Tập đọc:
Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC.
I.Mục tiêu :
+Đọc lưu loát toàn bài.
+ Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm.
+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
+ Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
+Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện.
+ Hiểu ý nghĩa của bài: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân VN với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Thứ hai, ngày tháng 9 năm 200 Tập đọc: Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC. I.Mục tiêu : +Đọc lưu loát toàn bài. + Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm. + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. + Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật. +Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện. + Hiểu ý nghĩa của bài: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân VN với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. III.Hoạt động: 1. Bài cũ: (5’) 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi (Bài ca về trái đất) (?) Hình ảnh trái đất có gì đẹp ? (?) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất. 2. Bài mới: GTB + Ghi bảng (5’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Luyện đọc MT: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm. +GV gọi 1 HS đọc cả bài một lượt. +HS đọc đoạn nối tiếp -GV chia đoạn đọc: 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu =>êm dịu +Đoạn 2: tiếp => thân mật. +Đoạn3: tiếp => máy xúc. +Đoạn 4: còn lại Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp lần 1. -Hướng dẫn HS đọc từ ngữ dễ đọc sai: loãng, rải, sừng sững, A- lếch- xây, -Cho HS đọc đoạn lần 2 kết hợp đọc chú giải +giải nghĩa từ - HS đọc cả bài -GV đọc bài -HS lắng nghe đọc thầm bài. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1. - Luyện phát âm từ khó. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2, kết hợp đọc chú giải +giải nghĩa từ -1 HS đọc cả bài - HS lắng nghe. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài MT: Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của bài. +GV cho HS đọc đoạn 1 bài: từ đầuthân mật và nêu câu hỏi: (?) Anh Thuỷ gặp A- lếch- xây ở đâu? (A-lếch- xây là một chuyên gia người Nga. Trước đây nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với VN và giúp đỡ VN rất nhiều) (?) Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của A- lếch- xây (?) Vì sao A-lếch-xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý => Dáng vẻ đặc biệt của A- lếch- xây +GV cho 1HS đọc đoạn 2 bài (?) Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A- lếch- xây? (?) Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? => Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn Ýnghĩa bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. -1 HS đọc to đoạn 1, lớp đọc thầm. -Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây tại một công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam. -Vóc người cao lớn. Mái tóc vàng... Khuôn mặt to, chất phác. - Khuôn mặt to, chất phác. Vóc người cao lớn, -1 HS đọc - A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh. A- lếch- xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thuỷ. -HS tự do trả lời. Hoạt động 3:Đọc diễn cảm MT: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. 4 HS đọc 4 đoạn bài đọc - GV hướng dẫn HS giọng đọc, cách ngắt, nhấn giọng -GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc dùng phấn màu gạch chéo những chỗ cần ngắt giọng, gạch dưới từ ngữ cần nhấn giọng -GV đọc diễn cảm 1 lần trên bảng phụ. -GV cho HS đọc theo nhóm bàn - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. -GV nhận xét, khen HS đọc hay. -4 HS đọc, học sinh theo dõi nhận xét cách đọc. -HS theo dõi lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng -HS đọc theo nhóm -Nhiều HS đọc -2 HS thi đọc 3.Củng cố - dặn dò (3’) -GV nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt. -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài đã học, chuẩn bị bài:Ê- mi- li, con Toán Tiết 21 : ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: -Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài. -Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. - Giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài. II.Đồ dùng dạy học:Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) 1 HS làm bài 3. GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới :Giới thiệu bài – ghi tựa bài (1’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:làm BT1, BT2 MT: củng cố về các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài. Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Bài1:GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập 1. (?) 1m = dm? 1 m = dam? ... -GV yêu cầu HS lần lượt hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài (?) 2 đơn vị đo dộ dài tiếp liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé = mấy phần đơn vị lớn? Bài 2:GV yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở- GV gọi HS nhận xét sửõa bài, HS đổi chéo vở KT bài nhau. -HS đọc đề bài, trả lời câu hỏi GV nêu: 10 dm dam Lớn hơn m Mét Bé hơn m km hm dam m dm cm mm 1km= 10hm 1hm =10 dam =km 1dam =10m =hm m =10dm =dam 1dm =10cm =m 1cm =10mm =dm 1mm =cm 1mm =cm 1cm = m 1m= km - 2 đơn vị đo độ dài tiếp liền nhau đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé = đơn vị lớn. 8300m= 830dam 4000m = 40hm 25000m= 25km 135m= 1350dm 342dm=3420cm 15cm = 150mm Hoạt động 2:Hướng dẫn làm BT3, BT4. Mục tiêu: Giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài. Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài, GV hướng dẫn HS tìm cách viết số thích hợp vào chỗ trống. -yêu cầu HS làm bài, nhận xét ghi điểm Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài. Gọi HS nêu các yếu tố của bài. Cho HS làm bài. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở -HS đọc đề bài, HS tìm cách viết số thích hợp vào chỗ trống. -4km37m = 4km + 37m = 4000m+ 37m = 4037m vậy 4km37m = 4037m -1hs lên bảng làm, lớp làm bài vào vở, nhận xét sửa bài. -HS đọc bài. -HS nêu các dữ kiện của bài toán. -HS làm bài. 3. Củng cố dặn dò: (3’) GV tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Đạo đức Tuần 5 : CÓ CHÍ THÌ NÊN I.Mục tiêu : Sau khi học xong bài này hs biết: -Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với những khó khăn thử thách.Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. -Xác định được những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân. -Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt khó để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. II.Tài liệu và phương tiện:Một số tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đức Trung, III.Các hoạt động dạy –học 1.Bài cũ: (5’) Người có trách nhiệm là người như thế nào? 2. Bài mới: Giới thiệu bài (1’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Thảo luận MT: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng -Cho hs đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (sgk) -GV cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK (?) Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì? (?) Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? (?) Em học tập được gì từ tấm gương đó? => Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy:Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể học tốt vừa giúp đỡ được gia đình -HS đọc thông tin SGK, trả lời yc câu hỏi, nhận xét bổ sung. -Nhà nghèo, đông anh em, cha lại hay đau ốm. -Sử dụng thời gian hợp lí,có phương pháp học tốt12 năm học luôn là HS giỏithi vào trường đại học đỗ thủ khoa. -HS tự nêu. Hoạt động 2: Xử lí tình huống MT: Xác định được những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân. -GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một tình huống. Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó Khôi có thể sẽ như thế nào? Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học? => Trong những tình huống như trên người ta có thể tuyệt vọng chán nản bỏ học biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí -HS thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày, bổ sung. Hoạt động 3 :làm bài tập 1&3(sgk) MT: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt khó để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. -GV cho HS đọc yc bài tập 1,2. -GV cho 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi từng trường hợp của bài tập 1, 2. GV cho HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình =>Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống. -GV yc HS đọc phần ghi nhớ Bài 3/ YC HS đọc nội dung bài tập 3: Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về gương “có chí thì nên” Bài 4. Cho HS làm bài rồi chữa bài. GV quan sát, giúp đỡ HS. - HS đọc yc bài tập 1,2. -2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi từng trường hợp của bài tập 1, 2. - HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình -2HS đọc phần ghi nhớø SGK -HS