Giáo trình bồi dưỡng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào hè

Giáo trình bồi dưỡng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào hè

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – Hè 2010

I. Mục tiêu:

1. Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp;

2. Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học hiện nay;

3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các Hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các đơn vị trường học;

4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động NGLL đối với cấp Tiểu học.

5. Quy trình tổ chức hoạt động NGLL:

II. Nội dung:

1. Tầm quan trọng của các hoạt động NGLL:

Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo cuả giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các Hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan cuả xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình bồi dưỡng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – Hè 2010
I.   Mục tiêu:
1. Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động ngoài  giờ lên lớp;
2. Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học hiện nay;
3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các Hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các đơn vị trường học;
4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động NGLL đối với cấp Tiểu học.
5. Quy trình tổ chức hoạt động NGLL:
II. Nội dung:
1. Tầm quan trọng của các hoạt động NGLL:
Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo cuả giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu  giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các Hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan cuả xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. 
Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sồng, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy, nhà trường cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất cuả sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi- chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
  Hoạt động Ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định  51/2007/QĐ-BGDĐT  ngày 31 tháng 8 năm 2007của Bộ GD&ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ : “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”. 
2. Thực trạng hoạt động giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học hiện nay:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp Tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì  việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn.
  Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế.Vẫn còn một số Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên  chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến Hoạt động ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động của tổ chức đoàn thể  nhất là Tổng phụ trách Đội.
Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi phối của công văn 1022/SGD7ĐT-GDTH ngày 26/10/2009 về việc hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. Chưa có những vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý chỉ đạo các HĐNGLL. Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế.
 	Một số giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức,kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ, có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết.
Một số đơn vị còn thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động GDNGLL
Nhìn chung, hoạt động NGLL vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thực hiện chưa được đồng bộ thống nhất, chưa có chiều sâu.
3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các đơn vị trường học;
3.1. Ban giám hiệu nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cuả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và đưa nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học cụ thể, tránh tình trạng chỉ đạo chung chung.
-   Đưa kế hoạch hoạt động  ra bàn bạc thống nhất trong đội ngũ cán bộ cốt cán rồi triển khai trong hội đồng sư phạm nhà trường cùng với kế hoạch năm học. Nhằm:
+  Thống nhất nội dung hoạt động.
+  Bàn biện pháp thực hiện tích cực.
+  Từng bộ phận có kế hoạch cụ thể.
3.2.   Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Sở GD&ĐT và các cấp quản lý GD:
-   Tiếp tục quán triệt tinh thần công văn công văn 1022/SGD&ĐT-GDTH ngày 26/10/2009 về việc hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học của sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu.
-   Xây dựng cụ thể nội dung, chương trình HĐNGLL phù hợp với tình hình của trường và của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
-   Giao cho tổ trưởng chuyên môn thống nhất trong tổ nội dung, bài dạy, tích hợp vào môn dạy theo thực tế của địa phương, thống nhất trước khi vào năm học mới.
-   Lồng ghép chương trình vào nội dung sinh hoạt Sao, Đội và chào cờ đầu tuần của Liên Đội. 
3.3.  Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ đảm bảo, phù hợp:
-   Căn cứ hướng dẫn về HĐNGLL của Sở GD&ĐT, nhà trường xây dựng chương trình và nội dung phù hợp để triển khai thực hiện.
-   Xây dựng ngay từ đầu năm học  chương trình, lịch trình các hoạt động lớn, các hội thi liên quan đến học sinh.
-   Phân công cụ thể, cho từng thành viên trong nhà trường thực hiện các nội dung HĐNGLL : 
+ GVCN : Thực hiện nội dung chương trình, giảng dạy ATGT, đôn đốc,  hướng dẫn HS tham gia các hoạt động lớn.
+ TPT Đội : nghiên cứu ,lồng ghép phù hợp chương trình vào các buổi sinh hoạt Sao Đội và Chào cờ đầu tuần. Tổ chức các hội thi như : văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi vẽ tranh theo các chủ đề, viết thư UPU, Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao lưu tiếng Việt của chúng em  tại buổi tiết chào cờ đầu tuần, tổ chức thi nghi thức Đội, các hoạt động thi ứng xử tình huống giao tiếp trong Đội viên, hoạt động đóng kịch, xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề tại các tiết chào cờ
+Chi Đoàn nhà trường : Hỗ trợ đắc lực cho Đội TNTP trong việc tổ chức các chương trình hoạt động.
+ Cán bộ thư viện : Trực tiếp tổ chức hội thi tìm hiểu qua Sách, báo, tài liệu ở thư viện thông qua các hội thi tìm hiểu theo Chủ điểm. Hàng tháng có thi, phát thưởng và  tổng kết kịp thời. Các chủ điểm bám theo các ngày lễ lớn trong tháng và theo chủ điểm của chương trình HĐNGLL.
3.4.   Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào thi đua:
 -   Ngoài việc quy định bắt buộc về thực hiện chương trình thì các nội dung HĐNGLL được đánh giá qua các đợt thi đua trong năm học của nhà trường.
-   Hàng tháng, nhà trường tuyên dương học sinh xuất sắc trong tháng, mỗi lớp 01 học sinh có thành tích cao trong hoạt động xây dựng tập thể lớp, do tập thể HS trong lớp bình chọn.
-   Thực hiện tốt phong trào “Hoa điểm 10”, “Tiết học tốt”, “Tiết dạy tốt” trong học sinh và giáo viên.
-   Mỗi lớp có bản tự đăng ký xây dựng lớp học, trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể HS bàn bạc, thống nhất đăng ký từ đầu năm.
-   Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được triển khai rộng rãi trong CB-GV-NV, HS và CMHS.
3.5.   Tổ chức các hoạt động mang tính tập thể cao:
-   Nhà trường kết hợp với  Đội TNTP, Đoàn thanh niên, Ban văn thể mĩ xác định ngay từ đầu năm các hoạt động lớn, hội thi lớn để mỗi một lớp, mỗi một GV xác định và thực hiện, cụ thể ví dụ: 
 Tháng 8, 9 : Các hoạt động về nghi thức Đội chuẩn bị cho diễu hành và các hoạt động của lễ Khai giảng. 
Tháng 10, 11 Các hoạt động Văn nghệ, chuẩn bị cho văn nghệ chào mừng 20/11. 
Tháng 12: tổ chức các hoạt động tìm hiểu về Anh bộ đội Cụ Hồ; 
Tháng 1, 2 Các hoạt động về thi nghi thức Đội, trò chơi dân gian thực hiện hướng về chủ đề Mừng Đảng, mừng Xuân. 
Tháng 3, 4, 5: Tập trung các hoạt động thể thao, bóng đá, trò chơi dân gian, các hoạt động chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3, chuẩn bị cho sân chơi mùa hè.
-  Thông qua các hoạt động lớn là việc tìm hiểu  nội dung , chủ đề theo chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
3.6.   Đẩy mạnh công tác hướng về cộng đồng:
- Thực hiện công tác cùng tuyên truyền về An toàn giao thông, thông qua hoạt động mít tinh, cổ động tháng an toàn giao thông (tháng 9).
-   Thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh cảnh quan, tuyên truyền với mọi người về giữ gìn vệ sinh chung như: 5 phút nhặt rác, bỏ rác đúng quy định, chăm sóc cây xanh, cây cảnh, công trình măng non
- Công tác hỗ trợ ủng hộ các bạn nghèo, các bạn ở vùng sâu, vùng xa với phong trào tương thân, tương ái: Hỗ trợ Bạn nghèo đủ các điều kiện đến lớp, Tết vì bạn nghèo, ủng hộ trường vùng khó.
- Thực hiện tốt việc nhận chăm sóc gia đình chính sách: các đoàn thể trong nhà trường cùng hướng dẫn Đội TNTP t ... oả những buồn phiền, những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứng khởi, sự hồn nhiên, yêu đời...để học sinh tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Những trò chơi vui nhộn và hào hứng không chỉ thoả mãn nhu cầu của các em mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần hết sức to lớn, hữu ích.
Với những chức năng ấy, trò chơi trở thành một hình thức tổ chức HĐGDNGLL đặc trưng, có tác dụng hết sức tích cực và toàn diện. Trò chơi là một hình thức, một phương pháp giáo dục được dễ dàng thực hiện trong mọi hoàn cảnh của nhà trường và có khả năng mang lại những hiệu quả giáo dục cao.
Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi :
- Lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học và nội dung hoạt động.
- Cần chú ý tới yếu tố thời gian.
- Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể.
- Người chủ trò phải có khả năng lôi cuốn được những người khác (tự tin, mạnh dạn, linh hoạt ...).
- Trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn, mang tính giáo dục. 
- Là trò chơi phải mang tính tập thể cao.
7. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
 Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây:
- Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh.
- Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng.
- Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng  nhu cầu của các em.
Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐGDNGLL theo chủ đề. Nó dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường.
Mục đích ý nghĩa của giao lưu:
Hoạt động giao lưu ở trường Tiểu học có thể hướng vào các mục đích giáo dục sau:
- Tạo điều kiện để học sinh thoả mãn nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc trò chuyện trực tiếp với những con người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ và kỳ vọng; được bày tỏ tình cảm, tiếp nhận thông tin và được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và định hướng giá trị phù hợp.
- Giao lưu giúp cho học sinh hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của những phẩm chất và năng lực cao quý của những con người thành đạt trong các lĩnh vực nào đó cũng như con đường đi đến thành công của họ. Từ đó, giúp học sinh có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện. 
- Giao lưu cũng tạo điều kiện để học sinh thiết lập và mở rộng mối quan hệ xã hội, giúp học sinh gần gũi nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ và cảm thông, hình thành những tình cảm lành mạnh.        
Để hoạt động giao lưu có kết quả tốt, cần phải thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung, đối tượng giao lưu và xác định kế hoạch, thời gian tổ chức giao lưu.
- Cần căn cứ vào chủ điểm hoạt động từng tháng để xác định chủ đề cho hoạt động giao lưu.
- Xác định những nội dung cơ bản cho hoạt động giao lưu.
- Xác định đối tượng giao lưu cho phù hợp với những nội dung đã định.
-  Xác định kế hoạch, thời gian tổ chức giao lưu.
Bước 2: Chuẩn bị giao lưu
- Giáo viên: 
+ Liên hệ mời những người tham gia giao lưu với lớp (hoặc với trường).
+ Trao đổi mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng giao lưu để người được mời chuẩn bị trước nội dung báo cáo hay chuẩn bị về mặt tinh thần, hay tâm thế để tham gia giao lưu.
 + Xây dựng yêu cầu, nội dung, những gợi ý về cách thức giao lưu để học sinh chuẩn bị những ý kiến tham gia giao lưu.
+ Trao đổi, bàn bạc với cán bộ lớp và Chi đội để xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức giao lưu.
- Học sinh:
+ Cán bộ lớp và chi đội bàn bạc để xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức giao lưu; thông báo chương trình, kế hoạch giao lưu cho toàn thể học sinh trong lớp
+ Phân công chuẩn bị cho các tổ, nhóm và cá nhân về nội dung giao lưu, về cơ sở vật chất, tặng phẩm, hoa, ...
+ Cử người dẫn chương trình giao lưu.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ cho hoạt động giao lưu.
+ Các tổ, nhóm hay cá nhân được phân công hoàn thành các công việc được giao để có thể triển khai hoạt động giao lưu đúng kế hoạch.
+ Kiểm tra lại các công việc chuẩn bị trước, nếu có sai sót, hoặc không phù hợp sẽ kịp thời điều chỉnh.
Bước 3: Tiến hành giao lưu.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự và khách mời giao lưu.
- Mời lần lượt các khách mời giao lưu (theo từng cá nhân  hay theo nhóm) lên tham gia giao lưu (kết hợp trò chuyện giữa người dẫn chương trình với khách mời và trao đổi, trò chuyện giữa khách mời với người tham dự...). Người dẫn chương trình  khéo léo đặt câu hỏi, dẫn dắt và điều khiển giao lưu, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Tùy theo hoàn cảnh mà có thể tổ chức đặt câu hỏi theo hình thức trực tiếp bằng lời hay bằng giấy.
- Kết hợp xen kẽ các tiết mục văn nghệ, phù hợp với chủ đề để tạo không khí sôi nổi của hoạt động giao lưu. Có thể kết hợp tặng hoa, tặng quà lưu niệm cho khách mời.
- Phát biểu cảm tưởng của đại biểu tham dự, của đại biểu học sinh. Tùy theo từng hoàn cảnh mà các nội dung trong buổi giao lưu có thể gia giảm cho phù hợp, tránh nhàm chán.
Bước 4: Kết thúc hoạt động giao lưu
- Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn các khách mời, các đại biểu và những người tham dự.
- Mời giáo viên chủ nhiệm (TPT) lên phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét về kết quả buổi giao lưu, về tinh thần tham gia của lớp, của mọi học sinh.
- Phổ biến những nội dung, kế hoạch hoạt động tiếp theo để định hướng cho học sinh chuẩn bị.
8. Phương pháp diễn đàn
Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức HĐGD NGLL mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em học lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. 
Phương pháp diễn đàn được thực hiện theo quy trình sau đây :
* Bước 1 : Chuẩn bị 
- Giáo viên định hướng chủ đề và gợi ý cho học sinh những nội dung cần trình bày, trao đổi trong diễn đàn. Có thể xây dựng chủ đề đó dựa trên nội dung HĐGD NGLL hoặc căn cứ vào thực tiễn xã hội.
- Học sinh phân công nhau chuẩn bị nội dung diễn đàn. Có thể giao cho một vài cá nhân nòng cốt hoặc giao cho nhóm học sinh chuẩn bị. Trong quá trình học sinh chuẩn bị, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ nhằm giúp các em điều chỉnh nội dung diễn đàn cho hoàn thiện hơn.
         * Bước 2 : Tổ chức diễn đàn.
Vì diễn đàn là sân chơi của học sinh nên cần linh hoạt trong khâu tổ chức. Cần khuyến khích, động viên toàn thể học sinh mạnh dạn tham gia ý kiến trong diễn đàn.
Nên kết thúc diễn đàn bằng một thông điệp đã được thống nhất bởi đa số học sinh.
* Bước 3 : Đánh giá kết quả 
     Có thể đánh giá kết quả diễn đàn qua lời phát biểu cảm tưởng của đại diện học sinh hoặc những nhận xét của người chủ trì diễn đàn
Phương pháp diễn đàn có những ưu điểm sau :
- Học sinh được tự do biểu đạt ý kiến của riêng mình.
- Tạo điều kiện để các em rèn luyện kĩ năng phát biểu trước tập thể. 
Hạn chế :
          - Không thu hút được nhiều học sinh cùng tham gia do thời gian và quy mô diễn đàn hạn chế.
          - Nếu không khéo điều khiển sẽ gây mất hứng thú, nhàm chán không phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh. 
Các phương pháp chủ yếu khi tổ chức HĐGD NGLL được vận dụng từ các phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học. Dĩ nhiên, khi vận dụng những phương pháp này, giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng. Trong một hoạt động, có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động cho học sinh cần hết sức linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng các phương pháp và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh. Đó là yêu cầu cơ bản trong tổ chức HĐGD NGLL để mang lại hiệu quả thực tế.
5. Quy trình tổ chức hoạt động NGLL:
5.1. Quy trình tiết hoạt động chung của một lớp.
I. Mục tiêu: 
II. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 35 - 40 phút
- Địa điểm: Trong lớp học
III. Đối tượng: Học sinh lớp . ; Số lượng: 
IV. Chuẩn bị hoạt động: 
1. Phương tiện: 
2. Tổ chức:
V. Nội dung và hình thức hoạt động: 
1.Nội dung: 
2. Hình thức hoạt động: 
 VI. Tiến hành hoạt động: 
Giáo viên định hướng cho tập thể lớp về các hoạt động cụ thể. 
VII. Kết thúc hoạt động:
5.2. Quy trình tiết hoạt động xen lồng vào các môn học:
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 
I. Mục tiêu: 
1. Mục tiêu bài học của môn học 
2. Mục tiêu hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
II. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 
- Địa điểm: ..
III. Đối tượng: Học sinh lớp . ; Số lượng: 
IV. Chuẩn bị: 
1.Chuẩn bị của môn học;
2.Chuẩn bị về phương tiện tổ chức của hoạt động ngoài giờ lên lớp:
V. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động của môn học: 
2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
VI. củng cố, dặn dò: 
5.3: Tiết hoạt động chung của nhà trường hoặc trung tâm cụm bản.
CHỦ ĐIỂM: .
I. Yêu cầu giáo dục: 
II. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: .
- Địa điểm: ..
III. Đối tượng: Học sinh lớp . ; Số lượng: 
IV. Chuẩn bị: 
1. Phương tiện hoạt động
2. Tổ chức: 
V. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
2. Hình thức hoạt động: 
VI. Tiến hành hoạt động: 
1. Phần lễ: 
2. Phần hội: 
VII. Kết thúc hoạt động: 
5.4. Buổi hoạt động sinh hoạt sao nhi đồng: (Lồng vào tiết sinh hoạt cuối tuần)
I. Mục tiêu: 
1. Sinh hoạt lớp: 
2. Sinh hoạt sao nhi đồng: 
II. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: ..
- Địa điểm: 
III. Đối tượng: Học sinh lớp . ; Số lượng: 
IV. Chuẩn bị: 
Phương tiện tranh ảnh 
b. Về tổ chức: 
V. Nội dung:
 1. Nội dung hoạt động:
2. Hình thức hoạt động: 
VI. Tiến hành hoạt động: 
1.Ổn định tổ chức: 
2. Phụ trách sao kiểm tra thi đua: 
3. Thực hiện chủ điểm
V. Kết thúc hoạt động:

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG DAN HD NGLL HE 2010.doc