy học:Phiếu bài tập(hoạt động 2 –tiết 1).
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra “ Hs là học sinh lớp 5”
 (?) Là HS lớp 5 hs cần có trách nhiệm gì ? 
 (?) Để thực hiện được mục tiêu năm học hs phải làm được những điều gì?
2.Bài mới :Giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1:Tìm hiểu “Chuyện của bạn Đức”
Mục tiêu: Thấy rõ diễn biến của sự việc, tâm trạng củ Đức; biết phân tích đưa ra quyết định đúng
GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
-GV gọi 1-2 đọc câu chuyện SGK/6.
+GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
(?)Đức gây ra chuyện gì?
(?)Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?Sau khi gây ra chuyện Đức, Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
(?)Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
(?) Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy?
- GV gọi các nhóm trả lời trước lớp.
-Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV=>Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình.
-HS thực hiện.
-1HS đọc cho cả lớp lắng nghe. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phiếu học tâp.
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Đức đã đá bóng vào một bà đang gánh đồ.
- Đức đã vô tình gây ra chuyện đó.
-Sau khi gây ra chuyện Hợp đã ù té chạy mất hút. Còn Đức luồn theo rặng tre chạy vội về nhà.Việc làm đó của hai bạn là sai.
-Khi trở về đến nhà Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
-Theo em 2 bạn nên chạy ra xin lỗi vàgiúp bà Đoan thu dọn đồVì khi chúng ta làm việc gì cũng nên có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
-HS trình bày trước lớp.
-HS nhận xét bổp sung.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
Hoạt động 2:Thế nào là người có trách nhiệm?
Mục tiêu:Xác định những việc làm nào là biễu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không
-GV tổ chức làm việc theo nhóm.
-Phát phiếu bài tập và yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
GV nhận xét=> Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nởi đến chốn là biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tâp.
-HS chia thành nhóm 2 hs , cùng trao đổi để làm bài tập.
Đại diện các nhóm lên ghi kết quả của nhóm mình.
Câu 1:Hãy đánh dấu + vào trước những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và dấu – trước những biểu hiện của người sống vô trách nhiệm.
a/ Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
b/Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
c/Thì việc dễ thì làm, việc khó thì từ chối.
d/Khi làm việc gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
e/Thích thì làm, không thích thì bỏ.
g/ Việc tốt thì nhận công của mình còn thất bại thì đổ lỗi cho người khác.
h/Làm việc hỏng thì xin làm lại cho tốt.
i/Chỉ nói nhưng không làm.
k/Không làm theo những việc xấu
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: Biết tán đồng những ý kiến đúngvà không tán thành ý kiến không đúng
GV lần lượt nêu ý kiến ở bài tập 2.
-Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ theo quy ước.
 ... ắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.
- Theo dõi và thực hiện.
- Tham gia chới.
- HS báo cáo kết quả cuộc chơi
Lưá tuổi
Aûnh minh họa
Đặc điểm nổi bật
1. Dưới 3 tuổi
2
b, Ở lứa tuổi này, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Nhưng chúng ta lại lớn lên khá nhanh (nhất là giai đoạn sơ sinh) và đến lứa cuối tuổi này, chúng ta có thể tự đi, chạy, xúc cơm, chơi và chào hỏi mọi người.
2. Từ 3 đến 6 tuổi
1
a, Ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng không bằng lứa tuổi trước. Chúng ta thích hoạt động, chạy nhảy, vui chơi với các bạn, đồng thời nói và suy nghĩ bắt đầu phát triển.
3. Từ 6 đến 10 tuổi
3
c, Ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ cũng ngày càng phát triển.
Kết luận: Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Dưới 3 tuổi trẻ đã biết nói biết đi, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi của mình. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thính nói chuyện với người lớn và rất giàu trí tưởng tượng. Từ 6 đến 10 tuổi, cơ thể chúng ta đã hoàn chỉnh các bộ phận và chức năng của cơ thể. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh.
Hoạt động3: Tìm hiểu về đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của tuổi dậy thì.Tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, nội dung: Đọc thông tin trong SGK tra lời câu hỏi:
(?)Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
(?) Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
(?)Tại sao nói là tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Tiến hành thảo luận theo nhóm 2 hs - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhận xét.
-Tuổi dậy thì xuất hiện ở con gái bắt đầu khoảng 10- 15tuổi, con trai13 -17 tuổi
- Là lứa tuổi chúng ta có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục phát triển. Con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh
- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục phát triển. Con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Tinh thần cũng có nhiều biến đổi
 Kết luận: Ở lứa tuổi như các em, con gái khoảng từ 10 đến 15 tuổi, con trai muộn hơn, khoảng 13 đến 17 tuổi là lứa tuổi dậy thì. Lúc này lứa tuổi chúng ta có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục phát triển. Con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Nếu thấy các trường hợp đó, các em nên nói chuyện với bố mẹ, anh chị để được hướng dẫn, giúp đỡ cách làm vệ sinh cơ thể cũng như bộ phận sinh dục cho sạch sẽ. Ở tuổi dậy thì tinh thần cũng có nhiều biến đổi. Các em có nhu cầu kết bạn, bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, khả năng hòa nhập cộng đồng phát triển. Những tình cảm đó rất đáng chân trọng. Nó giúp cho các em gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, học tập. Chính vì những lý do đó mà tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
3.Củng cố – dặn dò: Gọi 1 hs đọc mục Bạn cần biết.- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài. Dặn HS đọc nội dung Bạn cần biết.
Toán
Tiết 15 : Ôân tập về giải toán
 I.Mục tiêu:
 Giúp HS củng coÁ:
-Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đo
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi2 HS làm bài tập 1b, bài 5 . GV nhận xét ghi điểm.
2.Dạy bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập.
a)Bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó.
-GV gọi HS đọc bài toán 1 trên bảng.
(?) Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài.
GV cho HS nhận xét bài trên bảng
(?) Hãy nêu các bước giải bài toán khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó?
=> Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó.
-Tìm tổng số phần
-Tìm giá trị 1 phần
-Tìm giá trị liên quan
b) Bài toán về tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó.
-GV gọi HS đọc bài toán 2 trên bảng.
(?) Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài.
-GV cho HS nhận xét bài trên bảng
(?) Hãy nêu các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó?
 -Tìm hiệu số phần
-Tìm giá trị 1 phần
Ưng1
- HS đọc đề. Tìm hiểu đề bài
- Dạng toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó.1 HS lên bảng làm bài, lớp giải bài vào vở 
Bài giải:
Tổng số phần = nhau là: 5+ 6 =11( phần)
Số bé: 121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là: 121- 55 = 66
Đáp số: Số bé:55; số lớn 66
- HS đọc đề. Tìm hiểu đề bài
- Dạng toán về tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp giải bài vào vở ?
 Tóm tắt
 ?
 Số bé 
 192 
Số lớn
Bài giải:
Theo sơ đồ hiệu số phần = nhau là: 5 -3 =2
Số bé là: 192 :2 x 3 =288
Số lớn là: 288 + 192 = 480
Đáp số: số bé:288; số lớn 480
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS đọc bài chữa trước lớp
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài2:Chuyển về nhà làm
Bài 3:-GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề, nêu cách thực hiện 
(?) Ta đã biết gì liên quan đến chiều rộng và chiều dài? 
-Yêu cầu HS làm bài
-GV chữa bài của HS trên bảng, nhận xét ghi điểm.
-HS đọc đề, tìm hiểu đề bài, làm bài
- Lớp nhận xét sửa bài
-1 HS đọc đề. Iớp đọc thầm, tìm hiểu bài, trả lời yêu cầu của GV.
-1 HS lên bảng tóm tắt và làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Nửa chu vi vườn hoa là: 120 : 2 = 60(m)
 ? m 
Chiều rộng: 60m
Chiều dài : 
 ?m
Theo sơ đồ, tổng số phần = nhau là:5+7=12(p)
Chiều rộng mảnh vườn là: 60:12 x 5= 25(m)
Chiều dài mảnh vườn là : 60-25 = 35(m)
Diện tích lối đi: (25 x 35): 25 = 35(m2)
Đáp số: a= 35m; b= 25m; lối đi=35m2
3/Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học HS về làm các bài tập 2. 
Kĩ thuật
Tiết 3 : Thêu dấu nhân (t1)
I.Mục tiêu : HS cần phải :
-Nêu được cách thêu dấu nhân
-Biết cách thêu dấu nhân.
-Yêu thích môn học, giáo dục HS có ý thức lao động tự phục vụ.
II. Chuẩn bị :
-Mẫu thêu dấu nhân ( được thêu bằng len trên vải hoặc tờ bìa khác màu kích thước mũi thêu khoảng 3-4cm). Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
-Vật liệu :Một mảnh vải trắng, kích thước 35cmx35cm. Kim khâu len. Len khác màu vải
+ Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu
III. Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đầu bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân:
+Nêu đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái. Hãy so sánh mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V
-Giới thiệu một số sản phẩm được trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân
-Người ta sử dụng mẫu thêu dấu nhân để làm gì?
KL: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống nhau như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu . Mũi thêu này được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc
HS quan sát so sánh mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V( cả ở mặt phải và mặt trái đường thêu) 
-Dùng để trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-Yêu cầu hs đọc mục 2 sgk để nêu các bước thêu dấu nhân, nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân
- Gọi hs lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. GV và HS khác quan sát nhận xét.
-Hướng dẫn hs đọc mục 2a và quan sát hình 3 sgk để nêu cách bắt đầu thêu. GV căng vải đã vạch dấu lên khung thêu và hướng dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3.
- Lưu ý HS :Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía bên phải đường dấu
- Gọi HS đọc mục 2b,2c và quan sát hình 4a,4b,4c,4d(sgk)để nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất ,thứ hai .Khi hướng dẫn GV lưu ý HS một số điểm sau :
+Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường kẻ cách đều.
 +Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất.
 +Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo. GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng.
-Hướng dẫn HS quan sát hình 5 sgk và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Sau đó gọi HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân . GV quan sát, uốn nắn.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân (thêu 2-3 mũi thêu)
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét
-Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô ly.
-HS đọc và nêu 
-HS thực hiện . 
-HS đọc 
-hs thực hiện
3.Củng cố -Dặn dò : Nhắc lại cách thêu dấu nhân và dặn học sinh chuẩn bị sản phẩm của tiết 1 để chẩn bị thực hành. Về nhà thực hành – chuẩn bị tiết 2 
Ban g giám hiệu duyệt tuần 3 
Ngày .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 DA CHINH SUA.doc