Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh - Lớp 3

Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh - Lớp 3

I. MỤC TIÊU :

1. Giúp học sinh nhận biết được:

- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

- Chương trình học của học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT.

- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 3.

- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).

2. Học sinh có kĩ năng :

- Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 3 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).

3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2497Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Giúp học sinh nhận biết được:
- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Chương trình học của học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT.
- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 3.
- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 3 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).
3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp (dùng cho GV).
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
TG
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
2’
5’
5’
10’
15’
2’
A. Bài cũ: 
B. Bài mới
1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài.
2 : Giới thiệu về tài liệu 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. 
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 3, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
Bước 2 : GV tóm tắt nội dung lời giới thiệu, SHS trang 3.
3 : Giới thiệu về tài liệu toàn cấp 
* Mục tiêu : Giúp HS biết chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, học sinh THCS, THPT.
Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc nội dung chương trình cấp tiểu học, SHS trang 4. 
Bước 2 : GV giới thiệu với HS chương trình của tài liệu dùng cho THCS, THPT (giới thiệu tên các chương).
4 : Tìm hiểu sách HS lớp 3 
* Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược NS thanh lịch, văn minh đối với HS lớp 3 Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).
* Các bước tiến hành :
 Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau:
 - SHS gồm có mấy bài ?
 - Tên từng bài là gì ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?
GV kết luận 
5 : Tìm hiểu các bài học liên quan ở lớp 1, 2 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các bài học có nội dung liên quan tới các chủ đề sẽ học ở lớp 3 (các bài học ở chủ đề nói, nghe, cử chỉ , vui chơi ở lớp 1, 2)
* Các bước tiến hành :
 Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau :
 - Nêu tên các bài học trong chủ đề nói, nghe, cử chỉ, vui chơi ở lớp 1,2 ?
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận tên bài theo yêu cầu. GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu lời khuyên của các bài trên 
Bước 3 : GV có thể nêu một vài ví dụ minh hoạ về lời khuyên.
6. Củng cố - Tổng kết bài 
- SHS Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh gồm có mấy bài ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Em biết lắng nghe”.
- HS lắng nghe
- Hs ghi đầu bài
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
SHS lớp 3 gồm có 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề nói, nghe, ở, cử chỉ, vui chơi.
Bài 1 - Em biết lắng nghe
Bài 2 - Nói lời hay
Bài 3 - Em luôn sạch sẽ
Bài 4 - Ngôi nhà thân yêu 
Bài 5 - Góc học tập của em Bài 6 - Ngôi trường của em 
Bài 7 - Cử chỉ đẹp
Bài 8 - Vui chơi lành mạnh
- Mỗi bài gồm 3 phần : Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên.
- HS trình bày 
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 2 :
Bài 1 : EM BIẾT LẮNG NGHE
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói. 
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Chăm chú lắng nghe. 
- Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ. 
- Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... 
- Biết nghe và làm theo ý kiến đúng. 
- Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai. 
- Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói. 
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
TG
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
5’
1’
8’
8’
8’
8’
7’
2’
A. Bài cũ: 
- SHS Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh gồm có mấy bài ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?
- Gv nhận xét đánh giá 
B. Bài mới
1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Em biết lắng nghe”. 
2 : Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu : Giúp HS thấy được sự cần thiết của việc chăm chú lắng nghe người khác nói. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Giờ Tự nhiên và Xã hội”, SHS trang 5, 6.
 GV trao đổi với HS theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận nhóm như thế nào ? (SHS tr.6)
 - Vì sao Vy trả lời không đúng câu hỏi của cô giáo ? (SHS tr.6)
 GV nói thêm: Bạn Lân, lúc đầu chưa biết câu trả lời nhưng nhờ nghe ý kiến của các bạn Mai và Hùng nên bạn vẫn trả lời đúng câu hỏi của cô giáo. 
- Khi người khác nói các em nên có thái độ như thế nào ? 
 GV mở rộng: Khi nghe người khác nói, chúng ta cần nhìn về phía người nói, không làm việc riêng, không quay đi chỗ khác, không nghĩ đến việc khác¼ 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 7.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
3 : Trao đổi, thực hành 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không nên nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai khi nghe người khác nói; nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói thì nên nói lời xin lỗi. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 6, 7. 
Bước 2 : GV và HS trao đổi theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Vì sao Long phải cắt ngang lời Minh ? 
- Long đã cắt ngang lời Minh như thế nào? 
- Em có nhận xét gì về cách nghe bạn nói của Long ? 
GV mở rộng : Khi nghe người khác nói, chúng ta không nên có cử chỉ, thái độ tỏ ý phản đối, chê bai. 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 7.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
4 : Trao đổi, thực hành 
a, Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ ; khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 7. 
Bước 2 : . 
	 GV kết luận theo từng tình huống:
- Tình huống 1 : Nếu là Ngọc trong tình huống này, không nên chạy đi ngay mà nên quay lại hỏi mẹ tên cuốn sách. 
- Tình huống 2 : Để bạn Duy tự tin kể tiếp, nên động viên, khích lệ bạn bằng cách nói lời động viên bạn như "Duy ơi, cố lên ! Cậu kể phần đầu rất hay đấy !", 
 GV mở rộng : Để người nói nhận thấy người nghe đang chăm chú theo dõi và thích thú với phần trình bày của họ, chúng ta có thể khích lệ, động viên bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười...
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 7.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
 b,* Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết và thực hành kĩ năng nghe và làm theo ý kiến đúng. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Chim bay, cò bay" hoặc "Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm", ¼ 
Bước 2 : GV và HS trao đổi về trò chơi.
- Muốn chơi trò chơi này chúng ta cần lưu ý gì ? 
(Chú ý lắng nghe lời nói của quản trò, suy nghĩ xem câu nói đó là đúng hay sai, nếu câu quản trò nói là đúng thì mới làm động tác bay.) 
 GV mở rộng: Trong cuộc sống, chúng ta nên nghe và làm theo ý kiến đúng. Nếu ý kiến nghe được là sai, ta không làm theo hoặc có ý kiến trả lời lại cho đúng. Cũng có trường hợp có người nói ra khuyết điểm của mình. Khi đó chúng ta nên bình tĩnh lắng nghe. Biết được khuyết điểm của mình chúng ta có thể sửa và trở thành người tốt hơn.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
5.Củng cố : Tổng kết bài 
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 2 “Nói lời hay”.
- HS trả lời
- Lớp nhận xét 
-Hs ghi đầu bài
- HS đọc 
HS trình bày kết quả. 
Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận rất sôi nổi.
-Vy không biết câu trả lời / Trong khi các bạn thảo luận nhóm, Vy giở bộ tú 
lơ khơ ra đếm / Vy không nghe ý kiến của các bạn trong khi thảo luận nhóm.
Khi người khác nói, chúng ta nên chăm chú lắng nghe. 
- Hs đọc lời khuyên
(Long muốn biết về số dân của Va-ti-căng / Long không biết khi nào Minh sẽ kể xong / Có thể Minh sẽ không kể về số dân của Va-ti-căng). 
(Đợi Minh nói hết câu, Long mới nói lời xin lỗi để cắt ngang lời bạn.) 
- (Long đã nghe rất lịch sự. Khi cần thiết phải cắt ngang lời bạn, Long đã 
đợi bạn nói hết câu và xin lỗi.) 
HS trình bày kết quả
Hs đọc 
Tổ chức trò chơi "Chim bay, cò bay" : Một học sinh sẽ làm quản trò. Khi bạn quản trò nói "Chim bay" hay một con vật, đồ vật khác bay được thì cả lớp sẽ làm động tác dang hai tay vẫy vẫy như đang bay. Còn khi bạn nói đến những đồ vật hay con vật không bay được, ví dụ như "Nhà bay" thì cả lớp sẽ đứng yên. Ai làm sai sẽ phải nhảy lò cò vào cuối trò chơi.
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 3 :
Bài 2 : NÓI LỜI HAY
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lựa chọn lời nói đúng mực, phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. 
2. Học sinh có kĩ năng: 
- Trước khi nói, biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và tình huống giao tiếp. 
- Khi nói, thái độ tự nhiên, cởi mở, vui vẻ, thân thiện. 
- Biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,¼ 
- Không nói lời thô tục, không chửi bậy, không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác. 
