Giáo trình Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí

Giáo trình Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí

- Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết

• Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

o Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong sách )

 

doc 38 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Xuân Phương - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
 08-11
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Lịch sử
-Tập trung học sinh
- Mùa thảo quả
-Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
-Học hát Bài: Ước mơ (Thu Hương)
-Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Thứ 3
09-11
Đạo đức 
Toán
Thể dục
L từ & câu 
Kể chuyện
-Kính già - yêu trẻ (Tiết 1)
-Luyện tập
-Bài 23 (Quốc Hùng)
-Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
-Kể chuyện dã nghe đã đọc
Thứ 4
10-11
Tập đọc
Mĩ thuật
Toán
Tập làm văn 
Khoa học
-Hành trình của bầy ong
-Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu (Cô Quý)
-Nhân một số thập phân với một số thập phân
-Cấu tạo bài văn tả người
-Sắt, gang, thép
Thứ 5
11-11
L từ & câu
Thể dục
Toán
Chính tả 
Địa lí
-Luyện tập quan hệ từ
-Bài 24 (Quốc Hùng)
-Luyện tập
-Mùa thảo quả
-Công nghiệp
 Thư 6
12-11
Tập làm văn
Toán
Kĩ thuật
Khoa học
HĐTT
-Luyện tập tả cảnh
-Luyện tập
-Cắt khâu thêu tự chọn
-Đồng và hợp kim của đồng
-Nhận xét, đánh giá học tập tuần qua.
Ngày dạy: Thứ hai 8/11/2010	Tập đọc
Tiết 23 : MÙA THẢO QUẢ.
Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong sách )
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.
 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.	
+ HS: Đọc bài, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’) “Tiếng vọng.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động : (32’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
7’
10’
8’
7’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
Giáo viên rút ra từ khó.
Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.
Bài chia làm mấy đoạn ?
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Ghi bảng từ ngữ gợi tả: hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, có sức lan tỏa rất rộng, rất mạnh và xa 
-Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2 : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
• Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?
• GV chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 3.
Luyện đọc đoạn 3.
Ghi những từ ngữ nổi bật.
Thi đọc diễn cảm.
Học sinh nêu đại ý.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc diễn cảm.
Cho học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố. 
Em có suy nghĩ gỉ khi đọc bài văn.
Thi đua đọc diễn cảm.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
-Học sinh khá giỏi đọc cả bài.
3 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”.
+Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian”
+ Đoạn 3: Còn lại.
Học sinh đọc thầm phần chú giải.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc đoạn 1.
Học sinh gạch dưới câu trả lời.
*Thảo quả báo hiệu vào mùa.
Đọc nhấn giọng từ ngữ: báo hiệu mùi thơm.
Học sinh đọc đoạn 2.
*Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả.
Học sinh lần lượt đọc.
Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự mãnh liệt của thảo quả.
Học sinh đọc đoạn 3.
*Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín.
Học sinh lần lượt đọc – Nhấn mạnh những từ gợi tả vẻ đẹp của trái thảo quả.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
*Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nêu cách ngắt nhấn giọng.
Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
Học sinh đọc nối tiếp nhau.
1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc toàn bài.
5. HĐNT: (1’)
Rèn đọc thêm.
Chuẩn bị: “Hành trình của bầy ong”
 Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ hai 8/11/2010 Toán
Tiết 56 : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 10000
I. Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;.......
Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
BT:1; 2
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ ghi quy tắc + phiếu bài tập
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Tính
 2,3 x 7 ; 4,5 x 15 ; 12,34 x 5 ; 56,02 x 14.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
9’
19’
4’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
Giáo viên nêu ví dụ _ Yêu cầu HS nêu ngay kết quả. 14,569 ´ 10
 2,495 ´ 100
 37,56 ´ 1000
-Yêu cầu HS nêu quy tắc 
_ Giáo viên nhấn mạnh thao tác: chuyển dấu phẩy sang bên phải.
Giáo viên chốt lại và dán ghi nhớ lên bảng.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên, củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
	*Bài 1:Phiếu bài tập cá nhân
Gọi 1 hs nhắc lại quy tắc nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
GV giúp HS nhận dạng BT :
	*Bài 2: Trao đổi nhóm bàn
- Yêu cầu HS nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm
- Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo
+ GV nhận xét
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Giáo viên nhận xét tuyên dương.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh ghi ngay kết quả vào bảng con.
Học sinh nhận xét giải thích cách làm; kết luận chuyển dấu phẩy sang phải một chữ số).
Học sinh thực hiện.
 	Lưu ý:	37,56 ´ 1000 = 37560
Học sinh lần lượt nêu quy tắc.
Học sinh tự nêu kết luận như SGK.
Lần lượt học sinh lặp lại. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
+ Nhận phiếu làm nêu kết quả
*Học sinh đọc đề.
 a) 1,4 x 10 = 14 
 2,1 x 100 = 210
 b) 9,63 x 10 = 96,3
 25,08 x 100 = 2508
 7,2 x 1000 = 7200
 5,32 x 1000 = 5320
 c) 5,328 x 10 = 53,28
 4,061 x 100 = 406,1
 0,894 x 1000 = 894
Trao đổi nhóm bàn nêu kết quả
*Học sinh đọc đề.
HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy .
 10,4dm = 140cm
 12,6m = 1260cm
 0,856m = 85,6cm
 5,75dm = 57,5cm
Hoạt động lớp, cá nhân.
Dãy A cho đề dãy B trả lời và ngược lại.
Lớp nhận xét. 
5. HĐNT: (1’)
Học sinh làm bài 3/ 57
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ hai 8/11/2010 Lịch sử
Tiết 12 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
 I. Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".
Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại "giặc đói", "giặc dốt" quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất , phong trào xóa nạn mù chữ,..
Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Ảnh tư liệu trong SGK, ảnh tư liệu về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. Tư liệu về lời kêu gọi, thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học.
+ HS: Chuẩn bị tư liệu phục vụ bài học.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Ôn tập.
Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
1. Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng 8.
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
15’
10’
5’
v	Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta gặp những khó khăn gì ? 
Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
- Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
2. Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám
v	Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Nhận xét tình hình đất nước qua ảnh tư liệu.
 Giáo viên chia lớp thành nhóm ® phát ảnh tư liệu .Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi (SGV/ 36)
® Giáo viên nhận xét + chốt.
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Nêu một số câu của Bác Hồ nói về việc cần kíp “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
Họat động lớp.
-Học sinh nêu.
*Chiến đấu chống “Giặc đói và giặc dốt”.
-Học sinh nêu.
 Hoạt động nhóm 4
- HS thảo luận câu hỏi 
- Chia nhóm – Thảo luận.
Nhận xét tội ác của chế độ thực dân trước CM, liên hệ đến chính phủ, Bác Hồ đã chăm lo đời sống nhân dân như thế nào?
 Hoạt động lớp.
-Học sinh nêu.
 5. HĐNT: (1’)
Chuẩn bị: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”.
- Nhận xét tiết học 
Ngày dạy: Thứ ba 9/11/2010 Đạo đức
Tiết 12 : KÍNH GIÀ – YÊU TRẺ (tiết 1)
Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương và thương nhịn em nhỏ
Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Chuẩn bị: 
GV + HS: - Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
Đọc ghi nhớ.
Kể lại 1 kỷ niệm đẹp của em và bạn.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)	
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
10’
10’
10’
1’
Hoạt động 1: Đóng vai theo nội dung truyện “Sau đêm mưa”.
Đọc truyện “Sau đêm mưa”.
Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo nội dung truyện.
-Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận nội dung truyện.
+ Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn nhỏ?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ?
® Kết luận:
Cần tôn trọng, giúp đỡ người già, em nhỏ những việc phù hợp với khả năng.
Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
Các bạn trong câu chuyện là những người có tấm lòng nhân hậu. Việc làm của các bạn mang lại niềm vui cho bà cụ, em nhỏ và cho chính bản thân các bạn.
Hoạt động 3: Làm bài tập 1.
Giao nhiệm vụ cho học sinh .
® Cách d : Thể hiện sự chưa quan tâm, yêu thương em nhỏ.
® Cách a , b , c : Thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động nhóm, lớp.
Thảo luận nhóm 6, phân công vai và chuẩn bị vai theo nội dung truyện.
Các nhóm lên đóng vai.
Lớp nhận xét, bổ sung.
 ... ng lớp.
-Học sinh tự trả lời (thi giữa 2 dãy xem dãy nào kể được nhiều hơn).
Nhắc lại. 
Hoạt động cá nhân.
Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
Đặc điểm:+ Phát triển rộng khắp dựa vào sự khéo tay của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có. Đa số người dân vừa làm nghề nông vừa làm nghề thủ công.
	+ Nước ta có nhiều mặt hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa.
 Hoạt động nhóm, lớp.
Thi đua trưng bày tranh ảnh đã sửu tầm được về các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp.
5. HĐNT: (1’)
Chuẩn bị: “Công nghiệp “ (tt)
- Nhận xét tiết học
Ngày dạy: Thứ sáu12/11/2010	Tập làm văn
Tiết 24 : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn những đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
Yêu cầu học sinh đọc dàn ý tả người thân trong gia đình.
 - HS nhắc cấu tạo 3 phần của bài văn tả người?
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
8’
20’
5’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua những bài văn mẫu. Từ đó hiểu: khi quan sát, khi viết vài tả người phải biết chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.
 * Bài 1:
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu học sinh diễn đạt thành câu có thể 
 nêu thêm những từ đồng nghĩa ® tăng thêm vốn từ.
Treo bảng phụ ghi vắn tắt đặc điểm của
 người bà – Học sinh đọc.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành, vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. 
 * Bài 2:
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu học sinh diễn đạt ® đoạn câu văn.
-Treo bảng phụ ghi vắn tắt tả người thợ rèn đang làm việc – Học sinh đọc.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên đúc kết.
Hoạt động nhóm đôi.
-Học sinh đọc thành tiếng toàn bài văn.
Cả lớp đọc thầm.
Trao đổi theo cặp, ghi những ngoại
 hình của bà.
Học sinh trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
khắc sâu vào tâm trí đứa cháu 
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc to bài tập 2.
Cả lớp đọc thầm – Trao đổi theo cặp
ghi lại những chi tiết miêu tả người
 thợ rèn – Học sinh trình bày – cả
lớp nhận xét.
 Hoạt động lớp.
- Thi đua trình bày những điểm quan sát về ngoại hình 1 người thường gặp.
Lớp nhận xét – bình chọn.
5. HĐNT: (1’)
Về nhà hoàn tất bài 3.
Học sinh đọc lên những từ ngữ đã học tập khi tả người.
- Nhận xét tiết học. 
Ngày dạy: Thứ sáu12/11/2010	 Toán
Tiết 60 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính
BT: 1,2
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, Vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:(4’ )	Tính nhẩm, nêu cách tính
 	 a. 12,35 x 0,1 ; 76,8 x 0,01 b. 7,98 x 0,01 ; 4,657 x 0,001
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
7’
19’
4’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 Bài 1a:
_GV kẻ sẵn bảng phụ.
• Giáo viên hướng dẫn 
( 2, 5 x 3, 1) x 0, 6 = 4, 65
2, 5 x ( 3, 1 x 0, 6 ) = 4, 65
	 Bài 2:
 _GV nên cho HS nhận xét phần a và phần b đều có 3 số là 28,7 ; 34,5; 2, 4 nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau nên kết quả tính khác nhau 
Giáo viên chốt lại: thứ tự thực hiện trong biểu thức.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài toán với số thập phân.
 Bài 3:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
• Giáo viên gợi mở để học sinh phân tích đề, tóm tắt.
• Giải toán liên quan đến các phép tính số thập phân.
vHoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc nhân một số thập với một số thập phân.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải toán tiếp sức.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài, sửa bài.
Nhận xét chung về kết quả.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài; sửa bài.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc đề.
Học sinh tóm tắt: 1 giờ : 12,5 km
 2,5 giờ: ? km 
Học sinh giải.
- Sửa bài.
 Hoạt động cá nhân.
	400,07 ´ 2,02 ; 3200,5 ´ 1,01
Lớp nhận xét.
5. HĐNT: (1’) 
Làm bài nhà 1b , 3/ 61.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học 
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
I-MỤC TIÊU:
Vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
í Giáo viên : Một số sản phẩm khâu thêu đã học
 Tranh, ảnh các bài đã học.
í Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
 Kim, chỉ, kéo, khung thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (Ổn định tổ chức )(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’):
- Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong?
- Em hãy cho biết dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường được tiến hành nhằm mục đích gì?
3. Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Giảng bài
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
9’
23’
Hoạt động1: Làm việc cả lớp.
Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ?
- Em hãy nêu quy trình đính khuy 2 lỗ? 4 lỗ?
- Em hãy nêu cách thực hiện cách thêu chữ V?
- Em hãy so sánh cách thêu dấu nhân với cách thêu chữ V?
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên mục đích yêu cầu làm sản phẩm, tự chọn,
Củng cố kiến thức về khâu thê nấu ăn, các em đã học.
Gv nói: nếu chọn sản phẩm về khâu, các em sẽ hoàn thành 1 sản phẩm
- Gv chia lớp thành 4 nhóm phân công vị trí làm việc của các nhóm .
VD: Học sinh tự thêu chữ V trên mảnh vải.
- Em hãy nêu cách thực hiện các mũi thêu chữ V?
Giáo viên ghi tên sản phẩm của các nhóm đã chọn và tiết sau tiếp tục thực hành.
+ Học sinh ôn lại kiến thức cũ.
Cách thêu chữ V là cách thêu để tạo thành các mũi thêu hình chữ V nối nhau liên tiếp.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Biết cách đo vải và khâu thành sản phẩm, có thể đính khuy hoặc trang trí sản phẩm.
+ Học sinh tự trình bày sản phẩm tự chọn và dự địng công việc sẽ làm.
- Vạch dấu đường thêu chữ V.
- Thêu chữ V theo đường vạch dấu.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Lớp nhận xét bổ sung.
IV. HĐNT:(1’)
- Chuẩn bị: Cắt khâu thêu hoặc nấu
- Về nhà học bài và ôn lại bài.
Ngày dạy: Thứ sáu12/11/2010	 Khoa học:
Tiết 23: SẮT, GANG, THÉP.
 I. Mục tiêu : 
Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
Quan sát, nhận biếtmột số đôd dùng làm từ gang, thép.
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- Thông tin và hình trang 48, 49 SGK.
 	- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III. Hoạt động dạy học:
 	1. Khởi động: (1’)
 	2. Bài cũ: (4’) Tre, mây, song.
 	-HS1 : Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre ?
 	-HS 2 : Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 3. Giới thiệu bài mới:	(1’)
 4. Phát triển các hoạt động: (33’)
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HTĐB
10’
6’
4’
v	Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm. Giáo viên phát phiếu hộc tập.So sánh 1 chiếc đinh mới hoặc 1 đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ bạn có nhận xét gì về màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của chúng.
+So sánh nồi gang và nồi nhôm cùng cỡ, nồi nào nặng hơn.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
® Giáo viên chốt + chuyển ý.
v	Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 * Bước 1: 
_GV giảng : Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt thực chất được làm bằng thép .
 *Bước 2: (làm việc nhóm đôi)
_GV yêu cầu HS quan sát các H 48, 49 SGK và nêu câu hỏi :
+ Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì ?
BVMT: Khi khai thác chúng ta cần chú ý điều gì để bảo đảm sự sinh trưởng các khoáng sản thiên nhiên.
v Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận.
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép/-Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
® Giáo viên chốt. 
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Nhóm trưởng điều khiển và thảo luận các câu hỏi có trong phiếu học tập.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ 1 số học sinh trình bày bài làm, các học sinh khác góp ý.
BVMT: Khai thác hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh quan sát trả lời.
+ Thép được sử dụng :
H1 : Đường ray tàu hỏa
H2 : lan can nhà ơ ; H3 :cầu
H4 : Nồi 
H5 : Dao , kéo, dây thép
H6 : Các dụng cụ được dùng để mở ốc, vít 
+Gang được sử dụng :
-Rửa sạch, cất ở nơi khô ráo.
5.HĐNT:(1’) 
Nêu nội dung bài học?
Thi đua: Trưng bày tranh ảnh, về các vật dụng làm bằng sắt, gang, thép.
 - Nhận xét tiết học. 
Ngày dạy: Thứ sáu 12/11/2010 	 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
A. Mục tiêu: 	* Giúp HS thoải mái sau 1 tuần học tập
	* Nhắc nhở HS thi đua học tốt. Giúp đỡ những bạn học yếu. 	
	* Nắm Nội dung ý nghĩa cách ngôn tuần vừa qua.
	 * Tham gia trò chơi“ Chạy nhanh theo số”
B. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
HTĐB
5’
15’
4’
Hoạt động 1
1. Ổn định:
* Kiểm tra sĩ số 
* Hát tập thể 
Hoạt động 2
2. Tiến hành sinh hoạt:
- Đại diện từng tổ báo cáo hoạt động thi đua tuần 12
* Các Nhóm trưởng cho các thành viên trong nhóm nhận xét về các mặt học tập của mình
@ GV nhận xét tuyên dương
Hoạt động 3
3. Kế hoạch tuần đến:	
Thực hiện: Giúp đỡ bạn trong học tập
 Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
Triển khai rèn chữ viết đều, đẹp
.
@ Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”
@ Cần thực hiện tốt nội dung triển khai
 Ưu điểm 
Tuyên dương những bạn có điểm10
@ Nhóm được tuyên dương
Khuyết điểm:
+ Các bạn tự nhận xét bản thân trước nhóm về mặt hạn chế của mình.
+ Nhóm trao đổi nhận xét sửa chữa
+ Hứa trước nhóm sẽ sửa chữa.
Các tổ trưởng báo cáo trước lớp về các mặt học tập của nhóm mình
Lớp trưởng nhận xét chung
+ Tuyên dương từng bạn có tinh thần học tốt. 
+ Nhóm trao đổi đạt kết quả 
* Cả lớp lắng nghe cùng thực hiện các kê hoạch tuần đến
@ Cả lớp tham gia trò chơi
@ HS chú ý lắng nghe và thực hiện
 3. HĐNT: (3’) + GV : Tổng kết giờ hoạt động tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 12.doc