kểà, lớp nhận xét. - HS làm bài. 3.Củng cố dặn dò (3’) + Em cần làm gì để vươn lên trong học tập cũng như trong đời sống? + Nhắc HS về học ... trong bài theo trình tự sau: +Đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. + Đổi bài cho bạn bên cạnh rà soát lỗi và việc sửa lỗi. -GV đọc cho HS nghe đoạn văn hay, bài văn hay của HS trong lớp. - GV yc HS viết lại một đoạn chưa đạt của bài viết. -Gọi 1 vài HS trình bày lại đoạn văn vừa viết. + HS nhận bài + HS làm việc cá nhân * Đọc lời phê của GV * Xem kĩ những chỗ mắc lỗi và sửa lỗi. - HS đổi bài cho bạn để soát lỗi - Nghe 1 đoạn họac bài văn GV đọc -Viết lại 1 đoạn chưa đọc, và trình bày trước lớp. 3.Củng cố : (3’) GV nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh làm bài tốt . Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại . Khoa học Tiết 10 : THỰC HÀNH : NÓI “ KHÔNG” VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN ( tiết 2 ) I. Mục tiêu : Sau bài học hs biết : - Các thông tin về tác hại của rượu bia, thuốc lá và ma tuý. Trình bày những thông tin đó. -Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. -Có ý thức cảnh giác cao với các chất gây nghiện. II. Đồ dùng dạy học:-Phiếu bài tập ghi các câu hỏi, bài tập về tác hại của rượu, bia, thuốc lá III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: (5’) (?) Nêu tác hại của thuốc lá, bia rượu, của ma tuý đối với người xử dụng và người xung quanh? 2. Bài mới: GT bài – ghi tựa bài (1’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 3:Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” Mục tiêu:HS nhận ra nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà có người vẫn cứ làm. Cách tiến hành: Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn: Dùng một chiếc ghế của gv phủ chiếc khăn bàn lên làm cho chiếc ghế trở nên đặc biệt -GV chỉ vào chiếc ghế và nói: Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật. Cái ghế này sẽ được đặt ở giữa cửa đi vào hãy cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. Bước 2:Yêu cầu cả lớp ra ngoài hành lang GV để cái ghế ngay ở giữa và cho cả lớp đi vào, GV nhắc mọi người đi qua ghế phải thật cẩn thận để không chạm vào ghế. Bước 3:Thảo luận cả lớp Sau khi hs ngồi vào chỗ ngồi trong lớp gv nêu câu hỏi thảo luận (?) Em cảm thấy như thế nào khi đi qua chiếc ghế? (?) Tại sao khi đi qua chiếc ghế một số bạn đã đi chậm và rất thận trọng để không chạm vào ghế? (?) Tại sao có người biết chiếc ghế rất nguy hiểm mà một số bạn vẫn đẩy bạn làm cho bạn chạm vào ghế (?) Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế? (?) Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế? Kết luận:Trò chơi đã giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác mà họ vẫn cứ làm thậm chí chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu bia, thuốc lá, ma tuý. => Trò chơi cũng giúp ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người rất thận trọngvà mong muốn tránh xa nguy hiểm. -HS chú ý lắng nghe -HS lần lượt đi vào trong lớp qua cái ghế nguy hiểm -HS tự suy nghĩ trả lời Hoạt động 4: Đóng vai. MT: HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. GV đưa ra 3 tình huống Tình huống 1:Lân và Hùng là đôi bạn thân, Lân nói với Hùng là mình đã hút thử thuốc lá và thấy có cảm giác rất thích thú Lân cố rủ Hùng cùng hút với mình . Nếu bạn là Hùng bạn sẽ ứng xử thế nào? Tình huống 2: Minh được mời đi dự sinh nhật Trong buổi sinh nhật có một số anh lớn hơn ép Minh uống rượu . Nếu bạn là Minh, bạn sẽ ứng xử thế nào? Tình huống 3:Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, trên đường về nhà, Tư gặp một nhóm thanh niên xấu dụ giỗ và ép dùng thử hê rô in . Nếu là Tư bạn sẽ ứng xử thế nào? -GV giao cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống -GV và cả lớp nhận xét Kết luận:Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách nói riêng, song cái đích cần đạt được là nói “không”với các chất gây nghiện. -Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống trên và nhận xét cách ứng xử của các nhóm. 3.Củng cố dặn dò: (3’) (?) Để xã hội ta bớt đi những tệ nạn nghiện ngập, hút sách em cần phải làm gì? Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 25 : MI –LI - MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I.Mục tiêu: Giúp HS: -Biết tên gọi kí hiệu , độ lớn của mm2, quan hệ giữa mm2 và cm2. -Củng cố về tên gọi, khí hiệu mối quan hệ giữa các đơn vị đo S. -Biết chuyển đổi các đơn vị đo S từ đơn vị này sang đơn vị khác. II.