3. Học sinh tự giác nói lời hay mọi lúc, mọi nơi và thể hiện tình cảm đúng mực qua lời nói. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
TG
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
5’
1’
10’
8’
10’
2’
A. Bài cũ: 
- Khi người khác nói ta cần có thái độ thế nào?
- Nếu muốn cắt ngang lời người khác ta cần thế nào?
B. Bài mới
1 : Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Nói lời hay”. 
 2 : Nhận xét hành vi *
 Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy trước khi nói cần suy nghĩ, lựa chọn lời nói ... 	- Cách nằm, ngồi của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2).
Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cử chỉ đẹp”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy biểu hiện của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiên phần Quan sát tranh, SHS trang 26, 27. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo câu hỏi cuối bài :
- Các bạn trong tranh có những cử chỉ đẹp nào ? 
Tranh 1 : Lan vui vẻ khi nói chuyện với mọi người. 
Tranh 2 : Sơn giơ tay ngay ngắn khi muốn phát biểu. 
Tranh 3 : Hoa đứng lại, cúi đầu khi nói lời chào cô giáo. 
Tranh 4 : Các bạn vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục người nghệ sĩ.
- Những cử chỉ đó nói lên điều gì ? 
(Vui vẻ khi nói chuyện với mọi người, giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến, đứng lại cúi chào khi gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi, vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục, đôi khi động viên người nghệ sĩ đều là những cử chỉ đẹp của một người học sinh thanh lịch, văn minh.)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 30.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy những biểu hiện khác của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 28. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng trường hợp : 
a) Hùng vừa nói vừa chỉ tay vào mặt người khác như vậy sẽ làm cho người nghe cảm thấy rất khó chịu > cử chỉ không đẹp.
b) Không sang đường được, Tâm và Lan vẫy tay thay cho lời chào > cử chỉ đẹp.
c) Trong khi cả lớp chào cô, Tuấn loay hoay tìm vở trong ngăn bàn như vậy 
thể hiện thiếu lễ phép với cô giáo và thiếu tôn trọng cô giáo và các bạn > cử chỉ không đẹp.
d) Hương đứng dậy, cúi đầu chào người lớn tuổi > cử chỉ đẹp.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 4 trong lời khuyên của SHS trang 30.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những cử chỉ đẹp trong các tình huống cụ thể.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 29. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng tình huống : 
- Tình huống 1 : Ở những nơi cần yên tĩnh như bệnh viện, rạp hát, rạp chiếu phim, em có thể giơ tay hay gật đầu thay cho lời chào để không làm ảnh hưởng tới mọi người. 
- Tình huống 2 : Em có thể làm dấu hiệu như vỗ tay để cổ vũ bạn mà không ảnh hưởng đến người xem khác. 
- Tình huống 3 : Trên sân khấu khi được nhận phần thưởng, em nên bắt tay và nói lời cảm ơn với người trao thưởng cho em. 
Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 8 “Vui chơi lành mạnh”.
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 9 :
Bài 8 : VUI CHƠI LÀNH MẠNH
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. 
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy 
hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên. 
- Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi. 
- Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè.
3. Học sinh chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY : 
TG
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến vui chơi (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
	Các bài học liên quan: 
 - Vui chơi ở trường (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1).
Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Vui chơi lành mạnh”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Trò chơi nguy hiểm”, SHS trang 31; 32; 33. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo câu hỏi gợi ý sau : 
- Các bạn trong truyện chơi trò chơi gì ? (SHS tr.33)
(Các bạn trong truyện chơi đánh trận giả.)
- Vì sao đang chơi, các bạn phải dừng lại ? (SHS tr.33)
(Đang chơi, các bạn phải dừng lại vì Hùng bị kiếm của bạn đâm vào mặt.)
- Em có nhận xét gì về trò chơi của các bạn ?
(Trò chơi của các bạn rất nguy hiểm.)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 38.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (7’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 34 - 37. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tranh (chú ý nói thêm ysu cầu đúng lúc, đúng chỗ với những trò chơi lành mạnh): 
- Tranh 1 : Bơi ở ao, hồ, sông rất nguy hiểm (có thể bị thương do vật sắc dưới lòng ao, hồ, song, có thể bị chết đuối khi bơi vào vùng nước sâu,).
- Tranh 2 : Chơi cầu lông giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
- Tranh 3 : Xếp hình là trò chơi giúp cho ta vui, rèn tính kiên nhẫn, rèn tư duy thông minh.
- Tranh 4 : Trèo cây như vậy có thể ngã dẫn tới bị thương, có thể làm gãy cành,
- Tranh 5 : Thả diều giúp ta thư giãn, cơ thể khỏe mạnh.
- Tranh 6 : Rồng rắn lên mây là trò chơi vui, đông người tham gia không gây nguy hiểm.
- Tranh 7 : Game bạo lực là trò chơi gây căng thẳng thần kinh, gây nghiện,.. ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếp sinh hoạt và học tập hàng ngày.
- Tranh 8 : Chơi bài cùng bạn giúp ta vui, thư giãn nhưng chơi bài sau giờ tan học là không đúng lúc. Đặc biệt, chơi bài ăn tiền là học sinh không được phép.
Bước 3 : GV HS nhắc lại ý 1 và rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 38.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Nhận xét hành vi (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục nhận biết và thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư đồng thời rèn ý thức giữ gìn đồ chơi, hoà đồng khi cùng chơi với bạn bè. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 38. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng trường hợp : 
a) Việc làm của Bống và Bi giúp cho đồ chơi được giữ gìn và dễ tìm khi muốn chơi.
b) Cách chơi như Nhi sẽ làm cho đồ chơi chóng hỏng và gây sợ hãi khi liên tưởng búp bê với con người.
c) Linh làm như vậy thì sẽ không có được cảm giác vui khi chơi đồ chơi cùng bạn bè,
d) Nam rủ các bạn chơi đá bóng ở sân khu tập thể vào buổi trưa như vậy sẽ làm cho mọi người ở khu tập thể bị ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa, sự yên tĩnh, 
Bước 3 : GV yêu cầu HS nahwcs lại ý 2 của lời khuyên và hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 38.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (8’) 
* Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục nhận biết và thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư và ý thức hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 3, SHS trang 38. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng tình huống : 
a) Nếu là Long, ta nên bảo bạn đi chơi trước, học bài xong mình mới đi chơi.
b) Nếu là Nga, ta nên rủ em bé cùng chơi.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Nhắc HS xem lại các bài đã học trong chương trình để chuẩn bị cho tiết tổng kết.
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 10 :
TỔNG KẾT
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh ôn lại các chủ điểm đã học.
2. Thực hành một số kĩ năng đã học theo từng chủ điểm.
3. Luyện thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Đồ dùng sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
TG
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’)
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy.
* Các bước tiến hành : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Tổng kết”.
Hoạt động 2 : Ôn tập các chủ điểm (7’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại các chủ điểm đã học và nội dung hành vi trong từng chủ điểm.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS ôn lại tên các chủ điểm đã được học ở lớp 3 và tên các bài theo từng chủ điểm.
- Chủ điểm nói, nghe : Em biết lắng nghe, Nói lời hay.
- Chủ điểm ở : Em luôn sạch sẽ, Ngôi nhà thân yêu, Góc học tập của em, Ngôi trường của em. 
- Chủ điểm cử chỉ : Cử chỉ đẹp.
- Chủ điểm vui chơi : Vui chơi lành mạnh.
 Bước 2: GV yêu cầu HS nhớ và nêu lại những hành vi đã được học theo từng bài, từng chủ điểm.
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Truyền tin” (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS chơi
(GV chia lớp thành 8 đội chơi, mỗi hàng dọc là một đội. Người đầu tiên của mỗi hàng sẽ được nhận một tờ phiếu có ghi trông tin cần truyền đi của đội mình sau đó nói cho người thứ hai, người thứ hai nói tiếp cho người thứ ba, cứ thế đến người cuối cùng sẽ ghi thông tin nhận được vào một tờ phiếu. Đội nào truyền được tin chính xác là đội đó chiến thắng.)
Bước 2 : GV tổng kết trò chơi
- Để chơi tốt trò chơi này con cần lưu ý gì?
(Chú ý lắng nghe bạn nói, nếu nghe không rõ phải hỏi lại ngay. Nói rõ ràng để bạn hiểu.)
 Hoạt động 4 : Xử lí tình huống (10’) 
* Mục tiêu : Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS đóng vai thể hiện lại các tình huống em đã nói lời hay.
Bước 2 : HS trình bày.
 GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: Liên hệ (5’)
- Sau khi học chủ điểm Ở, em có thay đổi gì trong sinh hoạt hàng ngày? Hãy kể cho các bạn cùng nghe.
- Sau khi học bài Vui chơi lành mạnh, em có thay đổi cách chơi ở những trò chơi nào?
Hoạt động 6 : Tổng kết (2’)
- GV tuyên dưỡng những Hs có nhiều hành vi đẹp sau khi học thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN THANH LICH VAN MINH LOP 3.doc