Đồ dùng dạy học:Hình vẽ biểu diễn HV có cạnh = 1cm. III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) GV gọi 2HS lên bảng làm bài tập3b GV nhận xét ghi điểm 2.Dạy bài mới : GT-ghi tựa bài Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1:Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li- mét vuông. Mục tiêu: Biết tên gọi kí hiệu , độ lớn của mm2, quan hệ giữa mm2 và cm2, củng cố về tên gọi, khí hiệu mối quan hệ giữa các đơn vị đo S a) Hình thành biểu tượng về mi- li- mét vuông. (?) Hãy nêu tên các đơn vị đo S các em đã học? -Để thuận tiện người ta còn dùng đơn vị nhỏ hơn là mm2 -GV treo hình biểu diễn hình vuông có cạnh 1mm (?) Hãy tính S hình vuông có cạnh = 1mm (?) mm2 là gì =>Mi- li- -mét vuônglà s hình vuông có cạnh = 1mm,mi-li- mét vuộng viết tắt là mm2 (Mi- li- -mét mét vuông) b) Tìm mối quan hệ giữa mm2 và cm2. (?)S hình vuông có cạnh 1cm gấp bao nhiêu lần S hình vuông có cạnh = 1mm (?) Tính S hình vuông cạnh 1 dam theo mét? (?) Vậy 1cm2= mm2? -Vậy 1mm2=..? cm2 3.Bảng đơn vị đo diện tích. -GV treo bảng phụ kẻ sẵn cột, yêu cầu HS điền các đơn vị đo S đã học từ bé-> lớn? (?) 1m2= .. dm2 (?) 1dm2 = mấy phần dam2 ? -Tương tự như vâïy GV yêu cầu HS hoàn thành bảng đơn vị đo S. -(?) Hai đơn vị đo S tiếp liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần? =>Hai đơn vị đo S tiếp liền nhau đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bétiếp liền, đơn vị bé = đơn vị lớn tiếp liền -cm2; dm2; m2; dam2; hm2;km2. -HS quan sát = 1mm2 -Là diện tích hình vuông có cạnh = 1 mm. -100lần -1cm2 = 100mm2 -1mm2 = cm2 Lớn hơn m2 m2 Bé hơn m2 km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 1km2 =100 hm2 1hm2 =100 dam2 = km2 1dam2 =100 m2 = hm2 1m2 =100 dm2 =dam2 1dm2 =100 cm2 = m2 1cm2 =100 mm2 = dm2 1mm2 cm2 - Gấp kém nhau 100 lần. Hoạt động 2:Luyện tập thực hành. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập Bài 1:-GV viết các số đo S lên bảng, chỉ bất kì cho HS đọc. -GV đọc các số đo S cho HS viết . Bài2:a,b (cột 1) Yêu cầu HS đọc đề , sau đó GV hướng dẫn HS thực hiện phép đổi + Đổi từ đơn vị lớnù => đơn vị bé: 7hm2 =.m2 =>7hm2 =70000m2 + Đổi từ đơn vị bé => đơn vị lớn 8000mm2 = 8cm2 Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại. - GV nhận xét ghi điểm Bài 3 :cột 1 GV yc HS đọc đề, GV gợi ý, hướng dẫn HS -HS làm bài. -GV nhận xét 2 HS lên bảng viết, HS làm bài vào vở, sửa bài. - 2 HS lên bảng viết, HS làm bài vào vở, sửa bài 5cm2= 500 mm2 12km2 = 1200hm2 . -2 HS lên bảng viết, HS làm bài vào vở, sửa bài. 1mm2=cm2; 8mm2= cm2 29mm2 =cm2 3. Củng cố dặn dò: (3’) GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 5 : MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH I.Mục tiêu : -Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. -Có ý thức bảo quản giữ gìn, vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu, ăn uống. II.Chuẩn bị: Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường. III. Hoạt động : 1/Bài cũ : (5’) GV chấm tiếp 1 số sản phẩm thêu đường thêu dấu nhân mà hs chưa hoàn thành 2/Bài mới : GT-ghi tựa bài (1’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Làm việc với SGK MT : Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. Gv yêu cầu hs đọc thông tin SGK, kể tên một số dụng cụ thường để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. -GV nhận xét và nhắc lại các dụng cụ thường để đun, nấu,ăn uống trong gia đình. -Hs đọc thông tin SGK, kể tên một số dụng cụ thường để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. -Nhận xét, bổ sung Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm. Làm việc trên phiếu MT : HS có ý thức bảo quản giữ gìn, vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu, ăn uống. GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm theo phiếu học tập sau : Loại dụng cụ Tên các dụng cụ cùng loại Tác dụng Sử dung, bảo quản Bếp đun Dụng cụ nấu Dụng cụ đồ dùng để bày thức ăn Dụng cụ cắt thái thực phẩm Các dụng cụ khác =>Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải có dụng cụ thích hợp. Khi sử dụngdụng cụ nấu ăn và ăn uống cần chú ý sử dụng đúng cách đảm bảo vệ sinh an toàn. - Hs đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm theo phiếu học tập sau : - Các nhóm thảo luận ghi chép trình bày kết quả thảo luận -Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giới thiệu một số dụng cụ theo tranh. 3. Củng cố – dặn dò : (3’) GV nhận xét tiết học, HS về học thuộc phần ghi nhớ ; chuẩn bị bài sau. Ban giám hiệu duyệt tuần 5 Ngày ............................
Tài liệu đính kèm: